Chương VI Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư: Quản lý nhà nước về công tác văn thư
Số hiệu: | 30/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/03/2020 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2020 |
Ngày công báo: | 17/03/2020 | Số công báo: | Từ số 283 đến số 284 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Ký ban hành văn bản hành chính phải bằng mực màu xanh
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư vừa được Chính phủ ban hành ngày 05/3/2020.
Theo đó, Nghị định quy định rõ, khi ký ban hành văn bản hành chính bằng giấy, thì phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
(Trong khi đó, trước đây Nghị định 110/2004/NĐ-CP chỉ quy định khi ký không được dùng bút chì, không dùng mực đỏ hoặc mực dễ phai, dẫn đến người ký văn bản có thể dùng mực đen…).
Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền sẽ thực hiện ký số.
Ngoài ra, Nghị định còn sửa đổi quy định về các loại văn bản hành chính, cụ thể bỏ các loại văn bản sau khỏi danh sách các loại văn bản hành chính: bản cam kết, giấy chứng nhận, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ.
Nghị định 30/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư.
2. Quản lý thống nhất về nghiệp vụ công tác văn thư.
3. Quản lý nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư.
4. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư.
6. Hợp tác quốc tế trong công tác văn thư.
7. Sơ kết, tổng kết công tác văn thư.
1. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Căn cứ quy định của pháp luật, ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác văn thư.
b) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác văn thư đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư theo thẩm quyền.
c) Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư.
d) Bố trí kinh phí để hiện đại hóa phương tiện, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác văn thư, quản lý và vận hành hiệu quả Hệ thống quản lý tài liệu điện tử.
đ) Bố trí nhân sự, vị trí, diện tích, phương tiện làm việc phù hợp, bảo đảm giữ gìn bí mật nhà nước, bảo quản an toàn con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức.
e) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư.
g) Sơ kết, tổng kết về công tác văn thư trong phạm vi ngành, lĩnh vực và địa phương.
1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bố trí kinh phí cho công tác văn thư trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Đối với doanh nghiệp nhà nước việc bố trí kinh phí được thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Kinh phí cho công tác văn thư được sử dụng vào các công việc
a) Mua sắm, nâng cấp hệ thống, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, vật tư tiêu hao phục vụ công tác văn thư.
b) Bảo đảm thông tin liên lạc, chuyển phát văn bản, số hóa văn bản.
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong công tác văn thư.
d) Các hoạt động khác phục vụ công tác văn thư.
STATE SUPERVISION OF RECORDS MANAGEMENT ACTIVITIES
Article 34. Duties involved in the state supervision of records management activities
1. Formulating, issuing, directing and guiding the implementation of legislative documents on records management activities.
2. Taking uniform control of records management activities.
3. Supervising scientific researches, application of science and technology for records management activities.
4. Managing training provided for clerks, archivists or persons charged with records management activities; managing emulation, commendation and rewarding tasks involved in records management activities.
5. Inspecting, examining and handling complaints and denunciations and taking action against violations of the laws on records management activities.
6. Entering into international cooperation in records management activities.
7. Making the preliminary or final review of records management activities.
Article 35. Responsibilities for control or supervision of records management activities
1. The Ministry of Home Affairs shall be held responsible to the Government for the state supervision of records management duties.
2. Ministries, Ministry-level agencies, Governmental bodies, People's Committees at all levels and state enterprises shall, within the scope of their assigned duties and delegated authority, have the following responsibilities:
a) In compliance with laws, issuing and providing instructions on implementation of regulations on records management activities.
b) Checking the implementation of regulations on records management activities by agencies and organizations under their management; settling complaints and denunciations and handling violations of laws on records management activities according to their competence.
c) Conducting and directing scientific and technological researches and application for records management activities.
d) Providing funds for modernization of technical means and infrastructure for use in records management activities, effective management and operation of the electronic document management system.
dd) Providing suitable personnel, working position, space and means, ensuring protection of state secrets, safekeeping of the entity’s seals and security key storage equipment.
e) Managing training provided for clerks, archivists or persons charged with records management activities; managing emulation, commendation and rewarding tasks involved in records management activities.
g) Making the preliminary and final review of records management performance within sectors, industries and localities.
Article 36. Budget for records management activities
1. Entities must allocate funds included in the annual state budget estimate for records management activities. State enterprises’ allocation of funds shall be subject to regulations of laws in force.
2. Funds for records management activities shall be spent on:
a) Purchasing and upgrading technical systems, infrastructure, equipment and other consumables used for records management activities.
b) Assuring communications, delivery of documents and digitalization of documents.
c) Conducting scientific researches and transfer of technologies for records management activities.
d) Carrying out other activities supporting records management.