Soạn bài Viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (trang 52) Kết nối tri thức
Với soạn bài Viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ trang 52 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.
Soạn bài Viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ trang 52
Ở thời đại nào, cuộc sống của mỗi cá nhân cũng đều không thể tách rời các mối quan hệ gia đình và xã hội. Hình thành cách ứng xử đúng đắn, tốt đẹp trong các mối quan hệ ấy có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển, hoàn thiện con người cá nhân, nhất là với tuổi trẻ. Hãy vận dụng các thao tác, kĩ năng cơ bản đã được hình thành, rèn luyện ở Bài 3 - Lập luận trong văn bản nghị luận để bàn luận về quan niệm và cách ứng xử trong mối quan hệ mà bạn quan tâm.
* Yêu cầu
- Giới thiệu được vấn đề có ý nghĩa, liên quan đến cách ứng xử của tuổi trẻ trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.
- Thể hiện được quan điểm cá nhân và đưa ra được các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục về cách ứng xử trong mối quan hệ được bàn luận.
- Nêu được ý kiến trái chiều và phản bác bằng lập luận chặt chẽ, sắc bén.
- Khẳng định được tầm quan trọng của cách ứng xử đối với việc phát triển, hoàn thiện con người cá nhân và xây dựng cộng đồng.
* Phân tích bài viết tham khảo
1. Nêu vấn đề cần bàn luận
Trả lời
Cần nêu vấn đề bàn luận ngay đầu tiên để người đọc nắm rõ được nội dung đang bàn.
2. Tuổi trẻ và tình yêu trong bối cảnh xã hội hiện đại - những thuận lợi và hạn chế.
Trả lời
Người viết lần lượt đưa ra những quan điểm cá nhân về tuổi trẻ và tình dựa vào bối cảnh xã hội hiện đại. Việc đưa ra những thuận lợi và hạn chế dưới góc nhìn cá nhân cũng giúp người đọc có thêm sự tham khảo về một góc nhìn về vấn đề đang bàn luận.
3. Phản bác ý kiến trái chiều và những cách ứng xử tiêu cực trong tình yêu.
Trả lời
Ngoài việc đưa ra những thuận lơi, người viết đã đưa ra những phản biện cá nhân, để người đọc nhận ra còn có những ý kiến trái chiều một cách logic và rõ ràng.
4. Khẳng định những cách ứng xử đúng đắn trong tình yêu.
Trả lời
Người viết hướng đến những cách ứng xử đúng đắn trong tình yêu, người đọc được tiếp nhận những thông tin một cách lần lượt và vô cùng hợp lí.
5. Nhấn mạnh cách ứng xử đúng đắn khi tình yêu không thành.
Trả lời
Sự dùng từ “đặc biệt” giúp nhấn mạnh và chuyển đến vấn đề tiếp theo vô cùng hợp lí và logic. Giúp người viết chuyển ý rất mượt mà, không gượng ép để đưa người đọc đến với cách ứng xử đúng đắn, lịch sử.
6. Khẳng định ý nghĩa của việc ứng xử đúng đắn trong tình yêu.
Trả lời
Cuối cùng, một lần nữa, người viết nhấn mạnh và khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc con người cần phải có những ứng xử đúng đắn trong tình yêu.
* Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài viết tham khảo
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Vấn đề được bàn luận trong bài viết là gì?
Trả lời
Vấn được được bàn luận trong bài viết là tình yêu đôi lứa
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Những luận điểm nào được đưa ra trong bài viết?
Trả lời
Có những luận điểm sau được đưa ra:
- So với các thế hệ trước, con người hiện đại đã đạt được sự bình đẳng và tự do trong tình yêu.
- Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại cũng đồng thời làm xuất hiện nhiều quan niệm và cách ứng xử lệch lạc, thậm chí là “xấu xí” trong tình yêu.
- Tình yêu không chỉ là những cảm xúc mãnh liệt, say đắm mà còn đòi hỏi mỗi người phải sống có trách nhiệm với bản thân và với người mình yêu.
- Yêu cũng có nghĩa là biết sống sao cho xứng đáng với tình yêu.
- Khi tình yêu không được đáp lại hoặc tan vỡ vì lý do nào đó, con người càng cần phải có trách nhiệm cao hơn để xứng đáng với tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ này.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Người viết đã sử dụng những loại lí lẽ, bằng chứng nào?
Trả lời
- Dẫn chứng bằng cách liên hệ: “Ở trường tôi, có một đôi thường … đời thường”.
- Dẫn chứng từ những tác phẩm văn học nổi tiếng: “Trên những trang nhật kí tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm,… Của một người nô lệ”.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Ý kiến trái chiều nào đã được phản bác? Lí lẽ và bằng chứng được người viết dùng để phản biện có sức thuyết phục không?
Trả lời
- Ý kiến đối lập đã bị phản bác với lập luận rằng: "Nhưng cũng chính cuộc sống hiện đại đã làm nảy sinh không ít quan niệm về tình yêu và cách ứng xử lệch lạc, thậm chí 'xấu xí' trong tình yêu."
- Lý lẽ và bằng chứng mà người viết sử dụng để phản biện rất thuyết phục.
* Thực hành viết theo các bước
1. Chuẩn bị viết
- Chọn đề tài: Nhan đề chung của phần Viết đã định hướng phạm vi đề tài mà bạn có thể chọn lựa. Nếu Bài 3 bàn luận về vấn đề khát vọng, hoài bão, ý chí của tuổi trẻ thì Bài 7 sẽ tập trung vào vấn đề tuổi trẻ với các mối quan hệ gia đình, xã hội. Bạn căn cứ vào trải nghiệm cá nhân và tình hình thực tế để lựa chọn để tài hấp dẫn, có ý nghĩa với lứa tuổi của mình.
- Có thể chọn một số đề tài như: Cách giải quyết vấn để khác biệt thế hệ trong gia đình; Cách ứng xử khi nảy sinh mâu thuẫn, xung đột với bạn bè; Hình thành, gìn giữ một tình bạn đẹp; Có cần tạo thiện cảm với mọi người xung quanh?....
2. Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
Sau khi xác định được đề tài, có thể trả lời một số câu hỏi sau để tìm ý:
- Bạn muốn bàn luận với quan điểm và cách ứng xử trong mối quan hệ nào? Cần nêu được tầm quan trọng của vấn đề được bàn luận với tuổi trẻ. Ví dụ, ở bài viết tham khảo, người viết đã chỉ ra vị trí của tình yêu trong đời sống tình cảm của con người nói chung và giới trẻ nói riêng: từ đó nhấn mạnh ý nghĩa thiết thực của việc bàn luận về nhận thức, cách ứng xử đúng đắn trong tình yêu. - Quan điểm cá nhân của bạn về vấn đề như thế nào? Cần đưa ra những quan điểm riêng, nêu lên nhüng cách ứng xử đúng đắn, tốt đẹp khi giäi quyết các vấn đề nảy sinh từ mỗi quan hệ gia đình, xã hội. Ví dụ, bài viết tham khảo nêu quan điểm về tình yêu và cách ứng xử khi yêu, khi tình yêu không thành.
- Bạn sẽ đối thoại với những ý kiến trái chiều nào? Cần giả định một số ý kiến trái chiều liên quan trực tiếp đến vấn để bàn luận. Có thể đối chiếu, so sánh những cách ứng xử khác nhau; từ đó khái quát, nhấn mạnh quan điểm của bản thân. Chẳng hạn, bài viết tham khảo đã nêu ra và phản bác nhận thức lệch lạc, cách ứng xử sai lầm trong tình yêu (dễ dãi, ích kỉ, tàn nhẫn,..).
- Bạn sẽ đưa ra những Ií lẽ gì và huy động những bằng chứng nào? Chú ý sử dụng các lí lẽ thuyết phục và huy động nhiều loại bằng chứng phù hợp. Ví dų, bài viết tham khảo đưa ra các bằng chứng từ sách vở, thực tế đời sống, trải nghiệm cá nhân.
b. Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
Thân bài:
- Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề được bàn luận.
- Trình bày quan điểm và đề xuất cách ứng xử đúng đắn, tốt đẹp trước vấn đề được đề cập.
- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho quan điểm của mình.
- Phản biện một số quan điểm trái chiều.
Kết bài: Khẳng định được tầm quan trọng của vấn đề.
3. Viết
- Mở bài không chỉ giới thiệu dược vấn đề mà cần tạo được sức cuốn hút.
- Thân bài cần có các luận điểm rõ ràng, hợp lí, triển khai được nội dung cơ bản của vấn đề. Mỗi luận điểm phải thể hiện được một khía cạnh nào đó trong quan điểm của người viết. Bảng chứng cần đa dạng, phong phú, huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Chú ý nêu ý kiến trái chiếu và phản biện để thể hiện cách nhìn nhận vấn để toàn diện và đa chiều của người viết. Tuy vậy, người viết cũng cấn đặt mình vào vị trí của người trong cuộc để bàn luận về vấn đề. Điểm nhìn đó giúp cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục với người đọc.
- Kết bài khẳng định được ý nghia của vän để và khơi gợi được những điều cần tiếp tục bàn luận.
Bài viết tham khảo:
Đề bài: Suy nghĩ về vấn đề: Thanh niên nên “tận hiến hay hưởng thụ”:
Xã hội ngày nay đã đạt được sự phát triển vượt bậc nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ. Làm việc chăm chỉ là điều tốt, nhưng chúng ta cần hiểu rằng sự cân bằng là chìa khóa để thấu hiểu hết vẻ đẹp và ý nghĩa của cuộc sống, từ đó đáp ứng tiêu chuẩn "tận hiến, tận hưởng".
Tận hiến đòi hỏi mỗi người phải cống hiến hết mình thông qua lao động và đóng góp vào sự phát triển của xã hội, tạo ra những giá trị vật chất để nâng cao chất lượng cuộc sống chung. Trong khi đó, tận hưởng là việc thưởng thức trọn vẹn thành quả lao động, tận hưởng những giá trị tinh thần và vật chất mà mình đã tạo ra. Cả hai khía cạnh này đều cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân, vì vậy chúng ta cần cân nhắc và kết hợp chúng một cách hài hòa. Chúng ta phải sống với sự cam kết, lao động và đóng góp cho cộng đồng để xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước. Đồng thời, chúng ta cũng cần dành thời gian để chăm sóc bản thân, rèn luyện sức khỏe và tận hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống, để hiểu rằng cuộc sống này đáng sống và đáng trân trọng. Mỗi người cần đóng góp nhiều hơn để đất nước phát triển mạnh mẽ, vững chắc và đối mặt với mọi thách thức.
Học tập và làm việc chăm chỉ có thể giúp chúng ta phát triển trí tuệ, nhưng việc tận hưởng cuộc sống là điều quan trọng để nuôi dưỡng tâm hồn. Hai yếu tố này đều quan trọng để hoàn thiện bản thân, và chúng ta cần biết cân bằng giữa lao động và thư giãn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không đủ quyết tâm đóng góp cho xã hội, hoặc lại mải mê với công việc mà quên đi sự tận hưởng của cuộc sống. Những người này cần tự xem xét và điều chỉnh lại bản thân.
Mỗi người chỉ có một cuộc đời duy nhất, vì vậy hãy sống và làm việc một cách tự tin, đầy đam mê, và tận hưởng mọi khoảnh khắc để có thể trân trọng hơn cuộc sống này.
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
Đối chiếu bài viết với yêu cầu của kiểu bài để bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện (Tham khảo hướng dẫn trong các bài viết trước).
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 12 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 12 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 12 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 12 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – Global Success
- Giải sgk Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hóa học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 12 cả 3 sách (chương trình mới 2025)
- Giải sgk Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 12 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Kết nối tri thức