Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 Tập 1 (trang 78) Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 Tập 1 trang 78 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 51 lượt xem


Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 Tập 1 trang 78

* Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa

Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chỉ ra lỗi logic trong các cầu sau và sửa lại:

a. Là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới, Vội vàng của Xuân Diệu

như một bàn tuyên ngôn vê cách sống của cái tôi cá nhân.

b. Sử dụng diện gió vửa bảo vệ được môi trường, vừa không tốn nhiên liệu như nhà máy nhiệt điện.

c. Loan không thích nghệ thuật, vì cô ấy không biết làm thơ.

Trả lời

a. Là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới, Vội vàng của Xuân Diệu

như một bản tuyên ngôn về cách sống của cái tôi cá nhân. => gộp 2 bình diện làm 1

=> Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

b. Sử dụng điện gió vừa bảo vệ được môi trường, vừa không tốn nhiên liệu như nhà máy nhiệt điện. => có sự mâu thuẫn

=> năng lượng gió

c. Loan không thích nghệ thuật, vì cô ấy không biết làm thơ. => thơ và nghệ thuật không đồng đẳng

=> đọc thơ

Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong các câu sau, có câu mắc lỗi về ngữ pháp, có câu mắc lỗi về logic.

Hãy phân tích loại lỗi của từng câu và sửa lại:

a. Không chỉ say mê làm thơ, ông tôi còn rất thích sáng tác bằng thể lục bát và song thất lục bát.

b. Ăn nhiều rau quả vừa tốt cho sức khoẻ lại vừa giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

c. Hoàng Phủ Ngọc Tường - một cây bút viết kí được Nguyễn Tuân đánh giá rất cao.

d. Bên cạnh từ đơn và từ ghép, tiếng Việt còn có bộ phận từ Hán Việt.

Trả lời

a. Không chỉ say mê làm thơ, ông tôi còn rất thích sáng tác bằng thể lục bát và song thất lục bát. => không đồng đẳng

=> làm thơ tự do

b. Ăn nhiều rau quả vừa tốt cho sức khoẻ lại vừa giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

=> rau củ và hoa quả

c. Hoàng Phủ Ngọc Tường - một cây bút viết kí được Nguyễn Tuân đánh giá rất cao.

=> một cây bút chuyên viết về thể loại kí

d. Bên cạnh từ đơn và từ ghép, tiếng Việt còn có bộ phận từ Hán Việt.

=> từ thuần Việt

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu:

a. Nêu những khả năng hiểu khác nhau về từng câu và lí giải căn cứ của

mỗi cách hiểu.

b. Sửa lại để mổi cầu chỉ được hiểu theo một nghĩa.

- Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết.

- Trong vườn hoa cúc nở rộ rực một màu vàng.

- Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

- Doanh nghiệp làm ăn có lãi rất nhiều.

Trả lời

- Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết.

Có những cách hiểu sau:

+ Các cảnh sát đang truy tìm một tên tội phạm rất cẩn thận, hắn không để lại một dấu vết nào

+ Cảnh sát cẩn thận, truy tìm tội phạm mà không lại chút dấu vết nào làm tên tội phạm nghi ngờ.

=> Sửa: Các cảnh sát cẩ thận truy tìm tội phạm mà không để lại dấu vết.

- Trong vườn hoa cúc nở rộ rực một màu vàng.

Có những cách hiểu sau:

+ Hoa cúc trong vườn đang nở rộ, chỉ có màu vàng rực rỡ khắp vườn

+ Hoa cúc màu vàng đang nở rộ trong vườn

=> Sửa: Loài hoa cúc vàng đang nở rộ rực rỡ trong vườn

- Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

Câu trên không mắc lỗi

- Doanh nghiệp làm ăn có lãi rất nhiều.

Có những cách hiểu sau:

+ Doanh nghiệp làm ăn có nhiều lãi

+ Nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi

=> Sửa: Doanh nghiệp làm ăn sẽ thu được nhiều lợi nhuận

Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu và phân tích các cách hiểu có thể có về những câu thơ sau, từ đó cho biết các câu thơ ấy có mắc lỗi câu mơ hổ hay không.

- Anh mang tình em đi

Qua những đèo lẻ nắng

Những sông trưa không đò

Những đường mưa ngẩn trắng

(Lê Đạt, Sáng soi)

- Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng

(Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor-ca)

- Đất đá ong khô nhiều suối lệ

Em đã bao ngày lệ chứa chan?

(Quang Dũng, Mắt người Sơn Tây)

Trả lời

- Anh mang tình em đi

Qua những đèo lẻ nắng

Những sông trưa không đò

Những đường mưa ngẩn trắng

(Lê Đạt, Sáng soi)

Phân tích cách hiểu:

Anh đem tình cảm của em bên mình, qua mọi chặng đường để luôn cảm nhận được tình cảm của em (tích cực)

=> không mắc lỗi mơ hồ

- Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng

(Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor-ca)

Phân tích cách hiểu:

Hình ảnh trong hai câu thơ là một hình tượng thơ siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ một sự việc thực: Kẻ thù sau khi bắn nhà thơ đã vứt xác anh xuống giếng để phi tang. Nếu sử dụng bút pháp hiện thực thì mới chỉ nói lên một sự thực tàn bạo đê hèn của lũ phát xít và những đau thương của người nghệ sĩ Lor -ca, nhưng với bút pháp siêu thực Thanh Thảo đã nói được nhiều hơn: Tình thương, sụ cao khiết, sự tỏa sáng của tinh thần Lor -ca. “Nước mắt vầng trăng” là nước mắt thương tiếc vầng trăng (hình ảnh ẩn dụ chỉ Lor -ca), cũng còn có thể là nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng, những giọt nước mắt anh hùng.

=> Không mắc lỗi mơ hồ

- Đất đá ong khô nhiều suối lệ

Em đã bao ngày lệ chứa chan?

(Quang Dũng, Mắt người Sơn Tây)

Phân tích cách hiểu:

Lấy hình ảnh đất đá ong để hình tượng hóa sự đau khổ của của người con gái trong tình yêu. Thể hiện sự đa nghĩa, sức sáng tạo của nhà văn.

=> Không mắc lỗi mơ hồ.

1 51 lượt xem