Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 12 Tập 2 (trang 63) Kết nối tri thức

Với soạn bài Tri thức ngữ văn Tập 2 trang 63 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 69 27/10/2024


Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 12 Tập 2 trang 63

1. Vai trò của dữ liệu trong văn bản thông tin

Dữ liệu là các thông tin dưới dạng chữ viết, kí hiệu, số liệu, hình ảnh, âm thanh,… nhằm mô tả hoặc đo lường sự vật.

Có thể nói, dữ liệu là yếu tố quan trọng bậc nhất trong văn bản thông tin. Văn bản thông tin chỉ thực sự có giá trị khi cung cấp được cho người đọc những thông tin mới, đáng tin cậy, dựa trên những dữ liệu phong phú, chính xác, khách quan. Lập trường, thái độ, quan điểm của tác giả cũng được bộc lộ một cách gián tiếp qua cách chọn lọc, sắp xếp, trình bày, phân tích, đánh giá dữ liệu.

2. Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được người viết thu nhập một cách trực tiếp qua hoạt động quan sát, phỏng vấn, điều tra, thí nghiệm,… Dữ liệu sơ cấp có thể tồn tại dưới dạng các bản ghi chép, nhật kí, số liệu điều tra, kết quả khảo sát, thực nghiệm, bản vẽ, ảnh chụp tại hiện trường,… Dữ liệu sơ cấp có giá trị thực tiễn, giúp người đọc hình dung ra hiện trạng của vấn đề, sự việc, tuy nhiên có thể hàm chứa thiên kiến của người thu thập.

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được khai thác bằng con đường gián tiếp, sử dụng lại những nguồn thông tin đã có từ trước. Dữ liệu thứ cấp mang lại cái nhìn đa dạng, nhiều chiều hơn về vấn đề, song độ tin cậy thứ cấp lại phụ thuộc vào nguồn thông tin gốc.

3. Tính cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu

Để đánh giá tính cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu trong văn bản thông tin, người đọc có thể thực hiện một số thao tác sau:

- Thẩm định nguồn dữ liệu: Ai là người cung cấp dữ liệu, người cung cấp dữ liệu có đủ thẩm quyền và uy tín hay không, dữ liệu được công bố ở đâu, khi nào, qua kênh nào,…

- Đánh giá tính logic trong các trình bày: Dữ liệu được đưa ra theo trình tự nào? Mức độ tương hợp giữa các dữ liệu được thể hiện rao sao?…

- Phân biệt sự thật và ý kiến: Sự thật là những số liệu, ví dụ, trích dẫn, câu chuyện thực tế mang tính khách quan, có thể đo lường, kiểm chứng; ý kiến là đánh giá, nhận định dựa trên quan điểm chủ quan của một cá nhân, khó xác minh.

- Suy luận để nhận ra thiên kiến của tác giả: tìm các từ ngữ cho thấy sự thái quá của cảm xúc, những chi tiết thể hiện sự giản lược hóa hoặc cường điệu trong việc huy động dữ liệu,…

- So sánh các dữ liệu trong văn bản đọc với dữ liệu tương tự ở một số văn bản khác: Tìm điểm tương đồng, khác biệt trong cách nêu, phân tích dữ liệu giữa các văn bản và lí giải nguyên nhân dẫn đến điều đó.

4. Thư từ

Thư từ (thư nói chung) là hình thức văn bản đặc biệt, có đối tượng tiếp nhận cụ thể, được dùng với nhiều mục đích giao tiếp khác nhau: bày tỏ tình cảm, chia sẻ một trải nghiệm, cung cấp thông tin, thuyết phục hay thể hiện sự đồng tình với người đọc về một vấn đề,… Tùy vào mục đích chủ yếu được nhắm đến mà một bức thư có thể là văn bản biểm cảm, văn bản tự sự, văn bản thông tin hay văn bản nghị luận. Sự pha trộn các yếu tố của nhiều kiểu văn bản khác nhau là hiện tượng thường thấy trong một bức thư.

5. Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Tôn trọng kết quả lao động sáng tạo của người khác và biết cách tiếp thu, kế thừa kết quả đó trong sản phẩm trí tuệ của mình theo đúng quy định và thông lệ quốc tế là yêu cầu bắt buộc trong học tập và nghiên cứu. Điều đó không chỉ góp phần tạo nên những sản phẩm sáng tạo mà còn bồi dưỡng cho người học, người nghiên cứu tính trung thực, niềm say mê tìm tòi, khám phá cái mới.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Củng cố, mở rộng trang 58

Thực hành đọc: Vĩ tuyến 17

Pa-ra-na

Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục

Đời muối

1 69 27/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: