Chương V Nghị định 63/2014/NĐ-CP: Chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện
Số hiệu: | 63/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2014 |
Ngày công báo: | 12/07/2014 | Số công báo: | Từ số 663 đến số 664 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu 2013
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 63/2014/NĐ-CP để kịp thời hướng dẫn Luật đấu thầu có hiệu lực vào 01/07/2014.
Nghị định đưa ra nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, gồm:
- Ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn;
- Nguyên tắc chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất;
- Đối với gói thầu hỗn hợp, nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Hàng hóa trong nước chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Nghị định cũng quy định chi tiết cách tính ưu đãi.
Đối với nhà thầu trong nước: hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải có tổng số lao động là nữ giới, thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ 25% trở lên có HĐLĐ tối thiểu 03 tháng…
Trường hợp gói thầu xây lắp có giá thầu không quá 05 tỷ chỉ cho phép nhà thầu là DN cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia đấu thầu.
Nghị định có hiệu lực từ 15/08/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
a) Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:
- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
- Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;
b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.
4. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
1. Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:
Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:
a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
c) Ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
a) Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) Bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;
b) Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
c) Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất;
d) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung: Tên nhà thầu; giá chào; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.
3. Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng:
a) Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;
b) Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và không vượt giá gói thầu sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng;
c) Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
6. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh thông thường:
a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ yêu cầu;
b) Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ yêu cầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
c) Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất;
d) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
đ) Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;
e) Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu.
1. Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá:
a) Bản yêu cầu báo giá được lập bao gồm các nội dung về phạm vi công việc, yêu cầu về kỹ thuật, thời hạn hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao, dự thảo hợp đồng, thời gian chuẩn bị và nộp báo giá (tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá) và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu;
b) Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc gửi trực tiếp bản yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu. Trường hợp gửi trực tiếp, nếu trước thời điểm đóng thầu có bất kỳ nhà thầu nào khác đề nghị được tham gia chào hàng thì bên mời thầu phải gửi bản yêu cầu báo giá cho nhà thầu đó. Bản yêu cầu báo giá được phát hành miễn phí theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bằng fax.
2. Nộp và tiếp nhận báo giá:
a) Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Việc nộp báo giá có thể thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bang fax;
b) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá được nộp trước thời điểm đóng thầu bao gồm các nội dung như: Tên nhà thầu, giá chào, thời gian có hiệu lực của báo giá và gửi văn bản tiếp nhận này đến các nhà thầu đã nộp báo giá.
3. Đánh giá các báo giá:
a) Bên mời thầu so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Báo giá được xác định đáp ứng tất cả các yêu cầu trong bản yêu cầu báo giá và có giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn;
b) Trong quá trình đánh giá, trường hợp cần thiết bên mời thầu mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) đến thương thảo hợp đồng.
4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
6. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn:
a) Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá;
b) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
c) Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
a) Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực; yêu cầu về tiến độ cung cấp và cam kết cung cấp hàng hóa bảo đảm kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước đó; yêu cầu về đơn giá của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp là một trong nhiều loại hàng hóa thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó thì quy mô của hàng hóa áp dụng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% quy mô của hàng hóa cùng loại thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
b) Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
c) Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.
2. Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được lựa chọn trước đó. Trường hợp nhà thầu này không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu khác nếu nhà thầu này đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Luật Đấu thầu.
3. Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
4. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
a) Đánh giá hồ sơ đề xuất:
- Kiểm tra các nội dung về kỹ thuật và đơn giá;
- Cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu;
- Đánh giá tiến độ thực hiện, biện pháp cung cấp hàng hóa, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
- Các nội dung khác (nếu có).
b) Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
c) Bên mời thầu phải bảo đảm đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm thương thảo hợp đồng.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả mua sắm trực tiếp:
a) Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được ,thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
b) Việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thông báo bằng văn bản cho tất cả các nhà thầu tham gia nộp hồ sơ đề xuất và công khai theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
6. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu liên quan khác.
Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu" trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 25 của Luật Đấu thầu và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
2. Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;
3. Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.
1. Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:
Hồ sơ về phương án tự thực hiện được lập bao gồm yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc, giá trị, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc. Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.
2. Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:
Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất trong phương án tự thực hiện, dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc và các nội dung cần thiết khác.
3. Ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:
Tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị phụ thuộc hoặc ký thỏa thuận giao việc với đơn vị được giao để tự thực hiện gói thầu.
4. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định các nội dung công việc thuộc gói thầu phải được giám sát khi thực hiện, tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với mình để giám sát quá trình thực hiện gói thầu; trường hợp pháp luật chuyên ngành không có quy định hoặc không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, gói thầu có giá trị dưới 01 tỷ đồng thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu phải tự tổ chức thực hiện giám sát.
NO-BID CONTRACT AWARDING, SHOPPING, DIRECT PROCUREMENT, AND SELF-SUPPLY
Section 1: NO-BID CONTRACT AWARDING
Article 54: Limits on no-bid contract awarding
Limits on no-bid contract awarding prescribed in Point e Clause 1 Article 22 of the Law on Bidding:
1. Contracts for consulting services, non-consulting services, and public services: VND 500 million; contracts for goods procurement, construction, installation, procurement of medicines, medical equipment, public procurement, mixed contracts: VND 01 billion;
2. Contracts for regular procurements: VND 100 million.
Article 55. Standard process of no-bid contract awarding
1. Preparation for contractor selection:
a) Making the request for proposals:
The request for proposals must be made in accordance with Clause 1 Article 12 of this Decree. The request for proposals shall contain summary of the project/contract; instructions on preparation and submission of the proposal; requirements with regard to the contractor’s competence and experience; criteria for technical evaluation and price determination. The contractor’s competence and experience shall be assessed as satisfactory or unsatisfactory;
b) Evaluating and approving the request for proposals, selection of the no-bid contractor:
- The request for proposals must be evaluated in accordance with Article 105 of this Decree before it is approved;
- b) The approval for invitation for bids must be granted in writing in accordance with the report on evaluation of the request for proposals.
- The eligible contractor defined in Points a, b, c, d, e and h Clause 1 Article 5 of the Law on Bidding, who is experienced and capable enough to execute the contract, shall receive the request for proposals.
2. Contractor selection:
a) The request for proposals shall be issued to the selected contractor;
b) The contractor shall prepare and submit the proposal as requested in the request for proposals.
3. Proposal evaluation and negotiation:
a) The proposal shall be evaluated in accordance with the criteria specified in the request for proposals. During the evaluation, the procuring entity shall request the contractor to enter into a negotiation, clarify, or adjust information in the proposal in order to prove that the contractor meets all requirements with regard to experience, competence, punctuality, quality, technical solutions, and administration serving the contract execution;
b) The contractor shall be selected when all of the following requirements are satisfied: the contractor has a valid proposal; the bidder’s experience, competence, and technical proposal satisfy requirements in the request for proposals; the quoted prices do not exceed the approved estimates.
4. The result of no-bid contract awarding shall be reported, verified, approved, and announced in accordance with Article 20 of this Decree.
5. Drafting and concluding the contract:
The contract between both parties must conform to the decision to approve the no-bid contract, the contract negotiation record, the proposal, the request for proposals, and relevant documents.
Article 56. Shortened process of no-bid contract awarding
1. The shortened process is applied to contracts defined in Point a Clause 1 Article 22 of the Law on Bidding, except for those that must be executed to ensure state secrets:
The investor or the regulatory body in charge of the contract shall appoint an experienced and capable contractor to execute the contract. Within 15 days from the appointment, both parties must complete the no-bid contract awarding procedures, including: preparing and sending the draft contract to the contractor, which specifies the tasks, schedule, quality, and corresponding value, then concluding the contract. According to the result of contract negotiation, the investor or the regulatory body shall approve the no-bid contract and sign the contract with the selected contractor. The contractor selection shall be announced in accordance with Point d Clause 1 Article 7 and Point c Clause 1 or Point b Clause 2 Article 8 of this Decree.
2. If the contract does not exceed the limits on no-bid contracts prescribed in Article 54 of this Decree:
a) In consideration of the targets, tasks, and approved estimates, the procuring entity shall prepare and send the draft contract to the contractor, who is considered experienced and capable enough to execute the contract by the investor. The draft contract shall specify the tasks, schedule, quality, corresponding value, and relevant contents;
b) Based on the draft contract, the procuring entity and the selected contractor shall enter into a negotiation and complete the contract, which is the basis for approving the contractor selection and contract conclusion;
c) Contract conclusion:
The contract signed by the parties must conform to the decision to the contractor selection result, the contract negotiation record, and relevant documents.
1. Standard process of shopping applies to any of the contracts defined in Clause 1 Article 23 of the Law on Bidding, the value of which does not exceed VND 05 billion.
2. Shortened process of shopping applies to any of the contracts defined in Point a Clause 1 Article 23 of the Law on Bidding whose value does not exceed VND 500 million; any of the contracts defined in Point b and Point c Clause 1 Article 23 of the Law on Bidding whose value does not exceed VND 1 billion; and regular procurement contracts whose value does not exceed VND 200 million.
Article 58. Standard process of shopping
1. Preparation for contractor selection:
a) Making the request for proposals:
The request for proposals must be made in accordance with Clause 1 Article 12 of this Decree. The request for proposals shall contain summary of the project/contract; instructions on preparation and submission of the proposal; requirements with regard to the contractor’s competence and experience; criteria for technical evaluation and determination of lowest prices. The contractor’s competence and experience shall be assessed as satisfactory or unsatisfactory;
b) Evaluating and approving the request for proposals:
- The request for proposals must be evaluated in accordance with Article 105 of this Decree before it is approved;
- The approval for the request for proposals must be granted in writing in accordance with the report on evaluation of the request for proposals.
2. Contractor selection:
a) The procuring entity shall post the request for offers in accordance with Point d Clause 1 Article 7 and Point b Clause 1 or Point a Clause 2 Article 8 of this Decree.
The request for proposals shall be issued to any bidder that wishes to participate by the deadline written in the request for offers (at least 03 working days from the day on which the request is posted on the national procurement system or the Vietnam Public Procurement Review Journal);
b) The request for proposals shall be adjusted and clarified in accordance with Clause 2 Article 14 of this Decree;
c) Bidders shall send their proposals to the procuring entity directly or by post. Each bidder may submit only one proposal;
d) The procuring entity is responsible for protect the confidentiality of information in the proposals submitted by bidders. Right after the deadline for submitting proposals, the procuring entity shall open the proposals and make a bid opening record, which contains: names of bidders, offered prices, validity periods of proposals; values and validity periods of tender guarantee; contract duration. This record shall be sent to every bidder that has submitted their proposals.
3. Evaluation of Proposal evaluation and negotiation:
a) The procuring entity shall evaluate the proposals submitted. A bidder is “passed” if that bidder’s proposal is valid, the bidder’s experience and competence are satisfactory, and all technical requirements are satisfied.
b) The procuring entity shall compare offered prices in the proposals that satisfy technical requirements in order to determine the proposal that offers the lowest price. The bidder that offers the lowest price which does not exceed the contract value after error correction, adjustment of deviation, and deduction of discount (if any) shall be invited to enter into the contract negotiation;
c) The contract negotiation shall be carried out in accordance with Article 19 of this Decree.
4. Reporting, verifying, approving, and announcing contractor selection result:
The result of contractor selection shall be reported, verified, and announced in accordance with Article 20 of this Decree.
5. Drafting and concluding the contract:
The contract between both parties must conform to the decision to approve the result of shopping, the contract negotiation record, the proposal, the request for proposals, and relevant documents.
6. Schedule for standard process of shopping:
a) The minimum time limit for preparing the proposal is 05 working days from the day on which the request for proposals is issued;
b) If the request for proposals must be adjusted, the procuring entity must notify the bidder at least 03 working days before the deadline for submitting proposals;
c) Proposals shall be evaluated within 20 days from the bid opening date. Then, the procuring entity shall make a request for approval for the result of contractor selection, which is enclosed with the report on proposal evaluation.
d) The result of contractor selection shall be verified within 07 working days from the day on which the request for verification is received;
dd) The result of contractor selection shall be approved within 05 working days from receipt of request for approval from the procuring entity and the verification report from the verifying unit;
e) Other deadlines are specified in Clause 1 Article 12 of the Law on Bidding.
Article 59. Shortened process of shopping
1. Preparing and sending the request for proposals:
a) The request for quotation shall specify the tasks, technical requirements, validity period of the quotation, quotation submission date, requirements with regard to warranty, maintenance, training, transfer, contract drafting, time for preparation and submission of the quotation (at least 03 working days from the date of issue of the request for quotation) and other relevant information. Guarantee for participation in bidding shall be omitted;
b) After the request for quotations is approved, the procuring entity shall post it on a provincial newspaper, or the national procurement system, or send it directly to at least 03 capable bidders. If the request for quotations is send directly, the procuring entity shall send the request to any bidder that wishes to offers their quotations by the deadline for submitting quotations. The request for quotations shall be issued free of charged and sent directly, by post, email, or fax.
2. Submitting and receiving quotations:
a) Each contractor shall prepare and submit 01 quotation as requested. The quotation may be submitted directly, by post, email, or fax;
b) The procuring entity is responsible for protect the confidentiality of information in the quotations submitted by bidders. Right after the deadline for submitting quotations, the procuring entity make a note of receipt of quotations submitted by the deadline, which specify information such as: contains: names of bidders, quoted prices, validity periods of quotations. This note shall be sent to every bidder who has submitted their quotation.
3. Evaluation of quotations:
a) The procuring entity shall compare the quotations according to the request for quotations. Any quotation that satisfies all requirements in the request and the quoted price in which is lowest and does not exceed the contract value after error correction, adjustment of deviation, and deduction of discount (if any) shall be selected;
b) During the evaluation, procuring entity may invite the bidder that offers the lowest price after error correction, adjustment of deviation, and deduction of discount (if any) to enter into a contract negotiation.
4. Reporting, verifying, approving, and announcing contractor selection result:
The result of contractor selection shall be reported, verified, and announced in accordance with Article 20 of this Decree.
5. Drafting and concluding the contract:
The contract between both parties must conform to the decision to approve the result of shopping, the contract negotiation record, and relevant documents.
6. Schedule of shortened process of shopping:
a) Quotations shall be evaluated within 10 days from the bid opening date. Then, the procuring entity shall make a request for approval for the result of contractor selection, which is enclosed with the report on quotation evaluation.
b) The result of contractor selection shall be verified within 04 working days from the day on which the request for verification is received;
c) The result of contractor selection shall be approved within 03 working days from receipt of the request for approval from the procuring entity and the verification report from the verifying unit;
Article 60: Direct procurement process
1. Preparation for contractor selection:
a) Making the request for proposals:
The request for proposals must be made in accordance with Clause 1 Article 12 of this Decree. The request for proposals shall contain the summary of the project/contract; request that the contactor update information about their competence; requirements with regard to punctuality and commitment to provide technically satisfactory goods with high quality as described in the invitation for bids, and requirements for the unit prices. If goods in the direct procurement contract is one of those in a similar contract that was signed earlier, the value of such goods must be lower than 130% of the value of the goods in the earlier contract;
b) The request for proposals must be evaluated in accordance with Article 105 of this Decree before it is approved;
c) The approval for the request for proposals must be granted in writing in accordance with the report on evaluation of the request for proposals.
2. The request for proposals shall be issued to the selected contractor; If this contractor is not capable of performing the direct procurement contract, the request for proposals shall be issued to another bidder who satisfies the requirements in Clause 3 Article 24 of the Law on Bidding.
3. The contractor shall prepare and submit the proposal as requested.
4. Proposal evaluation and negotiation:
a) Proposal evaluation:
- Check information about techniques and prices;
- Update information about the bidder’s competence;
- Assess the progress, goods supply solution, technical solutions, and measures to perform the contract;
- Other contents (if any).
b) During the evaluation, the procuring entity shall request the contractor to enter into a negotiation, clarify information in the proposal in order to prove that the contractor meets all requirements with regard to experience, competence, punctuality, quality, technical solutions, and measures to perform the contract;
c) The procuring entity must ensure that the prices for items of the direct procurement contracts do not exceed the prices for similar items of an earlier contract, and that they are conformable with market prices at the time of contract negotiation.
5. Reporting, verifying, approving, and announcing contractor selection result:
a) The result of contractor selection must be verified in accordance with Clause 1 and Clause 4 Article 106 of this Decree before it is approved;
b) The result of contractor selection must be approved in writing according to the written request for approval and the verification report;
c) The result of contractor selection shall be notified to every bidder that submits the proposal, and shall be disclosed in accordance with Point d Clause 1 Article 7 and Point c Clause 1 or Point b Clause 2 Article 8 of this Decree.
6. Drafting and concluding the contract:
The contract between both parties must conform to the decision to approve the result of direct procurement, the contract negotiation record, the proposal, the request for proposals, and relevant documents.
The employment of self-supply method must be approved in the contractor selection plan in accordance with Article 25 of the Law on Bidding, and satisfy preconditions below:
1. The licensed business lines are suitable for the contract requirements;
2. The ability to mobilize manpower and equipment to ensure punctuality must be proven in the self-supply plan;
3. The unit appointed to perform the contract must not transfer any part thereof if its value is 10% of the contract value or higher than VND 50 billion, whichever come first.
Article 62: Self-supply process
1. Preparing the self-supply plan and draft the contract or assignment note:
The self-supply plan shall specify the tasks, value, duration, quality thereof, the draft contract or assignment note. If the contract is performed by a financially dependent unit, the plan must include the draft contract. If a financially dependent unit is not available, the plan must include a draft of the assignment note, which assigns an internal unit to perform the contract.
2. Completing the self-supply plan; negotiating, completing the contract or assignment note:
Discuss the information that is not clear or conformable in the self-supply plan, the draft contract, or the assignment note, and other necessary contents.
3. Signing the contract or assignment note:
The procuring entity shall sign the contract or assignment note with a unit to perform the contract.
4. If specialized law prescribes that the contract performance must be supervised, the procuring entity must select a supervisory contractor who is legally and financially independent to supervise the contract performance; If specialized laws do not require this or an independent supervisory contractor is not available because the contract has to be performed in an remote area or the contract value is below VND 01 billion, the procuring entity shall supervise the contract performance itself.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực