Chương XIII Nghị định 63/2014/NĐ-CP: Xử lý vi phạm, kiểm tra, giám sát và theo dõi hoạt động đấu thầu
Số hiệu: | 63/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2014 |
Ngày công báo: | 12/07/2014 | Số công báo: | Từ số 663 đến số 664 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu 2013
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 63/2014/NĐ-CP để kịp thời hướng dẫn Luật đấu thầu có hiệu lực vào 01/07/2014.
Nghị định đưa ra nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, gồm:
- Ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn;
- Nguyên tắc chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất;
- Đối với gói thầu hỗn hợp, nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Hàng hóa trong nước chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Nghị định cũng quy định chi tiết cách tính ưu đãi.
Đối với nhà thầu trong nước: hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải có tổng số lao động là nữ giới, thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ 25% trở lên có HĐLĐ tối thiểu 03 tháng…
Trường hợp gói thầu xây lắp có giá thầu không quá 05 tỷ chỉ cho phép nhà thầu là DN cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia đấu thầu.
Nghị định có hiệu lực từ 15/08/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 89 của Luật Đấu thầu và Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật về hình sự.
4. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:
1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 8 và 9 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 6 và 7 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
4. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm việc sử dụng lao động quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.
1. Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách ban hành quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 4 Điều 73, Khoản 10 Điều 74 và Điểm e Khoản 2 Điều 75 của Luật Đấu thầu.
2. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu, cụ thể như sau:
a) Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;
b) Biện pháp đình chỉ được áp dụng để khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra và được thực hiện đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đến trước khi ký kết hợp đồng; trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng sau khi ký kết hợp đồng;
c) Trong văn bản đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do, nội dung, biện pháp và thời gian để khắc phục vi phạm về đấu thầu;
d) Biện pháp tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu do người có thẩm quyền quyết định khi phát hiện các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu không phù hợp quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan.
1. Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị hoặc yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Phương thức kiểm tra bao gồm kiểm tra trực tiếp, yêu cầu báo cáo.
2. Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mình quyết định đầu tư nhằm mục đích quản lý, điều hành và chấn chỉnh hoạt động đấu thầu bảo đảm đạt được mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước, Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; các doanh nghiệp nhà nước chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu khi có yêu cầu của người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu tại địa phương mình.
4. Kiểm tra đấu thầu bao gồm kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
a) Nội dung kiểm tra định kỳ bao gồm:
- Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu, phân cấp trong đấu thầu;
- Kiểm tra công tác đào tạo về đấu thầu;.
- Kiểm tra việc cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;
- Kiểm tra việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Kiểm tra nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;
- Kiểm tra trình tự và tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt;
- Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác đấu thầu;
- Kiểm tra việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi về công tác đấu thầu.
b) Nội dung kiểm tra đột xuất: Căn cứ theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quy định các nội dung kiểm tra cho phù hợp.
5. Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo, kết luận kiểm tra. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đã nêu trong kết luận kiểm tra. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì cần đề xuất biện pháp xử lý hoặc chuyển cơ quan thanh tra, điều tra để xử lý theo quy định.
6. Nội dung kết luận kiểm tra bao gồm:
a) Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại đơn vị được kiểm tra;
b) Nội dung kiểm tra;
c) Nhận xét;
d) Kết luận;
đ) Kiến nghị.
1. Người có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị có chức năng quản lý về hoạt động đấu thầu tham gia giám sát, theo dõi việc thực hiện của chủ đầu tư, bên mời thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu để bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Người có thẩm quyền quyết định và chỉ đạo việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm do mình quyết định khi thấy cần thiết; tập trung giám sát, theo dõi đối với các chủ đầu tư, bên mời thầu có thắc mắc, kiến nghị, đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, các gói thầu có giá trị lớn, đặc thù, yêu cầu cao về kỹ thuật.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc các cơ quan này có trách nhiệm chủ trì, tổ chức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với trường hợp Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương là người có thẩm quyền. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; tổ chức việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các dự án do địa phương quyết định đầu tư hoặc quản lý.
4. Nội dung giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu trong việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu, bao gồm:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: Chất lượng báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thương thảo hợp đồng;
d) Thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện và ký kết hợp đồng: Quá trình hoàn thiện hợp đồng, nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
5. Phương thức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu:
a) Đối với các gói thầu cần được tổ chức giám sát, theo dõi thì người có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới các chủ đầu tư, bên mời thầu;
b) Bên mời thầu có trách nhiệm công khai tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi cho các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi khi nhận được yêu cầu bằng văn bản;
d) Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định pháp luật về đấu thầu, cá nhân hoặc đơn vị thực hiện việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng văn bản đến người có thẩm quyền để có những biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảm hiệu quả của quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.
6. Trách nhiệm của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu:
a) Trung thực, khách quan; không gây phiền hà cho chủ đầu tư, bên mời thầu trong quá trình giám sát, theo dõi;
b) Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ quá trình giám sát, theo dõi;
c) Tiếp nhận thông tin phản ánh của nhà thầu và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu của gói thầu đang thực hiện giám sát, theo dõi;
d) Bảo mật thông tin theo quy định;
đ) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
IMPOSITION OF PENALTIES FOR VIOLATIONS AND SUPERVISION OF BIDDING
Section 1: IMPOSITION OF PENALTIES FOR VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON BIDDING
Article 121. Penalties for violations against regulations on bidding
1. Any entity committing any violation against the law on bidding shall be given a warning or a fine under the regulations of the law on imposition of penalties for administrative violations in the field of planning and investment.
2. Any entity committing any violation prescribed in Article 89 of the Law on Bidding and Clause 8 Article 12 of this Decree shall be prohibited from participating in the bidding.
3. Any individual committing any violation against the law on bidding which constitutes crimes under the regulations of the Criminal law shall be liable to criminal prosecution.
4. Any official committing any violation against the law on bidding shall be penalized under the regulation of the law on officials.
Article 122. Prohibition of participation in selection of contractors
Depending on the degree of the violation, an entity shall be:
1. Prohibited from participating in the bidding for 03 year to 05 years when committing any violation against the regulations in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 89 of the Law on Bidding;
2. Prohibited from participating in the bidding for 01 year to 03 years when committing any violation against the regulations in Clauses 8 and 9 Article 89 of the Law on Bidding;
3. Prohibited from participating in the bidding for 06 months to 01 year when committing any violation against the regulations in Clauses 6 and 7 Article 89 of the Law on Bidding;
4. Prohibited from participating in the bidding for 01 year to 05 years when committing any violation against the regulations on use of employees prescribed in Clause 8 Article 12 of this Decree.
Article 123. Bidding cancellation, bidding suspension and invalidation of bidding result
1. The competent persons, investors and procuring entities may cancel the bidding when the bidders commit violations against the regulations of the law on bidding and other law provisions by issuing the Decisions on bidding cancellation in accordance with the regulations in Clause 4 Article 73, Clause 10 Article 74 and Point e Clause 2 Article 75 of the Law on Bidding.
2. The bidding suspension, invalidation of bidding result and decisions of the investors and procuring entities are prescribed as follows:
a) The bidding suspension and invalidation of bidding result shall be applied when there are evidences that the bidders commit violations against the regulations of the law on bidding and other relevant law provisions, which makes the bidding uncompetitive, partial and economically ineffective or falsifies the bidding result;
b) The bidding shall be suspended right after the violations are committed before the bidding result is approved. The bidding result shall be invalidated from the approval for the bidding result to the contract signing; or after the contract signing if necessary;
c) The record on the bidding suspension and invalidation of bidding result must specify the reasons, measures and time to remedy the violations against the regulations of the law on bidding;
d) The competent persons shall invalidate the decisions of the investors and procuring entities if such decisions are unconformable with the regulations of the law on bidding and relevant law provisions.
Article 124. Compensation for damage due to violations against law on bidding
Any wrongdoer committing violations against the law on bidding and causing damage must compensate for such damage under the regulations of the law on compensation for damage and other law provisions.
Section 2: INSPECTION AND SUPERVISION OF BIDDING
Article 125. Inspection of bidding
1. The bidding shall be inspected periodically or irregularly at the request of the Prime Minister, Presidents of the People’s Committees of provinces, competent persons of the inspecting authorities in charge of bidding in accordance with the regulations in Clause 2 this Article. Methods of inspection can be direct inspection or report.
2. The Ministers, Heads of ministerial-level authorities, Governmental authorities, other central authorities, Presidents of the People’s Committees of provinces; Directors of the provincial Departments of Planning and Investment, Heads of Departments under the management of the People’s Committees of provinces; Presidents of the People’s Committees of districts; ; Chiefs of state-owned enterprises shall direct the inspection of bidding of the units under their management and the projects approved by themselves to administer the bidding in order to enhance the progress and effectiveness of the bidding and detect, prevent and deal with the violations against the law on bidding.
3. The Ministry of Planning and Investment shall take charge and inspect the bidding across Vietnam; the Ministers, Heads of ministerial-level authorities, Governmental authorities, other central authorities; the People’s Committees of provinces; the provincial Departments of Planning and Investment and departments under the management of the People’s Committees of provinces and the People's Committees of districts; the state-owned enterprises shall take charge and inspect the bidding as required by the competent persons of the inspecting authorities in charge of bidding. The provincial Departments of Planning and Investment shall assist the People’s Committees of provinces in taking charge and conducting local inspection of bidding.
4. Inspection of bidding including periodic inspection and surprise inspection.
a) A periodic inspection involves:
- Inspecting the issuance of guiding documents on bidding, and division of responsibility for bidding;
- Inspecting the training in bidding;
- Inspecting the issuance of the Training certificates of bidding; practice certificates of bidding;
- Inspecting the formulation of and approval for the plan to select the contractors, EOI request, invitation for prequalification, invitation for bid, request for proposals, result of the selection of the contractors;
- Inspecting the contract and the adherence to the legal grounds for the signing and execution of the contract;
- Inspecting the procedures for and progress of the execution of the contract according to the approved plan to select the contractors;
- Inspecting the report on the bidding;
- Inspecting the inspection and supervision of the bidding.
b) According to each request for surprise inspection, and Decision on inspection, the chief inspector shall regulate the suitable inspection activities.
5. There must be inspection report and conclusion after each inspection ends. The inspecting authorities shall monitor the handling of the problems (if any) mentioned in the inspection conclusion. In case of any violation, it is required to impose the handling measures or send a report to the inspecting authorities for consideration.
6. An inspection conclusion includes:
a) The bidding at the inspected unit;
b) Inspected contents;
c) Comments;
d) Conclusion;
dd) Recommendations.
Article 126: Supervision of bidding
1. The competent persons shall appoint the regulatory individuals or bodies in charge of bidding to supervise the execution of the investors, procuring entities during the selection of the contractors to endure the adherence to the regulations of the law on bidding.
2. The competent persons shall decide and direct the supervision of the bidding regarding the contracts of the projects and budget estimates approved by themselves if necessary; supervise the sole source contracts, high value contracts of which the investors and procuring entities posing questions.
3. The Ministry of Planning and Investment shall take charge and supervise the bidding regarding the projects within the competence of the Prime Minister or at the request of the Prime Minister. The Ministries, ministerial-level authorities, Governmental authorities, other central authorities, units assigned to administer the bidding under the management of such authorities shall take charge and supervise the bidding in case the Ministers, Heads of ministerial-level authorities, Governmental authorities, and other central authorities are the competent persons. The provincial Departments of Planning and Investment shall take charge and supervise the bidding regarding the local projects.
4. A supervision of the compliance of the bidding with the regulations of the law on bidding involves supervising:
a) the compilation of invitation for bid, request for proposals (when preparing for the selection the contractor);
a) the release of the invitation for bid, request for proposals (when selecting the contractor);
c) the result of the evaluation of the bid-envelope, proposals, negotiation of the contract (when assessing the bid-envelope and proposals);
d) the assessment of and approval for the selection of the contractor;
dd) The process of the completion of the contract, contents of the contract and the adherence to the legal grounds for the signing and execution of the contract (when completing and signing the contract)
5. Methods of supervision of bidding:
a) The competent persons shall send written requests to the investors and procuring entities regarding the contracts needing supervising;
b) The procuring entities shall send the names and addresses of the supervising entities to the contractors having the invitations for bid and the proposals;
c) The procuring entities shall provide the information about the selection of the contractors for the supervising entities on receiving written requests;
d) The supervising entities in charge of bidding shall send written reports on the violations against the law on bidding to the competent persons for consideration to ensure the effectiveness of the selection of the contractors.
6. Responsibilities of every supervising entity in charge of bidding:
a) Stay honest and impartial; do not harass the investors and procuring entities during the supervision;
b) Request the investors and procuring entities to provide relevant information and documents which facilitate the supervision;
c) Receive the reflections of the contractors and other entities related to the selection of contractors on the supervised contracts;
d) Protect the information under the regulations;
dd) Fulfill other obligations under the regulations of the law on bidding and other law provisions.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực