Chương IX Nghị định 63/2014/NĐ-CP: Hợp đồng
Số hiệu: | 63/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2014 |
Ngày công báo: | 12/07/2014 | Số công báo: | Từ số 663 đến số 664 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu 2013
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 63/2014/NĐ-CP để kịp thời hướng dẫn Luật đấu thầu có hiệu lực vào 01/07/2014.
Nghị định đưa ra nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, gồm:
- Ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn;
- Nguyên tắc chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất;
- Đối với gói thầu hỗn hợp, nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Hàng hóa trong nước chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Nghị định cũng quy định chi tiết cách tính ưu đãi.
Đối với nhà thầu trong nước: hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải có tổng số lao động là nữ giới, thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ 25% trở lên có HĐLĐ tối thiểu 03 tháng…
Trường hợp gói thầu xây lắp có giá thầu không quá 05 tỷ chỉ cho phép nhà thầu là DN cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia đấu thầu.
Nghị định có hiệu lực từ 15/08/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hợp đồng được ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự; được thỏa thuận bằng văn bản để xác lập trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện toàn bộ phạm vi công việc thuộc hợp đồng. Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định của pháp luật là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. Nội dung của hợp đồng phải được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đồng thời phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
3. Trước khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nội dung liên quan đến việc sử dụng trọng tài phải được quy định cụ thể trong hợp đồng.
1. Giá hợp đồng phải được xác định rõ trong hợp đồng kèm theo nguyên tắc quản lý các thay đổi, điều chỉnh (nếu có).
2. Giá hợp đồng cần được thể hiện chi tiết ở mức độ phù hợp trong bảng giá hợp đồng theo mẫu đã được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được thương thảo, hoàn thiện trước khi ký kết hợp đồng.
1. Đồng tiền sử dụng để thanh toán hợp đồng phải được quy định cụ thể trong hợp đồng và phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và không được trái với các quy định của pháp luật.
2. Các chi phí trong nước phải được thanh toán bằng đồng Việt Nam, các chi phí bên ngoài lãnh thổ Việt Nam được thanh toán bằng đồng tiền nước ngoài theo quy định trong hợp đồng.
3. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản và các hình thức khác do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật và phải được ghi trong hợp đồng.
1. Tạm ứng hợp đồng là khoản kinh phí được ứng trước cho nhà thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
2. Tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu để xác định mức tạm ứng phù hợp. Trong hợp đồng phải nêu rõ về mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng, thu hồi tạm ứng; trách nhiệm của các bên trong việc quản lý, sử dụng kinh phí tạm ứng; thu giá trị của bảo lãnh tạm ứng trong trường hợp sử dụng kinh phí tạm ứng không đúng mục đích.
3. Nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
4. Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì trong hợp đồng phải nêu rõ về kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng.
1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải được quy định rõ trong hợp đồng về nội dung điều chỉnh, nguyên tắc và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh.
2. Điều chỉnh đơn giá:
Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, trong hợp đồng phải quy định rõ các nội dung sau đây:
a)Thời điểm để tính toán đơn giá gốc (thông thường xác định tại thời điểm 28 ngày trước thời điểm đóng thầu) để làm cơ sở xác định chênh lệch giữa đơn giá trúng thầu và đơn giá điều chỉnh;
b) Các cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh đơn giá, trong đó chỉ số giá để làm cơ sở tính điều chỉnh đơn giá lấy theo chỉ số giá do Tổng cục Thống kê công bố hoặc chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố;
c) Phương pháp, công thức tính điều chỉnh đơn giá:
Việc xác định phương pháp, công thức tính điều chỉnh đơn giá phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp tính chất của gói thầu. Khuyến khích vận dụng các phương pháp tính đang áp dụng rộng rãi trên thị trường quốc tế như các mẫu quy định của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC), hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
3. Điều chỉnh khối lượng:
a) Nguyên tắc điều chỉnh khối lượng phải được quy định rõ trong hợp đồng nếu tại thời điểm ký hợp đồng chưa xác định được đầy đủ khối lượng cần phải thực hiện;
b) Những khối lượng công việc tăng do lỗi chủ quan của nhà thầu gây ra thì không được phép điều chỉnh;
c) Đối với những khối lượng công việc trong bảng giá hợp đồng mà thực tế thực hiện chênh lệch quá 20% khối lượng quy định ban đầu thì hai bên phải thỏa thuận nguyên tắc điều chỉnh đơn giá hợp lý, phù hợp với điều kiện thay đổi khối lượng (tăng hoặc giảm) khi thanh toán cho phần khối lượng thực hiện chênh lệch quá 20% này;
d) Những khối lượng phát sinh ngoài điều kiện quy định điều chỉnh ban đầu của hợp đồng hoặc trường hợp cần phải có sự tham gia của cả hai bên trong hợp đồng để ngăn ngừa, khắc phục các rủi ro thuộc trách nhiệm một bên thì hai bên cùng bàn bạc thống nhất biện pháp xử lý.
4. Trường hợp có phát sinh chi phí hoặc thay đổi tiến độ thực hiện thì hai bên phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng để làm cơ sở thực hiện.
1. Giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để thanh toán cho nhà thầu. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thanh toán theo đúng thời hạn trong hợp đồng thì chịu trách nhiệm trả lãi đối với phần giá trị thanh toán chậm cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng.
2. Việc thanh toán không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác.
3. Trong một hợp đồng có nhiều loại hợp đồng khác nhau thì áp dụng nguyên tắc thanh toán tương ứng với từng loại hợp đồng.
1. Nguyên tắc thanh toán:
Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần sau mỗi lần nghiệm thu với giá trị tương ứng với khối lượng công việc đã thực hiện hoặc một lần sau khi nhà thầu hoàn thành các trách nhiệm theo hợp đồng với giá trị bằng giá hợp đồng trừ đi giá trị tạm ứng (nếu có). Trường hợp không thể xác định được chi tiết giá trị hoàn thành tương ứng với từng hạng mục công việc hoặc giai đoạn nghiệm thu hoàn thành thì có thể quy định thanh toán theo tỷ lệ phần trăm (%) giá trị hợp đồng.
2. Hồ sơ thanh toán đối với hợp đồng trọn gói bao gồm:
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có). Biên bản xác nhận khối lượng này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, công việc của công trình phù hợp với thiết kế mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;
b) Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.
1. Nguyên tắc thanh toán:
a) Giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá cố định trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện;
b) Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng công việc này với đơn giá không thay đổi nêu trong hợp đồng;
c) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
2. Hồ sơ thanh toán bao gồm:
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);
b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);
c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng;
d) Đề nghị thanh toán của nhà thầu, trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn thanh toán;
đ) Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.
1. Nguyên tắc thanh toán:
a) Giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá điều chỉnh ghi trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện;
b) Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng công việc này;
c) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
2. Hồ sơ thanh toán bao gồm:
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);
b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);
c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá được điều chỉnh theo quy định của hợp đồng;
d) Đề nghị thanh toán của nhà thầu, trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn thanh toán;
đ) Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.
1. Nguyên tắc thanh toán:
a) Mức thù lao cho chuyên gia được tính bằng cách lấy lương của chuyên gia và các chi phí liên quan đến lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ lễ, nghỉ tết và các chi phí khác được nêu trong hợp đồng hoặc được điều chỉnh theo quy định nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ). Trường hợp thời gian làm việc thực tế của chuyên gia ít hơn hoặc nhiều hơn so với thời gian trong hợp đồng đã ký, việc thanh toán căn cứ theo thời gian làm việc thực tế mà chuyên gia đã thực hiện;
b) Các khoản chi phí liên quan (ngoài chi phí lương của chuyên gia quy định tại Điểm a Khoản này) bao gồm: Chi phí quản lý của đơn vị quản lý, sử dụng chuyên gia (nếu có); chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc, thông tin liên lạc và các chi phí khác thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng. Đối với mỗi khoản chi phí này, trong hợp đồng cần quy định rõ phương thức thanh toán như thanh toán theo thực tế dựa vào hóa đơn, chứng từ hợp lệ do nhà thầu xuất trình hoặc thanh toán trên cơ sở đơn giá thỏa thuận trong hợp đồng:
2. Hồ sơ thanh toán:
Tùy tính chất của công việc tư vấn để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như biên bản nghiệm thu kết quả của công việc tư vấn, tài liệu xác nhận tiến độ thực hiện hợp đồng và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.
1. Hợp đồng được thanh lý trong trường hợp sau đây:
a) Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;
b) Hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật.
2. Việc thanh lý hợp đồng phải được hoàn tất bằng biên bản thống nhất ký giữa hai bên. Biên bản thanh lý hợp đồng có thể được lập riêng hoặc như một phần của biên bản nghiệm thu đợt cuối cùng hoặc biên bản thống nhất chấm dứt hợp đồng với nội dung phù hợp với trách nhiệm các bên đã quy định trong hợp đồng và hợp đồng sẽ được coi là đã thanh lý trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các trách nhiệm trong biên bản thanh lý hợp đồng nêu trên; đối với những hợp đồng có quy mô lớn, phức tạp thì việc thanh lý hợp đồng được thực hiện trong thời hạn 90 ngày.
CONTRACT
Article 89. General principles of contracts
1. The written contracts are civil contracts which assign the parties the responsibilities to perform the tasks prescribed in such contracts. The valid contracts which are concluded by the parties and comply with the regulations of the law are the legal documents that assign the parties the responsibilities during the execution of such contracts.
2. The contracts must be drawn up according to the prescribed forms in the invitation for bid, proposals, and suitable to the conclusion of the contract negotiations, the results of the selection of contractors according to the requests of the contracts and guidance given by the regulatory authorities.
3. The parties can choose referees to settle disputes during the execution of the contracts before signing such contracts. The disputes needing settled by the referees must be prescribed in the contracts.
Article 90. Contractual prices
1. The contractual prices must be specifically prescribed in the contracts attached to the management rules about the amendments (if any).
2. The contractual prices must be specific and conformable with the contractual price brackets using the prescribed forms in the invitation for bid, request for proposals and concluded before the contracts are signed.
Article 91. Currency and methods of payment for contracts
1. The currency used for paying any contract must be specifically prescribed in such contract and conformable with the requests of the invitation for bid, request for proposals and the regulations of the law.
2. The expenditures arising within Vietnam’s territory shall be paid in VND, others shall be paid in foreign currencies under the regulations in the contract.
3. The contract can be paid in cash, via wire transfer or other methods agreed by the parties under the regulations of the law and prescribed in the contract.
1. An advance on the contract is an amount that is advanced to the contractor to carry out the contractual tasks.
2. The advance shall be determined according to the scope and nature of the contract. A contract must prescribe: the advance, time for advance, advance guarantee, withdrawal of advance; responsibilities of the parties to administer and use the advance; revocation of the guarantee if the advance is used for wrong purposes.
3. The contractor shall administer the advance as long as such advance is effectively used for the right purposes and objects. The advance must not be left idle or used for the wrong purposes.
4. Regarding the production of high value building components, semi-finished products and some materials need seasonally storing, the contract must prescribe the advance plan and the advance to ensure the progress of the contract.
Article 93. Adjustment to contractual prices workload
1. A contract must specify the adjustment to the contractual price including the adjustments, principles, time to calculate the adjustment and database to calculate the adjustment.
2. Adjustment to the unit prices:
Any contract using variable unit prices must specify:
a) The time to calculate the initial unit price (which is usually fixed 28 days before the deadline for bid submission) to determine the difference between the successful unit price and the variable unit prices;
b) The database to adjust the unit prices of which the price indexes to adjust the unit prices is the price indexes provided by the General Statistics Office or the construction price indexes provided by the Ministry of Construction and the People’s Committees of provinces;
c) Unit price adjustment formula:
The science-based unit price adjustment formulas must be conformable with the contract. The preferable formula is the popular formula such as the formula of the International Federation of Consulting Engineers (FIDIC), guidance of the World Bank (WB), Asian Development Bank (ADB).
3. Adjustment to the workload:
a) A contract must prescribe the principles to adjust the workload if the workload is not determined at the time such contract is signed;
b) The increased workload due to the subjective faults of the contractor must not be adjusted;
c) If the differential rate of the actual workload and the workload prescribed in the contractual price list is more than 20%, the parties must reach an agreement on suitable principles to adjust the unit price which is conformable with the conditions for the change in the workload when such difference is paid.
d) In case of the workloads that are not prescribed in the initial conditions for the change in the contract or the cases requiring the cooperation of two parties in preventing or minimizing the risks under the responsibility of one party, the parties shall discuss to find the handling measures.
4. Any expenditure arising or change in the progress must be reported to the competent authorities for consideration and the contract must be added appendices which serves as a basis for the implementation.
1. A contractor shall be paid depending on the contractual price and specific clauses on payment in the contract. If an investor does not make the payment later than the stipulated time in the contract, (s)he shall be liable to the late payment interest under the term of the contract.
2. The payment does not depend on the estimate as well as the currents regulations and instructions of the State on the limits and unit prices; unit prices in the invoice for the purchase items such as materials, machinery, equipment and other items.
3. In case there are various types of contracts in a contract, each type of contract shall be applied corresponding payment principles.
Article 95. Payment for lump sum contracts
1. Payment principles:
A lump sum contract can be paid several times after each inspection in proportion to each completed workload or can be paid in lump sum after the contractor completes all of the work in the contract by subtracting the advance (if any) from the contractual price. In case the specific payment amount in proportion to each work item or inspection stage cannot be determined, such amount can be determined based on the rate (%) of the contract value.
2. Payment documents on a lump sum contract include:
a) A record on the inspection of the workload which is confirmed by the contractor, investor and supervisor (if any). This record shall confirm the completion of the work, work item and work tasks conformable with the design. It is not required to confirm the specific completed workload;
b) With regard to the goods purchase: Depending on the nature of the goods, the payment documents may include: invoices of the contractor, list of packaged goods, transportation receipts, insurance form, Certificate of quality, record on the goods inspection, Certificate of Origin and other relevant documents.
Article 96. Payment for fixed unit price contracts
1. Payment principles:
a) The payment is calculated by multiplying the fixed unit price in the contract and the actual workload that the contractor has completed;
b) With regard to construction, if the actual workload that the contractor has completed following the design is less than the workload prescribed in the contract, the contractor shall be paid the payment for the actual workload. If the actual workload that the contractor has completed following the design is more than the workload prescribed in the contract, the contractor shall receive the payment for such difference using the fixed unit price in the contract;
c) The contractor shall receive the payment calculated on the basis of the record on the inspection of the completed workload which is confirmed by the investor, supervisor and contractor.
2. Payment documents include:
a) A record on the inspection of the workload which is confirmed by the contractor, investor and supervisor (if any);
b) A confirmation of the adjusted workload in comparison with the workload in the contract which is confirmed by the representative of the contractor, investor and supervisor (if any);
c) The spreadsheet of proposed payment based on the confirmed workload that is completed and the unit prices in the contract;
d) The proposal for payment of the contractor specifying the completed workload and value there of, differences compared to the contract, advances, and amounts payable;
dd) With regard to the goods purchase: Depending on the nature of the goods, the payment documents may include: invoices of the contractor, list of packaged goods, transportation receipts, insurance form, Certificate of quality, record on the goods inspection, Certificate of Origin and other relevant documents.
Article 97. Payment for variable unit price contracts
1. Payment principles:
a) The payment is calculated by multiplying the variable unit price in the contract and the actual workload that the contractor has completed;
b) With regard to construction, if the actual workload that the contractor has completed following the design is less than the workload prescribed in the contract, the contractor shall be paid the payment for the actual workload. If the actual workload that the contractor has completed following the design is more than the workload prescribed in the contract, the contractor shall receive the payment for such difference;
c) The contractor shall receive the payment calculated on the basis of the record on the inspection of the completed workload which is confirmed by the investor, supervisor and contractor.
2. Payment documents include:
a) A record on the inspection of the workload which is confirmed by the contractor, investor and supervisor (if any);
b) A confirmation of the adjusted workload compared with the workload in the contract which is confirmed by the representative of the contractor, investor and supervisor (if any);
c) The spreadsheet of proposed payment based on the confirmed workload that is completed and the unit prices in the contract or the adjusted unit price prescribed in the contract;
d) The proposal for payment of the contractor specifying the completed workload and value there of, differences compared to the contract, advances, and amounts payable;
dd) With regard to the goods purchase: Depending on the nature of the goods, the payment documents may include: invoices of the contractor, list of packaged goods, transportation receipts, insurance form, Certificate of quality, record on the goods inspection, Certificate of Origin and other relevant documents.
Article 98. Payment for time based contracts
1. Payment principles:
a) An expert shall receive the payment which is calculated by multiplying the expert’s salary, its relevant expenditures such as social insurance, medical insurance, unemployment insurance, days off, other expenditures prescribed in the contract or adjusted under the regulations and the actual working time (expressed as month, week, day or hour). If the actual working time of an expert is different from the working time prescribed in the contract, the expert shall receive the payment for the actual working time;
b) The relevant expenditures (excluding the salary of the expert prescribed in Point a this Clause) including: administrative expense of the regulatory unit and employment of experts (if any); expenditures on transportation, survey, leasing working office, communication and other expenditures shall be paid by the payment method prescribed in the contract. The payment for the expenditure must be specified such as paying the expenditure based on the valid invoices and documents provided by the contractor or paying such expenditure based on the unit prices prescribed in the contract.
2. Payment documents include:
Depending on the nature of the consultancy, the payment documents may include the record on the inspection of the result of the consultancy, documents on the progress on the execution of the contract and relevant documents.
Article 99. Contract finalization
1. A contract shall be finalized when:
a) The parties fulfill their obligations under the terms of the contract;
b) The contract is cancelled under the regulations of the law.
2. The contract finalization shall be recorded in writing and such record must be signed by both parties. The record on the contract finalization can be filed separately or part of the record on the final inspection or the record on the consensus on the end of the contract whose contents conformable to the responsibilities of the parties prescribed in the contract. The contract shall be considered to be finalized after 45 days from the day on which the parties to the contract fulfill their responsibilities prescribed in the abovementioned record on the contract finalization. If the contract is big and complicated, it shall be finalized within 90 days.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
Điều 6. Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước
Điều 7. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Điều 8. Thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Điều 17. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch
Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu
Điều 20. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Điều 28. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu
Điều 56. Quy trình chỉ định thầu rút gọn
Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
Điều 58. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường
Điều 60. Quy trình mua sắm trực tiếp
Điều 64. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ
Điều 68. Nguyên tắc trong mua sắm tập trung
Điều 69. Trách nhiệm trong mua sắm tập trung
Điều 87. Đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Điều 102. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, người đứng đầu doanh nghiệp
Điều 104. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định
Điều 107. Đăng ký, thẩm định, công nhận và xóa tên cơ sở đào tạo về đấu thầu
Điều 112. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý hoạt động đào tạo về đấu thầu
Điều 117. Xử lý tình huống trong đấu thầu
Điều 118. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
Điều 120. Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu
Điều 121. Các hình thức xử lý vi phạm trong đấu thầu
Điều 122. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu
Điều 123. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu