GDCD 7 Bài 2 (Kết nối tri thức): Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 7 Bài 2.

1 10,920 02/12/2022
Tải về


Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ 

Video giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ 

Mở đầu

Mở đầu trang 10 GDCD 7: Em hãy cùng các bạn chơi trò chơi “Tiếp sức”: Các thành viên của mỗi đội lần lượt nêu một câu thành ngữ, tục ngữ về quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Đội nào nêu được nhiều câu đúng hơn sẽ thắng.

Trả lời:

- (1) Lá lành đùm lá rách.

- (2) Nhường cơm, sẻ áo.

- (3) Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

- (4) Yêu nhau chín bỏ làm mười.

- (5) Chia ngọt sẻ bùi.

- (6) Một miếng khi đói bằng gói khi no.

- (7) Nhiều làm phúc, ít làm duyên.

-  (8) Khó, giúp nhau mới thảo

- (9) Giàu, trừ nợ không ơn.

-  (10) Cành dưới đỡ cành trên.

- (11) Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- (12) Thấy ai đói rách thì thương/ Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.

- (13) Thương người như thể thương thân/ Nhường cơm sẻ áo lòng nhân mới là

- (14) Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng

- (15) Anh em cốt nhục đồng bào/ Kẻ sau người trước phải hào cho vui.

Khám phá

1. Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Câu hỏi 1 trang 11 GDCD 7: Em hãy đọc câu chuyện, quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

GDCD 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện “Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ” và những bức tranh trên.

b) Trong các bức tranh trên, hành vi nào chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em có suy nghĩ gì về hành vi đó?

c) Em hãy kể thêm một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Trả lời:

Yêu cầu a) Các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện “Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ” và những bức tranh trên:

- Trong câu chuyện “Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ”:

+ Mẹ bé Su-ri nấu món thịt hầm cho cô Xmit khi cô đang rất buồn vì con gái cô mới qua đời., người mẹ và bé Su-ti muốn chăm sóc cho cô một thời gian.

+ Bé Su-ri nghĩ ra cách để giúp đỡ cô Xmit. Su-ri tặng cô một chiếc băng gạc vết thương cho trái tim tan vỡ, chiếc băng dùng để băng trái tim của cô Xmit.

- Biểu hiện trong tranh 1, 2, 3:

+ Động viên, an ủi bạn qua lời nói.

+ Ủng hộ sách vở cho đồng bào vùng bị lũ lụt.

+ Thăm hỏi, quan tâm khi bạn bị ốm.

Yêu cầu b)

- Trong các bức tranh trên, hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là hành động không muốn đi thăm bạn Lan ốm (tranh 3). Đây là hành vi thể hiện sự thờ ơ, ích kỉ trước sự đau ốm của người khác.

Yêu cầu c) Một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

- Lắng nghe, động viên, an ủi , nhắn tin, gọi điện hỏi thăm nhau.

- Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Phê phán thỏi ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

2. Ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Câu hỏi 2 trang 12 GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã mang lại điều gì?

b) Theo em, vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Trả lời:

Yêu cầu a) Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã mang lại:

+ Sự cảm thông, chia sẻ giúp người gặp khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn. 

+ Không những vậy, nó còn giúp con người có điểm tựa, sự động viên, giúp đỡ khi vấp ngã, khi thất bại, thậm chí cả khi ta mắc sai lầm trong cuộc sống.

+ Người biết đồng cảm chia sẻ nhận được tình yêu thương sự cảm phục, biết ơn từ chính người nhận được chia sẻ, cảm thông và đồng thời còn nhận được sự tin yêu, quý mến từ mọi người xung quanh.

+ Cảm thông và chia sẻ, giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.

Yêu cầu b) Theo em, phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì nhận được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc; các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp, bền vững hơn.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 12 GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần tới sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

b) Khi ai đó có lời đề nghị thì mình mới cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

c) Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, chỉ cần tặng quà là đủ.

d) Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương nhau hơn.

Trả lời:

- Ý kiến a) Không tán thành. Vì ai cũng cần tới sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Tuy nhiên những người gặp khó khăn thì cần nhiều hơn.

- Ý kiến b) Không tán thành. Vì dù họ không đề nghị (có thể vì ngại ngần) thì mình vẫn cần thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Bên cạnh đó, nếu mình cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì cũng nên có lời đề nghị người khác giúp đỡ.

- Ý kiến c) Không tán thành. Vì tặng quà (vật chất) chỉ là một biểu biện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ còn cần những lời nói, cử chỉ ân cần.

- Ý kiến d) Tán thành. Vì đó chính là ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Luyện tập 2 trang 13 GDCD 7: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:

a) Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng H ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết.

b) Thấy hoàn cảnh của bác hàng xóm khó khăn, M xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác.

c) Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như: cục tẩy, bút chì,… Thấy vậy, C ngạc nhiên hỏi: “Cậu cũng có những thứ đó, sao phải mượn của V làm gì?”. K đáp: “Nhà V ở cạnh nhà mình. V rất mặc cảm về hoàn cảnh khó khăn của bản thân, nên tớ làm như vậy để bạn ấy có nhờ gì tớ thì cũng sẽ thấy thoải mái hơn”.

d) Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, T định dừng lại can ngăn nhưng A kéo tay bảo: “Thôi…”.

Trả lời:

- Hành vi a) Suy nghĩ và việc làm của H không đúng, bạn cần thường xuyên gọi điện, hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm với ông bà, mang lại niềm vui cho ông bà.

- Hành vi b) Việc làm của M thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hàng xóm láng giềng.

- Hành vi c) Việc làm của K thể hiện bạn không chỉ quan tâm, cảm thông và chia sẻ mà còn rất khéo léo khi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đó.

- Hành vi d) Việc làm của A thể hiện bạn chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

Luyện tập 3 trang 13 GDCD 7: Em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống dưới đây?

a) Khi đi học cùng bạn, em thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. Bạn em nói: “Sẽ có người khác giúp em ấy, còn mình phải đến trường cho kịp giờ học”.

b) Hoàn cảnh gia đình của H rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. H tâm sự với em và muốn em không nói với ai.

c) Mặc dù rất muốn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng em không có điều kiện vật chất.

Trả lời:

- Tình huống a)

+ Dỗ cho em bé nín khóc, dẫn em đến địa điểm gần nhất như trụ sở công ban, ủy ban nhân dân xã, phường,...nhờ giúp đỡ. Sau đó đến trường trình bày với thầy cô giáo về việc vừa xảy ra.

+ Dẫn em bé đến trường, gửi ở phòng bảo vệ, nói với bảo vệ và thầy cô giáo để có cách giúp em bé.

+ Gọi điện, tìm gặp người lớn thân quen để giúp đỡ em bé.

- Tình huống b)

+ An ủi, động viên bạn và nói với thầy cô giáo để có biện pháp giúp đỡ bạn bè yên tâm hơn trong học tập.

+ Nói với lớp trưởng để có giải pháp giúp bạn.

- Tình huống c) Nếu không có điều kiện vật chất để giúp đỡ bạn, em vẫn có thể giúp đỡ bạn bằng cách động viên, an ủi, lắng nghe, chia sẻ buồn vui cùng bạn.

Luyện tập 4 trang 13 GDCD 7: Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ như thế nào? Hãy chia sẻ theo gợi ý dưới đây:

GDCD 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Đối tượng/ Biểu hiện

Lời nói

Việc làm

Người trong gia đình

Bố đi làm về có mệt không ạ?

Lấy nước mát cho bố uống khi bố đi làm về

Bạn bè

Cậu có sao không? Tớ thấy sắc mặt cậu không được tốt.

Hỏi han bạn, giúp đỡ bạn khi bạn bị ốm

Thầy, cô giáo

Em chúc mừng cô đã đạt giải giáo viên giỏi ạ

Chúc mừng cô giáo khi cô đi thi

Người khác

Bà ơi, để cháu dắt bà qua đường nhé

Giúp đỡ cụ già qua đường

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 13 GDCD 7: Sưu tầm và kể về một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Trả lời:

- Ví dụ 1: Thầy Đặng Hữu Tường, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 trường THCS Thụ Hậu trong mỗi lần họp trực tuyến đều hỏi thăm sức khỏe cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh cùng gia đình, hàng xóm của tất cả mọi người, nhắc nhở mọi người nghiêm túc thực hiện công tác phòng chống dịch. Vừa quan tâm, nhưng thầy cũng vừa nắm bắt thông tin để kịp thời báo cáo ban chỉ đạo các cấp. Quán triệt chủ trương “Chống dịch như chống giặc”, thầy đã triển khai đến tận toàn thể cán bộ giáo viên bằng nhiều hình thức: Thông báo trên edu, đăng tải trên facebook, nhắn trên masserger…nhanh, gọn, nhẹ, đôi lúc pha chút hài hước cho anh em đỡ phần căng thẳng. Thầy quan tâm đến những người hậu phương chống dịch ở địa phương. Không có ngày nào thầy không đến động viên các bác lãnh đạo xã, động viên anh chị em hậu cần tại điểm cách ly. Mọi công việc chống dịch như chống giặc, thầy cùng anh em chung sức chung tay không ngần ngại. Bên cạnh việc chống dịch, thầy vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường.

- Ví dụ 2: Ở năm học lớp 5, em có một người bạn thân. Bạn đó tên Tuấn. Bạn là một học sinh giỏi, là một tấm gương tốt trong học tập và hay giúp đỡ bạn bè. Bài nào các bạn chưa hiểu rõ, Tuấn giảng giải từng li từng tí cho các bạn hiểu. Giờ ra chơi, Tuấn bỏ ra 10 phút để dò lại các kiến thức của những bạn học yếu. Có một lần, em để quên cả hộp bút ở nhà. Tuấn biết, nhưng bạn ấy không nói cho cô và còn vui vẻ hi sinh cây bút duy nhất của mình để cho em mượn, nên hai đứa đã lén lút thay phiên nhau cầm bút chép bài. Lúc đó, Tuấn làm cho em rất cảm phục và cảm thấy mến bạn hơn. Một lần khác, em bị sốt cao phải nghỉ học hết hai ngày. Em định gọi điện thoại nhờ Tuấn đến giảng bài. Vừa nhấc máy lên, chưa kịp bấm số, thì em nghe Tuấn gọi: "Duy ơi! Bạn có nhà không? Mình đến thăm bạn đây!". Không ngờ Tuấn đã tranh thủ làm hết bài ở nhà, rồi đem vở đến giảng cho em. Tuấn còn chép phụ bài giúp em nữa. Hôm ấy, em cảm động xuýt rơi nước mắt. Nhờ vậy mà tình bạn giữa em và Tuấn càng thân thiết và gắn bó hơn.

- Bài học: luôn biết yêu thương, quan tâm, sẻ chia với mọi người.

Vận dụng 2 trang 13 GDCD 7: Em hãy tìm hiểu về một bạn có hoàn cảnh khó khăn và lập kế hoạch giúp đỡ bạn đó.

Trả lời:

KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ BẠN A

Mục tiêu

Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn để bạn tự tin đến trường

Họ tên HS cần giúp đỡ

Nguyễn Văn A – xóm 4, xã An Đông, huyện Hoàng Mai, tỉnh Thanh Hóa

Thời gian thực hiện

3 – 4 tháng

Các việc làm cụ thể

- Quyên góp tiền để lợp lại mái nhà cho bạn

- Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập cho bạn

- Giúp bạn học bài

- Sang chơi, động viên bạn tham gia các hoạt động tập thể

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

1 10,920 02/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: