Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 12 Tập 1 (trang 88) Kết nối tri thức

Với soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 12 Tập 1 trang 88 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 282 10/04/2024


Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 12 Tập 1 trang 88

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Các văn bản đọc của bài (Nhìn về vốn văn hoá dân tộc, Năng lực sáng tạo, Mấy ý nghĩ về thơ) giúp bạn hiểu nhu thế nào về mối quan hệ giữa luận đề và các luận điểm trong bài văn nghị luận?

Trả lời

Luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm; các lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm

Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Dựa vào các văn bản đọc trong bài, hãy làm rõ tầm quan trọng của vấn để lập luận trong vàn nghị luận.

Trả lời

Để viết được một bài văn nghị luận hay là rất khó. Tạo nên cái hay cho bài viết là do nhiều yếu tố khác nhau. Trong hàng loạt yếu tố đó, bao giờ cũng có một số yếu tố quan trọng và quyết định cho chất lượng của bài viết. Các yếu tố này như bộ khung, như giường cột giúp cho bài văn có hình hài và đứng vững được. Luận điểm và cách lập luận trong bài văn nghị luận là những yếu tố như thế. Thiếu các yếu tố này bài nghị luận sẽ sụp đổ hoàn toàn.

Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): So sánh nội dung nghị luận và các thao tác được sử dụng ở hai văn bản Năng lực sáng tạo và Mấy ý nghĩ về thơ.

Trả lời

Với bài nghị luận Năng lực sáng tạo những ý chính được đưa ra ngay trong đoạn văn còn bài Mấy ý nghĩa về thơ được đưa ra thành một ý rõ ràng. Thao tác sử dụng lập luận của hai văn bản có sự tương đồng, đều giải thích, phân tích và chứng minh bằng những chứng cứ xác thực cho luận điểm

Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Cho đề tài: Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng mà tuổi trẻ cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo.

a. Tìm ý và lập dàn ý cho đề tài trên.

b. Viết thành văn phần Mở bài và ý tiếp theo thuộc phần Thân bài.

c. Chuyển dàn ý bài viết thành dàn ý bài thuyết trình, dựa vào đó để tập luyện nói.

Trả lời

a.

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng mà tuổi trẻ cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo.

Thân bài:

- Khái niệm về tư duy sáng tạo:

Vậy tư duy sáng tạo là gì? Tư duy sáng tạo là khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tòi ra các phương pháp, cách giải quyết cho những vẫn đề của một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống. Tư duy sáng tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thời đại ngày nay, là một trong những kỹ năng đứng đầu trong 12 kỹ năng cần thiết để thành công trong thế kỷ 21. Do đó, để tồn tại trong kỷ nguyên số mỗi cá nhân cần phải dành nhiều thời gian để học tập và rèn luyện kỹ năng này.

- Vai trò:

Quá trình phát triển tư duy sáng tạo còn có vai trò giúp:

+ Kích thích óc tò mò trong mỗi người

+ Đặt chúng ta trước những tình huống có vấn đề với những cái chưa biết, những cái cần khám phá.

+ Góp phần rèn luyện khả năng nhận ra vấn đề mới trong nhiều điều kiện khác nhau, tác động tích cực trong việc bồi dưỡng tính mềm dẻo của tư duy.

- Tư duy sáng tạo là cơ hội cho thế hệ trẻ

- Thế hệ trẻ - người làm chủ kỷ nguyên số bằng tư duy sáng tạo

Kết bài:

Kết luận vấn đề

b.

Mở bài: Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới nước ta là rất lớn, đặc biệt là đối với nền giáo dục, vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, vốn liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới. Do đó, ngành giáo dục phải chuyển nhanh từ giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang một nền giáo dục giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo cho người học. Trước những tác động này, tư duy sáng tạo là chìa khóa, là vũ khí giúp thế hệ trẻ làm chủ kỷ nguyên mới.

c. Em tiến hành chuyển dàn ý bài viết thành dàn ý bài thuyết trình, dựa vào đó để tập luyện nói trước lớp.

Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm đọc thêm hai văn bản nghị luận xã hội và hai văn bản nghị luận văn học đề cập những vấn đề liên quan đến nội dung các văn bản đọc trong bài. Lập bảng, ghi ngắn gọn những thông tin cơ bản: luận đề, các luận điểm, các thao tác lập luận của từng văn bản.

Trả lời

- Nhóm văn bản bàn luận về sáng tạo nghệ thuật: Yêu và đồng cảm (Phong Tử Khải), Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Nhà thơ và thế giới (W.Szymborska), Thơ còn tồn tại được không (E.Montale),...

- Nhóm văn bản bàn luận về tiếng Việt: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh),...

1 282 10/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: