Chương II Nghị định 63/2014/NĐ-CP: Quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp theo phương thức một giai đoạn
Số hiệu: | 63/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2014 |
Ngày công báo: | 12/07/2014 | Số công báo: | Từ số 663 đến số 664 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu 2013
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 63/2014/NĐ-CP để kịp thời hướng dẫn Luật đấu thầu có hiệu lực vào 01/07/2014.
Nghị định đưa ra nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, gồm:
- Ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn;
- Nguyên tắc chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất;
- Đối với gói thầu hỗn hợp, nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Hàng hóa trong nước chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Nghị định cũng quy định chi tiết cách tính ưu đãi.
Đối với nhà thầu trong nước: hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải có tổng số lao động là nữ giới, thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ 25% trở lên có HĐLĐ tối thiểu 03 tháng…
Trường hợp gói thầu xây lắp có giá thầu không quá 05 tỷ chỉ cho phép nhà thầu là DN cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia đấu thầu.
Nghị định có hiệu lực từ 15/08/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở thầu.
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
c) Xếp hạng nhà thầu.
4. Thương thảo hợp đồng.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
6. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
b) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
c) Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);
d) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
đ) Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.
2. Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
3. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
- Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:
- Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;
- Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;
- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;
- Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;
- Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;
- Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);
- Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ;
- Tiến độ cung cấp hàng hóa;
- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;
- Các yếu tố cần thiết khác.
c) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất):
- Xác định giá dự thầu;
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh sai lệch;
- Trừ giá trị giảm giá (nếu có);
- Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có);
- Xác định giá trị ưu đãi (nếu có);
- So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất.
d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):
Công thức xác định giá đánh giá:
GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Trong đó:
- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);
- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm:
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;
+ Chi phí lãi vay (nếu có);
+ Tiến độ;
+ Chất lượng (hiệu suất, công suất);
+ Xuất xứ;
+ Các yếu tố khác (nếu có).
∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.
4. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có); kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
- Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;
- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu;
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ thiết kế, tiên lượng mời thầu, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:
- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;
Trừ những trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, trong hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu.
- Tiến độ thi công;
- Các biện pháp bảo đảm chất lượng;
- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;
- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;
- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;
- Các yếu tố cần thiết khác.
c) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này;
d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá)
Công thức xác định giá đánh giá:
GĐG = G ± ∆g + ∆ƯĐ
Trong đó:
- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);
- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của công trình bao gồm:
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;
+ Chi phí lãi vay (nếu có);
+ Tiến độ;
+ Chất lượng;
+ Các yếu tố khác (nếu có).
- ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
5. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) hoặc tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) cho phù hợp.
6. Không sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với gói thầu áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ.
7. Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa. Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì được nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) để tạo thuận lợi cho nhà thầu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép hoặc Giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc Giấy chứng nhận quan hệ đối tác trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế.
8. Quy định về sử dụng lao động:
a) Đối với đấu thầu quốc tế, khi lập hồ sơ mời thầu phải quy định sử dụng lao động trong nước đối với những vị trí công việc mà lao động trong nước đáp ứng được và có khả năng cung cấp, đặc biệt là lao động phổ thông. Chỉ được sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu. Nhà thầu không tuân thủ quy định về việc sử dụng lao động khi thực hiện hợp đồng, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 4 Điều 122 của Nghị định này;
b) Đối với những gói thầu cần sử dụng nhiều lao động phổ thông, hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu đề xuất phương án sử dụng lao động địa phương nơi triển khai thực hiện dự án, gói thầu;
c) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tuân thủ quy định tại Điểm a Khoản này trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng;
d) Hồ sơ dự thầu của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu về sử dụng lao động quy định tại Điểm a Khoản này sẽ bị loại.
1. Mời thầu:
Bên mời thầu đăng tải thông báo mời thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:
a) Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi hoặc cho các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn. Đối với nhà thầu liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu, kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu;
b) Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu;
c) Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 03 ngày làm việc (đối với đấu thầu trong nước), 05 ngày làm việc (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
- Gửi văn bản làm rõ cho các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu;
- Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà các nhà thầu chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửi cho các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu;
- Nội dung làm rõ hồ sơ mời thầu không được trái với nội dung của hồ sơ mời thầu đã duyệt, Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời thầu dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời thầu thì việc sửa đổi hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu là một phần của hồ sơ mời thầu.
3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:
a) Nhà thầu chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu. Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà thầu gửi đến để làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
c) Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà thầu nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu;
d) Bên mời thầu phải tiếp nhận hồ sơ dự thầu của tất cả các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà thầu tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận hồ sơ mời thầu trực tiếp từ bên mời thầu. Trường hợp chưa mua hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời thầu trước khi hồ sơ dự thầu được tiếp nhận.
4. Mở thầu:
a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
b) Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:
- Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ dự thầu của mình;
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;
c) Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;
d) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá.
3. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại.
1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:
a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá dự thầu. Trường hợp hồ sơ mời thầu có yêu cầu phải phân tích đơn giá chi tiết thì phải lấy số liệu trong bảng phân tích đơn giá dự thầu chi tiết làm cơ sở cho việc sửa lỗi số học. Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở cho việc sửa lỗi; nếu phát hiện đơn giá có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì thành tiền là cơ sở cho việc sửa lỗi;
b) Các lỗi khác:
- Tại cột thành tiền đã được điền đầy đủ giá trị nhưng không có đơn giá tương ứng thi đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng; khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì giá trị cột thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá; nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và giá trị tại cột thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia giá trị tại cột thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì giá trị sai khác đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
- Lỗi nhầm đơn vị tính: Sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
- Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở cho việc sửa lỗi.
2. Hiệu chỉnh sai lệch:
a) Trường hợp có sai lệch về phạm vi cung cấp thì giá trị phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, giá trị phần chào thừa sẽ được trừ đi theo mức đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có sai lệch;
Trường hợp trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có sai lệch không có đơn giá thì lấy mức đơn giá chào cao nhất đối với nội dung này trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật không có đơn giá thì lấy đơn giá trong dự toán làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp không có dự toán gói thầu thì căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch;
Trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì tiến hành hiệu chỉnh sai lệch trên cơ sở lấy mức đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu này; trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu không có đơn giá thì lấy mức đơn giá trong dự toán của gói thầu; trường hợp không có dự toán gói thầu thì căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch;
b) Trường hợp nhà thầu chào thiếu thuế, phí, lệ phí phải nộp theo yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu phải cộng các chi phí đó vào giá dự thầu. Phần chi phí này không được tính vào sai lệch thiếu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu;
c) Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;
d) Trường hợp nhà thầu có hồ sơ dự thầu được hiệu chỉnh sai lệch xếp hạng thứ nhất được mời vào thương thảo hợp đồng, khi thương thảo hợp đồng phải lấy mức đơn giá chào thấp nhất trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để thương thảo đối với phần sai lệch thiếu.
3. Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu. Trường hợp nhà thầu không chấp thuận với kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
b) Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
c) Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
e) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
g) Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
h) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
4. Đánh giá về kỹ thuật và giá:
a) Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất), giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).
5. Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu để xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
a) Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;
b) Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;
c) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
d) Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý.
1. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
2. Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:
a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu;
c) Hồ sơ mời thầu.
3. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:
a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu;
c) Việc thương thảo đối với phần sai lệch thiếu thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 17 của Nghị định này.
4. Nội dung thương thảo hợp đồng:
a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;
c) Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp:
Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi công), vị trí chỉ huy trưởng công trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;
d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
đ) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.
5. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).
6. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.
1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
2. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
3. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
4. Trường hợp lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên nhà thầu trúng thầu;
b) Giá trúng thầu;
c) Loại hợp đồng;
d) Thời gian thực hiện hợp đồng;
đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).
5. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.
6. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn quy định tại Điểm n Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Thông tin quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều này;
b) Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu;
c) Kế hoạch hoàn thiện, ký kết/hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
b) Lập hồ sơ mời thầu;
c) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
c) Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:
a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;
b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;
d) Xếp hạng nhà thầu.
5. Thương thảo hợp đồng.
6. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
7. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
1. Đối với đấu thầu rộng rãi:
a) Lập hồ sơ mời sơ tuyển:
- Hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm các nội dung sau đây: Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự sơ tuyển; tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
- Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển. Trong tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải quy định mức tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
b) Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển;
c) Thông báo mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;
d) Phát hành hồ sơ mời sơ tuyển:
Hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành miễn phí cho các nhà thầu tới trước thời điểm đóng thầu;
đ) Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển:
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển;
e) Mở và đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển:
- Hồ sơ dự sơ tuyển nộp theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ sơ dự sơ tuyển phải được ghi thành biên bản và gửi biên bản mở thầu cho các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại;
- Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Nhà thầu có hồ sơ dự sơ tuyển được đánh giá đạt ở tất cả các nội dung về năng lực và kinh nghiệm được đưa vào danh sách ngắn.
g) Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển:
- Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, bên mời thầu trình phê duyệt kết quả sơ tuyển, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia;
- Kết quả sơ tuyển phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 106 của Nghi định này trước khi phê duyệt;
- Kết quả sơ tuyển phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển;
- Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải bao gồm tên các nhà thầu trúng sơ tuyển và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn.
h) Công khai danh sách ngắn: Danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này và gửi thông báo đến các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển.
2. Đối với đấu thầu hạn chế:
a) Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu;
b) Công khai danh sách ngắn: Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
3. Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu.
1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.
2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá); xác định điểm giá và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá). Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
3. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 và Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.
4. Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 12 của Nghị định này.
5. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 3 và Điểm d Khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.
6. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
7. Về nhãn hiệu, xuất xứ của hàng hóa theo quy định tại Khoản 7 Điều 12 của Nghị định này.
8. Về sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.
9. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp:
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá); xác định điểm giá và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) cho phù hợp.
Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp áp dụng đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, cụ thể như sau:
1. Xác định điểm giá:
Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1.000 thống nhất với thang điểm về kỹ thuật để xác định điểm giá. Điểm giá được xác định như sau:
Điểm giáđang xét = |
Gthấp nhất x (100 hoặc 1.000) |
Gđang xét |
Trong đó:
- Điểm giáđang xét: Là điểm giá của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét;
- Gthấp nhất: Là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất trong số các nhà thầu được đánh giá chi tiết về tài chính;
- Gđang xét: Là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét.
2. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:
Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Tùy theo quy mô, tính chất của từng gói thầu cần xác định tỷ trọng điểm về kỹ thuật và tỷ trọng điểm về giá cho phù hợp bảo đảm tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%, cụ thể như sau:
a) Đối với gói thầu xây lắp: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 15%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 85% đến 90%;
b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 30%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 70% đến 90%;
c) Đối với gói thầu mua thuốc: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 20% đến 30%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 70% đến 80%;
d) Xác định điểm tổng hợp
Điểm tổng hợpđang xét = K x Điểm kỹ thuậtđang xét + G x Điểm giáđang xét
Trong đó:
- Điểm kỹ ` xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật;
- Điểm giáđangxét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá;
- K: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định trong thang điểm tổng hợp;
- G: Tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp;
- K + G = 100%. Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) và về giá (G) phải được xác định cụ thể trong hồ sơ mời thầu.
1. Mời thầu:
a) Thông báo mời thầu được áp dụng đối với trường hợp không tiến hành thủ tục lựa chọn danh sách ngắn và được thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;
b) Gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.
2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:
Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.
3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:
Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.
4. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
a) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật: Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
b) Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;
c) Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;
d) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
đ) Hồ sơ đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu phải được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà thầu tham dự lễ mở thầu ký niêm phong.
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; trong đơn dự thầu, nhà thầu phải nêu rõ tiến độ thực hiện gói thầu phù hợp với đề xuất về kỹ thuật. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
c) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất kỹ thuật với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
e) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
g) Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
h) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, không tiến hành đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.
3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật;
c) Nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển, có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, có năng lực được cập nhật đáp ứng yêu cầu của gói thầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
4. Đánh giá về kỹ thuật:
a) Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính.
5. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính.
1. Kiểm tra niêm phong túi đựng các hồ sơ đề xuất về tài chính.
2. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính:
a) Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
b) Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ đề xuất về tài chính của mình;
c) Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện đối với từng hồ sơ đề xuất về tài chính theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây:
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính; đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; các thông tin khác liên quan.
3. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính:
a) Các thông tin nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
b) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của hồ sơ đề xuất về tài chính.
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính; bảng giá tổng hợp, bảng giá chi tiết; bảng phân tích đơn giá chi tiết (nếu có); các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính:
Hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính;
b) Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
c) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về tài chính hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính.
3. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu:
a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
- Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng;
- Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;
- Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
- Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý.
THE SINGLE-STAGE PROCESS OF OPEN AND LIMITED BIDDING FOR NON-CONSULTING SERVICE, GOODS PURCHASE, CONSTRUCTION WORKS AND MIXED CONTRACTS
Section 1: SINGLE-STAGE ONE-ENVELOPE BIDDING PROCESS
1. Pre-selection of contactors must include:
a) Composing bidding document;
b) Verifying and approving the bidding document.
2. Selection of contactors must include:
a) Soliciting bidders;
b) Issuing, amending and clarifying the bidding documents;
c) Preparing, submitting, receiving, managing, amending and withdrawing the bid envelope;
d) Opening the bid packages.
3. Evaluation of the bid envelope must include:
a) Examining and evaluating the validation of the bid envelope;
b) Specifically evaluating the bid envelope;
c) Rating the bidder.
4. Discussing the agreement.
5. Reporting, verifying, approving, and announcing the result of contractor selection.
6. Completing and signing the contract.
Article 12. Composition of the bidding documents
1. Bases of the composition of bidding documents:
a) Decision on Project Approval or the Investment Certificate for the project; Decision on the Approval of Purchase Estimates for the recurring purchase and other documents. In respect of the contracts that need executing prior to the decision on the approval of the project, the decisions made by the heads of project or unit in charge of the project preparation shall be followed if the investor of the project has not been defined yet;
b) Approved plan for the selection of contractors;
c) Technical dossiers along with approved estimates for the construction or engineering contracts; required standards of technical features and specifications for commodities (if applicable);
d) Bidding regulations and other relevant laws; international treaties and agreements (if applicable) for the projects funded by the official development assistance capital or concessional loans;
dd) State policies on taxes, fees and the bid preferences in the selection of contractors and other relevant regulations.
2. Bidding documents must provide for the evaluation criteria of the bid envelopes including bidder's competence and experience; technical capability; the definition of lowest bid (in case of the application of the lowest bid method); the identification of evaluated price (in case of the application of evaluated price method). The bidding documents are not allowed to mention any terms and conditions that aim to restrict the participation of bidders or give priority to one or several bidder(s), which can cause unfair competition among bidders.
3. Criteria of the bid evaluation for the goods purchasing contracts include:
a) Competence and experience
“Pass” or “fail” system shall be used to form the evaluation criteria of bidder’s competence and experience in which the minimum criteria are set to give "pass" score for each content of bidder’s competence and experience. The criteria are specified as follows:
- Experience in implementing the same contracts; experience in performing their main production and business regarding the contract execution;
- Manufacturing and trading capability, facilities, skill and expertise of those who are involved in the contract execution;
- Financial competence: Total asset and liability, short-term asset and liability, revenue, profit, work-in-progress value and other essential criteria.
The definition of specific requirements that must be obtained for each criterion or standard as prescribed in this Point should rely on the requirements of a single contract. If bidders shall be given the “pass” criteria of all contents mentioned in this Point, it means that they have met all requirements for their competence and experience.
b) Technical capability
When using the pass, fail criteria system or 100 or 1,000-point grading scale to set standards of the technical evaluation, the minimum and maximum point of each general and specific standard in the grading scale must be defined. The criteria setting for the technical evaluation shall be based on relevant factors like the satisfaction with requirements for amount, quality and expiry date of delivery, shipping, installation, warranty and reliability of bidders through their previous performance of similar projects and other requirements mentioned in the bidding solicitation. Based on each contract, the bidding documents must provide criteria to serve as the basis of technical evaluation, including:
- Technical features and specifications of goods as well as production, fabrication and technological standards;
- Practicality and economic efficiency of technical solutions, goods supply and assembling methods;
- The satisfaction with requirements for warranty and maintenance;
- Geographical and environmental adaptation;
- Environmental impact and solutions;
- Possibility of financial provision (if required);
- Other requirements for trading, execution duration, training and technology transfer;
- Punctuality of goods supply;
- Bidder’s trust defined by evaluating their execution of previous contracts;
- Other essential factors.
c) Determination of lowest bid (in case of the application of lowest bid method):
- Determination of quoted bid;
- Error correction;
- Deviation adjustment;
- Discount deduction (if any);
- Conversion of quoted bid into a common currency (if any);
- Determination of preferential value (if any);
- Comparison of bidding documents to determine the lowest bid.
d) Criteria for determining evaluated price (in respect of the application of evaluated price):
Formula of the determination of evaluated price:
GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Where:
- G = (quoted bid ± value of errors ± value of deviations) – value of discounts (if any);
∆G denotes value of elements embedded on the same level for the life circle of goods, including:
+ Operation and maintenance cost;
+ Loan interest (if any);
+ Progress;
+ Quality (efficiency and capacity);
+ Origin;
+ Other factors (if any).
∆ƯĐ denotes the added value for those who are not granted bid preferences according to the regulations mentioned at Point b Clause 2 Article 5 of this Decree.
4. Criteria of the bid evaluation for the construction contracts include:
a) Competence and experience
“Pass” or “fail” criteria system shall be used to form the evaluation criteria for bidder’s competence and experience in which the minimum requirements are set to give "pass" score for each of these contents. The criteria are specified as follows:
- Experience in implementing contracts with the same size, technical features, geographical, geological and site conditions (if any); experience in performing their main production and business regarding the contract execution;
- Technical capability: Amount and qualification of key personnel and engineers who will directly execute the contracts and quantity of available construction equipment, capability of construction facility mobilization for the contract execution;
- Financial competence: Total asset and liability, short-term asset and liability, revenue, profit, work-in-progress value and other essential criteria.
The determination of specific requirements for each criteria prescribed in this Point should rely on requirements of each contract. Those who are evaluated to pass all criteria mentioned in this point shall satisfy the requirements for their competence and experience.
b) Technical capability
When using the pass or fail criteria or 100 or 1,000-point grading scale to set standards of technical evaluation, the minimum and maximum point of each overall and specific standard in the grading scale must be defined. The criteria setting for the technical evaluation shall be based on relevant factors like the satisfaction with requirements for design documentation, bill of quantities, bidder's quality of performance on the previous contracts and other requirements mentioned in the bidding documents. Based on each contract, the bidding documents must provide detailed criteria as the basis of technical evaluation, including:
- Suitability and feasibility of technical solutions, construction arrangement and method in conformity with proposals for the construction progress;
Except the case in which bidders are requested to adhere to the construction method specified in the bidding documents due to a particular contract, the bidding documents should provide regulations on enabling bidders to propose a construction method different from the one specified in the bidding documents.
- Construction progress;
- Quality assurance methods;
- Assurance about environmental hygiene and other requirements like fire fighting, prevention and occupational safety;
- Satisfaction with requirements for warranty and maintenance;
- Bidder’s quality of previous performance on similar contracts;
- Other essential factors.
c) Determination of lowest bid price (in case of the application of lowest bid price) shall adhere to the regulations mentioned in Point c Clause 3 of this Article;
d) Criteria for determining evaluated price (in respect of the application of evaluated price method)
Formula of the determination of evaluated price:
GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Where:
- G = (quoted bid ± value of errors ± value of deviations) – value of discounts (if any);
- ∆G denotes value of elements embedded on the same level for the life circle of construction works, including:
+ Operation and maintenance cost;
+ Loan interest (if any);
+ Progress;
+ Quality;
+ Other factors (if any).
- ∆ƯĐ denotes the added value for those who are not granted bid preferences according to the regulations mentioned at Point b Clause 2 Article 4 of this Decree.
5. In terms of non-consulting service supply and mixed contracts
Based on the size and nature of contracts as well as regulations specified in Clause 2, 3 and 4 of this Article, the evaluation criteria of competence and experience; technical capability and lowest bid price (in case of the application of lowest bid price method) or standards in the determination of evaluated price (in case of the application of evaluated price method) shall be properly defined.
6. The application of combined technical and price evaluation method for the contractor selected through single-stage one-envelope bidding process shall not be applied.
7. Bidding documents are not permitted to inquire about the brand and origin of goods. In case of failure to describe the specifications according to technical features, technological designs and standards, brand and catalogue of a specific product can serve as a reference and illustration for technical features of goods but must write the phrase “or equivalences” after brand and catalogue as well as clearly specify equivalent contents of such illustrating and reference goods in terms of technical features, functions, technological standards and other contents (if any) to facilitate the preparation of the bid packages. Bidders are requested to submit the License or Authorization of goods sale from manufacturers or the Certificate of Partnership only if particular and complicated goods require the obligations of manufacturers to supply the after-sale services such as warranty, maintenance, repair and replacement components or materials.
8. Regulations on employee recruitment and utilization:
a) In terms of the international bidding, the bidding documents must set out the regulations on the recruitment of domestic employees if these employees are qualified and the domestic market is able to supply employments, especially manual labors. The employment of foreign workers in the contracts is only permitted when domestic workers are not qualified. Bidders who do not observe the regulations on the employee utilization upon the contract execution, depending on the severity of their violations, shall be prohibited from participating in the bidding in Vietnam under the regulations specified in Clause 4 Article 122 of this Decree;
b) In terms of the contract that needs a lot of manual labors, the bidding documents must require bidders to propose their solutions to the use of their local workers at which their projects or contracts are executed;
c) Investors take legal responsibility for their compliance with regulations specified in Point a of this Clause during the composition of the bidding documents, evaluation of bid packages, approval of the contractor selection result, signing and execution of the contracts;
d) Bid envelopes that fail to satisfy the requirement for the employee utilization specified in the bidding documents as prescribed in Point a of this Clause shall be eliminated.
Article 13. Verification and approval of the bidding documents
1. Bidding documents must be verified as prescribed in Article 105 of this Decree prior to approval.
2. The approval for the bidding documents must be in writing with reference to the submission statement on the approval and report on verification of the bidding documents.
Article 14. Arrangement for the selection of contactors
1. Soliciting bidders:
Procuring entities advertise the bid solicitation as prescribed in Point d Clause 1 Article 7 and Point b Clause 1 or Point a Clause 2 Article 8 of this Decree.
2. 2. Issuing, amending and clarifying the bid solicitation:
a) The bidding documents are released for contractors to participate in the open bidding or for those who are short-listed bidders. In case of bidders as joint ventures or consortiums, only one of the partners is required to purchase or receive the bid solicitation, even if the joint venture or consortium has not been founded yet when purchasing or receiving the bid solicitation;
b) In case of correcting the bid solicitation after release, procuring entities must make the decision on this correction as well as specify the corrected contents in the bid solicitation, which shall notify the bidders who have purchased or received the bid solicitation;
c) In case the bid solicitation need to be clarified, bidders must send the written requests to procuring entities within a minimum period of 03 working days (applicable to domestic bidding) and 05 working days (applicable to international bidding) before the deadline for the submission of bid packages for any possible consideration and solution. The clarification of the bid solicitation shall be undertaken by procuring entities by means of one or more form(s) as follows:
- Dispatch their clarification in writing to bidders;
- When necessary, a pre-bid conference must be held to discuss and clarify these confusing contents. Discussion contents for the clarification of the bid solicitation must be recorded in the form of the minutes and documented to send to bidders;
- Clarified contents must not contrast with approved contents in the bid solicitation. If the bid solicitation needs amending or modifying after this clarification, this amendment or modification to the bid solicitation must be carried out as prescribed in Point b of this Clause;
d) The written decision on the amendment or modification as well as the record of the bid solicitation constitutes the bid solicitation.
3. c) Preparing, submitting, receiving, managing, amending and withdrawing the bid packages:
a) Bidders are responsible for the preparation and submission of their bid packages as prescribed in the bidding documents;
b) Procuring entities shall receive and monitor the bid packages, which adheres to the regulations on the management of confidential files until the result of contractor selection is made known to the public; under no circumstances is the information of the bid packages revealed to any other bidders, except for the information that need disclosing during the bid opening. Those sent to procuring entities after the deadline for the bid submission shall not be opened and considered invalid and subject to being eliminated. Any further document that arrives after the deadline for bid submission with the aim of amending the existing bid packages shall be invalid, except for any document sent to clarify the bid packages as requested by the procuring entities or any of such documents that serve to certify the validation, competence and experience of the bidders;
c) Upon wishing to amend or withdraw the bid packages, bidders must lodge a written request to procuring entities. Procuring entities shall only give consent to this amendment or withdrawal from bidders if written requests are submitted prior to the deadline for the submission of bid packages;
d) Procuring entities are obliged to receive all of the bid packages from all bidders that arrive before the deadline for bid submission, even those who have not purchased or received the bid solicitation directly released by the procuring entities. In case bidders have not yet purchased the bidding documents, they must pay a sum equal to the selling price of the bidding documents to procuring entities to enable the bid packages to be accepted.
4. d) Open the bid packages:
a) The opening of the bid packages must be performed in the witness of all bidders and start in 01 hour after the deadline for bid submission expires. Only bid packages that have been submitted by the required deadline shall be opened in the witness of legal representatives of bidders who attend the bid-opening session, which is not dependent on the presence or absence of bidders;
b) Bid packages shall be opened in the alphabetical order of bidder’s names and the following processes must be observed:
- Request each legal representative of bidders to confirm whether letter of discount is attached to the bid packages or not;
- Check whether the seal is broken;
- Open the bid packages and clearly read the information regarding bidder’s names, amount of originals and copies of the bid packages; the quoted bid specified in their bid packages; discount value (if any); validity period of the bid packages; defined time of contract execution; value and validity of tender guarantee and other relevant information;
c) Records on the bid opening: All information mentioned in Point b of this Clause must be recorded. Records on the bid opening must be countersigned by representatives of procuring entities and bidders who participate in the bid opening session. Such records must be delivered to the participating bidders;
d) Representatives of procuring entities must also append their signature in the original bid, letter of discount (if any), authorization letter conferred on bidder's legal representatives (if any); joint venture or consortium agreement (if any); tender guarantee; financial proposals as well as other significant contents of the bid packages.
Article 15. Rules for the bid evaluation
1. The evaluation of the bid packages must follow the standards of the bid evaluation, different requirements specified in the bidding documents, the bid envelopes, demonstration or explanation of the bid envelopes to select the right contractors who prove their proper competence, experience and feasible solutions to executing contracts.
2. Since the evaluation is based on the bid copies, bidders must be responsible to ensure that they are identical to the originals. In case of any difference between the originals and copies without leading to any change in the rating of bidders, the originals are important to make critical evaluations.
3. In case of any difference between the originals and copies which leads to the difference between the evaluation result of original bid packages and that of duplicate bid packages as well as change to the rating of bidders, such bid packages shall be eliminated.
Article 16. Clarification of the bid packages
1. Upon completion of the bid opening, bidders are responsible to clarify their bid packages as requested by the procuring entities. In case bidder's evidence for their validation, competence and experience have been lacked, procuring entities request bidders to clarify and provide further documents to prove their validation, competence and experience. In respect of technical and financial proposals of bidders, the clarification must ensure no change in the basic contents of bid packages and quoted bids.
2. In case bidder's evidence for their validation, competence and experience have been lacked after the bid closing, bidders are allowed to send further documents for clarification. Procuring entities are responsible to accept the documents on clarification for consideration and evaluation; further documents on clarifying bidder's validation, competence and experience shall be considered a part of the whole bid packages.
3. This clarification is only involved by procuring entities and participating bidders, which must ensure rules for no change to the actual nature of concerned bidders. The clarification contents must be shown in writing and kept by procuring entities as a part of the bid packages.
Article 17. Error correction and deviation adjustment
1. Error correction involves correcting errors contained in the bid packages including numerical errors and others, which shall be performed under the following rules:
a) Numerical errors include those incurred in the inaccurate operations of addition, abstraction, multiplication and division during the estimation of quoted bid. In case the bidding documents require the detailed analysis on unit price, the figures in the detailed breakdown of quoted bid must be used as the basis of the correction of numerical errors. In case there is some inconsistency between unit price and total price, unit price shall serve as the basis of the error correction; if any dramatic errors in unit price has been found due to decimal errors (i.e., the decimal powers like 10, 100 or 1,000), total price shall serve as the basis of the error correction;
b) Other errors:
- At the column of total price that has been fully calculated without equivalent unit price, the unit price shall be additionally defined by dividing the total price by the quantity; when unit price has been defined but total price remains blank, the value in the total price column shall be identified by multiplying the quantity by unit price; if the unit price and the value of any item has been defined in the total price column but the quantity remains blank, this blank value shall be filled with the number generated by dividing the value in the total price column by the unit price of that item. In case the aforesaid quantity that has been additionally defined is different from the quantity mentioned in the bid packages, that value difference is the deviation in the scope of supply, which shall be adjusted under regulations specified in Clause 2 of this Article;
- Error or mistake of calculating unit must be corrected to satisfy the requirements specified in the bidding documents;
- In case there is any difference in the contents of technical and financial proposals, technical proposals shall serve as the basis of the error correction.
2. Adjustment of deviation:
a) In case there exists the deviation in the scope of supply, the deficient quoted value shall be added and the excess quoted value shall be subtracted to correspond to the equivalent unit price specified in the bid packages containing such deviations;
In the event of no unit price defined in the bid packages, the highest quoted price out of that of other bid packages that pass the technical evaluation shall be accepted as the basis of deviation adjustment on the same item; in case the bid packages of bidders that have passed the technical evaluation are provided with no unit price, the unit price specified in the bid estimates shall serve as the basis of the deviation adjustment; in case there is no bid estimate, the unit price forming the bid price shall serve as the basis of the deviation adjustment;
In the event that only one bidder passed the technical evaluation, the deviation adjustment shall be carried out on the basis of accepting the equivalent offer price; if the bid packages do not specify the unit price, the unit price in the bid estimate shall be accepted; if there is no bid estimate, the unit price forming the bid price shall be used as the basis of deviation adjustment;
b) If the offer price is quoted with a deficiency in taxes, fees and charges payable as requested in the bidding documents, procuring entities must add these expenses to the quoted bid. These expenses shall not be amounted to the negative deviation according to the regulations specified in Point d Clause 1 Article 43 of the Bidding Law;
c) If bidders present their letters of discount, error correction and deviation adjustment shall be performed on the basis of the quoted bid before discount. Percentage (%) of the negative deviation is determined on the basis of the quoted bid specified in the bid packages;
d) If the bid packages with adjusted deviations are ranked at the first position to be eligible for the contract negotiation, the lowest quoted offer out of other bid packages that pass the technical evaluation shall be accepted to negotiate the negative deviation.
3. After error correction and deviation adjustment as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, procuring entities must send a written notification to concerned bidders about these corrections and adjustments. Within a period of 03 working days from the date on which bidders receive written notification from procuring entities, bidders must send their written notice to procuring entities about their consents to these error corrections and deviation adjustments. If bidders refuse to accept the result of error corrections and deviation adjustments on receipt of written notification from procuring entities, the bid package of these bidders shall be eliminated.
Article 18. Evaluation of the bid packages
1. Examining the validation of the bid packages must include:
a) Check the number of original and duplicate bid packages;
b) Examine ingredients of the bid packages, including the bid letter, agreement on founding joint venture or consortium (if any), authorization for the validation of the bid letter (if any); tender guarantee; proof of bidder’s validation; proof of bidder's competence and experience; technical proposal; financial proposal; other relevant ingredients.
c) Examine the consistency of contents described in the original and duplicate, which supports the detailed evaluation of bid packages.
2. Evaluation of the validation of bid packages:
A bid package is considered valid when it fully meets the following requirements:
a) Keep an original of the bid package available;
b) Hold the bid letter signed and sealed by a bidder’s legal representative (if any) as required in the bidding documents; identify definite time for the contract execution specified in the bid letter to correspond to the technical proposal; detail and fix the offer price in numbers and words, which must logically match total offer price quoted in the general pricelist; do not propose different quoted bids or invent any disadvantageous terms and conditions to investors or procuring entities. As for a bidder as a joint venture or consortium, the bid letter must be signed and sealed by a legal representative of each partner (if any) or the head on behalf of joint venture or consortium must sign the bid letter with reference to the duties assigned in the agreement on founding joint venture or consortium;
c) Validate the bid package to conform to the regulations specified in the bidding documents;
d) Hold the tender guarantee with its validity and expiry date conforming to requirements given in the bidding documents. In the event of the tender guarantee in the form of a guarantee letter, it must be issued by the legal representative of credit institutions or foreign bank's branches in compliance with Vietnam laws, which specify the value, expiry date and beneficiary as required by the bidding documents;
dd) Do not take part in two or more bid packages in which they are considered the main contractor (independent contractor or a partner of joint venture or consortium);
e) Show the agreement on founding the joint venture or consortium, signed and sealed by every partners (if any);
g) Prove that bidders are not prohibited from participating in the bidding according to bidding laws;
h) Ensure their valid status under regulations specified in Clause 1 Article 5 of the Bidding Law.
Those who submit their validated bid packages shall be considered and evaluated to verify their competence and experience.
3. Evaluation of competence and experience:
a) Competence and experience evaluation shall comply with the evaluation criteria prescribed in the bidding documents;
b) Bidders with satisfactory competence and experience shall be considered and evaluated to examine their technical capability.
4. Technical and price-based evaluation:
a) Evaluation of bidder’s offer price and technical capability must adhere to the evaluation standards and methods prescribed in the bidding documents;
b) Bidders who satisfy technical requirements shall be considered to define the lowest price (in respect of the application of the lowest bid price method) and evaluated price (in respect of the application of evaluated price method).
5. After finalizing the rating of bidders, the expert group shall compile reports to procuring entities for their consideration. Reports must clarify the following contents:
a) List of bidders who have been qualified for further consideration and rating together with bidder’s positions in this rating;
b) List of bidders who are not qualified and eliminated; reasons for elimination;
c) Remarks on bidder's competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency of the contractor selection. If competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency have not been ensured, reasons and recommendations for any possible solution must be stated as well;
d) Any content of the bidding documents that has not conformed to bidding laws, which can result to any possible confusion or ambiguity in further implementation or lead to any possible deviations on the result of contractor selection; recommendations and solutions.
Article 19. Contract negotiation
1. The bidder who has seized the first position in the bidder's rating shall be eligible for the contract negotiation. If any bidder who is invited to negotiate the contract has not turned up or refused to proceed to the contract negotiation, they are not allowed to reclaim their tender guarantee.
2. Contract negotiation shall be based on the followings:
a) Report on evaluation of the bidding documents;
b) Bid package and bidder’s records of clarification of bid package;
c) Bidding solicitation.
3. Rules of the contract negotiation:
a) Contents of the bid package that satisfy the requirements of the bidding documents do not need to be negotiated;
b) Contract negotiation is not allowed to change the quoted bid after error correction, deviation adjustment and discount deduction (if any). While evaluating bid packages and negotiating contracts, if workloads specified in the bill of quantities are lower than these mentioned in the design documentation, the soliciting party must request contractors to make up for this inadequacy on the basis of the quoted price; if a bid package has not provided the quoted price, procuring entities shall send reports to investors for consideration and decision on fixing the price in the approved estimate for these inadequate workloads or the price quoted by other bidders who have passed the technical evaluation
c) Negotiation over the negative deviation value shall comply with regulations specified in Point d Clause 2 Article 17 of this Decree.
4. Contents of contract negotiation:
a) Unspecified, inappropriate and inconsistent contents between bidding documents and bid packages or in the same bid package shall be negotiated to prevent any possible dispute or unexpected impact on the contractual obligations of contracting parties;
b) Deviations that have been found by the contractor and contractor’s recommendations (if any), including possible alternatives which contractors are allowed to provide according to relevant bidding regulations;
c) Personnel issues in respect of construction and mixed contracts:
In the course of negotiation, selected bidder is not allowed to change their key personnel as proposed in the bid package for those who are in charge of design and survey (in respect of construction and mixed contracts that require contractors to implement one or two design steps prior to construction), construction site, except the case in which the evaluation time is extended longer than the regulated time or because of unexpected events that dissuade these key personnel from participating in the contract execution. In such case, contractors have the right to change other personnel but must ensure the substitute employees prove qualification, experience and capability equivalent to or higher than proposed personnel and bidders are not allowed to change their quoted bids;
d) Any issue that arises during the selection of contractors (if any) in the aim of completing detailed contents of the contract;
dd) Other necessary issues.
5. In the course of contract negotiation, negotiating parties must proceed to draft and complete the official agreement, specific terms and conditions and annexes that determine detailed list of workloads, price list and contract execution progress (if any).
6. If the negotiation fails, procuring entities must report investors for their consideration and decision on soliciting bidders who are ranked at the next positions for contract negotiation; if the successive negotiations also fail, procuring entities must report investors for their consideration and decision on the bid cancellation as regulated in Clause 1 Article 17 of the Bidding Law.
Article 20. Report, verification, approval and announcement of the result of contractor selection.
1. On the basis of the report on the result of the evaluation of bid packages, procuring entities must submit the contractor selection result in which opinions on the evaluation contents performed by expert group must be clarified.
2. Result of contractor selection must be verified as prescribed in Clause 1 and Clause 4 Article 106 of this Decree prior to approval.
3. Result of contractor selection must be approved in writing and adhere to the documents on applying for the approval as well as the reports on verification of contractor selection.
4. If the winning contractor has been selected, the documents on approving the result of contractor section must include the followings:
a) Winning contractor’s name;
b) Winning bid;
c) Type of contract;
d) Contract execution period;
dd) Other notes (if any).
5. In case of the bid cancellation as prescribed in Clause 1 Article 17 of the Bidding Law, documents on approving the result of contractor selection or deciding the bid cancellation must clarify reasons for this cancellation and responsibility for concerned parties.
6. On receipt of the decision on approving the result of contractor selection, procuring entities must disseminate the information about the result of contractor selection according to Point d Clause 1 Article 7 and Point c Clause 1 or Point b Clause 2 Article 8 of this Decree; send a written notification about the result of contractor selection to the bidding contractors within the required period as regulated in Point n Clause 1 Article 12 of the Bidding Law. The notification must specify the following contents:
a) Information specified in Point a, b, c and d Clause 4 of this Article;
b) List of unselected bidders and a summary of reasons for elimination;
c) Plan for completing and signing the contract with selected bidders.
Section 2: SINGLE-STAGE ONE-ENVELOPE BIDDING PROCESS
1. Pre-selection of contactors must include:
a) Short-listing (when necessary);
b) Composing the bidding documents;
c) Verify and approve bidding documents.
2. Selection of contactors must include:
a) Inviting bidding contractors;
b) Issuing, revising and clarifying bidding solicitation;
c) Preparing, submitting, receiving, managing, adjusting and withdrawing bid packages;
d) Opening technical proposals.
3. Evaluation of technical proposals must include:
a) Examining and evaluating the validation of technical proposals;
b) Specifically evaluating technical proposals;
c) Approving list of bidders who satisfy the technical requirements.
4. Opening and evaluation of financial proposals must include:
a) Opening financial proposals formulated by bidding contractors in the approved list;
d) Examining and evaluating the validation of financial proposals;
c) Specifically evaluating financial proposals;
d) Ranking bidding contractors.
5. Negotiating the contract.
6. Reporting, verifying, approving, and announcing the result of contractor selection.
7. Completing and signing the contract.
Based on the size and nature of a contract, short-listing process can be performed to select the qualified contractors who have proper competence and experience for the contract execution to send out the Invitation for Bids. The application of short-listing process shall be decided by competent entities and must be clarified in the plan for the contractor selection.
1. In terms of open bidding:
a) Composing application for the prequalification:
- Application for prequalification must include the following contents: Summary of project or contract information; instructions on preparing and applying for the prequalification; standards in the competence and experience of the bidding contractors;
- Pass/fail system shall be used to set standards in the evaluation of application for prequalification. In the criteria for evaluating applications for prequalification, the minimum requirement must stipulate that all specific contents of bidder’s competence and experience must receive "pass" score;
b) Approving the applications for prequalification must be performed in writing and based on the statements on approving and reporting verification of the request for prequalification;
c) Request for prequalification must observe regulations stated in Point d Clause 1 Article 7 and Point b Clause 1 or Point a Clause 2 Article 8 of this Decree;
d) Releasing the requests for prequalification:
Requests for prequalification shall be released free of charge to bidders prior to the deadline for bid submission;
dd) Receiving and managing the applications for prequalification:
Procuring entities must receive and manage the prequalification applications according to regulations on the management of confidential documents till the announcement of the prequalification result;
e) Opening and evaluating applications for prequalification:
- Applications for prequalification that have been submitted at the venue and time as regulated in the request for prequalification shall be opened right after the deadline for bid submission. The opening of application for prequalification shall be documented and records on the bid opening shall be sent to participating contractors. Any application for prequalification after the deadline for bid submission is not eligible to be opened and is considered invalid or eliminated;
- Evaluation of applications for prequalification shall be implemented as prescribed in the request for prequalification; Contractors whose applications for prequalification are given "pass" score in terms of all contents regarding contractors' competence and experience shall be short-listed.
g) Reporting, verifying and approving the prequalification result:
- On the basis of the report on the result of the evaluation of prequalification applications, procuring entities must seek the approval of prequalification result in which expert group’s opinions on the evaluation result must be clarified;
- Prequalification result must be verified as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 106 of this Decree prior to approval;
- The approval of prequalification result must be conducted in writing with reference to the statements on approving and reporting the verification of prequalification result.
- In case short-listed bidders have been selected, the document on approving the prequalification result must include selected bidder's name and other notes (if any). In case short-listed bidders have not been selected, the document on approving the prequalification result must determine the reasons why they are not short-listed.
h) Announcement of the short-list: The short-list must be publicized as prescribed in Point d Clause 1 Article 7 and Point c Clause 1 or Point b Clause 2 Article 8 of this Decree and contractors who apply for the prequalification shall be notified as well.
2. In terms of limited bidding:
a) Defining and approving the short-list: the short-list must include minimum 03 bidders who prove their proper competence and experience to satisfy the requirements of the contract and wish to be awarded the bids;
b) Announcement of the short-list: After approval, the short-list must be publicized as prescribed in Point d Clause 1 Article 7 and Point c Clause 1 or Point b Clause 2 Article 8 of this Decree.
3. Short-listed bidders are not allowed to enter into a joint venture when participating in the same bidding.
Article 23. Composition of the bidding solicitation
1. Bases of the composition of bid solicitation shall adhere to regulations mentioned in Clause 1 Article 12 of this Decree.
2. The evaluation criteria of the bid packages must include contractor's competence and experience; technical capability; identification of lowest price (in case of the application of the lowest bid price method); identification of evaluated price (in case of the application of evaluated price method); identification of pricing score and general evaluation standards (in case of the application of combined technical and price-based method). As for the contract that has undergone the prequalification, it is not necessary to regulate the evaluation standards of contractor’s competence and experience but bidder's information about their competence must be updated. The bidding documents are not allowed to mention any terms and conditions that aim to restrict the participation of bidders or give priority to one or several bidder(s), which can cause unfair competition among bidders.
3. Criteria for evaluating bidder’s competence, experience and technical credentials shall adhere to regulations stated in Point a, Point b Clause 3 and Point a, Point b Clause 4 Article 12 of this Decree.
4. Determination of lowest bid price (in case of the application of lowest bid price method) shall adhere to the regulations mentioned in Point c Clause 3 Article 12 of this Decree.
5. Criteria for identifying evaluated price (in case of the application of evaluated price method) shall comply with regulations mentioned in Point d Clause 3 and Point d Clause 4 Article 12 of this Decree.
6. Criteria of the general evaluation (in case of the application of technical and price-base method) shall comply with regulations stated in Article 24 of this Decree.
7. Brand and origin of goods must comply with regulations set out in Clause 7 Article 12 of this Decree.
8. The recruitment and hire of employee must comply with regulations stated in Clause 8 Article 12 of this Decree.
9. In terms of non-consulting service supply and mixed contracts:
Based on the size and nature of the contract as well as regulations stated in Clause 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8 of this Article, the evaluation criteria of contractor's competence and experience; technical capability; identification of lowest price (in case of the application of the lowest bid price method); identification of evaluated price (in case of the application of evaluated price method); identification of pricing score and general evaluation standards (in case of the application of combined technical and price-based method) shall be properly set.
Article 24. General evaluation criteria
The general evaluation criteria set out for the application of combined technical and price-based method shall be specified as follows:
1. Identifying the pricing score:
100 or 1,000 – point system is made identical to technical point scales to identify the pricing score. Pricing score is calculated by the formula:
Pricing scoreunder consideration |
Gmin x (100 or 1,000) |
Gunder consideration |
Where:
- Pricing scoreunder consideration: the pricing score of technical proposal in consideration;
- Gmin: the lowest quoted bid after error correction, deviation adjustment and discount deduction (if any) out of the quoted bids whose financial proposals are evaluated;
- Gin consideration: the bid after error correction, deviation adjustment and discount deduction (if any) specified in the financial proposal that has been taken into account.
2. General evaluation criteria:
General evaluation criteria are set on the basis of the combined technical and price-based method. Depending on the size and nature of each contract, the proportion of technical and price-based scores must be identified to ensure that both are added together to equal 100%, which is specified as follows:
a) In respect of the construction contract: Proportion of technical score (K) ranging from 10% to 15% and proportion of price-base score ranging from 85% to 90%;
b) In respect of the goods procurement contract: Proportion of technical score (K) ranging from 10% to 30% and proportion of price-base score ranging from 70% to 90%;
c) In respect of the medicine purchase contract: Proportion of technical score (K) ranging from 20% to 30% and proportion of price-base score ranging from 70% to 80%;
d) Identifying the overall score:
Overall score under consideration = K x Technical score under consideration + G x Price-based score under consideration
Where:
- Technical score under consideration is identified at the technical evaluation step;
- Price-based score under consideration is identified at the price-based evaluation step;
- K: Proportion of technical scores regulated in the overall scoring scale;
- G: Proportion of price-based score regulated in the overall scoring scale;
- K + G = 100%. Proportion of technical score (K) and price-based score (G) must be specifically identified in the bid solicitation.
Article 25. Verifying and approving the bidding documents
1. Bidding documents must be verified as prescribed in Article 105 of this Decree prior to obtaining the approval.
2. The approval of bidding documents must be granted in writing with reference to the statements on approving and reporting the verification of bidding documents.
Article 26. Contractor selection
1. 1. Soliciting contractors;
a) Notification of Invitation for Bids shall be applied in the event that the short-listing is not carried out and this shall be performed according to the regulations specified in Point d Clause 1 Article 7 and Point b Clause 1 or Point a Clause 2 Article 8 of this Decree;
b) Send out the Invitation for Bids to short-listed contractors.
2. Releasing, correcting and clarifying the bidding documents:
The release, adjustment and clarification of bidding documents shall comply with regulations specified in Clause 2 Article 14 of this Decree.
3. Preparing, submitting, receiving, managing, adjusting and withdrawing bid packages:
This process shall comply with regulations specified in Clause 3 Article 14 of this Decree.
4. 4. Opening technical proposals:
a) Opening technical proposals must be public and starts within 01 hour from the bid closing. Technical proposals that are submitted prior to the deadline shall be opened as required in the bidding solicitation and witnessed by bidder’s participating representatives without reference to the presence or absence of bidders;
b) The bid opening shall be carried out in the alphabetical order of bidder's name and follow the processes hereunder:
- Check the seal of bid packages;
- Open the bid packages and clearly read the information about bidder’s name; quantity of originals and copies of technical proposals; bid letter contained in technical proposals; validity period of technical proposals; time of contract execution; validity and expiry date of tender guarantee and other relevant information;
c) A record on the bid opening: All information specified in Point b of this Clause must be recorded in the record on the bid opening. The record on the bid opening shall be countersigned by representatives of procuring entities and participating bidders. This record must be sent to participating bidders;
d) Procuring entity’s representatives must be countersigned in the bid letter, authorization of bidder’s legal representatives (if any); agreement on founding the joint venture or consortium (if any); tender guarantee and other significant contents enclosed in each technical proposal;
dd) Financial proposals from all of bidders must be sealed in a separate envelope by the procuring entity and countersigned by representatives of procuring entities and participating bidders.
Article 27. Rules of evaluation and clarification of bid packages as well as error correction and deviation adjustment
1. Rules of evaluation of bid packages shall comply with regulations specified in Article 15 of this Decree.
2. The clarification of bid packages must adhere to regulations specified in Article 16 of this Decree.
3. Error correction and deviation adjustment shall adhere to regulations specified in Article 17 of this Decree.
Article 28. Evaluation of bidder’s technical proposals
1. a) Examining the validation of bidder’s technical proposals must include:
a) Examine the amount of original and duplicate technical proposals of bidders;
b) Check all parts of a technical proposal, including bid letter and agreement on founding the joint venture or consortium (if any), authorization of the signing on the bid letter (if any); tender guarantee; proofs of bidder’s valid status; proofs of bidder’s proper competence and experience; technical proposals and others contained in the technical proposals;
c) Check the consistent contents of originals and copies to serve as the detailed evaluation of technical proposals.
2. Evaluating the validation of technical proposals:
Bidder’s technical proposals shall be considered valid when they can satisfy the following requirements:
a) The original technical proposal is kept available;
b) Their bid letter contained in the technical proposal must be signed and sealed by bidder’s legal representatives (if any) as required in the bid documents; in the bid letter, bidders must specify the progress of contract execution which matches requirements of technical proposal. As for joint venture or consortium bidders, bid letter must be signed and sealed by legal representatives of joint venture or consortium partners (if any) or the heads of joint venture or consortium according to the duties assigned in the agreement on founding joint venture or consortium;
c) The validity of technical proposals is enabled to meet the requirements specified in the bidding documents;
d) The tender guarantee is shown in which the value and validity period must meet requirements specified in the bidding documents. In case the tender guarantee is required in the form of the guarantee letter, this letter must be signed by legal representatives of credit institutions or foreign bank’s branches that have been founded under Vietnam laws, which must determine the value, validity period and beneficiary of the tender guarantee according to requirements specified in the bidding documents;
dd) They are not involved in two or more technical proposals in which they serve as the main contractor (independent contractor or partner of joint venture or consortium);
e) Agreement on founding the joint venture or consortium is signed and sealed by each partner’s legal representatives (if any);
g) Contractors are not affected by any ban on participating in the bidding according to legal regulations on bidding;
h) Contractors must ensure their valid status according to regulations specified in Clause 1 Article 5 of the Bidding Law.
Contractors who have sent their valid technical proposals shall be considered and evaluated to confirm their competence and experience. As for a contract that has passed the prequalification stage, their competence and experience do not need to be evaluated.
3. Evaluating bidder’s competence and experience:
a) Evaluation of bidder’s competence and experience shall adhere to regulations specified in the bidding documents;
b) Contractors who have proved their proper competence and experience shall be considered and evaluated to confirm their technical credentials.
c) Bidders that have passed the prequalification stage, shown their valid technical proposals and had their current competence meet the requirements of contracts shall be considered and evaluated to confirm their technical capability.
4. Evaluation of technical capability:
a) Evaluation of bidder’s technical capability shall adhere to the evaluation standards set out in the bidding documents;
b) Contractors who have proved their proper technical capability shall be considered and evaluated to confirm their financial credentials.
5. List of bidders who can meet technical requirements must be approved in writing and referred to the statement on approving and reporting the verification of technical evaluation result. Procuring entity must announce the list of bidders who meet technical requirements to all of participating bidders, in which those who meet the technical requirements shall be invited to open their financial proposals.
Article 29. Opening the financial proposal
1. Examining the sealed envelope containing financial proposals.
2. Opening the financial proposal:
a) Only financial proposal that meets the technical requirements shall be opened in the witness of participating bidders who attend the opening of financial proposal without reference to the presence or absence of bidders;
b) The representative of bidders who participate in the opening of financial proposals shall be requested to certify that their discount letters attached to their financial proposals are available or not;
c) The opening of financial proposals shall be done in the alphabetical order of bidders who meet the technical proposal and follow the processes hereunder:
- Examining the unbroken seal of proposal envelope;
- Opening and reading aloud the information about bidder’s names; quantity of originals and copies of financial proposals; bid letter contained in the financial proposal; effective date of financial proposal; quoted bids specified in the bid letter; discount value (if any); technical scores of the bid packages that meet the technical requirements and other relevant information.
3. The record on the opening of financial proposal:
a) All information specified Clause 1 and Clause 2 must be recorded in the record on the opening of financial proposals. The record on the opening of financial proposals must be countersigned by representatives of procuring entity and participating bidders. This record must be sent to bidders who meet the technical requirements;
b) Representatives of procuring entity must append their signature on all pages of the original financial proposals.
Article 30. Evaluating the financial proposal
1. Examining the validation of bidder’s financial proposals must include:
a) Examine the amount of original and duplicate financial proposals;
b) Examine all parts of the financial proposal, including the bid letter contained in the financial proposal; overall and detailed price list; analysis of unit price (if any) and other parts contained in the financial proposal;
c) Examine the consistency of originals and duplicates to serve for the purpose of performing the specific evaluation of financial proposals.
2. Evaluating the validation of financial proposals:
Financial proposals of bidders shall be considered valid when satisfying the following requirements:
a) The original of financial proposal is kept available;
b) Their bid letter contained in the financial proposal must be signed and sealed by bidder’s legal representatives (if any) as required in the bidding documents; in the bid letter, the quoted bid must be specified and fixed in numbers or words and must correspond to total bid specified in the overall price list as well as is not allowed to make different quotations or provide terms and conditions that cause disadvantages to investors or procuring entities. As for joint venture or consortium bidders, financial proposal must be signed and sealed by legal representatives of joint venture or consortium partners (if any) or the heads of joint venture or consortium according to the duties assigned in the agreement on founding joint venture or consortium;
c) Validity of financial proposals must meet the requirements specified in the bidding documents;
Those who keep valid financial proposals shall be qualified for the detailed evaluation.
3. Detailed evaluation of financial proposals and rating of bidders:
a) Detailed evaluation of financial proposals and rating of bidders shall comply with the evaluation standards regulated in the bidding documents;
b) After finalizing the rating of bidders, expert group shall compile the report to procuring entities for consideration. The report must specify the following contents:
- List of bidders who are put under consideration, ranked as well as bidder's ranks;
- List of bidders who fail to meet the requirements and are eliminated; reasons for this elimination;
- Remarks on the competitiveness, equality, transparency and economic efficiency of the selection of contractors. In case of a lack of competitiveness, equality, transparency and economic efficiency, reasons and handling measures should be clarified and suggested;
- Any content that fails to conform to legal regulations on the bidding, possibly results to ambiguity or controversies during the implementation or create certain deviations of the contractor selection result (if any); any recommendation and handling measures.
Article 31. Negotiating the contract; submitting, verifying, approving and publicly announcing the result of contractor selection.
1. The bidder who is ranked at the first position shall be invited to negotiate the contract with procuring entities.
2. The contract negotiation shall comply with the regulations specified in Article 19 of this Decree.
3. Submitting, verifying, approving and publicly announcing the result of contractor selection shall adhere to regulations specified in Article 20 of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực