Theo em, các hình ảnh trên nói về những truyền thống nào của quê hương

Trả lời Mở đầu trang 5 Bài 1 GDCD 7 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân 7

1 1,557 02/12/2022


Giải Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Mở đầu trang 5 Bài 1 GDCD 7: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

GDCD7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức (ảnh 1)

GDCD7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Theo em, các hình ảnh trên nói về những truyền thống nào của quê hương?

b) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các truyền thống quê hương qua những bức ảnh trên.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Hình ảnh 1: Tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

- Hình ảnh 2: Trang phục truyền thống.

- Hình ảnh 3: Nghệ thuật truyền thống (Điệu múa truyền thống).

- Hình ảnh 4: Ẩm thực truyền thống.

Yêu cầu b)

- Hình ảnh 1: Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” ở Hà Nội là biểu tượng tôn vinh lòng kiên cường anh dũng hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự ghi dấu chiến công anh hùng của quân dân thủ đô chiến đấu suốt 60 ngày đêm cầm chân giặc Pháp trong những ngày mùa đông năm 1946. Hình ảnh anh vệ quốc quân và cô gái Hà thành trong trang phục truyền thống ở tư thế chiến đấu thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, ý chí dũng cảm của quân và dân Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

=> Tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm: Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam không ngừng được bồi đắp và phát huy. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lòng yêu nước của mỗi người, mỗi thành phần dân tộc là một bộ phận của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Yêu nước là truyền thống bao trùm và nổi bật nhất đã trở thành sức mạnh, động lực để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

- Hình ảnh 2: Người Dao Đỏ ở Lào Cai trong trang phục truyền thống: Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ nổi bật với chiếc khăn đội đầu màu đỏ. Khăn đội đầu này được trang trí hình vết chân hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn,… Trong trang phục truyền thống của người Dao Đỏ, quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo phong tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, tay đấu thẳng vào thân. Hoa văn trang trí trên quần được thêu tỉ mỉ. Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ ở Lào Cai không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thêm cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc ở Tây Bắc.

=> Trang phục truyền thống: Trang phục truyền thống là một biểu trưng của văn hoá, góp phần phản ánh phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Sự xuất hiện và tồn tại của trang phục truyền thống được tạo ra trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc.

- Hình ảnh 3: Điệu múa truyền thống của người Chăm ở Khánh Hòa có nguồn gốc từ lao động, sinh hoạt thường ngày của người dân bản địa, hoặc mô phỏng từ những động tác của các loài vật. Múa Chăm là hoạt động văn hóa tinh thần không thể thiếu trong lễ hội của người Chăm, vừa tạo không khí lễ hội vừa là lời ước nguyện của dân làng gửi đến trời, đất, thần linh cầu mong cuộc sống no đủ, mùa màng tốt tươi. Điệu múa Chăm phổ biến nhất là múa đội lu, múa chim công, múa gáo dừa,… Khi múa đội lu, các thiếu nữ uyển chuyển theo làn điệu nhưng vẫn giữ thăng bằng cho chiếc lu trên đầu. Đó là hình ảnh mô phỏng cô gái Chăm lấy nước bên bờ suối hay dâng nước lên tháp.

=> Nghệ thuật truyền thống (Điệu múa truyền thống). Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể thiếu trong văn hóa đặc trưng của các dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần của mỗi cộng đồng người ở từng vùng miền, là câu chuyện về cuộc sống, sản xuất và cả tín ngưỡng của nhân dân.

- Hình ảnh 4: Bánh khọt – món ăn truyền thống ở Nam Bộ: Đối với người dân Nam Bộ, bánh khọt là món ăn quen thuộc và được nhiều người ưa thích. Mỗi chiếc bánh có hình tròn vừa đủ cắn làm đôi hoặc một miếng lớn. Bánh khọt làm từ bột gạo, bột nghệ, bột mì, nước cốt dừa, trứng gà, đậu xanh hấp bỏ vỏ, tép bóc vỏ cắt hạt lựu hoặc băm nguyễn, hành lá, tỏi, ớt, dầu ăn và một số gia vị khác. Bánh khọt chín vừa ăn có màu vàng nghệ trông rất bắt mắt, có độ giòn và vị ngọt của gạo, vị béo của nước dừa, có hương thơm hòa quyện của nghệ và hành lá. Bánh được dùng kèm với các loại rau, nước cốt dừa, nước mắm chua ngọt và thêm ít ớt cay cay.

=> Ẩm thực truyền thống: Ẩm thực Việt Nam hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nó gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày và qua đó cũng thể hiện văn hóa đặc trưng của người Việt. Qua những món ăn Việt, biết bao phẩm chất tốt đẹp của ông cha được gửi gắm lại cho con cháu. Đó là sự cần cù chịu khó, siêng năng của những người nông dân gắn liền với các món ăn từ hạt gạo. Mỗi vùng miền lại có những món ăn mang đậm chất địa phương và đặc biệt là chịu nhiều những ảnh hưởng của tập quán dân cư cũng như các điều kiện tự nhiên phong phú. Từ đó tạo ra sự đa dạng cho nền ẩm thực Việt. Cũng chính bởi sự đa dạng phong phú đó mà ẩm thực Việt Nam mang những ý nghĩa đặc trưng của một nền văn hóa lâu đời.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Mở đầu trang 5 Bài 1 GDCD 7: Theo em, các hình ảnh trên nói về những truyền thống nào của quê hương... 

Câu hỏi 1 trang 6 GDCD 7: Những thông tin trên giới thiệu truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh và Bến Tre... 

Câu hỏi 2 trang 8 GDCD 7: Trong những trường hợp trên, các bạn đã có những hoạt động gì để giữ gìn và phát huy truyền thống... 

Luyện tập 1 trang 8 GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm dưới đây... 

Luyện tập 2 trang 9 GDCD 7: Em hãy liệt kê những việc nên làm, những việc không nên làm để giữ gìn... 

Luyện tập 3 trang 9 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi của các bạn dưới đây: K cùng các bạn trong lớp lập nhóm... 

Luyện tập 4 trang 9 GDCD 7: Xử lí tình huống: Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trường của H... 

Vận dụng 1 trang 9 GDCD 7: Em hãy tìm hiểu về một truyền thống của quê hương và viết bài giới thiệu... 

Vận dụng 2 trang 9 GDCD 7: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tập một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống... 

1 1,557 02/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: