Chương I Nghị định 63/2014/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 63/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2014 |
Ngày công báo: | 12/07/2014 | Số công báo: | Từ số 663 đến số 664 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu 2013
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 63/2014/NĐ-CP để kịp thời hướng dẫn Luật đấu thầu có hiệu lực vào 01/07/2014.
Nghị định đưa ra nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, gồm:
- Ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn;
- Nguyên tắc chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất;
- Đối với gói thầu hỗn hợp, nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Hàng hóa trong nước chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Nghị định cũng quy định chi tiết cách tính ưu đãi.
Đối với nhà thầu trong nước: hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải có tổng số lao động là nữ giới, thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ 25% trở lên có HĐLĐ tối thiểu 03 tháng…
Trường hợp gói thầu xây lắp có giá thầu không quá 05 tỷ chỉ cho phép nhà thầu là DN cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia đấu thầu.
Nghị định có hiệu lực từ 15/08/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu.
2. Việc lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Luật Đấu thầu áp dụng đối với dự án đầu tư phát triển quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu, trừ việc lựa chọn nhà thầu liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí.
3. Trường hợp điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có quy định việc áp dụng thủ tục lựa chọn nhà thầu thì thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 của Luật Đấu thầu. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt thực hiện theo quy định của Nghị định này.
4. Trường hợp điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế không có quy định về việc áp dụng thủ tục lựa chọn nhà thầu, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định này.
1. Nhà thầu tham dự quan tâm, tham dự sơ tuyển phải đáp ứng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu.
2. Nhà thầu tham dự thầu gói thầu hỗn hợp phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu đó, trừ trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp.
3. Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.
4. Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;
b) Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau;
c) Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
d) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
5. Trường hợp đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn thì tập đoàn, các công ty con của tập đoàn được phép tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu của nhau. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn và là duy nhất trên thị trường thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả).
2. Trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn, hàng hóa, xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
1. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn:
a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định hoặc phương pháp dựa trên kỹ thuật, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm kỹ thuật của nhà thầu vào điểm kỹ thuật của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.
2. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp:
a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá đánh giá của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.
3. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc ưu đãi đối với hàng hóa trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
1. Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa được tính theo công thức sau đây:
D (%) = G*/G (%)
Trong đó:
- G*: Là chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế và các chi phí nhập ngoại bao gồm cả phí, lệ phí;
- G: Là giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế;
- D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa. D ³ 25% thì hàng hóa đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Cách tính ưu đãi:
a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:
Điểm ưu đãi = 0,075 x (giá hàng hóa ưu đãi /giá gói thầu) x điểm tổng hợp
Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi.
1. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc ưu đãi đối với hàng hóa trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu có tổng số lao động là nữ giới hoặc thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên và có hợp đồng lao động tối thiểu 03 tháng; nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Luật Đấu thầu được xếp hạng cao hơn hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu được đánh giá ngang nhau.
3. Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
4. Trường hợp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.
1. Trách nhiệm cung cấp thông tin:
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin nêu tại Điểm g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu;
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin nêu tại Điểm h Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
c) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
d) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu;
đ) Nhà thầu có trách nhiệm tự cung cấp và cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 và Điểm k Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
e) Cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu, chuyên gia có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến đào tạo, giảng dạy, hoạt động hành nghề về đấu thầu của mình cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.
2. Trách nhiệm đăng tải thông tin:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trong việc đăng tải thông tin về đấu thầu;
b) Thông tin hợp lệ theo quy định được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trên Báo đấu thầu. Khi phát hiện những thông tin không hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu để các đơn vị cung cấp thông tin biết, chỉnh sửa, hoàn thiện để được đăng tải.
3. Thông tin về lựa chọn nhà thầu qua mạng được bên mời thầu tự đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia nhưng phải bảo đảm hợp lệ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
4. Đối với những dự án, gói thầu thuộc danh mục bí mật nhà nước, việc công khai thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật nhà nước.
5. Khuyến khích cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu và các phương tiện thông tin đại chúng khác đối với những gói thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.
1. Trường hợp tự đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
a) Các đối tượng có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thực hiện đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điều 87 của Nghị định này và tự đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Đối với thông tin quy định tại các Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, bên mời thầu phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo thời gian quy định trong thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
c) Đối với thông tin quy định tại các Điểm a, d, đ, g và h Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, các tổ chức chịu trách nhiệm đăng tải thông tin phải bảo đảm thời điểm tự đăng tải thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành.
2. Trường hợp cung cấp thông tin cho Báo đấu thầu:
a) Đối với thông tin quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, thời hạn Báo đấu thầu nhận được thông tin tối thiểu là 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Các thông tin này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu;
b) Đối với thông tin quy định tại các Điểm d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, thời hạn Báo đấu thầu nhận được thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành. Các thông tin này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu.
3. Trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ khi các tổ chức tự đăng tải thông tin quy định tại các Điểm b, c, d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu có trách nhiệm đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu.
4. Trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ khi Báo đấu thầu nhận được thông tin quy định tại các Điểm b, c, d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, Báo đấu thầu có trách nhiệm đăng tải lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và trên Báo đấu thầu. Đối với thông tin quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, bên mời thầu phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo thời gian quy định trong thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu.
5. Việc cung cấp và đăng tải thông tin đối với đấu thầu qua mạng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 88 của Nghị định này.
1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
2. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:
a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
3. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;
b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
4. Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất:
a) Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
b) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
5. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
6. Đối với các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm, các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa là 50% mức chi phí quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu.
7. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.
8. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
9. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc sử dụng các khoản thu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
1. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được lưu giữ đến tối thiểu là 03 năm sau khi quyết toán hợp đồng, trừ hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu theo thời hạn sau đây:
a) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: Cùng thời gian với việc hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà thầu không được lựa chọn.
Trường hợp trong thời hạn quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, nhà thầu không nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính của mình thì bên mời thầu xem xét, quyết định việc hủy hồ sơ đề xuất về tài chính nhưng phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu không bị tiết lộ.
3. Trường hợp hủy thầu, hồ sơ liên quan được lưu giữ trong khoảng thời gian 12 tháng, kể từ khi ban hành quyết định hủy thầu.
4. Hồ sơ quyết toán, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan đến nhà thầu trúng thầu của gói thầu được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
GENERAL PROVISIONS
1. This Decree hereby details the implementation of several provisions of the Bidding Law regarding the selection of contractors who are eligible to be awarded contracts which are governed by the regulations stated in Clause 1 and Clause 2 Article 1 of the Bidding Law.
2. The selection of contractors for petroleum contracts as stipulated in Clause 4 Article 1 of the Bidding Law shall be applicable to the investment and development projects as regulated in Point a, b and c Clause 1 Article 1 of the Bidding Law, except for the selection of contractors directly involved in petroleum exploration, extraction and mine development.
3. In case international treaties and agreements provide for the application of procedures for the selection of contractors, regulations specified in Clause 3 and Clause 4 of Article 3 of the Bidding Law shall apply. Procedures for submission, verification and approval shall be followed in accordance with this Decree.
4. In case international treaties and agreements do not provide for procedures for selection of contractors, regulations specified in the Bidding Law and this Decree must be observed.
Section 2: ENSURING COMPETITIVENESS IN BIDDING
Article 2: Ensuring competitiveness in the bidding
1. The contractors submit their EOI (expression of interest) responses or applications for the prequalification held by the procuring entity must adhere to Clause 1 and Clause 2 Article 6 of the Bidding Law.
2. Contractors who bid for mixed contracts must be legally and financially independent from those who conduct feasibility study reports, technical design proposals and construction drawings for the purpose of the contract award, except for these accepted as a part of mixed contracts.
3. Consulting service suppliers participating in the bidding can provide one or a lot of consulting service(s) for the same project or contract, including the formation of pre-feasibility study reports, feasibility study reports, technical design documents, construction drawing records as well as the provision of consultancy and supervision services.
4. Contractors shall be considered legally and financially independent from other contractors, consulting service providers, investors or procuring entities as regulated in Clause 1, 2 and 3 of Article 6 of the Bidding Law when they meet the following requirements:
a) They must come from different agencies or are not directly managed by the same organization if they are public service providers;
b) Contractors, investors and procuring entities do not hold more than 30% of shares or contributed capital of each other;
c) Contractors do not hold more than 20% shares or contributed capital of each other when all of bidders participate in selective bidding for a contract;
d) Bidders and contractors who provide consulting services for that contract are not allowed to hold mutual shares and contributed capital; shares and contributed capital of either bidder or consulting contractor held by other organizations and individuals account for above 20%.
5. In respect of state-owned economic corporations, if products and services specified in the contract are defined as their main production and trading sectors which are considered the outflow of this company and the inflow of the other company affiliated with these corporations, their subsidiaries have the right to participate in the selection of contractors held by each of these subsidiaries. In case products and services are the outflow of this company and concurrently the inflow of the other company as well as are seen as the exclusive ones on the market, the bidding must comply with the Prime Minister’s regulations.
Section 3: BID PREFERENCES IN THE SELECTION OF CONTRACTORS
Article 3. Rules of bid preferences
1. In case bid package and proposal documentation are ranked at the same position after bid preferences that has been counted, bidders who quote more domestic expenses or employ more local employees (based on their wage and salary).
2. In case bidders are granted more than one bid preference, they are only allowed to get access to the optimal bid preference as prescribed in the bidding documents and request for proposals.
3. With respect to mixed contracts, bid preferences are based on all of bidder’s proposals for the contracts for consulting service and goods supply as well as construction works. Bidders shall be granted proper bid preferences if they propose expenses incurred by the execution of domestic contracts (consulting services, goods and construction works) which account for more than 25% of the total value of the contracts.
Article 4. Bid preferences for the international bidding
1. In terms of contracts for the consulting service supply:
a) In case of the application of lowest bid method, bidders who are not granted bid preferences must provide an additional monetary amount accounting for 7,5% of these bidders’ quoted bid after correction of errors, adjustment of deviations and deduction of discounts (if any) in order to carry out bidder’s comparison and rating;
b) In case of the application of fixed price method or technical method, bidders who receive the bid preferences are given additional 7.5% of technical score to these bidders' total technical score to serve the purpose of comparison and rating;
c) In case of the application of combined technical and price-based method, bidders who receive the bid preferences are given additional 7.5% of combined scores to total combined scores of these bidders for comparison and rating.
2. In terms of contracts for non-consulting service supply, construction works and mixed contracts:
a) In case of the application of lowest bid method, bidders who are not granted bid preferences must provide an additional monetary amount accounting for 7.5% of these bidders’ quoted bid after correction of errors, adjustment of deviations and deduction of discounts (if any) for comparison and rating;
b) In case of the application of lowest bid method, bidders who are not granted bid preferences must add a monetary amount accounting for 7.5% of these bidders’ quoted bid after correction of errors, adjustment of deviations and deduction of discounts (if any) to the evaluated price of these bidders for comparison and rating;
c) In case of the application of combined technical and price-based method, bidders who receive the bid preferences are given additional 7.5% of combined scores to total combined scores of these bidders for comparison and rating.
3. In terms of the contract for goods procurement, the bid preference applied to domestic goods shall be implemented as regulated in Article 5 of this Decree.
Article 5. Bid preference for domestic goods
1. Goods are eligible for bid preferences provided that bidders prove that domestic production costs account for above 25% of total price. Percentage (%) of domestic production cost of goods is calculated according to the following formula:
D (%) = G*/G (%)
Where:
- G*: Domestic production cost calculated by quoted price of goods defined in the bid envelope and proposal which subtracts tax values and external costs, inclusive of fees and charges;
- G: Quoted price of goods defined in the bid envelope and proposal subtracting tax values;
- D: Percentage (%) of domestic production cost of goods. D3 gains the rate of 25%, which can enable goods to receive the bid preferences as regulated in Clause 2 of this Article.
2. Bid preference calculation:
a) In case of the application of lowest bid method, goods that do not receive bid preferences must add a monetary amount accounting for 7.5% of quoted bid after correction of errors, adjustment of deviations and deduction of discounts (if any) of these goods to the quoted bid price after correction of errors, adjustment of deviations and deduction of discounts (if any) of bidders for comparison and rating;
b) In case of the application of evaluated price method, goods that do not receive bid preferences must add a monetary amount accounting for 7.5% of quoted bid after correction of errors, adjustment of deviations and deduction of discounts (if any) of these goods to the evaluated price of these bidders for comparison and rating;
c) In case of the application of combined technical and price-based method, goods that receive the bid preferences are given additional preferential scores to total combined scores as follows:
Preferential score = 0.075 x (preferential goods price / bid price) x combined scores
Where: Preferential goods price is quoted bid after correction of errors, adjustment of deviations and deduction of discounts (if any) of goods that receive bid preferences.
Article 6. Bid preferences for the domestic bidding
1. In terms of the contract for goods procurement, the preference applied to domestic goods shall be implemented according to the regulations specified in Article 5 of this Decree.
2. Bid envelopes and proposals from bidders who employ total female workers and wounded soldiers or invalid employees accounting for above 25% and signing minimum 03 month’s labor contracts and who are small enterprises granted bid preferences as regulated in Clause 3 Article 14 of the Bidding Law shall achieve higher ranks than those of bidders who are not granted bid preferences in case their bid envelopes and proposals are ranked at the same position.
3. In case of construction contracts worth less than VND 05 billion, only small and ultra small enterprises are allowed to participate into the bidding as stipulated by laws.
4. In case bid envelopes and proposals from bidders achieve the same rank after bid preferences that have been granted, those of local bidders shall be given priority over others during the contract award.
Section 4: INFORMATION SUPPLY, ADVERTISEMENT AND DISSEMINATION; INCURRED EXPENSES; SAFE CUSTODY FOR BIDDING DOCUMENTS DURING THE SELECTION OF CONTRACTORS
Article 7. Supply, advertisement and dissemination of the bidding information
1. Responsibility for the information supply:
a) Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, Central bodies, provincial People’s Committees and competent persons are responsible to disseminate the bidding information mentioned at Point g Clause 1 Article 8 of the Bidding Law on the national bidding network or the Vietnam Public Procurement Review Journal;
b) Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and other centrally-governed bodies, provincial People’s Committees are responsible to advertise the bidding information mentioned at Point h Clause 1 Article 8 of the Bidding Law on the national bidding network;
c) Procuring entities are responsible to supply the bidding information regulated at Point a Clause 1 Article 8 of the Bidding Law on the national bidding network;
d) Procuring entities are responsible to provide the bidding information regulated at Point b, c, d and dd Clause 1 Article 8 of the Bidding Law as well as other information regarding the change in the bidding schedule (if any) on the national bidding network or the Vietnam Public Procurement Review Journal;
dd) Bidders are responsible to provide and update the information about their competence and experience into the database of bidders on the bidding network system according to regulations stated at Point d Clause 1 Article 5 and Point k Clause 1 Article 8 of the Bidding Law;
e) Bidding training institutions, lecturers and experts who hold certificates of the bidding practices are responsible to provide the information regarding their bidding training, lecturing and practice for the Ministry of Planning and Investment to post on the national bidding network system as stipulated in Point k Clause 1 Article 8 of the Bidding Law.
2. Responsibility for the information dissemination:
The Ministry of Planning and Investment is responsible for the advertisement of the bidding information;
b) All of proper information shall be advertised on the national bidding network system or the Vietnam Public Procurement Review Journal. Whenever any improper information is detected, the Ministry of Planning and Investment is responsible to make their announcement on the national bidding network system or the Vietnam Public Procurement Review Journal in order for information suppliers to make any possible adjustment, correction and completion prior to postings.
3. The information about the online selection of contractors shall be disseminated by procuring entities on the national bidding network system but must ensure the compliance with regulations specified at Point b Clause 2 of this Article.
4. In case of projects or contracts identified in the list of national secrets, the dissemination of information to the public must be carried out according to the laws on national secret protection.
5. The supply and dissemination of bidding information posted on the national bidding network, the Vietnam Public Procurement Review Journal and through other means of mass media are encouraged for the contracts that are not regulated by the Bidding Law.
Article 8. Time limit and procedures for the supply and dissemination of the bidding information
1. In case of the self-advertisement of information posted on the national bidding network:
a) Concerned entities who are responsible to supply information as regulated at Clause 1 Article 7 of this Decree carry out the registration of participants into the national bidding network system according to regulations specified in Article 87 of this Decree and perform the self-advertisement of their information on the national bidding network system according to the guidance from the Ministry of Planning and Investment;
b) In respect of the information regulated in Point b, c Clause 1 Article 8 of the Bidding Law, procuring entities shall release the Request for Expression of Interest (hereinafter abbreviated as EOI), Prequalification, Invitation for Bids and Request for Proposals, which complies with the bidding schedule announced in the notification of EOI Request, Prequalification, Invitation for Bids and Request for Offers but takes place within a minimum of 03 working days from the first date on which the information is posted on the national bidding network system;
c) In respect of the information regulated in Point a, d, dd, g and h Clause 1 Article 8 of the Bidding Law, organizations responsible for the advertisement of bidding information must ensure that their self-advertisement of bidding information is not later than 07 working days from the date on which the bidding documents are released.
2. 2. In terms of the supply of bidding information to the Vietnam Public Procurement Review Journal:
a) As regards the information regulated in Point b, c Clause 1 Article 8 of the Bidding Law, the time limit for the Vietnam Public Procurement Review Journal’s receipt of the information is not later than minimum 05 working days before the proposed date on which the Request for EOI, Prequalification, Invitation for Bids and Request for Proposals are released. These pieces of information must be posted on 01 publication of the Vietnam Public Procurement Review Journal;
b) In respect of the information regulated in Point d, dd and g Clause 1 Article 8 of the Bidding Law, the time limit for the Vietnam Public Procurement Review Journal’s receipt of the information is not later than 07 working days from the date on which the bidding documents are released. These pieces of information must be posted on 01 publication of the Vietnam Public Procurement Review Journal.
3. Within a period of 02 working days from the date of the self-advertisement of information as regulated in Point b, c, d, dd and g Clause 1 Article 8 of the Bidding Law to be posted on the national bidding network system, the Vietnam Public Procurement Review Journal is responsible to disseminate their received information on 01 publication of the Vietnam Public Procurement Review Journal.
4. Within a period of 02 working days from the date on which the Vietnam Public Procurement Review Journal receives the information as regulated in Point b, c, d, dd and g Clause 1 Article 8 of the Bidding Law, the Vietnam Public Procurement Review Journal is responsible to post these pieces of information on the national bidding network system and their publication as well. In respect of the information regulated in Point b, c Clause 1 Article 8 of the Bidding Law, procuring entities shall release the Request for EOI, Prequalification, Invitation for Bids and Request for Proposals, which complies with the bidding schedule identified in the notification of EOI Request, Prequalification, Invitation for Bids and Request for Goods Quotations but ensures that it is received within a minimum of 03 working days from the first date on which the information is posted on the national bidding network system or the Vietnam Public Procurement Review Journal;
5. The supply and dissemination of information in the aim of the online bidding shall observe the regulations specified in Clause 2 Article 88 of this Decree.
Article 9. Expenses incurred during the selection of contractors
1. Based on the size and nature of the contracts, investors decide the selling price of one set of bidding documents and request for proposals (taxes included) for the domestic bidding, including the maximum price of VND 2,000,000 for the bid envelope and VND 1,000,000 for the Request for Proposals; as for the international bidding, such selling prices shall adhere to the international bidding practices.
2. Expenses incurred by the composition and evaluation of the Request for EOI and Prequalification:
a) Expenses incurred by the composition of the Request for EOI and Prequalification account for 0.05% of the bid price but are identified at the minimum price of VND 1,000,000 and the maximum price of VND 30,000,000;
b) Expenses incurred by the evaluation of the Request for EOI and Prequalification account for 0.03% of the bid price but are identified at the minimum price of VND 1,000,000 and the maximum price of VND 30,000,000;
3. Expenditure on compilation and evaluation of the Invitation for Bids and Request for Proposals:
a) Expenses incurred by the composition of the Invitation for Bids and Request for Proposals account for 0.1% of the bid price but are identified at the minimum price of VND 1,000,000 and the maximum price of VND 50,000,000;
b) Expenses incurred by the evaluation of the Invitation for Bids and Request for Proposals account for 0.05% of the bid price but are identified at the minimum price of VND 1,000,000 and the maximum price of VND 50,000,000;
4. Expenses incurred by the evaluation of the EOI Response, Prequalification, Bid Envelope and Proposals:
a) Expenses incurred by the evaluation of the EOI Response and Prequalification account for 0.05% of the bid price but are identified at the minimum price of VND 1,000,000 and the maximum price of VND 30,000,000;
b) Expenses incurred by the evaluation of Bid Envelopes and Proposals account for 0.1% of the bid price but are identified at the minimum price of VND 1,000,000 and the maximum price of VND 50,000,000.
5. Expenses incurred by the evaluation of the result of the selection of contractors, even when there are none of selected contractors, account for 0.05% of the bid price but are identified at the minimum price of VND 1,000,000 and the maximum price of VND 50,000,000.
6. In respect of the contracts that elaborate the same contents in the same project and purchase estimate as well as the contracts that require redoing the selection of contractors, expenses incurred by the composition and evaluation of the Request for EOI and Prequalification; Invitation for Bids and Request for Proposals account for maximum 50% of the expense regulated in Clause 2 and Clause 3 of this Article. In case of the contracts that require another selection of contractors, expenses on the selection of contracts for the project and purchase estimates must be accounted for and supplemented to meet the actual requirements mentioned in the contracts.
7. Expenses prescribed in Clause 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article shall be applicable to investors and procuring entities who are directly involved in the bidding. In case bidder’s consultants are hired to carry out the contents specified in Clause 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, expenses are defined on the basis of the content, scope of work, execution period, competence and experience of consultants and other elements.
8. Expenses paid to a council in charge of considering the contractor's recommendations on the selection of contractors (hereinafter referred to as Advisory Council) account for 0.02% of the quoted bid of the bidders who have made recommendations but are identified at the minimum price of VND 1,000,000 and the maximum price of VND 50,000,000.
9. Expenses incurred by the dissemination of bidding information and participation in the national bidding network and the use of receipts during the selection of contractors shall follow the instructions from the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.
Article 10. Safe custody for bid packages during the selection of contractors
1. All of documents regarding the selection of contractors shall be kept to a minimum of 03 years after the contract finalization, except for those prescribed in Clause 2, 3 and 4 of this Article.
2. If the Proposals for financial contents by the bidders that do not pass the technical evaluation shall be fully returned to the bidders as scheduled below:
a) In terms of consulting service supply contract: Within the period of 10 days from the date on which the contract with selected contractors are signed;
b) In terms of the contracts for non-consulting service, goods purchase, construction works and mixed contracts applying the single-stage two-envelope bidding process: scheduled at the same time when the tender guarantee of eliminated bidders is refunded or cleared.
Within the time limit regulated at Point a, b of this Clause, if bidders that do not reclaim their financial proposals, procuring entities shall consider and decide the cancellation of financial proposals but ensure the confidentiality of information enclosed in these financial proposals.
3. In case of the bid cancellation, all of relevant documents shall be kept within the period of 12 months from the date on which the decision on the bid cancellation is made.
4. Financial statements, as-built dossiers and other documents regarding the selected bidders shall be kept in a safe manner according to legal regulations on the document custody.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
Điều 6. Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước
Điều 7. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Điều 8. Thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Điều 17. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch
Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu
Điều 20. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Điều 28. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu
Điều 56. Quy trình chỉ định thầu rút gọn
Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
Điều 58. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường
Điều 60. Quy trình mua sắm trực tiếp
Điều 64. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ
Điều 68. Nguyên tắc trong mua sắm tập trung
Điều 69. Trách nhiệm trong mua sắm tập trung
Điều 87. Đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Điều 102. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, người đứng đầu doanh nghiệp
Điều 104. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định
Điều 107. Đăng ký, thẩm định, công nhận và xóa tên cơ sở đào tạo về đấu thầu
Điều 112. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý hoạt động đào tạo về đấu thầu
Điều 117. Xử lý tình huống trong đấu thầu
Điều 118. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
Điều 120. Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu
Điều 121. Các hình thức xử lý vi phạm trong đấu thầu
Điều 122. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu
Điều 123. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu