GDCD 7 Bài 6 (Kết nối tri thức): Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 7 Bài 6.

1 17,659 02/12/2022


Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Video giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

I. Mở đầu

Câu hỏi trang 31 GDCD 7: Em hãy chia sẻ một lần em bị căng thẳng. Khi đó, em đã làm gì?

Trả lời:

- Khi nhóm cử em lên thuyết trình sản phầm thảo luận của nhóm, em đã bị căng thẳng.

- Khi đó em đã hít thở thật sâu và tự nhủ là không sao cả, mình sẽ làm được để vượt qua nỗi sợ, sự căng thẳng.

II. Khám phá

1. Các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

Câu hỏi 1 trang 31 GDCD 7: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nêu những tình huống gây căng thẳng cho các bạn trong mỗi bức tranh trên.

b) Theo em, ngoài các tình huống đã nêu, còn có những tình huống nào khác gây tâm lí căng thẳng cho học sinh?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Bức tranh 1: Bị các bạn trêu chọc, nói xấu sau lưng

- Bức tranh 2: Bị áp lực học tập

- Bức tranh 3: Bị áp lực từ gia đình về kết quả học tập

- Bức tranh 4: Bị áp lực từ mâu thuẫn của bố mẹ

Yêu cầu b) Theo em, những tình huống khác gây tâm lí căng thẳng cho học sinh: bị tẩy chay, bị bắt nạt, thay đổi chỗ ở, thay đổi cơ thể, sức khỏe có vấn đề…

Câu hỏi 2 trang 32 GDCD 7: Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây, nhớ lại những trải nghiệm của bản thân và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nêu biểu hiện của cơ thể khi gặp tâm lí căng thẳng được mô tả trong mỗi bức tranh.

b) Ngoài ra, cơ thể thường có biểu hiện gì khi bị căng thẳng?

c) Em hãy sắp xếp các biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng vào một trong bốn nhóm: (1) Thể chất, (2) Tinh thần, (3) Hành vi, (4) Cảm xúc.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Bức tranh 1: đau đầu

- Bức tranh 2: đổ mồ hôi

- Bức tranh 3: khóc

- Bức tranh 4: đau bụng

- Bức tranh 5: cáu kỉnh

- Bức tranh 6: chán ăn

- Bức tranh 7: lo lắng, sợ hãi

Yêu cầu b) Ngoài ra, khi bị căng thẳng cơ thể thường có biểu hiện: mệt mỏi, mất ngủ, tim đập nhanh, đau ngực, lơ đễnh, trầm cảm, hoa mắt, chóng mặt, uể oải…

Yêu cầu c) Sắp xếp các biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng vào bốn nhóm: (1) Thể chất, (2) Tinh thần, (3) Hành vi, (4) Cảm xúc.

- Nhóm (1) Thể chất: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh, đau ngực, chán ăn…

- Nhóm (2) Tinh thần: giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ đễnh, lú lẫn, không muốn chia sẻ, chán nản, uể oải…

- Nhóm (3) Hành vi: khóc, la hét, đổ lỗi, cáu kỉnh, gây gổ, đập phá đồ đạc, hút thuốc lá, làm tổn thương cơ thể, bỏ ăn…

- Nhóm (4) Cảm xúc: lo âu, căng thẳng, trầm cảm, tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, nóng tính…

2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng

Câu hỏi 3 trang 33 GDCD 7: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong các trường hợp trên.

b) Theo em, còn có những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh? Những nguyên nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học tập của học sinh?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Trường hợp 1:

+ Nguyên nhân: Áp lực học tập lớn hơn khả năng bản thân

+ Ảnh hưởng: T bị đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút.

- Trường hợp 2:

+ Nguyên nhân: Bị nhắn tin quấy rối và không ổn định về tâm lí

+ Ảnh hưởng: A bị mất ngủ, giật mình, mơ thấy ác mộng và cảm thấy sợ hãi khi đến trường.

- Trường hợp 3:

+ Nguyên nhân: Bị bạn bè dọa nạt và đánh

+ Ảnh hưởng: N sợ hãi không dám đến trường.

- Trường hợp 4:

+ Nguyên nhân: Áp lực học tập lớn hơn khả năng bản thân, sự kì vọng quá lớn của bô mẹ, tâm lí không ổn định

+ Ảnh hưởng: M thu mình, không muốn tiếp xúc với ai, có lúc lại cáu gắt, tranh cãi với bố mẹ, quát mắng em vô cớ.

Yêu cầu b)

- Theo em, còn có những nguyên nhân khác gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh: gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống, bản thân tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, tự đánh giá bản thân quá cao…

- Những nguyên nhân đó ảnh hưởng đến cuộc sống và việc học tập của học sinh: gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày và sự phát triển của cơ thể, kết quả học tập giảm sút, mất tập trung, đau nhức cơ thể, suy giảm trí nhớ, cáu gắt, bạo lực… và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ trong cuộc sống.

3. Cách ứng phó tích cực khi căng thẳng

Câu hỏi  4 trang 34 GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống căng thẳng như thế nào? Kết quả ra sao?

b) Em hãy kể thêm những cách khác để ứng phó tích cực với tình huống căng thẳng.

Trả lời:

Yêu cầu a) Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống – kết quả

- Tình huống 1: Cách ứng phó của Hải là hít thở sâu và tự nhủ, động viên bản thân. Kết quả là Hải đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt.

-  Tình huống 2: Cách ứng phó của Mai là chạy thể dục vòng quanh khu nhà. Kết quả là Mai đã bình tĩnh và đầu óc tỉnh táo hơn, dũng cảm nhận lỗi và hứa sẽ cẩn thận hơn với bố mẹ.

-  Tình huống 3: Cách ứng phó của Tuấn là đối mặt và suy nghĩ tích cực. Kết quả là Tuấn đã bình tĩnh hơn, nói thật với bố mẹ và lập kế hoạch học tập cho kì mới và quyết tâm đạt kết quả tốt hơn.

-  Tình huống 4: Cách ứng phó của Hà là nhờ mẹ giúp đỡ. Kết quả là mẹ an ủi, trấn an tinh thần và giúp Hà tìm hiểu nguyên nhân, nói chuyện với cô giáo khiến Hà đã ổn định tâm lí trở lại.

Yêu cầu b) Những cách khác để ứng phó tích cực với tình huống căng thẳng:

- Viết nhật kí

- Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, hợp lí

- Tìm sự trợ giúp của bác sĩ tâm lí, tư vấn tâm lí

- Nghe nhạc, xem phim, đọc sách truyền cảm hứng tích cực…

III. Luyện tập

Luyện tập 1 trang 36 GDCD 7: Em cùng các bạn chơi trò chơi “Tiếp sức” kể về những tình huống gây căng thẳng cho học sinh trong cuộc sống: Các thành viên của mỗi đội lần lượt lên kể, nhóm nào kể được nhiều tình huonsg hơn sẽ thắng cuộc.

Trả lời:

- Kết quả học tập, thi cử không như mong muốn

- Bị bạn bè xa lánh

- Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm

- Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn

- Thay đổi cơ thể

- Thay đổi chỗ ở

Luyện tập 2 trang 36 GDCD 7: Hãy viết lại những suy nghĩ, lời nói tiêu cực sau đây thành những suy nghĩ, lời nói tích cực:

a) Mình không thể chấp nhận được lỗi lầm đó.

b) Chẳng ai quan tâm đến mình.

c) Bạn bè không thích chơi với mình.

d) Mình làm gì cũng thất bại.

e) Mình học thế này thì sẽ thi trượt mất.

Trả lời:

a) Mình có thể sửa chữa được lỗi lầm đó.

b) Mọi người đều quan tâm đến mình, mình không thể để mọi người lo lắng được.

c) Bạn bè đều thích chơi với mình.

d) Chỉ cần cố gắng, mình sẽ làm được.

e) Mình chăm chỉ học thì sẽ thi đỗ thôi.

Luyện tập 3 trang 36 GDCD 7: Tập thở

Khi căng thẳng, sợ hãi, em có thể tập trung vào hơi thở của mình để giúp bản thân bình tĩnh lại và xử lý tình huống một cách tỉnh táo.

Em hãy ghi lại cảm xúc, cảm nhận cơ thể của mình trước và sau khi thực hiện bài tập này.

- Ngồi trên ghế, thẳng lưng, thả lỏng cơ bắp, hai bàn chân vuông góc trên mặt đất, tay đặt trên đùi.

- Hít vào bằng mũi tối đa để mở rộng lồng ngực, sau đó thở ra từ từ bằng miệng, môi mím giống như thổi sáo.

- Hít vào nhẹ nhàng và đếm trong đầu chậm 1 – 2, đến 2 thì thở ra, đếm trong đầu chậm 1, 2, 3, 4. Có nghĩa là thời gian thở ra dài gấp đôi so với thời gian hít vào.

- Khi hít thở, không cần gắng sức quá nhiều mà chỉ cần hít sâu vừa sức và thở ra vừa sức.

- Lặp đi lặp lại như vậy trong khoảng thời gian 3 đến 5 phút.

Trả lời: 

- Cảm nhận của cơ thể:

+ Trước khi thực hiện các động tác, em cảm thấy: mỏi cổ, căng thẳng, sợ hãi, băn khoăn, hồi hộp, buồn ngủ,….

+ Sau khi thực hiện các động tác, em cảm thấy: cơ thể được thả lỏng nên cảm thấy thoải mái, dễ chịu, đầu óc tỉnh táo,….

Luyện tập 4 trang 37 GDCD 7: Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Biểu hiện nào cho thấy hai bạn N và M đang bị căng thẳng?

- Nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn là gì? Nêu hậu quả của sự căng thẳng đó.

- Theo em, N và M nên làm gì để thoát khỏi trường hợp đó?

Trả lời:

- Biểu hiện cho thấy hai bạn N và M đang bị căng thẳng:

+ N lo âu, đau đầu, mất ngủ.

+ M buồn, lo sợ, bất an, vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử.

- Nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn và hậu quả của sự căng thẳng đó là:

+ N bị áp lực học tập, quá nhiều bài tập mà không đủ thời gian hoàn thành. Hậu quả khiến cơ thể N bị suy nhược.

+ Bố mẹ M hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. Hậu quả M căng thẳng và kết quả học tập sa sút.

- Theo em, N và M nên:

+ N nên lập kế hoạch học tập một cách khoa học và vừa sức, kết hợp với ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, hợp lí.

+ M nên suy nghĩ tích cực, chia sẻ với bố mẹ, hàn gắn bố mẹ.

IV. Vận dụng

Vận dụng 1 trang 37 GDCD 7: Em hãy viết lại những tình huống thường gây căng thẳng cho bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân, lập kế hoạch phòng tránh để không bị rơi vào những tình huống này và cách ứng phó tích cực nếu vẫn gặp những tình huống đó.

Trả lời:

Tình huống gây căng thẳng

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

Cách ứng phó

tích cực

Áp lực học tập

Kết quả học tập, thi cử không như mong muốn

Lập kế hoạch học tập khoa học và hợp lí, chăm chỉ, kiên trì học tập

Bình tĩnh, cải thiện kết quả học tập

Sức khỏe có vấn đề

Không ăn uống, sinh hoạt điều độ

Ăn uống, sinh hoạt điều độ. Dành thời gian tập thể dục, thể thao

Chia sẻ, tìm kiếm sự trợ giúp từ người thân

Vận dụng 2 trang 37 GDCD 7: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một vở kịch ngắn về tâm lí căng thẳng của học sinh và cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng.

Trả lời:

(*) Tiểu phẩm tham khảo:

Người dẫn truyện (đọc): Mới chuyển về ngôi trường mới, Diệu Nhi đối mặt với "deadline bài tập này nối tiếp deadline kia". Đảm nhận cương vị lớp trưởng, bên cạnh việc học, Nhi còn làm thêm nhiều dự án, hoạt động xã hội khác, có những ngày thức đến tận 3h sáng cho hoàn thành kịp tiến độ.

Mới đầu Nhi chọn cách im lặng, không thích phân bua, giải thích với ai, trong khi đó mọi người thì luôn đưa ra yêu cầu, đòi hỏi cho Nhi:

- Cô giáo: Em đã hoàn thành bài tập chưa?

- Các bạn: Phần làm bài nhóm, cậu làm giúp tớ nhé!

- Bố: Sao con suốt ngày dùng điện thoại, máy tính thế! Con mà không đạt học sinh giỏi, bố sẽ tịch thu điện thoại.

Tình hình không được giải quyết mà thậm chí gay gắt hơn. Nhi cảm thấy rất mệt mỏi, bất an, bồn chồn và cảm thấy bản thân thật vô dụng.

Thấy Nhi có những biểu hiện mệt mỏi, lo lắng, mẹ đã hỏi Nhi:

- Mẹ: Có vấn đề gì à con?

Người dẫn truyện (đọc) Nhi quyết định ngồi xuống giãi bày, tâm sự với mẹ, trút bỏ hết mọi tâm tư đè nặng bấy lâu nay.

- Nhi: Thời gian học online môn học chồng lên môn học, lượng bài tập rất nhiều. Là lớp trưởng nên công việc của con càng nhiều hơn, kéo dài từ sáng đến đêm mà vẫn không xong việc.

Người dẫn truyện (đọc) May mắn mẹ là một người biết thấu hiểu và thông cảm, sau lần đó mẹ không còn trách mắng nữa mà thường xuyên tẩm bổ cho con gái sau những giờ học căng thẳng.

Nhi còn tạo nhóm kết nối với các thành viên trong lớp để học cách chia sẻ, trò chuyện gắn kết với nhau sau mỗi giờ học. Để giải tỏa áp lực, các bạn trẻ dành thời gian nghe nhạc, xem một phim hay bình luận về một video tích cực nào đó trên TikTok, Facebook.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

1 17,659 02/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: