Em hãy tìm hiểu về một truyền thống của quê hương và viết bài giới thiệu

Trả lời Vận dụng 1 trang 9 GDCD 7 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân 7

1 1,369 02/12/2022


Giải Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Vận dụng 1 trang 9 GDCD 7: Em hãy tìm hiểu về một truyền thống của quê hương và viết bài giới thiệu truyền thống đó cho mọi người.

Trả lời:

* Định hướng (gợi ý):

- Xác định truyền thống quê hương

- Nêu hiểu biết của em về truyền thống quê hương

- Cảm xúc của em về truyền thống quê hương

- Chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống quê hương

- Lời hứa của em về việc giữ gìn và phát huy những truyền thống quê hương

* Bài mẫu số 1:

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

- Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội hơn 10km về phía Đông Nam, khi xưa là một gò đất sét cao lại ở gần sông nên thuận tiện cho việc làm gốm, giao thông.

- Gốm Bát Tràng trải qua nhiều thăng trầm, phát triển cho đến ngày nay, đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản phẩm bằng gốm sứ.

- Sản phẩm gốm Bát Tràng từ trước tới nay đều được đánh giá cao về chất lượng, có nhiều kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại, và được chia thành các nhóm theo chức năng sử dụng như gốm gia dụng, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng, đồ thờ tự, gốm trang trí.

- Gốm bát tràng được lưu hành trên khắp mọi miền đất nước và ra cả nước ngoài. Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên thương hiệu sản phẩm mang tính quốc gia, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa thủ đô mà còn là một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội được nhiều người biết đến.

* Bài mẫu số 2:

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về Quất Động với anh thì về

Quất Động làng anh có nghề

Thêu gà thêu vịt, thêu hoa trên cành.

- Làng Quất Động thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội) được xem là nơi khởi thủy của nghề thêu Việt Nam.

- Với chất liệu (chỉ, vải) ngày một phong phú, với ý thức sáng tạo nghệ thuật, người nghệ nhân đã dần biến tranh thêu vươn đến đỉnh cao của nghệ thuật.

- Để tạo được một bức tranh thêu tay hoàn mỹ, người nghệ nhân phải dùng đúng loại chỉ truyền thống được nhuộm từ màu của cỏ cây thiên nhiên. Đặc biệt là chỉ tơ tằm với độ óng mịn đặc trưng để tạo cho các bức tranh, nhất là tranh phong cảnh những màu sắc tự nhiên nhất. Người thêu tranh vừa phải có lòng đam mê vừa có năng khiếu về hội họa. Có như vậy, đường nét uyển chuyển và cái hồn của bức tranh mới được chuyển tải ở nhiều sắc độ.

- Từ những bức tranh thêu đơn giản, khổ nhỏ về cảnh vật, cuộc sống hàng ngày, các nghệ nhân và người thợ lành nghề đã cần mẫn sáng tạo, học hỏi để phát triển lên, mỗi làng lại có một nét độc đáo riêng của mình như chuyên về thêu phong cảnh, thêu truyền thần hay chỉ chú trọng vào thêu trên trang phục, nhất là trang phục hoàng cung ngày xưa.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Mở đầu trang 5 Bài 1 GDCD 7: Theo em, các hình ảnh trên nói về những truyền thống nào của quê hương... 

Câu hỏi 1 trang 6 GDCD 7: Những thông tin trên giới thiệu truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh và Bến Tre... 

Câu hỏi 2 trang 8 GDCD 7: Trong những trường hợp trên, các bạn đã có những hoạt động gì để giữ gìn và phát huy truyền thống... 

Luyện tập 1 trang 8 GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm dưới đây... 

Luyện tập 2 trang 9 GDCD 7: Em hãy liệt kê những việc nên làm, những việc không nên làm để giữ gìn... 

Luyện tập 3 trang 9 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi của các bạn dưới đây: K cùng các bạn trong lớp lập nhóm... 

Luyện tập 4 trang 9 GDCD 7: Xử lí tình huống: Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trường của H... 

Vận dụng 1 trang 9 GDCD 7: Em hãy tìm hiểu về một truyền thống của quê hương và viết bài giới thiệu... 

Vận dụng 2 trang 9 GDCD 7: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tập một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống... 

1 1,369 02/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: