Soạn bài Cảm hoài (trang 41) Kết nối tri thức

Với soạn bài Cảm hoài trang 41 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 832 03/04/2024


Soạn bài Cảm hoài trang 41

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Hãy kể về một thất bại như thế và cho biết điều gì gây ấn tượng cho bạn.

Trả lời

- Walt Disney từng bị chê bai là “thiếu trí tưởng tượng và sáng tạo” và bị đuổi việc; ngoài ra còn vô số lần thất bại nữa. Nhưng sau đó ông đã thành công tạo thành một thế giới Disney nổi tiếng như hiện tại.

- J. K. Rowling từng bị từ chối rất nhiều bản thảo truyện, cuộc sống cá nhân thì chật vật. Nhưng vượt lên tất cả cô đã thành công với bộ truyện Harry Poter.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:

1. Theo dõi: Hình dung thời gian, không gian ở hai câu thơ đầu.

Trả lời:

- Thời gian: thuộc những năm của thế kỉ 15, khi quân Minh tràn vào nước ta.

- Không gian: đứng giữa khung cảnh thiên nhiên.

2. Chú ý:

- Các hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa.

Trả lời

- Hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng: thế sự ngổn ngang, đất trời bất tận, anh hùng hận xót xa, Quốc thù chưa trả,…

- Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa: thời thế đối với lỡ vận; đồ điếu đối với anh hùng.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Cảm hoài: Bài thơ tự sự của Đặng Dung khi ông đem quân giúp vua Trùng Quang Đế của nhà Hậu Trần, nhưng do lòng người ly tán, quân binh ít ỏi, lương thực thiếu thốn nên cuối cùng đã thất bại.

Soạn bài Cảm hoài | Hay nhất Soạn văn 12 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời sau khi đọc

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ.

Trả lời

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

- Nhân vật trữ tình: tác giả

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra được hoàn cảnh - tình thế của nhân vật trữ tình? Hoàn cảnh - tình thế đó là gì?

Trả lời

- Hình ảnh: thế sự ngổn ngang, đất trời, đồ điếu công thành dễ, anh dùng hận xót xa.

- Hoàn cảnh - tình thế: Việc tuổi tác rối bời, mênh mông trời đất hát và say, đưa ra tình trạng bi kịch và sự cô độc của người anh hùng. Việc đời rối bời, tuổi già đầy bi kịch, không giải quyết được mâu thuẫn.

Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhân vật trữ tình có những cảm xúc, suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh - tình thế đó?

Trả lời

Tình thế ám ảnh khiến nhân vật trữ tình trở nên cô độc, quay lưng với thế sự.

Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trong hai câu luận, tác giả đã sử dụng những biểu tưởng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tưởng (xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân,…) và nêu cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình?

Trả lời

- Ý nghĩa của biểu tượng:

+ Xoay trục đất: hỗ trợ xoay chuyển địa trục (trục đất)

+ Rửa binh khí: chuẩn bị cho trận chiến

+ Kéo sông Ngân: mượn ý thơ của Đỗ Phủ -> thể hiện ý chí chiến đấu

- Cảm nhận nỗi lòng của nhân vật trữ tình: thể hiện ý sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước.

Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết?

Trả lời

Hình ảnh tướng lão đau đáu với mối thù nước, nung nấu mài kiếm dưới trăng là biểu tượng của sức mạnh, chinh phục. Trong khi mối thù vẫn còn, tuổi tác đã cao, sức lực giảm sút, nhưng tâm hồn vẫn đầy kiên trì, bền bỉ, nhiệt huyết anh hùng, toát lên vẻ sáng tạo và ý chí mạnh mẽ, âm thầm nhưng uy nghiêm.

Câu 6 (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ.

Trả lời

Anh hùng có xây dựng sự nghiệp lớn hay không phụ thuộc vào thời vận. Đây là quan điểm cổ xưa về sự thành bại của những người tài năng và kiến thức vượt trội. Anh hùng có thể thay đổi thế giới, nhưng thời đại cũng tạo ra những anh hùng. Thất bại vì lỡ vận là nỗi ân hận của nhiều anh hùng qua thời kỳ.

Kết nối đọc - viết

Đề bài (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài.

Trả lời

Chỉ với Cảm hoài bài thơ duy nhất còn để lại cho đời sau, nhưng tên tuổi của Đặng Dung và tên của bài thơ, những vần điệu bi hùng ấy cũng đã đủ đi vào cõi bất tử trong tâm của người Việt Nam muôn thế hệ. Biểu tưởng nổi bật trong bài thơ chính là người anh hùng. Hình ảnh đầy bi tráng của người anh hùng, tuy thất thế mà vẫn hiên ngang rất mực. Thể hiện một chí khí và một khát vọng anh hùng ngút trời đậm chất anh hùng ca mang âm hưởng chung của hào khí Đông A, âm điệu hùng tráng của dòng thơ văn chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV của nước ta.

1 832 03/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: