Chương X Nghị định 63/2014/NĐ-CP: Phân cấp trách nhiệm thẩm định, phê duyệt trong lựa chọn nhà thầu
Số hiệu: | 63/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2014 |
Ngày công báo: | 12/07/2014 | Số công báo: | Từ số 663 đến số 664 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu 2013
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 63/2014/NĐ-CP để kịp thời hướng dẫn Luật đấu thầu có hiệu lực vào 01/07/2014.
Nghị định đưa ra nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, gồm:
- Ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn;
- Nguyên tắc chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất;
- Đối với gói thầu hỗn hợp, nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Hàng hóa trong nước chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Nghị định cũng quy định chi tiết cách tính ưu đãi.
Đối với nhà thầu trong nước: hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải có tổng số lao động là nữ giới, thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ 25% trở lên có HĐLĐ tối thiểu 03 tháng…
Trường hợp gói thầu xây lắp có giá thầu không quá 05 tỷ chỉ cho phép nhà thầu là DN cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia đấu thầu.
Nghị định có hiệu lực từ 15/08/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư mà mình không phải là chủ đầu tư:
a) Có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo yêu cầu;
b) Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà thầu theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:
a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.
3. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:
a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu.
1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:
a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.
2. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:
a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu.
3. Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà thầu theo ủy quyền của cấp trên.
1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:
a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.
2. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:
a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu và theo ủy quyền.
1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:
a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.
2. Đối với dự án do mình thực hiện chức năng chủ đầu tư:
a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư, trừ các gói thầu quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ đầu tư khi được yêu cầu, trừ các gói thầu quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua thuốc, vật tư y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền.
4. Cơ quan, tổ chức được Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; người đứng đầu doanh nghiệp giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung sau đây:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; người đứng đầu doanh nghiệp;
b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, doanh nghiệp là chủ đầu tư khi được yêu cầu.
5. Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Bộ phận giúp việc liên quan chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
7. Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển và kết quả lựa chọn nhà thầu.
1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu;
b) Dự thảo hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Bản chụp các tài liệu: Quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
d) Tài liệu khác có liên quan.
2. Nội dung thẩm định bao gồm:
a) Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện của dự án, gói thầu; so với hồ sơ thiết kế, dự toán của gói thầu, yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa (nếu có); so với biên bản trao đổi giữa bên mời thầu với các nhà thầu tham dự thầu trong giai đoạn một (đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn); so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
c) Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
d) Các nội dung liên quan khác.
3. Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:
a) Khái quát nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
d) Các ý kiến khác (nếu có).
4. Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.
1. Nguyên tắc chung:
a) Kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt;
b) Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ chỉ tiến hành thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ phải thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước khi phê duyệt;
d) Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, không tiến hành thẩm định trong giai đoạn một, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;
đ) Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ, giai đoạn một chỉ tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ và tương ứng với những nội dung được hiệu chỉnh về kỹ thuật so với giai đoạn một;
e) Không tiến hành thẩm định danh sách xếp hạng nhà thầu trước khi phê duyệt, danh sách xếp hạng nhà thầu được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của bên mời thầu;
g) Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.
2. Thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển:
a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;
- Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của tổ chuyên gia;
- Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan.
b) Nội dung thẩm định bao gồm:
- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển;
- Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển;
- Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
- Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;
- Các nội dung liên quan khác.
c) Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:
- Khái quát nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển;
- Tóm tắt quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển và đề nghị của bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
- Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
- Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
- Các ý kiến khác (nếu có).
3. Thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật:
a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;
- Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của tổ chuyên gia;
- Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan.
b) Nội dung thẩm định bao gồm:
- Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;
- Các nội dung liên quan khác.
c) Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:
- Tóm tắt quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu (từ khi đăng tải thông báo mời thầu đến khi trình thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật) và đề nghị của bên mời thầu về danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
- Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình lựa chọn danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả lựa chọn danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đề xuất biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
- Các ý kiến khác (nếu có).
4. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu:
a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;
- Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia;
- Biên bản thương thảo hợp đồng;
- Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan; trường hợp đã tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì chỉ gửi biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính và bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
b) Nội dung thẩm định bao gồm:
- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
- Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính;
- Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình thương thảo hợp đồng; kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả thương thảo hợp đồng so với kết quả lựa chọn nhà thầu, danh sách xếp hạng nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng;
- Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;
- Các nội dung liên quan khác.
c) Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:
- Khái quát về nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Tóm tắt toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu từ khi lựa chọn danh sách ngắn (nếu có) đến khi trình thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, kèm theo các hồ sơ, tài liệu đã báo cáo theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
- Tóm tắt đề xuất, kiến nghị của bên mời thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình lựa chọn nhà thầu; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Các ý kiến khác (nếu có).
DIVISION OF RESPONSIBILITY FOR ASSESSMENT AND APPROVAL FOR CONTRACTORS
Article 100. Responsibilities of Ministers; Heads of ministerial-level agencies, Governmental authorities, other central authorities; Presidents of the People’s Committees of provinces
1. Regarding the projects approved by the Prime Minister of which they are not the investors:
a) Give written opinions about the plans to select the contractors as required;
d) Perform other tasks to select the contractors with the authorization from the Prime Minister.
2. Regarding the projects approved by themselves:
a) Approve the plans to select the contractors;
b) Perform other tasks under the responsibilities of the competent persons prescribed in Clause 73 of the Law on Bidding.
3. Regarding the projects of which they are the investors:
a) Approve the invitation for bid, request for proposals;
a) Approve the selected contractors;
c) Perform other tasks under the responsibilities of the investors prescribed in Clause 74 of the Law on Bidding.
Article 101. Responsibilities of Presidents of the People’s Committees of districts and communes and Heads of other local authorities
1. Regarding the projects approved by themselves:
a) Approve the plans to select the contractors;
b) Perform other tasks under the responsibilities of the competent persons prescribed in Clause 73 of the Law on Bidding.
2. Regarding the projects of which they are the investors:
a) Approve the invitation for bid or EOI request;
a) Approve the selected contractors;
c) Perform other tasks under the responsibilities of the investors prescribed in Clause 74 of the Law on Bidding.
3. d) Perform other duties to select the contractors with the authorization from the superiors.
Article 102. Responsibilities of Board of Directors and Chiefs of enterprises
1. Regarding the projects approved by themselves:
a) Approve the plans to select the contractors;
b) Perform other tasks under the responsibilities of the competent persons prescribed in Clause 73 of the Law on Bidding.
2. Regarding the projects of which they are the investors:
a) Approve the invitation for bid or EOI request;
a) Approve the selected contractors;
c) Perform other tasks under the responsibilities of the investors prescribed in Clause 74 of the Law on Bidding and with the authorization.
Article 103. Responsibilities of Board of Directors of and Chiefs of joint ventures , joint-stock companies and legal representatives of parties to business agreements
1. Regarding the projects approved by themselves:
a) Approve the plans to select the contractors;
b) Perform other tasks under the responsibilities of the competent persons prescribed in Clause 73 of the Law on Bidding.
2. Regarding the projects of which they are the investors:
a) Approve the invitation for bid or EOI request;
a) Approve the selected contractors;
c) Perform other tasks under the responsibilities of the investors prescribed in Clause 74 of the Law on Bidding.
Article 104. Responsibilities of assessing units
1. The Ministry of Planning and Investment shall assess:
a) The plans to select the contractors within the approval authority of the Prime Minister;
b) The plans to select the contractors in special cases that are considered and decides by the Prime Minister under the regulations in Article 26 of the Law on Bidding and other cases requested by the Prime Minister.
2. The provincial Departments of Planning and Investment shall assess:
a) The plans to select the contractors regarding the projects approved by the Presidents of the People’s Committees of provinces, except for the contracts prescribed in Clause 3 this Article;
b) The EOIs, invitations for prequalification, invitation for bid, request for proposals, result of the evaluation of EOIs, applications for prequalification, result of the selection of contractors regarding the contracts of the projects of which the People’s Committees of provinces are the investors when required, except for the contracts prescribed in Clause 3 this Article.
3. The provincials Departments of Health shall evaluate the plans to select the contractors regarding the contracts for purchase of medicines and medical materials that are approved by the Presidents of the People’s Committees of provinces.
4. The authorities and organizations that is assigned by the Ministers, Heads of ministerial-level authorities, Governmental authorities, other central authorities and Chiefs of enterprises to assess:
a) The plans to select the contractors regarding the projects within the authority of the Ministers, Heads of ministerial-level authorities, Governmental authorities, other central authorities and Chiefs of enterprises;
b) The EOI requests, invitations for prequalification, invitation for bid, EOI request, result of the evaluation of EOIs, applications for prequalification, result of the selection of contractors regarding the contracts of the projects of which the Ministries, ministerial-level authorities, Governmental authorities, other central authorities and enterprises when required.
5. Divisions of districts in charge of plans and finance shall evaluate the plans to select the contracts regarding the projects within the authority of the Presidents of the People’s Committees of districts.
6. Relevant assisting bodies shall evaluate the plans to select the contractors regarding the projects within the authority of the Presidents of the People’s Committees of communes, heads of other local authorities, Boards of Directors of joint ventures, joint-stock companies and legal representatives of the parties to the business agreements.
7. b) The investors shall assign the organizations and individuals under their management to evaluate the EOI requests, invitations for prequalification, invitation for bid, EOI request, result of the evaluation of EOIs, applications for prequalification, result of the selection of contractors other than the cases prescribed in Clause 2 this Article.
In case such assigned organizations or individuals are ineligible, the investors shall appoint qualified advisory organizations to conduct assessment. In any case, the investors must be responsible for assessing the EOI requests, invitations for prequalification, invitation for bid, request for proposals, results of the evaluation of EOI response, evaluation of applications for prequalification and the selection of contractors.
Article 105. Evaluation of EOI requests, invitations of prequalification, invitation for bid, request for proposals
1. An application for evaluation and approval includes :
a) An application form for the evaluation of the EOI request, invitation for prequalification, request for proposals of the procuring entity;
b) Drafts of EOI request, invitations for prequalification, invitation for bid, request for proposals;
c) Photocopies of : Decision on approval for the project and budget estimate, Decision on approval for the plan to select the contractor;
d) Relevant document.
2. Evaluation tasks include:
a) Reviewing the documents which serve as a basis to file the EOI request, invitation for prequalification, invitation for bid, request for proposals;
b) Checking the conformity between the EOI request, invitation for prequalification, invitation for bid, request for proposals and the scope, targets of the activities, duration to carry out the project and contract; the dossier on design and budget of the contract, requirements for characters, technical parameter of the goods (if any); the minutes of the meeting between the procuring entity and the bidders in the first stage (regarding the two-stage bidding); regulations of the law on bidding and other law provisions;
c) Review different opinions (if any) of the organizations and individual filing the EOI request, invitation for prequalification, invitation for bid, request for proposals;
d) Other relevant tasks.
3. A report on evaluation includes:
a) A summary of the project and contract, legal grounds for compiling the EOI request, invitations for prequalification, invitation for bid, request for proposals;
b) Comments and opinions of assessing units about the legal grounds, adherence to the regulations of the law on bidding and other law provisions; consensus about the drafts of the EOI request, application for prequalification, invitation for bid and request for proposals;
c) Suggestions of the assessing unit for the approval for the EOI request, invitation for prequalification, invitation for bid, request for proposals; handling measures in case the EOI request, invitation for prequalification, invitation for bid, request for proposals do not comply with the regulations of the law on bidding and other law provisions; solutions to the cases in which the EOI request, invitation for prequalification, invitation for bid, request for proposals cannot be approved due to lack of information;
d) Other opinion (if any).
4. Any assessing unit can hold a meeting between the parties to deal with the remaining issues before signing the report on evaluation if necessary.
Article 106. Verification of evaluation result of EOI responses, applications for prequalification, lists of bidders meeting technical requirements, result of selection of contractors
1. General principles:
a) The evaluation result of EOI responses, applications for prequalification, result of selection of contractors must be verified before they are approved;
b) Only the result of the selection of contractor shall be verified regarding any single-stage one-envelope contract;
c) The list of bidders meeting technical requirements must be verified before it is approved regarding any single-stage two-envelope contract;
d) With regard to any two-stage one-envelope, only the result of the selection of contractor shall be verified in the second stage (there is no verification in the first stage);
dd) With regard to any two-stage two-envelope, only the list of bidders meeting technical requirements shall be verified in the first stage and only the result of the selection of contractor shall be verified in the second stage and equivalent to the adjusted technical contents compared with that of the first stage;
e) The ranked list of bidders shall not be verified before it is approved, such list shall be approved when the procuring entity requests;
g) The verifying unit may hold a meeting between the parties to remedy the remaining issues before sending the Report on verification if necessary.
2. Verification of result of the evaluation of EOI responses and applications for prequalification:
a) An application for verification and approval includes:
- A written request for the verification of the evaluation result of the EOI response and application for prequalification, of which the opinions of procuring entity about recommendations of the expert group shall be specified;
- A report on the evaluation result of the EOI response and application for prequalification;
- Photocopies of: EOI request, invitation for prequalification, record on the deadline for submitting bids and bid opening, EOI response, applications for prequalification of the bidders and other relevant documents.
b) The verification involves:
- Verifying the documents which serve as a basis for the EOI request and prequalification;
- Checking the compliance with the regulations on the deadlines during the EOI request and prequalification;
- Verifying the evaluation of the EOI responses, applications for prequalification; the compliance with the regulations of the law on bidding and other relevant law provisions during the evaluation of the EOI responses and applications for prequalification;
- Considering different opinions (if any) between the procuring entity and the expert group; among the members of the expert group;
- Other relevant tasks.
b) A report on the verification includes:
- An overview of the main contents of the project and contract, the legal grounds for the EOI request and prequalification;
- A brief summary of the process of the EOI request, prequalification and the request of the procuring entity for the evaluation result of EOI response and application for prequalification;
- Comments and opinions of the verifying unit about the legal grounds, the compliance with the regulations on bidding and other relevant law provisions; guarantee of competitiveness, impartiality and transparency during the EOI request and prequalification; consensus or different opinions about the evaluation of the EOI response and application for prequalification;
- Recommendations of the verifying unit about the evaluation result of the EOI response and application for prequalification; handling measures for noncompliance with the regulations of the law on bidding and other relevant law provisions during the EOI request and prequalification; and handling measures for the cases in which the evaluation result of the EOI response and application for prequalification can not be concluded due to lack of information;
- Other opinions (if any).
3. Verification of the lists of bidders meeting technical requirements:
a) An application for verification and approval includes:
- A written request for the approval for the list of bidders meeting technical requirements of the procuring entity, of which the opinions of the procuring entity about the recommendations of the expert group must be specified;
- A report on the evaluation result of the written technical proposal of the expert group;
- Photocopies of: invitation for bid, request for proposals, records on bid closing and bid opening, written technical proposal of the bidders and other relevant documents.
b) The verification involves:
- Verifying the evaluation of the written technical proposal; compliance with the regulations of the law on bidding and other relevant law provisions during the evaluation of such proposal;
- Considering different opinions (if any) between the procuring entity and the expert group; among the members of the expert group;
- Other relevant tasks.
b) A report on the verification includes:
- A brief summary of the process of selecting the contractor (from the announcement of invitation to bid to the submission of the verification of the list of bidders meeting the technical requirements) and the request of the procuring entity for the list of bidders meeting the technical requirements;
- Comments and opinions of the verifying unit about the legal grounds, the compliance with the regulations on bidding and other relevant law provisions; guarantee of competitiveness, impartiality and transparency during the compilation of the list of bidders meeting technical requirements; consensus or different opinions about the list of bidders meeting technical requirements; handling measures for the noncompliance with the regulations of the law on bidding an other relevant law provisions during the evaluation of the written technical proposal, handling measures for the cases in which the result of the compilation of the list of bidders meeting technical requirements cannot be concluded due to lack of information;
- Other opinions (if any).
4. Verification of the bidding result:
a) An application for verification and approval includes:
- A written request for the approval for the bidding result of the procuring entity, of which the opinion of the procuring entity about the recommendations of the expert group must be specify;
- A report on the evaluation result of the bid-envelop and written proposal of the expert group;
- A record on the negotiation of the contract;
- Photocopies of: invitation for bid, request for proposals, records on bid closing and bid opening, bid-envelop, written proposals of the bidders and other relevant documents; cases in which the list of bidders meeting technical requirements has been verified, only the record on the opening of the financial proposals and the photocopies of the financial proposals of the bidders meeting technical requirements.
b) The verification involves:
- Verifying the documents which serve as a basis for the selection of contractor;
- Checking the compliance with the regulations on the deadlines during the selection of contractor;
- Verifying the evaluation of the bid-envelopes regarding the single-stage one-envelope contract, two-stage one-envelope contract and two-stage two-envelope contract; the compliance with the regulations of the law on bidding and other relevant law provisions during the evaluation of the bid-envelopes;
- Verifying the evaluation of the financial proposals regarding the single-stage two-envelope contract; the compliance with the regulations of the law on bidding and other relevant law provisions during the evaluation of the financial proposals;
- Checking the compliance with the regulations of the law on bidding and other relevant law provisions during the negotiation of the contract; checking the conformity between the result of the contract negotiation with the bidding result, the ranked list of bidders, invitation for bid, request for proposals and the bid-envelopes and proposals of the bidders entering into the contract negotiation;
- Considering different opinions (if any) between the procuring entity and the expert group; among the members of the expert group;
- Other relevant tasks.
b) A report on the verification includes:
- A summary of the main contents of the project and contract, the legal grounds for the selection of the contractor;
- A brief summary of the selection of the contractor from the short-listing (if any) to the request for the verification and approval for the bidding result, attached with the submitted documents prescribed in Clause 2 and Clause 3 this Article;
- A brief summary of the opinion of procuring entity about the bidding result;
- Comments and opinions of the verifying unit about the legal grounds and the compliance with the regulations of the law on bidding and other relevant law provisions; the guarantee of competitiveness, impartiality and transparency and economic effectiveness during the selection of contractor; consensus or different opinions about the bidding result; handling measures for the noncompliance with the regulations of the law on bidding and other relevant law provisions during the selection of contractor; measures for cases in which the bidding result cannot be concluded due to lack of information;
- Other opinions (if any).
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực