Chương VII Nghị định 63/2014/NĐ-CP: Mua sắm tập trung, mua sắm thường xuyên, mua thuốc, vật tư y tế và sản phẩm, dịch vụ công
Số hiệu: | 63/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2014 |
Ngày công báo: | 12/07/2014 | Số công báo: | Từ số 663 đến số 664 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu 2013
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 63/2014/NĐ-CP để kịp thời hướng dẫn Luật đấu thầu có hiệu lực vào 01/07/2014.
Nghị định đưa ra nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, gồm:
- Ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn;
- Nguyên tắc chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất;
- Đối với gói thầu hỗn hợp, nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Hàng hóa trong nước chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Nghị định cũng quy định chi tiết cách tính ưu đãi.
Đối với nhà thầu trong nước: hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải có tổng số lao động là nữ giới, thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ 25% trở lên có HĐLĐ tối thiểu 03 tháng…
Trường hợp gói thầu xây lắp có giá thầu không quá 05 tỷ chỉ cho phép nhà thầu là DN cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia đấu thầu.
Nghị định có hiệu lực từ 15/08/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập trung thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thì đơn vị mua sắm tập trung thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp thực hiện việc lựa chọn nhà thầu.
2. Đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải áp dụng mua sắm tập trung, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung thỏa thuận khung và ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung trên cơ sở thỏa thuận khung. Trường hợp ký kết hợp đồng với nhà thầu khác không được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung thì không được thanh toán hợp đồng.
3. Việc áp dụng đấu thầu qua mạng đối với mua sắm tập trung được thực hiện theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quy định.
4. Trường hợp lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc nhiều người có thẩm quyền khác nhau, người có thẩm quyền của các gói thầu thỏa thuận, ủy quyền cho một người có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu; trong trường hợp này, người có thẩm quyền giao cho một đơn vị trực thuộc có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện việc tổ chức lựa chọn nhà thầu và thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Điều 69 của Nghị định này.
1. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật Đấu thầu, đối với quy định tại Khoản 2 Điều 74 và Điểm c Khoản 2 Điều 75 của Luật Đấu thầu được thực hiện theo một trong hai cách sau:
a) Trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu;
b) Ký văn bản thỏa thuận khung theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu.
2. Cấp trên của đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.
1. Quy trình mua sắm tập trung tổng quát:
a) Tổng hợp nhu cầu;
b) Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
d) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
đ) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;
e) Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
g) Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung;
h) Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu thì không tiến hành ký kết thỏa thuận khung theo quy định tại Điểm g Khoản này;
i) Quyết toán, thanh lý hợp đồng.
2. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu thực hiện mua sắm tập trung có thể chia thành nhiều phần để tổ chức đấu thầu lựa chọn một hoặc nhiều nhà thầu trúng thầu.
1. Hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại.
2. Trách nhiệm ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung:
a) Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia. Riêng danh mục thuốc mua sắm tập trung do Bộ Y tế ban hành;
b) Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình.
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, đơn vị mua sắm tập trung quy định cụ thể về nội dung chi tiết của thỏa thuận khung trong hồ sơ mời thầu cho phù hợp nhưng phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phạm vi cung cấp hàng hóa, dịch vụ; bảng kê số lượng hàng hóa, dịch vụ;
2. Thời gian, địa điểm giao hàng, cung cấp dịch vụ dự kiến;
3. Điều kiện bàn giao hàng hóa, dịch vụ; tạm ứng, thanh toán, thanh lý hợp đồng;
4. Mức giá trần tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ;
5. Điều kiện bảo hành, bảo trì; đào tạo, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
6. Trách nhiệm của nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
7. Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp ký hợp đồng mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
8. Trách nhiệm của đơn vị mua sắm tập trung;
9. Thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận khung;
10. Xử phạt do vi phạm hợp đồng;
11. Các nội dung liên quan khác.
Nội dung mua sắm thường xuyên (trừ trường hợp mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án; mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh) bao gồm:
1. Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
2. Mua sắm vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
3. Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;
4. May sắm trang phục ngành (gồm cả mua sắm vật liệu và công may);
5. Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
6. Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);
7. Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
8. Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; dịch vụ thuê trụ sở làm việc và hàng hóa khác; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định và các dịch vụ khác;
9. Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn trong mua sắm khác;
10. Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);
11. Các loại hàng hóa, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên được thực hiện theo quy định về lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án nêu tại Chương II và Chương III của Luật Đấu thầu.
1. Việc mua thuốc thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định trong Luật Đấu thầu phải bảo đảm các nguyên tắc chung sau đây:
a) Thuốc trúng thầu có mức giá hợp lý tương ứng với chất lượng, điều kiện giao hàng, bảo quản thuốc và các điều kiện liên quan khác;
b) Nhà thầu trúng thầu cung cấp thuốc phải bảo đảm cung cấp thuốc theo đúng các thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng;
c) Nhà thầu trúng thầu cung cấp thuốc phải bảo đảm thuốc đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong tất cả các khâu của quá trình thực hiện hợp đồng từ nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bàn giao thuốc;
d) Phải thực hiện mua sắm tập trung đối với những loại thuốc trong nước chưa sản xuất được, trừ những loại thuốc thuộc danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá;
đ) Đối với gói thầu mua thuốc quy mô nhỏ nhưng mặt hàng thuốc cần được lựa chọn trên cơ sở kết hợp giữa chất lượng và giá thì có thể áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ.
2. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư y tế thực hiện như đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
1. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý;
b) Người đại diện theo pháp luật của cơ sở y tế ngoài công lập chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của đơn vị mình trong trường hợp có ký hợp đồng tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu:
a) Thủ trưởng các cơ sở y tế công lập chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của đơn vị mình;
b) Trường hợp mua thuốc tập trung theo quy định tại Mục 1 Chương này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Nghị định này;
c) Người đại diện theo pháp luật của cơ sở y tế ngoài công lập chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của đơn vị mình trong trường hợp có ký hợp đồng tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội.
1. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc mua tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá trên cơ sở đề xuất của Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc;
b) Tổ chức mua thuốc tập trung ở cấp quốc gia, chủ trì đàm phán giá;
c) Xây dựng lộ trình và hướng dẫn mua thuốc tập trung ở cấp quốc gia, cấp địa phương, bảo đảm từ năm 2016 thực hiện trên phạm vi toàn quốc;
d) Căn cứ các tiêu chí cơ bản như: Số đăng ký đã được công bố, giá thuốc mà doanh nghiệp sản xuất trong nước đã kê khai với cơ quan có thẩm quyền, số lượng số đăng ký tối thiểu theo dạng bào chế và hợp chất và các tiêu chí cần thiết khác để ban hành danh mục thuốc trong nước sản xuất được, đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp;
đ) Định kỳ hàng năm, tiến hành sơ tuyển để lựa chọn danh sách các nhà sản xuất, nhà cung cấp thuốc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và uy tín để làm cơ sở cho việc mời tham gia đấu thầu hạn chế.
2. Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập bao gồm đại diện Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp dược và đại diện các tổ chức khác có liên quan. Hội đồng có trách nhiệm tư vấn cho Bộ Y tế trong các vấn đề sau đây:
a) Nghiên cứu, đề xuất danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc mua tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá;
b) Tham gia tư vấn trong quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đối với mua thuốc tập trung ở cấp quốc gia;
c) Tham gia tư vấn trong quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đối với hình thức đàm phán giá ở cấp quốc gia.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc từ khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu;
b) Công khai giá từng loại thuốc trúng thầu được thanh toán, giá thuốc trúng thầu trung bình được thanh toán từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế của từng bệnh viện, địa phương, Bộ Y tế trên trang thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1. Gửi thông báo mời đàm phán đến các nhà thầu cung cấp thuốc (nhà sản xuất, nhà cung cấp) trong đó nêu rõ địa điểm, thời gian, loại thuốc cần đàm phán về giá.
2. Nhà thầu cung cấp thuốc căn cứ thông báo mời đàm phán để lập hồ sơ chào giá thuốc trong đó phải nêu rõ đặc tính dược lý, xuất xứ, số lượng, giá chào, điều kiện giao hàng và các nội dung liên quan khác.
3. Hội đồng đàm phán tiến hành đàm phán giá với từng nhà thầu cung cấp thuốc để xác định nhà thầu đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng, điều kiện bảo quản, giao hàng, các yêu cầu khác liên quan đến kỹ thuật, chất lượng và xác định giá chào của nhà thầu.
4. Trường hợp có từ 02 nhà thầu cung cấp thuốc trở lên tham gia đàm phán giá, sau khi đàm phán, căn cứ kết quả đàm phán, Hội đồng đàm phán đề nghị các nhà thầu cung cấp thuốc chào lại giá; trong văn bản đề nghị chào lại giá phải nêu rõ thời hạn, địa điểm tiếp nhận hồ sơ chào lại giá, thời điểm mở các hồ sơ chào lại giá đồng thời mời các nhà thầu cung cấp thuốc tham dự lễ mở hồ sơ chào lại giá. Khi chào lại giá, nhà thầu không được chào giá cao hơn giá đã đàm phán trước đó. Nhà thầu có giá chào lại thấp nhất được công nhận trúng thầu.
5. Cơ sở y tế trực tiếp sử dụng thuốc ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp thuốc được công nhận trúng thầu thông qua đàm phán giá.
Chỉ định thầu rút gọn áp dụng đối với việc mua thuốc trong các trường hợp sau đây:
1. Gói thầu nằm trong hạn mức được chỉ định thầu quy định tại Điều 54 của Nghị định này;
2. Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm phát sinh đột xuất theo nhu cầu đặc trị được Bộ Y tế ban hành nhưng chưa đưa vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
3. Thuốc chưa có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động chuyên môn trong trường hợp cấp bách như: Dịch bệnh, thiên tai, địch họa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh;
4. Thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, cần mua gấp nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động chuyên môn trong trường hợp cấp bách;
5. Thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đã được duyệt nhưng trong năm nhu cầu sử dụng vượt số lượng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp.
2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm: Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá đạt của từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc;
b) Năng lực sản xuất và kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy sản xuất, địa điểm bảo quản thuốc;
c) Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu hoặc chủng loại thuốc cụ thể. Nhà thầu đạt tất cả nội dung nêu tại Khoản này được đánh giá đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
3. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật: Sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá theo thang điểm 100 hoặc 1.000, cụ thể như sau:
a) Chất lượng thuốc: Từ 60% đến 80% tổng số điểm;
b) Đóng gói, bảo quản, giao hàng: Từ 20% đến 40% tổng số điểm;
Tổng tỷ trọng điểm của nội dung quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này bằng 100%;
c) Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi có điểm về kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm và điểm của từng nội dung yêu cầu về chất lượng thuốc; về đóng gói, bảo quản, giao hàng không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó.
1. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo các hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế được thực hiện theo quy định tại Chương II của Nghị định này; theo các hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và tự thực hiện được thực hiện theo quy định tại Chương V của Nghị định này.
2. Mua thuốc tập trung thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương này.
Quy trình lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc dự án.
1. Các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu:
a) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công có giá gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu quy định tại Khoản 1 Điều 54 của Nghị định này;
b) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công mà chỉ có 01 nhà cung cấp duy nhất trên địa bàn có khả năng thực hiện và đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
2. Điều kiện chỉ định thầu:
Nhà thầu được chỉ định thầu thực hiện gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công phải có đủ năng lực về vốn, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và đội ngũ người lao động đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.
3. Căn cứ chỉ định thầu:
a) Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
b) Đơn giá hoặc giá của gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được xác định trên cơ sở áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với sản phẩm, dịch vụ công thuộc danh mục phải thẩm định giá thì đơn giá chỉ định thầu là đơn giá nêu trong thông báo thẩm định giá của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật về giá và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Số lượng, khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công cần thực hiện theo chỉ tiêu được người có thẩm quyền phê duyệt;
d) Thời gian triển khai và thời gian hoàn thành;
đ) Dự toán được người có thẩm quyền giao.
4. Quy trình chỉ định thầu gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công:
a) Quy trình chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ công có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng, đối với gói thầu cung cấp sản phẩm công có giá gói thầu không quá 01 tỷ đồng được thực hiện theo quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại Điều 56 của Nghị định này;
b) Quy trình chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ngoài trường hợp nêu tại Điểm a Khoản này thì thực hiện theo quy trình chỉ định thầu thông thường quy định tại Điều 55 của Nghị định này.
BULK PURCHASING, REGULAR PURCHASES, PURCHASES OF MEDICINES, MEDICAL EQUIPMENT, AND PUBLIC PROCUREMENT
Article 68. Rules for bulk purchasing
1. The purchases must be made via a unit specialized in bulk purchasing (hereinafter referred to as bulk-purchasing unit) of a Ministry, ministerial agency, Governmental agency, a central agency, the People’s Committee of a province, or a company. If the bulk-purchasing unit is not capable, it shall hire a professional bidding organizer to select a contractor.
2. With regard to goods and services on the list of goods/services that must be purchased in bulk, the buyer shall recognize the result of contractor selection, the framework agreement, and sign a contract with the selector contractor via shopping pursuant to the framework agreement. If the contract is signed with a contractor other than that selected via shopping, the contract shall not be paid for.
3. Application of online bidding to bulk purchasing shall be carried out under the roadmap approved by the Prime Minister.
4. When selecting contractors to perform similar contracts within the competence of different persons, such persons shall reach an agreement on authorizing a competent person as prescribed in Article 73 of the Law on Bidding; in this case, the competent person shall appoint a unit capable of selecting a contractor and fulfill other obligations prescribed in Article 69 of this Decree.
Article 69. Responsibilities to bulk purchasing
1. The bulk-purchasing unit shall fulfill the obligations in Article 74 and Article 75 of the Law on Bidding. Regulations in Clause 2 Article 74 and Point c Clause 2 Article 75 of the Law on Bidding shall be implemented as follows:
a) Directly sign a contract with the selected contractor as prescribed in Point a Clause 3 Article 44 of the Law on Bidding;
b) Sign a written agreement as prescribed in Point b Clause 3 Article 44 of the Law on Bidding.
2. The entity superior to the bulk-purchasing unit shall discharge its duties prescribed in Article 73 of the Law on Bidding.
Article 70. Overall bulk purchasing process
1. Overall bulk purchasing process:
a) Survey the needs;
b) Make, evaluate, and approve the contractor selection plan;
c) Prepare for contractor selection;
d) Carry out the contractor selection;
dd) Evaluate bid-envelopes and negotiate the contract;
e) Verify, approve, and announce the result of contractor selection;
g) Complete and sign the framework agreement;
h) Complete, sign, and perform the contract with the selected contractor. If the bulk-purchasing unit directly signs a contract with the selected contractor, the framework agreement mentioned in Point g of this Clause may be omitted;
i) Pay for and finalize the contract.
2. Depending on the scale and characteristics of the contract, the bulk-purchasing process may be divided into multiple parts, each of which may be performed by a separate contractor.
Article 71: List of goods and services purchased in bulk
1. Goods and services shall be put on the list of goods and services purchased in bulk when:
a) They are purchased in large quantities or commonly used at many organizations;
b) Goods or services must be consistent and modern.
2. Responsibility to issue the list of goods/services purchased in bulk:
a) The Ministry of Finance shall issue to issue the national list of goods/services purchased in bulk. The Ministry of Health shall issue the list of medicines purchased in bulk;
b) Ministries, regulatory bodies, local governments and companies shall issue their own lists of goods/services purchased in bulk.
Article 72. Contents of the framework agreement
Depending on the scale and characteristics of the contract, the bulk-purchasing unit shall specify the contents of the framework agreement in the invitation for bids, which consist of:
1. The goods/services provided; quantities of goods/services;
2. Intended delivery time and location;
3. Conditions for transfer of goods/services; advances, payments, and contract finalization;
4. Ceiling prices of goods/services;
5. Warranty, maintenance; training, instructions on using goods/services;
6. Responsibilities of the goods/services provider;
7. Responsibilities of the unit that directly signs the sale contract;
8. Responsibilities of the bulk-purchasing unit;
9. Effective period of the framework agreement;
10. Penalties for contract breaches;
11. Relevant contents.
Regular purchases (except for purchases of supplies and equipment for the project; specialized equipment and vehicles serving national defense and security) include:
1. Purchases of working equipment under government’s regulations on standards and limits on working equipment of state agencies, officials and civil servants;
2. Purchases of supplies, tools, and equipment serving regular operation;
3. Purchases of machinery and equipment serving professional operation, assurance of occupational safety and fire safety;
4. Purchases of professional outfits (including payment for materials and tailoring services);
5. Purchases of IT products: machines, equipment, accessories, software, and other IT products, including installation, test run, warranty (if any) IT projects funded by government budget according to government’s regulations on management of IT applications funded by government budget.
6. Purchases of means of transport: cars, bikes, ships, boats, and other vehicles (if any);
7. Publications, documents, forms, stamps, books, videos, and propagation products serving professional operation;
8. Maintenance, repair of machines, equipment, vehicles; lease of the office building and other goods; lease of the transmission lines; insurance, supply of electricity, water; telephone line, and other services;
9. Consulting services include: consultancy on technology selection; bid-envelope evaluation, and other consulting services;
10. Industrial property rights, intellectual property rights (if any);
11. Other goods/services purchased for the purpose of sustaining the normal operation of the unit.
Article 74. Regular purchase process
The selection of a contractor for regular purchase must comply with regulations on selection of contractors for the projects mentioned in Chapter II and Chapter II of the Law on Bidding.
Section 3: Purchase of medicines and medical equipment
Article 75: PURCHASE OF MEDICINES AND MEDICAL EQUIPMENT
1. Purchase of medicines by selection of contractor as prescribed in the Law on Investment must comply with the rules below:
a) The selected medicines have reasonable prices and satisfy requirements with regard to quality, delivery, preservation, and relevant clauses;
b) The selected contractor must supply medicines in accordance with the concluded contract;
c) The selected contractor must ensure that the supplied medicines satisfy quality requirements with regard to all stages of the contract, including raw materials, manufacture, packaging, delivery, preservation, and transfer;
d) Medicines that cannot be manufactured in Vietnam shall be purchased in bulk, except for those with negotiable prices;
dd) Single-stage two-envelope bidding process may be applied to minor contracts for medicine supply if both quality and prices of medicines must be considered.
2. The selection of contractor for supply of medical equipment is similar to the process applied to goods purchase contracts.
Article 76. Entitlements to medicine purchase
1. Entitlements to approve the contractor selection plan:
a) Ministers; Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies and other central agencies; Presidents of the People’s Committee of provinces shall consider approving the plans for selection of medicines supplier of public medical facilities under their management;
b) Legal representatives of non-public medical facilities shall consider approving the plans for selection of their medicine suppliers if contracts for medical services covered by health insurance are signed with social insurance authorities.
2. Entitlements to approve the contractor selection plan:
a) Heads of public medical facilities shall consider approving invitations for bids, requests for proposals, and result of selection of their medicine suppliers;
b) When buying medicines in bulk as prescribed in Section 1 of this Chapter, the President of the People’s Committee of the province shall delegate the Director of the Service of Health to consider approving the invitation for bids and the selected medicine suppliers of the units under their management as prescribed in Clause 1 Article 69 of this Decree;
c) Legal representatives of non-public medical facilities shall consider approving the invitations for bids, requests for proposals, and result of selection of their medicine suppliers if contracts for medical services covered by health insurance are signed with social insurance authorities.
Article 77. Responsibilities of various authorities to medicine purchasing
1. The Ministry of Health shall:
a) Issue lists of medicines purchased via bidding, medicines purchased in bulk, and medicines with negotiable prices according to proposals of the National Medicine Bidding Council;
b) Hold national bulk purchases of medicines and preside price negotiations;
c) Formulate a roadmap and provide guidance on purchase of medicines for local governments, ensure bulk purchases of medicines are nationwide from 2016.
d) Compile a list of medicines that can be manufactured in Vietnam, which meet the requirements with regard to effectiveness, prices, and supply, according to registration numbers, medicine prices declared by domestic manufacturers, minimum registered quantity according to dosage form and compound, and other criteria;
dd) Annually make a short list of medicine manufacturers and suppliers that are experienced, competent, and reliable, which is the basis for holding selective bidding.
2. The National Medicine Bidding Council, the establishment of which is decided by the Minister of Health, consists of representatives of the Ministry of Health, the Ministry of Finance, Social Insurance Office, Vietnam Pharmacy Company Association, and relevant organizations. The Council shall provide the Ministry of Health with consultancy on:
a) Compilation of lists of medicines purchased via bidding, medicines purchased in bulk, and medicines with negotiable prices;
b) Selection of medicine suppliers during national bulk purchasing process;
b) Selection of medicine suppliers during national price negotiation process;
3. Social Insurance Office shall:
a) Participate in the selection of medicines suppliers;
b) Announce prices of selected medicines and average prices of selected medicines that are covered by health insurance fund of each hospital, local budget, and the Ministry of Health on the website of Social Insurance Office.
Article 78. Medicine price negotiation process
1. An invitation to negotiate shall be sent to medicine suppliers (manufacturers, suppliers) specifying the location, time, and types of medicines.
2. Based on the invitation, each invited medicine supplier shall make a quotation for medicines, which specifies their pharmacology, origins, quantity, offered prices, delivery clause, and relevant contents.
3. The negotiation council shall enter into a price negotiation with each medicine supplier to determine the one that satisfy requirements with regard to quality, quantity, preservation, delivery, and other relevant requirements pertaining to specifications, quality, and price determination.
4. If two or more medicine suppliers enter into the price negotiation, the negotiation council shall request the suppliers to make another quotation after the negotiation. The request for another quotation must specify the deadline and location for receiving the quotation, the time for opening quotations, and invite the suppliers to attend the quotation opening ceremony. Prices in the new quotation must not exceed the negotiated prices. The supplier that offers the lowest price shall win the contract.
5. The medical facility that directly uses medicines shall sign a contract with the medicine supplier selected via price negotiation.
Article 79. Shortened no-bid contract awarding
Medicines shall be purchased under no-bid contracts in the following cases:
1. The contract does not exceed the limits on no-bid contracts prescribed in Article 54 of this Decree;
2. The medicines are rare, urgently needed, but not included in the contractor selection plan.
3. The medicines that are used for emergencies (epidemics, natural disasters, hostilities that seriously threaten patients’ health) are not on the list of bidding for medicine supply in the year, which is approved by a competent authority,
4. The medicines are on the list of bidding for medicine supply in the year, which is approved by a competent authority, but the result of contractor selection is not available or no contractor is selected while such medicines are urgently needed for emergencies;
5. The medicines are on an approved list of bidding for medicine supply in the year, but the demand exceeds the plan approved by a competent authority.
Article 80. Criteria for medicine evaluation
1. The criteria for evaluating bid-envelopes include criteria for evaluating experience and competence, criteria for technical evaluation, and criteria for overall evaluation.
2. Experience and competence shall be assessed as satisfactory or not satisfactory. The criteria must specify the minimum requirements for being satisfactory In particular:
a) Experience in performing similar contracts; experience in manufacture/sale of medicines;
b) Competence in manufacturing and sale; technical infrastructure of the medicine factory and the medicine storage;
c) Financial capacity: total assets, total debts, short-term assets, short-term debts, revenue, profit, value of unfinished contracts, and other criteria for evaluating the contractor’s financial capacity.
The each criterion mentioned in Points a, b, and c of this Clause depends on the requirements of each contract or category of medicines. Any contractor that satisfies all requirements in this Clause is considered satisfactory in terms of experience and competence.
3. Technical assessment criteria: on a scale from 1 to 100 or 1 to 1,000, particularly:
a) Medicine quality: 60% to 80%
b) Packaging, preservation, delivery: 20% to 40%;
c) The technical proposal is considered technically satisfactory if the technical score is not smaller than 80%, and the score of quality, packaging, preservation, delivery is not smaller than 60%.
Article 81. Selection of medicine suppliers and bulk purchase of medicines
1. The selection of medicine suppliers in the form of open bidding and selective bidding shall comply with Chapter II of this Decree; the selection in the form of no no-bid contract awarding, shopping, direct procurement, and self-supply shall comply with Chapter V of this Decree.
2. Bulk purchase of medicines shall comply with Section 1 of this Chapter.
Section 4: SELECTION OF CONTRACTORS SERVING PUBLIC PROCUREMENT
Article 82. Contractor selection process
The selection of a contractor serving public procurement is the same as the selection of a contractor to enter into a contract for non-consulting services or goods procurements of a project.
Article 83. No-bid contracts for public procurement
1. Public procurement shall be carried out under a no-bid contract in the cases below:
a) The value of the public procurement contract does not exceed the limits prescribed in Clause 1 Article 54 of this Decree;
b) There is only 01 contractor who satisfies the requirements of the contract for public procurements.
2. Conditions for no-bid contract awarding:
A contractor selected without bidding to perform a public procurement contract must satisfy requirements of the contract with regard to capital , technology, management capacity, and personnel.
3. Basis for no-bid contract awarding:
a) A decision to approve the plan for contractor selection.
b) A price list of the value of the public procurement contract based on technical/economic norms and budget limits issued by competent authorities. If goods/services in the public procurement contract must be valuated, the prices shall be decided by a specialized authority in accordance with regulations of law on pricing and relevant laws;
c) Quantity and quality of goods/services provided, which are approved by a competent person.
d) Time for commencement and completion;
dd) The budget set by a competent person.
4. Procedures for no-bid contract awarding:
a) The shortened process of no-bid contract awarding prescribed in Article 56 of this Decree shall apply to contracts for public services that do not exceed VND 500 million and contracts for public goods that do not exceed VND 01 billion;
b) The standard process of no-bid contract awarding prescribed in Article 55 of this Decree shall apply to public procurement contracts other than those mentioned in Point a of this Clause.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
Điều 6. Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước
Điều 7. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Điều 8. Thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Điều 17. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch
Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu
Điều 20. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Điều 28. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu
Điều 56. Quy trình chỉ định thầu rút gọn
Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
Điều 58. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường
Điều 60. Quy trình mua sắm trực tiếp
Điều 64. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ
Điều 68. Nguyên tắc trong mua sắm tập trung
Điều 69. Trách nhiệm trong mua sắm tập trung
Điều 87. Đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Điều 102. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, người đứng đầu doanh nghiệp
Điều 104. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định
Điều 107. Đăng ký, thẩm định, công nhận và xóa tên cơ sở đào tạo về đấu thầu
Điều 112. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý hoạt động đào tạo về đấu thầu
Điều 117. Xử lý tình huống trong đấu thầu
Điều 118. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
Điều 120. Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu
Điều 121. Các hình thức xử lý vi phạm trong đấu thầu
Điều 122. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu
Điều 123. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu