Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư
Số hiệu: | 30/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/03/2020 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2020 |
Ngày công báo: | 17/03/2020 | Số công báo: | Từ số 283 đến số 284 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Ký ban hành văn bản hành chính phải bằng mực màu xanh
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư vừa được Chính phủ ban hành ngày 05/3/2020.
Theo đó, Nghị định quy định rõ, khi ký ban hành văn bản hành chính bằng giấy, thì phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
(Trong khi đó, trước đây Nghị định 110/2004/NĐ-CP chỉ quy định khi ký không được dùng bút chì, không dùng mực đỏ hoặc mực dễ phai, dẫn đến người ký văn bản có thể dùng mực đen…).
Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền sẽ thực hiện ký số.
Ngoài ra, Nghị định còn sửa đổi quy định về các loại văn bản hành chính, cụ thể bỏ các loại văn bản sau khỏi danh sách các loại văn bản hành chính: bản cam kết, giấy chứng nhận, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ.
Nghị định 30/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2020 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư.
Nghị định này quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư. Công tác văn thư được quy định tại Nghị định này bao gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.
2. “Văn bản chuyên ngành” là văn bản hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
3. “Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
4. “Văn bản điện tử” là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy định.
5. “Văn bản đi” là tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
6. “Văn bản đến” là tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức nhận được từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến.
7. “Bản thảo văn bản” là bản được viết hoặc đánh máy hoặc tạo lập bằng phương tiện điện tử hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức.
8. “Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.
9. “Bản chính văn bản giấy” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
10. “Bản sao y” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
11. “Bản sao lục” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
12. “Bản trích sao” là bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
13. “Danh mục hồ sơ” là bảng kê có hệ thống những hồ sơ dự kiến được lập trong năm của cơ quan, tổ chức.
14. “Hồ sơ” là tập hợp các văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
15. “Lập hồ sơ” là việc tập hợp, sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
16. “Hệ thống quản lý tài liệu điện tử” là Hệ thống thông tin được xây dựng với chức năng chính để thực hiện việc tin học hóa công tác soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan trên môi trường mạng (sau đây gọi chung là Hệ thống).
17. “Văn thư cơ quan” là bộ phận thực hiện một số nhiệm vụ công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
1. Nguyên tắc
Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đối với văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ Nghị định này để quy định cho phù hợp; đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định này.
b) Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.
c) Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
d) Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý.
đ) Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
e) Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
g) Hệ thống phải đáp ứng các quy định tại phụ lục VI Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.
2. Chữ ký số trên văn bản điện tử phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đúng quy định về công tác văn thư; chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.
2. Cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Văn thư cơ quan có nhiệm vụ
a) Đăng ký, thực hiện thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.
b) Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; trình, chuyển giao văn bản đến.
c) Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu văn bản.
d) Quản lý Sổ đăng ký văn bản.
đ) Quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức; các loại con dấu khác theo quy định.
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản. Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này. Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giao cho đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản.
2. Đơn vị hoặc cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện các công việc: Xác định tên loại, nội dung và độ mật, mức độ khẩn của văn bản cần soạn thảo; thu thập, xử lý thông tin có liên quan; soạn thảo văn bản đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày.
Đối với văn bản điện tử, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản ngoài việc thực hiện các nội dung nêu trên phải chuyển bản thảo văn bản, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập nhật các thông tin cần thiết.
3. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung bản thảo văn bản, người có thẩm quyền cho ý kiến vào bản thảo văn bản hoặc trên Hệ thống, chuyển lại bản thảo văn bản đến lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản để chuyển cho cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản.
4. Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.
1. Bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.
2. Trường hợp bản thảo văn bản đã được phê duyệt nhưng cần sửa chữa, bổ sung thì phải trình người có thẩm quyền ký xem xét, quyết định.
1. Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về nội dung văn bản.
2. Người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.
1. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
2. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
5. Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
6. Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
7. Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
1. Cấp số, thời gian ban hành văn bản.
2. Đăng ký văn bản đi.
3. Nhân bản, đóng dấu cơ quan, tổ chức, dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, (đối với văn bản giấy); ký số của cơ quan, tổ chức (đối với văn bản điện tử).
4. Phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.
5. Lưu văn bản đi.
1. Số và thời gian ban hành văn bản được lấy theo thứ tự và trình tự thời gian ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức trong năm (bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm). Số và ký hiệu văn bản của cơ quan, tổ chức là duy nhất trong một năm, thống nhất giữa văn bản giấy và văn bản điện tử.
a) Việc cấp số văn bản quy phạm pháp luật: Mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật được cấp hệ thống số riêng.
b) Việc cấp số văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
c) Việc cấp số văn bản hành chính do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
2. Đối với văn bản giấy, việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản mật được cấp hệ thống số riêng.
3. Đối với văn bản điện tử, việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.
1. Việc đăng ký văn bản bảo đảm đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết của văn bản đi.
2. Đăng ký văn bản
Văn bản được đăng ký bằng sổ hoặc bằng Hệ thống.
a) Đăng ký văn bản bằng sổ
Văn thư cơ quan đăng ký văn bản vào Sổ đăng ký văn bản đi. Mẫu sổ đăng ký văn bản đi theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.
b) Đăng ký văn bản bằng Hệ thống
Văn bản được đăng ký bằng Hệ thống phải được in ra giấy đầy đủ các trường thông tin theo mẫu Sổ đăng ký văn bản đi, đóng sổ để quản lý.
3. Văn bản mật được đăng ký theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Nhân bản, đóng dấu của cơ quan, tổ chức và dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn đối với văn bản giấy
a) Văn bản đi được nhân bản theo đúng số lượng được xác định ở phần nơi nhận của văn bản.
b) Việc đóng dấu cơ quan, tổ chức và dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
2. Ký số của cơ quan, tổ chức đối với văn bản điện tử
Ký số của cơ quan, tổ chức được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
1. Văn bản đi phải hoàn thành thủ tục tại Văn thư cơ quan và phát hành trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản khẩn phải được phát hành và gửi ngay sau khi ký văn bản.
2. Việc phát hành văn bản mật đi phải bảo đảm bí mật nội dung của văn bản theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, đúng số lượng, thời gian và nơi nhận.
3. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
4. Thu hồi văn bản
a) Đối với văn bản giấy, trường hợp nhận được văn bản thông báo thu hồi, bên nhận có trách nhiệm gửi lại văn bản đã nhận.
b) Đối với văn bản điện tử, trường hợp nhận được văn bản thông báo thu hồi, bên nhận hủy bỏ văn bản điện tử bị thu hồi trên Hệ thống, đồng thời thông báo qua Hệ thống để bên gửi biết.
5. Phát hành văn bản giấy từ văn bản được ký số của người có thẩm quyền: Văn thư cơ quan thực hiện in văn bản đã được ký số của người có thẩm quyền ra giấy, đóng dấu của cơ quan, tổ chức để tạo bản chính văn bản giấy và phát hành văn bản.
6. Trường hợp cần phát hành văn bản điện tử từ văn bản giấy: Văn thư cơ quan thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
1. Lưu văn bản giấy
a) Bản gốc văn bản được lưu tại Văn thư cơ quan và phải được đóng dấu ngay sau khi phát hành, sắp xếp theo thứ tự đăng ký.
b) Bản chính văn bản lưu tại hồ sơ công việc.
2. Lưu văn bản điện tử
a) Bản gốc văn bản điện tử phải được lưu trên Hệ thống của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
b) Cơ quan, tổ chức có Hệ thống đáp ứng theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan thì sử dụng và lưu bản gốc văn bản điện tử trên Hệ thống thay cho văn bản giấy.
c) Cơ quan, tổ chức có Hệ thống chưa đáp ứng theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan thì Văn thư cơ quan tạo bản chính văn bản giấy theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định này để lưu tại Văn thư cơ quan và hồ sơ công việc.
1. Tiếp nhận văn bản đến.
2. Đăng ký văn bản đến.
3. Trình, chuyển giao văn bản đến.
4. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
1. Đối với văn bản giấy
a) Văn thư cơ quan kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có), nơi gửi; đối chiếu số, ký hiệu ghi ngoài bì với số, ký hiệu của văn bản trong bì. Trường hợp phát hiện có sai sót hoặc dấu hiệu bất thường, Văn thư cơ quan báo ngay người có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho nơi gửi văn bản.
b) Tất cả văn bản giấy đến (bao gồm cả văn bản có dấu chỉ độ mật) gửi cơ quan, tổ chức thuộc diện đăng ký tại Văn thư cơ quan phải được bóc bì, đóng dấu “ĐẾN”. Đối với văn bản gửi đích danh cá nhân hoặc tổ chức đoàn thể trong cơ quan, tổ chức thì Văn thư cơ quan chuyển cho nơi nhận (không bóc bì). Những bì văn bản gửi đích danh cá nhân, nếu là văn bản liên quan đến công việc chung của cơ quan, tổ chức thì cá nhân nhận văn bản có trách nhiệm chuyển lại cho Văn thư cơ quan để đăng ký.
c) Mẫu dấu “ĐẾN” được thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.
2. Đối với văn bản điện tử
a) Văn thư cơ quan phải kiểm tra tính xác thực và toàn vẹn của văn bản điện tử và thực hiện tiếp nhận trên Hệ thống.
b) Trường hợp văn bản điện tử không đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này hoặc gửi sai nơi nhận thì cơ quan, tổ chức nhận văn bản phải trả lại cho cơ quan, tổ chức gửi văn bản trên Hệ thống. Trường hợp phát hiện có sai sót hoặc dấu hiệu bất thường thì Văn thư cơ quan báo ngay người có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho nơi gửi văn bản.
c) Cơ quan, tổ chức nhận văn bản có trách nhiệm thông báo ngay trong ngày cho cơ quan, tổ chức gửi về việc đã nhận văn bản bằng chức năng của Hệ thống.
1. Việc đăng ký văn bản đến phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin cần thiết theo mẫu Sổ đăng ký văn bản đến hoặc theo thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý văn bản đến. Những văn bản đến không được đăng ký tại Văn thư cơ quan thì đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết, trừ những loại văn bản đến được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.
2. Số đến của văn bản được lấy liên tiếp theo thứ tự và trình tự thời gian tiếp nhận văn bản trong năm, thống nhất giữa văn bản giấy và văn bản điện tử.
3. Đăng ký văn bản
Văn bản được đăng ký bằng sổ hoặc bằng Hệ thống.
a) Đăng ký văn bản đến bằng sổ
Văn thư cơ quan đăng ký văn bản vào Sổ đăng ký văn bản đến. Mẫu Sổ đăng ký văn bản đến theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.
b) Đăng ký văn bản đến bằng Hệ thống
Văn thư cơ quan tiếp nhận văn bản và đăng ký vào Hệ thống. Trường hợp cần thiết, Văn thư cơ quan thực hiện số hóa văn bản đến theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Văn thư cơ quan cập nhật vào Hệ thống các trường thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý văn bản đến theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này. Văn bản đến được đăng ký vào Hệ thống phải được in ra giấy đầy đủ các trường thông tin theo mẫu Sổ đăng ký văn bản đến, ký nhận và đóng sổ để quản lý.
4. Văn bản mật được đăng ký theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Văn bản phải được Văn thư cơ quan trình trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo đến người có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết và chuyển giao cho đơn vị hoặc cá nhân được giao xử lý. Trường hợp đã xác định rõ đơn vị hoặc cá nhân được giao xử lý, Văn thư cơ quan chuyển văn bản đến đơn vị, cá nhân xử lý theo quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức. Văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được. Việc chuyển giao văn bản phải bảo đảm chính xác và giữ bí mật nội dung văn bản.
2. Căn cứ nội dung của văn bản đến; quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác được giao cho đơn vị, cá nhân, người có thẩm quyền ghi ý kiến chỉ đạo giải quyết. Đối với văn bản liên quan đến nhiều đơn vị hoặc cá nhân thì xác định rõ đơn vị hoặc cá nhân chủ trì, phối hợp và thời hạn giải quyết.
3. Trình, chuyển giao văn bản giấy: Ý kiến chỉ đạo giải quyết được ghi vào mục “Chuyển” trong dấu “ĐẾN” hoặc Phiếu giải quyết văn bản đến theo mẫu tại Phụ lục IV Nghị định này. Sau khi có ý kiến chỉ đạo giải quyết của người có thẩm quyền, văn bản đến được chuyển lại cho Văn thư cơ quan để đăng ký bổ sung thông tin, chuyển cho đơn vị hoặc cá nhân được giao giải quyết. Khi chuyển giao văn bản giấy đến cho đơn vị, cá nhân phải ký nhận văn bản.
4. Trình, chuyển giao văn bản điện tử trên Hệ thống: Văn thư cơ quan trình văn bản điện tử đến người có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết trên Hệ thống.
Người có thẩm quyền ghi ý kiến chỉ đạo giải quyết văn bản đến trên Hệ thống và cập nhật vào Hệ thống các thông tin: Đơn vị hoặc người nhận; ý kiến chỉ đạo, trạng thái xử lý văn bản; thời hạn giải quyết; chuyển văn bản cho đơn vị hoặc cá nhân được giao giải quyết. Trường hợp văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy thì Văn thư cơ quan thực hiện trình văn bản điện tử trên Hệ thống và chuyển văn bản giấy đến đơn vị hoặc cá nhân được người có thẩm quyền giao chủ trì giải quyết.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời văn bản đến và giao người có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
2. Khi nhận được văn bản đến, đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết văn bản đến theo thời hạn quy định tại quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức. Những văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải được giải quyết ngay.
1. Sao y gồm: Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy, sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.
a) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.
b) Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.
c) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.
2. Sao lục
a) Sao lục gồm: Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.
3. Trích sao
a) Trích sao gồm: Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao y, sao lục, trích sao được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc sao văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành, văn bản do các cơ quan, tổ chức khác gửi đến và quy định thẩm quyền ký các bản sao văn bản.
2. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Yêu cầu
a) Phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cơ quan, tổ chức.
b) Các văn bản, tài liệu trong một hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hoặc trình tự giải quyết công việc.
2. Mở hồ sơ
a) Cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc có trách nhiệm mở hồ sơ theo Danh mục hồ sơ hoặc theo kế hoạch công tác.
b) Cập nhật những thông tin ban đầu về hồ sơ theo Danh mục hồ sơ đã ban hành.
c) Trường hợp các hồ sơ không có trong Danh mục hồ sơ, cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc tự xác định các thông tin: Tiêu đề hồ sơ, số và ký hiệu hồ sơ, thời hạn bảo quản hồ sơ, người lập hồ sơ và thời gian bắt đầu.
3. Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ
Cá nhân được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập, cập nhật tất cả văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ đã mở, bao gồm tài liệu phim, ảnh, ghi âm (nếu có) bảo đảm sự toàn vẹn, đầy đủ của hồ sơ, tránh bị thất lạc.
4. Kết thúc hồ sơ
a) Hồ sơ được kết thúc khi công việc đã giải quyết xong.
b) Người lập hồ sơ có trách nhiệm: Rà soát lại toàn bộ văn bản, tài liệu có trong hồ sơ; loại ra khỏi hồ sơ bản trùng, bản nháp; xác định lại thời hạn bảo quản của hồ sơ; chỉnh sửa tiêu đề, số và ký hiệu hồ sơ cho phù hợp; hoàn thiện, kết thúc hồ sơ.
c) Đối với hồ sơ giấy: Người lập hồ sơ thực hiện đánh số tờ đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản từ 05 năm trở lên và viết Mục lục văn bản đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn; viết chứng từ kết thúc đối với tất cả hồ sơ.
d) Đối với hồ sơ điện tử: Người lập hồ sơ có trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống các thông tin còn thiếu. Việc biên mục văn bản trong hồ sơ được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.
1. Hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan phải đủ thành phần, đúng thời hạn và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định.
2. Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
a) Đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày công trình được quyết toán.
b) Đối với hồ sơ, tài liệu khác: Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày công việc kết thúc.
3. Thủ tục nộp lưu
a) Đối với hồ sơ giấy
Khi nộp lưu tài liệu phải lập 02 bản “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu” và 02 bản “Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu” theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này. Đơn vị, cá nhân nộp lưu tài liệu và Lưu trữ cơ quan giữ mỗi loại 01 bản.
b) Đối với hồ sơ điện tử
Cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc và lập hồ sơ thực hiện nộp lưu hồ sơ điện tử vào Lưu trữ cơ quan trên Hệ thống.
Lưu trữ cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, nhận hồ sơ theo Danh mục; liên kết chính xác dữ liệu đặc tả với hồ sơ; tiếp nhận và đưa hồ sơ về chế độ quản lý hồ sơ lưu trữ điện tử trên Hệ thống.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý văn bản, tài liệu của cơ quan, tổ chức; chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
2. Trách nhiệm của người đứng đầu bộ phận hành chính
a) Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan đối với cơ quan, tổ chức cấp dưới.
b) Tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ tại cơ quan, tổ chức.
3. Trách nhiệm của đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức
a) Người đứng đầu đơn vị trong cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về việc lập hồ sơ, bảo quản và nộp lưu hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào Lưu trữ cơ quan.
b) Trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc, mỗi cá nhân phải lập hồ sơ về công việc và chịu trách nhiệm về số lượng, thành phần, nội dung tài liệu trong hồ sơ; bảo đảm yêu cầu, chất lượng của hồ sơ theo quy định trước khi nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan.
c) Đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp lưu những hồ sơ, tài liệu được xác định thời hạn bảo quản từ 05 năm trở lên vào Lưu trữ cơ quan.
d) Trường hợp đơn vị hoặc cá nhân có nhu cầu giữ lại hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu để phục vụ công việc thì phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức đồng ý bằng văn bản và phải lập Danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại gửi Lưu trữ cơ quan. Thời hạn giữ lại hồ sơ, tài liệu của đơn vị, cá nhân không quá 02 năm kể từ ngày đến hạn nộp lưu.
đ) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức trước khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác, đi học tập dài ngày phải bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu hình thành trong quá trình công tác cho đơn vị, Lưu trữ cơ quan theo quy chế của cơ quan, tổ chức.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức theo quy định.
2. Văn thư cơ quan có trách nhiệm
a) Bảo quản an toàn, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức tại trụ sở cơ quan, tổ chức.
b) Chỉ giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức cho người khác khi được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc bàn giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được lập biên bản.
c) Phải trực tiếp đóng dấu, ký số vào văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao văn bản.
d) Chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện.
3. Cá nhân có trách nhiệm tự bảo quản an toàn thiết bị lưu khóa bí mật và khóa bí mật.
1. Sử dụng con dấu
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
2. Sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật
Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.
1. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư.
2. Quản lý thống nhất về nghiệp vụ công tác văn thư.
3. Quản lý nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư.
4. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư.
6. Hợp tác quốc tế trong công tác văn thư.
7. Sơ kết, tổng kết công tác văn thư.
1. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Căn cứ quy định của pháp luật, ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác văn thư.
b) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác văn thư đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư theo thẩm quyền.
c) Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư.
d) Bố trí kinh phí để hiện đại hóa phương tiện, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác văn thư, quản lý và vận hành hiệu quả Hệ thống quản lý tài liệu điện tử.
đ) Bố trí nhân sự, vị trí, diện tích, phương tiện làm việc phù hợp, bảo đảm giữ gìn bí mật nhà nước, bảo quản an toàn con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức.
e) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư.
g) Sơ kết, tổng kết về công tác văn thư trong phạm vi ngành, lĩnh vực và địa phương.
1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bố trí kinh phí cho công tác văn thư trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Đối với doanh nghiệp nhà nước việc bố trí kinh phí được thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Kinh phí cho công tác văn thư được sử dụng vào các công việc
a) Mua sắm, nâng cấp hệ thống, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, vật tư tiêu hao phục vụ công tác văn thư.
b) Bảo đảm thông tin liên lạc, chuyển phát văn bản, số hóa văn bản.
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong công tác văn thư.
d) Các hoạt động khác phục vụ công tác văn thư.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư hết hiệu lực từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm triển khai thực hiện và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Phụ lục V
Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan
(Kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ)
Danh mục hồ sơ gồm các thành phần: Các đề mục, số và ký hiệu của hồ sơ, tiêu đề hồ sơ, thời hạn bảo quản của hồ sơ, người lập hồ sơ.
1. Đề mục trong Danh mục hồ sơ được xây dựng theo cơ cấu tổ chức (tên các đơn vị trong cơ quan, tổ chức) hoặc theo lĩnh vực hoạt động (tên các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan, tổ chức). Trong từng đề mục lớn được chia thành các đề mục nhỏ tương ứng với tên các đơn vị (theo cơ cấu tổ chức) hoặc chia thành các mặt hoạt động (theo lĩnh vực hoạt động). Trong các đề mục nhỏ, trật tự các hồ sơ được sắp xếp theo nguyên tắc từ chung đến riêng, từ tổng hợp đến cụ thể.
Các đề mục lớn được đánh số liên tục bằng chữ số La Mã. Các đề mục nhỏ (nếu có) trong từng đề mục lớn được đánh số riêng bằng chữ số Ả Rập. Chữ viết tắt của các đề mục lớn trong Danh mục hồ sơ do cơ quan, tổ chức quy định nhưng cần ngắn gọn, dễ hiểu.
2. Số, ký hiệu của hồ sơ bao gồm: số thứ tự (được đánh bằng chữ số Ả Rập) và ký hiệu (bằng các chữ viết tắt) của đề mục lớn.
Việc đánh số hồ sơ có thể áp dụng một trong hai cách sau: Số của hồ sơ được đánh liên tục trong toàn Danh mục, bắt đầu từ số 01 hoặc số của hồ sơ được đánh liên tục trong phạm vi từng đề mục lớn, bắt đầu từ số 01.
3. Tiêu đề hồ sơ: Cần viết ngắn gọn, rõ ràng nhưng phải khái quát được nội dung của các văn bản, tài liệu sẽ hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc.
4. Thời hạn bảo quản của hồ sơ được xác định theo quy định hiện hành: Vĩnh viễn hoặc thời hạn bằng số năm cụ thể.
II. Mẫu danh mục hồ sơ
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
DANH MỤC HỒ SƠ
Năm...
(Kèm theo Quyết định số... ngày... tháng... năm........... của )
Số và ký hiệu hồ sơ |
Tên đề mục và tiêu đề hồ sơ |
Thời hạn bảo quản |
Người lập hồ sơ |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
|
I. TÊN ĐỀ MỤC LỚN |
|
|
|
|
1. Tên đề mục nhỏ |
|
|
|
01.TCCB |
Tiêu đề hồ sơ |
20 năm |
Họ và tên |
|
|
|
|
|
|
Danh mục hồ sơ này có........................ hồ sơ, bao gồm:
....................... hồ sơ bảo quản vĩnh viễn;
......................... hồ sơ bảo quản có thời hạn.
III. Mẫu mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN TÊN ĐƠN VỊ1
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
MỤC LỤC HỒ SƠ, TÀI LIỆU NỘP LƯU
.....................2.....................
Năm...
Số TT |
Số, ký hiệu hồ sơ |
Tiêu đề hồ sơ |
Thời gian tài liệu |
Thời hạn bảo quản |
Số tờ3/ Số trang4 |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
Mục lục này gồm: ......................................................... hồ sơ (đơn vị bảo quản).
Viết bằng chữ: ............................................................... hồ sơ (đơn vị bảo quản).
........... ngày....... tháng........ năm....
Người lập
(Ký và ghi rõ họ và tên, chức vụ)
1 Tên đơn vị nộp lưu hồ sơ, tài liệu.
2 Thời hạn bảo quản: Bảo quản vĩnh viễn hoặc bảo quản có thời hạn. Mục lục hồ sơ, tài liệu bảo quản vĩnh viễn và Mục lục hồ sơ, tài liệu bảo quản có thời hạn được lập riêng thành 02 Mục lục khác nhau. Đối với Mục lục hồ sơ, tài liệu bảo quản vĩnh viễn bỏ cột thời hạn bảo quản.
3 Áp dụng đối với văn bản giấy.
4 Áp dụng đối với văn bản điện tử.
IV. Mẫu mục lục văn bản, tài liệu trong hồ sơ 5
MỤC LỤC VĂN BẢN, TÀI LIỆU
Số, ký hiệu hồ sơ:
Năm...
STT |
Số, ký hiệu văn bản |
Ngày tháng năm văn bản |
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản |
Tác giả văn bản |
Tờ số/ Trang số |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5Áp dụng cho hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn.
V. Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày......... tháng....... năm........ |
BIÊN BẢN
Giao nhận hồ sơ, tài liệu
Căn cứ Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
Căn cứ ........ (Danh mục hồ sơ năm..., Kế hoạch thu thập tài liệu...),
Chúng tôi gồm:
BÊN GIAO: (tên cá nhân, đơn vị giao nộp hồ sơ, tài liệu)
Ông (bà): ...............................................................................................................
Chức vụ công tác: .................................................................................................
BÊN NHẬN: (Lưu trữ cơ quan)
Ông (bà): ...............................................................................................................
Chức vụ công tác: .................................................................................................
Thống nhất lập biên bản giao nhận tài liệu với những nội dung như sau:
1. Tên khối tài liệu giao nộp: ................................................................................
2. Thời gian của hồ sơ, tài liệu: ............................................................................
3. Số lượng tài liệu:
a) Đối với hồ sơ, tài liệu giấy
- Tổng số hộp (cặp): ..............................................................................................
- Tổng số hồ sơ (đơn vị bảo quản): ................ Quy ra mét giá:..................... mét.
b) Đối với hồ sơ, tài liệu điện tử
- Tổng số hồ sơ: ....................................................................................................
- Tổng số tệp tin trong hồ sơ: ................................................................................
4. Tình trạng tài liệu giao nộp: ..............................................................................
5. Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu kèm theo.
Biên bản này được lập thành hai bản; bên giao giữ một bản, bên nhận giữ một bản./.
(Ký và ghi rõ họ và tên) |
(Ký và ghi rõ họ và tên) |
|
TM. CHÍNH PHỦ |
Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản
(Kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020
của Chính phủ)
Phần I
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
1. Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm).
2. Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng.
3. Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.
4. Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.
5. Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.
6. Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo Mục IV Phần I Phụ lục này.
7. Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.
II. CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC CHÍNH
1. Quốc hiệu và Tiêu ngữ
a) Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.
b) Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
c) Quốc hiệu và Tiêu ngữ được trình bày tại ô số 1 Mục IV Phần I Phụ lục này. Hai dòng chữ Quốc hiệu và Tiêu ngữ được trình bày cách nhau dòng đơn.
2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
a) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
Đối với tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương có thêm tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trụ sở. Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được viết tắt những cụm từ thông dụng.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày cách nhau dòng đơn. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp dài có thể trình bày thành nhiều dòng.
c) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2 Mục IV Phần I Phụ lục này.
a) Số của văn bản là số thứ tự văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành trong một năm được đăng ký tại Văn thư cơ quan theo quy định. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả Rập.
Trường hợp các Hội đồng, Ban, Tổ của cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là tổ chức tư vấn) được ghi là “cơ quan ban hành văn bản” và được sử dụng con dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức để ban hành văn bản thì phải lấy hệ thống số riêng.
Ký hiệu của văn bản bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản. Đối với công văn, ký hiệu bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.
Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức hoặc lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định cụ thể, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu.
c) Số, ký hiệu của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước. Ký hiệu của văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-), không cách chữ.
d) Số, ký hiệu của văn bản được trình bày tại ô số 3 Mục IV Phần I Phụ lục này.
4. Địa danh và thời gian ban hành văn bản
a) Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở. Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở.
Đối với những đơn vị hành chính được đặt theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó.
Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Thời gian ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban hành. Thời gian ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số thể hiện ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả Rập; đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 phía trước.
c) Địa danh và thời gian ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4 Mục IV Phần I Phụ lục này, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy (,); địa danh và ngày, tháng, năm được đặt dưới, canh giữa so với Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
5. Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
a) Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Trích yếu nội dung văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.
b) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản được trình bày tại ô số 5a Mục IV Phần I Phụ lục này, đặt canh giữa theo chiều ngang văn bản. Tên loại văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Trích yếu nội dung văn bản được đặt ngay dưới tên loại văn bản, trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Bên dưới trích yếu nội dung văn bản có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
Đối với công văn, trích yếu nội dung văn bản được trình bày tại ô số 5b Mục IV Phần I Phụ lục này, sau chữ “V/v” bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản.
Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và các văn bản quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản. Căn cứ ban hành văn bản được ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (riêng Luật, Pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).
Căn cứ ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ từ 13 đến 14, trình bày dưới phần tên loại và trích yếu nội dung văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chẩm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm (.).
b) Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, thời gian ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (đối với Luật và Pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của Luật, Pháp lệnh); trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.
c) Bố cục của nội dung văn bản: Tùy theo tên loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định.
d) Đối với các hình thức văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều thì phần, chương, mục, tiểu mục, điều phải có tiêu đề. Tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
đ) Cách trình bày phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm
Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của phần, chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Từ “Mục”, “Tiểu mục” và số thứ tự của mục, tiểu mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục, tiểu mục dùng chữ số Ả Rập. Tiêu đề của mục, tiểu mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường, lùi đầu dòng 1 cm hoặc 1,27 cm. Số thứ tự của điều dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.); cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn, kiểu chữ đứng, đậm.
Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.), cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn, kiểu chữ đứng. Nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn, kiểu chữ đứng, đậm.
Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn, kiểu chữ đứng.
e) Nội dung văn bản được trình bày bằng chữ in thường, được canh đều cả hai lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào 1 cm hoặc 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn văn tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1,5 lines.
g) Nội dung văn bản được trình bày tại ô số 6 Mục IV Phần I Phụ lục này.
7. Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
a) Chữ ký của người có thẩm quyền là chữ ký của người có thẩm quyền trên văn bản giấy hoặc chữ ký số của người có thẩm quyền trên văn bản điện tử.
b) Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:
Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.
Trường hợp được giao quyền cấp trưởng thì phải ghi chữ viết tắt “Q.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Trường hợp ký thừa ủy quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
c) Chức vụ, chức danh và họ tên của người ký
Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định.
Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn ban hành là chức danh lãnh đạo của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn.
Đối với những tổ chức tư vấn được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì ghi chức danh của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn và chức vụ trong cơ quan, tổ chức. Đối với những tổ chức tư vấn không được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì chỉ ghi chức danh của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn.
Chức vụ (chức danh) của người ký văn bản do Hội đồng hoặc Ban Chỉ đạo của Nhà nước ban hành mà lãnh đạo Bộ làm Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thì phải ghi rõ chức vụ (chức danh) và tên cơ quan, tổ chức nơi lãnh đạo Bộ công tác ở phía trên họ tên người ký.
Họ và tên người ký văn bản bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản. Trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác. Việc ghi thêm quân hàm, học hàm, học vị trước họ tên người ký đối với văn bản của các đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
d) Hình ảnh, vị trí chữ ký số của người có thẩm quyền là hình ảnh chữ ký của người có thẩm quyền trên văn bản giấy, màu xanh, định dạng Portable Network Graphics (.png) nền trong suốt; đặt canh giữa chức vụ của người ký và họ tên người ký.
đ) Quyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày tại ô số 7a Mục IV Phần I Phụ lục này; chức vụ khác của người ký được trình bày tại ô số 7b Mục IV Phần I Phụ lục này, phía trên họ tên của người ký văn bản; các chữ viết tắt quyền hạn như: “TM.”, “Q.”, “KT.”, “TL.”, “TUQ.” và quyền hạn chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Chữ ký của người có thẩm quyền được trình bày tại ô số 7c Mục IV Phần I Phụ lục này.
Họ và tên của người ký văn bản được trình bày tại ô số 7b Mục IV Phần I Phụ lục này, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa quyền hạn, chức vụ của người ký.
8. Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức
a) Hình ảnh, vị trí chữ ký số của cơ quan, tổ chức là hình ảnh dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trên văn bản, màu đỏ, kích thước bằng kích thước thực tế của dấu, định dạng (.png) nền trong suốt, trùm lên khoảng 1/3 hình ảnh chữ ký số của người có thẩm quyền về bên trái.
b) Chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo văn bản chính được thể hiện như sau: Văn bản kèm theo cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên văn bản kèm theo; văn bản không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan thực hiện ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo.
Vị trí: Góc trên, bên phải, trang đầu của văn bản kèm theo.
Hình ảnh chữ ký số của cơ quan, tổ chức: Không hiển thị.
Thông tin: Số và ký hiệu văn bản; thời gian ký (ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601) được trình bày bằng phông chữ Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen.
c) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8 Mục IV Phần I Phụ lục này.
a) Nơi nhận văn bản gồm: Nơi nhận để thực hiện; nơi nhận để kiểm tra, giám sát, báo cáo, trao đổi công việc, để biết; nơi nhận để lưu văn bản.
b) Đối với Tờ trình, Báo cáo (cơ quan, tổ chức cấp dưới gửi cơ quan, tổ chức cấp trên) và Công văn, nơi nhận bao gồm:
Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc.
Phần thứ hai bao gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.
c) Đối với những văn bản khác, nơi nhận bao gồm từ “Nơi nhận” và phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản.
d) Nơi nhận được trình bày tại ô số 9a và 9b Mục IV Phần I Phụ lục này bao gồm:
Phần nơi nhận tại ô số 9a (áp dụng đối với Tờ trình, Báo cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới gửi cơ quan, tổ chức cấp trên và Công văn): Từ “Kính gửi” và tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng; sau từ “Kính gửi” có dấu hai chấm (:). Nếu văn bản gửi cho một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân thì từ “Kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được trình bày trên cùng một dòng; trường hợp văn bản gửi cho hai cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trở lên thì xuống dòng, tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, cá nhân được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng (-), cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), cuối dòng cuối cùng có dấu chấm (.); các gạch đầu dòng được trình bày thẳng hàng với nhau dưới dấu hai chấm (:).
Phần nơi nhận tại ô số 9b (áp dụng chung đối với các loại văn bản): Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng (ngang hàng với dòng chữ “quyền hạn, chức vụ của người ký” và sát lề trái), sau có dấu hai chấm (:), bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng (-) sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), dòng cuối cùng bao gồm chữ “Lưu” sau có dấu hai chấm (:), tiếp theo là chữ viết tắt “VT”, dấu phẩy (,), chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu, cuối cùng là dấu chấm (.).
III. CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC KHÁC
a) Trường hợp văn bản có Phụ lục kèm theo thì trong văn bản phải có chỉ dẫn về Phụ lục đó. Văn bản có từ hai Phụ lục trở lên thì các Phụ lục phải được đánh số thứ tự bằng chữ số La Mã.
b) Từ “Phụ lục” và số thứ tự của Phụ lục được trình bày thành một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; tên Phụ lục (nếu có) được trình bày canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
c) Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên mỗi Phụ lục được ban hành bao gồm: Số, ký hiệu văn bản, thời gian ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản được canh giữa phía dưới tên của Phụ lục, chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng, cùng phông chữ với nội dung văn bản, màu đen.
Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên mỗi phụ lục (Kèm theo văn bản số.../...-... ngày.... tháng.... năm....) được ghi đầy đủ đối với văn bản giấy; đối với văn bản điện tử, không phải điền thông tin tại các vị trí này.
d) Đối với Phụ lục cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên Phụ lục.
Đối với Phụ lục không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan thực hiện ký số của cơ quan, tổ chức trên từng tệp tin kèm theo, cụ thể:
Vị trí: Góc trên, bên phải, trang đầu của mỗi tệp tin.
Hình ảnh chữ ký số của cơ quan, tổ chức: Không hiển thị.
Thông tin: Số và ký hiệu văn bản; thời gian ký (ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601) được trình bày bằng phông chữ Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen.
đ) Số trang của Phụ lục được đánh số riêng theo từng Phụ lục.
e) Mẫu trình bày phụ lục văn bản thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
2. Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
Việc xác định và đóng dấu chỉ độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật), dấu tài liệu thu hồi đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định hiện hành. Con dấu các độ mật (TUYỆT MẬT, TỐI MẬT hoặc MẬT) và dấu tài liệu thu hồi được khắc sẵn theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Dấu chỉ độ mật được đóng vào ô số 10a Mục IV Phần I Phụ lục này; dấu tài liệu thu hồi được đóng vào ô số 11 Mục IV Phần I Phụ lục này.
Khi soạn thảo văn bản có tính chất khẩn, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đề xuất mức độ khẩn trình người ký văn bản quyết định. Tùy theo mức độ cần được chuyển phát nhanh, văn bản được xác định độ khẩn theo các mức sau: hỏa tốc, thượng khẩn, khẩn.
Con dấu các mức độ khẩn được khắc sẵn hình chữ nhật có kích thước 30 mm x 8 mm, 40 mm x 8 mm và 20 mm x 8 mm, trên đó các từ “HỎA TỐC”, “THƯỢNG KHẨN” và “KHẨN”, trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và đặt cân đối trong khung hình chữ nhật viền đơn. Dấu chỉ mức độ khẩn được đóng vào ô số 10b Mục IV Phần I Phụ lục này. Mực để đóng dấu chỉ mức độ khẩn dùng màu đỏ tươi.
c) Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
Đối với những văn bản có phạm vi, đối tượng, sử dụng hạn chế, sử dụng các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành như “XEM XONG TRẢ LẠI”, “LƯU HÀNH NỘI BỘ”. Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành trình bày tại ô số 11 Mục IV Phần I Phụ lục này, trình bày cân đối trong một khung hình chữ nhật viền đơn, bằng chữ in hoa, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
3. Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành
Được trình bày tại ô số 12 Mục IV Phần I Phụ lục này, ký hiệu bằng chữ in hoa, số lượng bản bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng.
4. Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax
Các thành phần này được trình bày tại ô số 13 Mục IV Phần I Phụ lục này ở trang thứ nhất của văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 11 đến 12, kiểu chữ đứng, dưới một đường kẻ nét liền kéo dài hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản.
IV. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
1. Vị trí trình bày các thành phần thể thức
Ô số |
: |
Thành phần thể thức văn bản |
1 |
: |
Quốc hiệu và Tiêu ngữ |
2 |
: |
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản |
3 |
: |
Số, ký hiệu của văn bản |
4 |
: |
Địa danh và thời gian ban hành văn bản |
5a |
: |
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản |
5b |
: |
Trích yếu nội dung công văn |
6 |
: |
Nội dung văn bản |
7a, 7b, 7c |
: |
Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền |
8 |
: |
Dấu, Chữ ký số của cơ quan, tổ chức |
9a, 9b |
: |
Nơi nhận |
10a |
: |
Dấu chỉ độ mật |
10b |
: |
Dấu chỉ mức độ khẩn |
11 |
: |
Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành |
12 |
: |
Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành |
13 |
: |
Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax. |
14 |
: |
Chữ ký số của cơ quan, tổ chức cho bản sao văn bản sang định dạng điện tử |
V. MẪU CHỮ VÀ CHI TIẾT TRÌNH BÀY THỂ THỨC VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
STT |
Thành phần thể thức và chi tiết trình bày |
Loại chữ |
Cỡ chữ1 |
Kiểu chữ |
Ví dụ minh họa |
|
Phông chữ Times New Roman |
Cỡ chữ |
|||||
1 |
Quốc hiệu và Tiêu ngữ |
|
|
|
|
|
|
- Quốc hiệu |
In hoa |
12 - 13 |
Đứng, đậm |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
12 |
|
- Tiêu ngữ |
In thường |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
13 |
|
- Dòng kẻ bên dưới |
|
|
|
|
|
2 |
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản |
|
|
|
|
|
|
- Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp |
In hoa |
12 - 13 |
Đứng |
BỘ NỘI VỤ |
12 |
|
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản |
In hoa |
12 - 13 |
Đứng, đậm |
CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC |
12 |
|
- Dòng kẻ bên dưới |
|
|
|
|
|
3 |
Số, ký hiệu của văn bản |
In thường |
13 |
Đứng |
Số: 15/QĐ-BNV; Số: 05/BNV-VP; Số: 12/UBND-VX |
13 |
4 |
Địa danh và thời gian ban hành văn bản |
In thường |
13 - 14 |
Nghiêng |
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2020 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 6 năm 2019 |
13 |
5 |
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản |
|
|
|
|
|
1 Cỡ chữ trong cùng một văn bản tăng, giảm phải thống nhất, ví dụ: Quốc hiệu cỡ chữ 13, Tiêu ngữ cỡ chữ 14, địa danh và ngày, tháng, năm văn bản cỡ chữ 14 hoặc Quốc hiệu cỡ chữ 12, Tiêu ngữ cỡ chữ 13, địa danh và ngày, tháng, năm văn bản cỡ chữ 13.
STT |
Thành phần thể thức và chi tiết trình bày |
Loại chữ |
Cỡ chữ |
Kiểu chữ |
Ví dụ minh họa |
|||||||||
Phông chữ Times New Roman |
Cỡ chữ |
|||||||||||||
a |
Đối với văn bản có tên loại |
|
|
|
|
|
||||||||
|
- Tên loại văn bản |
In hoa |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
CHỈ THỊ |
14 |
||||||||
|
- Trích yếu nội dung |
In thường |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
Về công tác phòng, chống lụt bão |
14 |
||||||||
|
- Dòng kẻ bên dưới |
|
|
|
|
|
||||||||
b |
Đối với công văn |
|
|
|
|
|
||||||||
|
Trích yếu nội dung |
In thường |
12 - 13 |
Đứng |
V/v nâng bậc lương năm 2019 |
12 |
||||||||
6 |
Nội dung văn bản |
In thường |
13 - 14 |
Đứng |
Trong công tác chỉ đạo... |
14 |
||||||||
a |
Gồm phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm |
|
|
|
|
|
||||||||
|
- Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương |
In thường |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
Phần I |
Chương I |
14 |
|||||||
|
- Tiêu đề của phần, chương |
In hoa |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
QUY ĐỊNH CHUNG |
QUY ĐỊNH CHUNG |
14 |
|||||||
|
- Từ “Mục” và số thứ tự |
In thường |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
Mục 1 |
14 |
||||||||
|
- Tiêu đề của mục |
In hoa |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
QUẢN LÝ VĂN BẢN |
14 |
||||||||
|
- Từ “Tiểu mục” và số thứ tự |
In thường |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
Tiểu mục 1 |
14 |
||||||||
|
- Tiêu đề của tiểu mục |
In hoa |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐI |
14 |
||||||||
|
- Điều |
In thường |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
Điều 1. Bản sao văn bản |
14 |
||||||||
|
- Khoản |
In thường |
13 - 14 |
Đứng |
1. Các hình thức... |
14 |
||||||||
|
- Điểm |
In thường |
13 - 14 |
Đứng |
a) Đối với.... |
14 |
||||||||
b |
Gồm phần, mục, khoản, điểm |
|
|
|
|
|
||||||||
|
- Từ “Phần” và số thứ tự |
In thường |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
Phần I |
14 |
||||||||
|
- Tiêu đề của phần |
In hoa |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ... |
14 |
||||||||
|
- Số thứ tự và tiêu đề của mục |
In hoa |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
I. NHỮNG KẾT QUẢ... |
14 |
||||||||
|
- Khoản: |
|
|
|
|
|
||||||||
|
Trường hợp có tiêu đề |
In thường |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng |
14 |
||||||||
|
Trường hợp không có tiêu đề |
In thường |
13 - 14 |
Đứng |
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày... |
14 |
||||||||
|
- Điểm |
In thường |
13 - 14 |
Đứng |
a) Đối với.... |
14 |
||||||||
7 |
Chức vụ, họ tên của người có thẩm quyền |
|
|
|
|
|
||||||||
|
- Quyền hạn của người ký |
In hoa |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KT. BỘ TRƯỞNG |
14 |
|||||||
|
- Chức vụ của người ký |
In hoa |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
CHỦ TỊCH |
THỨ TRƯỞNG |
14 |
|||||||
|
- Họ tên của người ký |
In thường |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
Nguyễn Văn A |
Trần Văn B |
14 |
|||||||
8 |
Nơi nhận |
|
|
|
|
|
||||||||
a |
Từ “Kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản |
In thường |
13 -14 |
Đứng |
|
14 |
||||||||
|
- Gửi một nơi |
|
|
|
Kính gửi: Bộ Nội vụ |
14 |
||||||||
|
- Gửi nhiều nơi |
|
|
|
Kính gửi: - Bộ Nội vụ; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính. |
14 |
||||||||
b |
Từ “Nơi nhận” và tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản |
|
|
|
|
|
||||||||
|
- Từ “Nơi nhận” |
In thường |
12 |
Nghiêng, đậm |
Nơi nhận: |
Nơi nhận: (đối với công văn) |
12 |
|||||||
|
- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản |
In thường |
11 |
Đứng |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ,...; - ................; - Lưu: VT, TCCB. |
- Như trên; - ................; - Lưu: VT, NVĐP. |
11 |
|||||||
9 |
Phụ lục văn bản |
|
|
|
|
|
||||||||
|
- Từ “Phụ lục” và số thứ tự của phụ lục |
In thường |
14 |
Đứng, đậm |
Phụ lục I |
14 |
||||||||
|
- Tiêu đề của phụ lục |
In hoa |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT |
14 |
||||||||
10 |
Dấu chỉ mức độ khẩn |
In hoa |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
|
13 |
||||||||
11 |
Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành |
In thường |
11 |
Đứng |
PL.(300) |
11 |
||||||||
12 |
Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax |
In thường |
11 - 12 |
Đứng |
Số:.................................................................... ĐT:......................... ,......................................... Fax:........................ E-Mail:..................... Website:........................... |
11 |
||||||||
13 |
Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành |
In hoa |
13 - 14 |
Đứng, đậm |
|
13 |
||||||||
14 |
Số trang |
In thường |
13 - 14 |
Đứng |
2, 7, 13 |
14 |
Phần II
THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY BẢN SAO VĂN BẢN
I. BẢN SAO SANG ĐỊNH DẠNG ĐIỆN TỬ
“SAO Y” hoặc “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO”.
2. Tiêu chuẩn của văn bản số hóa
a) Định dạng Portable Document Format (.pdf), phiên bản 1.4 trở lên.
c) Độ phân giải tối thiểu: 200dpi.
3. Hình thức chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên bản sao định dạng điện tử
a) Vị trí: Góc trên, bên phải, trang đầu của văn bản, trình bày tại ô số 14 Mục IV Phần I Phụ lục này.
b) Hình ảnh chữ ký số của cơ quan, tổ chức: Không hiển thị.
c) Thông tin: Hình thức sao, tên cơ quan, tổ chức sao văn bản, thời gian ký (ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601) được trình bày bằng phông chữ Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen.
II. BẢN SAO SANG ĐỊNH DẠNG GIẤY
1. Thể thức bản sao sang định dạng giấy
a) Hình thức sao: “SAO Y” hoặc “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO”.
b) Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản.
c) Số, ký hiệu bản sao bao gồm số thứ tự đăng ký (được đánh chung cho các loại bản sao do cơ quan, tổ chức thực hiện) và chữ viết tắt tên loại bản sao theo Bảng chữ viết tắt và mẫu trình bày văn bản, bản sao văn bản tại Mục I Phụ lục III Nghị định này. Số được ghi bằng chữ số Ả Rập, bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
d) Địa danh và thời gian sao văn bản.
đ) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền sao văn bản.
e) Dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản.
g) Nơi nhận.
2. Kỹ thuật trình bày bản sao sang định dạng giấy
a) Các thành phần thể thức bản sao được trình bày trên cùng một tờ giấy (khổ A4), ngay sau phần cuối cùng của văn bản cần sao dưới một đường kẻ nét liền, kéo dài hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản.
b) Các cụm từ “SAO Y”, “SAO LỤC”, “TRÍCH SAO” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
c) Cỡ chữ, kiểu chữ của tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và thời gian sao văn bản; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản và nơi nhận được trình bày theo hướng dẫn các thành phần thể thức văn bản tại khoản 2, 3, 4, 7, 8, 9 Mục II Phần I Phụ lục này.
d) Mẫu trình bày bản sao định dạng giấy được minh họa tại Phụ lục III Nghị định này.
3. Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức bản sao sang định dạng giấy
a) Vị trí trình bày các thành phần thể thức
Ô số |
: |
Thành phần thể thức bản sao |
1 |
: |
Hình thức sao: “SAO Y”, “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO” |
2 |
: |
Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản |
3 |
: |
Số, ký hiệu bản sao |
4 |
: |
Địa danh và ngày, tháng, năm sao |
5a, 5b, 5c |
: |
Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền |
6 |
: |
Dấu của cơ quan, tổ chức |
7 |
: |
Nơi nhận |
b) Sơ đồ
Phụ lục II
Viết hoa trong văn bản hành chính
(Kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ)
I. Viết hoa vì phép đặt câu
Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.
II. Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người
1. Tên người Việt Nam
a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú,...
b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Bác Hồ, Cụ Hồ,...
2. Tên người nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt
a) Trường hợp phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam. Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn,...
b) Trường hợp phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần. Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen,...
III. Viết hoa tên địa lý
a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định,...
b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó. Ví dụ: Quận 1, Phường Điện Biên Phủ,...
c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm,...) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh. Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy,...
Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long,...
đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được Cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng, miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ,...
2. Tên địa lý nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt
a) Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam. Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh,...
b) Tên địa lý phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài quy định tại điểm b khoản 2 Mục II Phụ lục này. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn,...
IV. Viết hoa tên cơ quan, tổ chức
1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
a) Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài chính,...
b) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng,...
2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài
a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO),...
b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh. Ví dụ: WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN,...
V. Viết hoa các trường hợp khác
1. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.
2. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng. Ví dụ: Huân chương Sao vàng, Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động,...
3. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể. Ví dụ: Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Giáo sư Tôn Thất Tùng,...
4. Danh từ chung đã riêng hóa
Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng. Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),...
5. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm. Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10,...
6. Tên các loại văn bản: Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể. Ví dụ: Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Quốc hội,...
7. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
Ví dụ:
- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.
- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14.
8. Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm
a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất, Mậu Thân,...
b) Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết Nguyên đán.
c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số. Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám,...
9. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Ví dụ: Triều Lý, Triều Trần, Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng Tám,...
10. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo. Ví dụ: từ điển Bách khoa toàn thư, tạp chí Cộng sản,...
Phụ lục III
Bảng chữ viết tắt tên loại, mẫu trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản
(Kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ)
I. Bảng chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính và bản sao văn bản
STT |
Tên loại văn bản hành chính |
Chữ viết tắt |
1. |
Nghị quyết (cá biệt) |
NQ |
2. |
Quyết định (cá biệt) |
QĐ |
3. |
Chỉ thi |
CT |
4. |
Quy chế |
QC |
5. |
Quy định |
QyĐ |
6. |
Thông cáo |
TC |
7. |
Thông báo |
TB |
8. |
Hướng dẫn |
HD |
9. |
Chương trình |
CTr |
10. |
Kế hoạch |
KH |
11. |
Phương án |
PA |
12. |
Đề án |
ĐA |
13. |
Dự án |
DA |
14. |
Báo cáo |
BC |
15. |
Biên bản |
BB |
16. |
Tờ trình |
TTr |
17. |
Hợp đồng |
HĐ |
18. |
Công điện |
CĐ |
19. |
Bản ghi nhớ |
BGN |
20. |
Bản thỏa thuận |
BTT |
21. |
Giấy ủy quyền |
GUQ |
22. |
Giấy mời |
GM |
23. |
Giấy giới thiệu |
GGT |
24. |
Giấy nghỉ phép |
GNP |
25. |
Phiếu gửi |
PG |
26. |
Phiếu chuyển |
PC |
27. |
Phiếu báo |
PB |
|
Bản sao văn bản |
|
1. |
Bản sao y |
SY |
2. |
Bản trích sao |
TrS |
3. |
Bản sao lục |
SL |
II. Mẫu trình bày văn bản hành chính, phụ lục và bản sao văn bản
1. Mẫu trình bày văn bản hành chính |
|
Mẫu 1.1 |
Nghị quyết (cá biệt) |
Mẫu 1.2 |
Quyết định (cá biệt) quy định trực tiếp |
Mẫu 1.3 |
Quyết định (cá biệt) quy định gián tiếp |
Mẫu 1.4 |
Văn bản có tên loại |
Mẫu 1.5 |
Công văn |
Mẫu 1.6 |
Công điện |
Mẫu 1.7 |
Giấy mời |
Mẫu 1.8 |
Giấy giới thiệu |
Mẫu 1.9 |
Biên bản |
Mẫu 1.10 |
Giấy nghỉ phép |
2. Mẫu trình bày phụ lục văn bản |
|
Mẫu 2.1 |
Phụ lục văn bản hành chính giấy |
Mẫu 2.2 |
Phụ lục văn bản hành chính điện tử |
3. Mẫu trình bày bản sao văn bản |
|
Mẫu 3.1 |
Bản sao sang định dạng giấy |
Mẫu 3.2 |
Bản sao sang định dạng điện tử |
Mẫu 1.1 - Nghị quyết (cá biệt)
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1 TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2
Số: /NQ-...3... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...4..., ngày... tháng... năm... |
NGHỊ QUYẾT
...............5...............
THẨM QUYỀN BAN HÀNH
Căn cứ ..................................................................................................................;
Căn cứ ..................................................................................................................;
...............................................................................................................................
........................................................6.....................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................../.
Nơi nhận: - Như Điều.... ; - .............; - Lưu: VT,...7...8.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành nghị quyết.
3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành nghị quyết.
4 Địa danh.
5 Trích yếu nội dung nghị quyết.
6 Nội dung nghị quyết.
7 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (nếu cần).
8 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Mẫu 1.2 - Quyết định (cá biệt) quy định trực tiếp
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1 TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2
Số: /QĐ-...3... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...4..., ngày... tháng... năm... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc.......... 5...................
THẨM QUYỀN BAN HÀNH6
Căn cứ .......................................................7 .........................................................;
Căn cứ .................................................................................................................;
Theo đề nghị của ...................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1....................................................... 8 ...........................................................
Điều ......................................................................................................................
.................................................................................................................................../.
Nơi nhận: - Như Điều.......; - ............; - Lưu: VT,...9...10.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền,
Họ và tên |
Ghi chú:
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
4 Địa danh.
5 Trích yếu nội dung quyết định.
6 Thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chức vụ của người đứng đầu; nếu thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan, tổ chức thì ghi tên tập thể hoặc tên cơ quan, tổ chức đó.
7 Các căn cứ để ban hành quyết định.
8 Nội dung quyết định.
9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
10 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Mẫu 1.3 - Quyết định (quy định gián tiếp) (*)
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1 TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2
Số: /QĐ-...3... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...4..., ngày... tháng... năm... |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành (Phê duyệt)..........5...................
THẨM QUYỀN BAN HÀNH6
Căn cứ ...................................................7 .............................................................;
Căn cứ ..................................................................................................................;
Theo đề nghị của ...................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành (Phê duyệt) kèm theo Quyết định này.......................5 .............
.....................................................................................................................................
Điều......................................................................................................................
.................................................................................................................................../.
Nơi nhận: - Như Điều... ; -..............; - Lưu: VT,...8...9...
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền,
Họ và tên |
Ghi chú:
* Mẫu này áp dụng đối với các quyết định (cá biệt) ban hành hay phê duyệt một văn bản khác.
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
4 Địa danh.
5 Trích yếu nội dung quyết định.
6 Thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chức vụ của người đứng đầu; nếu thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan, tổ chức thì ghi tên tập thể hoặc tên cơ quan, tổ chức đó.
7 Các căn cứ để ban hành quyết định.
8 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
9 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Mẫu văn bản (được ban hành, phê duyệt kèm theo quyết định) đối với văn bản giấy
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
..............1............
(Kèm theo Quyết định số.../QĐ-... ngày... tháng... năm... của... )2
------------------
.........3..........
...........................
Điều 1 ...................................................................................................................
Điều ... ...................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......................
...................................................
Điều ......................................................................................................................
.................................................................................................................................../.
Ghi chú:
1 Trích yếu nội dung của văn bản.
2 Số, ký hiệu, thời gian ban hành và tên cơ quan ban hành của Quyết định.
3 Nội dung văn bản kèm theo.
Mẫu văn bản (được ban hành, phê duyệt kèm theo quyết định) đối với văn bản điện tử (*)
Số:...4...; ngày/tháng/năm; giờ: phút: giây5
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TÊN LOẠI VĂN BẢN
..............1............
(Kèm theo Quyết định số.../QĐ-... ngày... tháng... năm... của... )2
.........3..........
...........................
Điều 1. .................................................................................................................
Điều ... ..................................................................................................................
.....................................................................................................................................
........................
....................................
Điều ... ..................................................................................................................
.................................................................................................................................. /.
Ghi chú:
* Mẫu này áp dụng với văn bản điện tử kèm theo không cùng tệp tin với nội dung Quyết định ban hành hay phê duyệt.
1 Trích yếu nội dung của văn bản.
2 Đối với văn bản điện tử, không phải điền thông tin tại các vị trí này.
3 Nội dung văn bản kèm theo.
4 Số và ký hiệu Quyết định ban hành hay phê duyệt.
5 Thời gian ký số của cơ quan, tổ chức (ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601).
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1 TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2
Số: /...3...-...4... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...5..., ngày... tháng... năm... |
TÊN LOẠI VĂN BẢN6
................7..............
.........................................................................8....................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................../.
Nơi nhận: - ..............; - ..............; - Lưu: VT,...9...10.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, Họ và tên |
Ghi chú:
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
3 Chữ viết tắt tên loại văn bản.
4 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
5 Địa danh.
6 Tên loại văn bản
Mẫu này áp dụng chung đối với các hình thức văn bản hành chính có ghi tên loại gồm: chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, tờ trình, giấy ủy quyền, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo.
7 Trích yếu nội dung văn bản.
8 Nội dung văn bản.
9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
10 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Mẫu 1.5 - Công văn
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1 TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2
Số: /...3...-...4... V/v..........6....... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...5..., ngày... tháng... năm... |
Kính gửi:
- ............................................................;
- .............................................................
.................................................................................7............................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................../.
Nơi nhận: - Như trên; - ..............; - Lưu: VT,...8...9...
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, Họ và tên |
.............................................................10.....................................................................
Ghi chú:
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.
3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.
4 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
5 Địa danh.
6 Trích yếu nội dung công văn.
7 Nội dung công văn.
8 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
9 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
10 Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax (nếu cần).
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1 TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2
Số:.../CĐ-...3... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...4..., ngày... tháng... năm... |
CÔNG ĐIỆN
............5..............
................................................................6 điện:
- ...............................7...............................;
- .................................................................
.........................................................................8....................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................../.
Nơi nhận: - ..............; - ..............; - Lưu: VT,...9...10.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công điện.
3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công điện.
4 Địa danh.
5 Trích yếu nội dung điện.
6 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh của người đứng đầu.
7 Tên cơ quan, tổ chức nhận điện.
8 Nội dung điện.
9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
10 Ký hiệu của người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1 TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2
Số:.../GM-...3... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...4..., ngày... tháng... năm... |
GIẤY MỜI
............5..............
...........2............. trân trọng kính mời:...................................6...............................
Tới dự ..................................................7 ................................................................
.....................................................................................................................................
Chủ trì:..................................................................................................................
Thời gian:..............................................................................................................
Địa điểm:...............................................................................................................
.............................................................8 ...................................................................../.
Nơi nhận: - ..............; - ..............; - Lưu: VT,...9...10.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành giấy mời.
3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành giấy mời.
4 Địa danh.
5 Trích yếu nội dung cuộc họp.
6 Tên cơ quan, tổ chức hoặc họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của người được mời.
7 Tên (nội dung) của cuộc họp, hội thảo, hội nghị v.v...
8 Các vấn đề cần lưu ý.
9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
10 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Mẫu 1.8 - Giấy giới thiệu
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1 TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2
Số:.../GGT-...3... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...4..., ngày... tháng... năm... |
GIẤY GIỚI THIỆU
2 trân trọng giới thiệu:
Ông (bà) ...................................................5 ............................................................
Chức vụ:...............................................................................................................
Được cử đến: ............................................6 ...........................................................
Về việc: .................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Đề nghị Quý cơ quan tạo điều kiện để ông (bà) có tên ở trên hoàn thành nhiệm vụ.
Giấy này có giá trị đến hết ngày ........................................................................./.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền,
Họ và tên |
Ghi chú:
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (cấp giấy giới thiệu).
3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
4 Địa danh.
5 Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được giới thiệu.
6 Tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu tới làm việc.
Mẫu 1.9 - Biên bản
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1 TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2
Số:.../BB-...3... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
BIÊN BẢN
...........4............
Thời gian bắt đầu: .................................................................................................
Địa điểm: ...............................................................................................................
Thành phần tham dự: ............................................................................................
.....................................................................................................................................
Chủ trì (chủ tọa):..................................................................................................
Thư ký (người ghi biên bản):................................................................................
Nội dung (theo diễn biến cuộc họp/hội nghị/hội thảo):
....................................................................................................................................
Cuộc họp (hội nghị, hội thảo) kết thúc vào.... giờ...., ngày.... tháng.... năm..../.
THƯ KÝ
(Chữ ký)
Họ và tên
|
CHỦ TỌA (Chữ ký của người có thẩm quyền, Họ và tên |
Nơi nhận:
- ..............;
- Lưu: VT, Hồ sơ.
Ghi chú:
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
4 Tên cuộc họp hoặc hội nghị, hội thảo.
5 Ghi chức vụ chính quyền (nếu cần).
Mẫu 1.10 - Giấy nghỉ phép
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1 TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2
Số:.../GNP-...3... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...4..., ngày... tháng... năm... |
GIẤY NGHỈ PHÉP
Xét Đơn đề nghị nghỉ phép ngày ......................... của ông (bà) ............................
...................................................................... 2 .............................................. cấp cho:
Ông (bà): .......................................................5 .......................................................
Chức vụ:...............................................................................................................
Được nghỉ phép trong thời gian .............................. kể từ ngày ............................ đến hết ngày................................... tại................... 6....................................................
Số ngày nghỉ phép nêu trên được tính vào thời gian........................7................./.
Nơi nhận: - ...8....; - Lưu: VT,...9...
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền
Họ và tên |
Xác nhận của cơ quan (tổ chức) hoặc chính quyền địa phương nơi nghỉ phép (nếu cần)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên |
|
Ghi chú:
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên cơ quan, tổ chức cấp giấy nghỉ phép.
3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức cấp giấy nghỉ phép.
4 Địa danh.
5 Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được cấp giấy phép.
6 Nơi nghỉ phép.
7 Thời gian nghỉ theo Luật Lao động (nghỉ hàng năm có lương hoặc nghỉ không hưởng lương hoặc nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương...).
8 Người được cấp giấy nghỉ phép.
9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
Mẫu 2.1 - Phụ lục văn bản hành chính giấy
Phụ lục...1....
..........2............
(Kèm theo Văn bản số...3.... ngày...4 tháng...4 năm...4 của...5 .)
.................................................................6............................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................../.
Ghi chú:
1 Số thứ tự của Phụ lục.
2 Tiêu đề của Phụ lục.
3 Số và ký hiệu của văn bản
4 Thời gian ban hành văn bản.
5 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
6 Nội dung của Phụ lục.
Mẫu 2.2 - Mẫu Phụ lục văn bản hành chính điện tử *
Số:...5...; ngày/tháng/năm; giờ: phút: giây 6
Phụ lục...1....
..........................2.........................
(Kèm theo Văn bản số...3..... ngày...3 tháng...3 năm...3 của...4 .)
.......................................................................7......................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................../.
Ghi chú:
* Mẫu này áp dụng với văn bản điện tử có phụ lục không cùng tệp tin với nội dung văn bản.
1 Số thứ tự của Phụ lục.
2 Tiêu đề của Phụ lục.
3 Đối với văn bản điện tử, không phải điền thông tin tại các vị trí này.
4 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
5 Số và ký hiệu văn bản.
6 Thời gian ký số của cơ quan, tổ chức (ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601).
7 Nội dung của Phụ lục.
Mẫu 3.1 - Bản sao sang định dạng giấy
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC Số:.../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......, ngày... tháng... năm... |
....................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
................................................................................................................................... /.
Nơi nhận: - ...............; - ..............; - Lưu: VT, |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản)
Họ và tên |
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2
Số:...3.../4-...5... |
............1................
...6..., ngày... tháng... năm... |
Nơi nhận: - ...............; - ..............; - Lưu: VT. |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ7 (Chữ ký của người có thẩm quyền dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện sao văn bản)
Họ và tên |
Ghi chú:
1 Hình thức sao: “SAO Y” hoặc “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO”.
2 Tên cơ quan, tổ chức thực hiện sao văn bản.
3 Số bản sao.
4 Ký hiệu bản sao.
5 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức sao văn bản.
6 Địa danh.
7 Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký bản sao.
Mẫu 3.2 - Bản sao sang định dạng điện tử
...1...;...2...; ngày/tháng/năm; giờ: phút: giây 3
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Số:.../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày... tháng... năm... |
TÊN LOẠI VĂN BẢN
..........................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................ /.
Nơi nhận: - ...............; - ..............; - Lưu: VT, |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản)
Họ và tên
Họ và tên |
Ghi chú:
1 Hình thức sao: “SAO Y” hoặc “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO”.
2 Tên cơ quan, tổ chức thực hiện sao văn bản.
3 Thời gian ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện sao văn bản.
Phụ lục IV
(Kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ)
1. Bìa và trang đầu
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TRỰC TIẾP TÊN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
Năm:..........
Từ ngày......... đến ngày........... Từ số............. đến số................
|
2. Nội dung đăng ký văn bản đi
Tối thiểu gồm 10 nội dung:
Số, ký hiệu văn bản |
Ngày tháng văn bản |
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản |
Người ký |
Nơi nhận văn bản |
Đơn vị, người nhận bản lưu |
Số lượng bản |
Ngày chuyển |
Ký nhận |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Mẫu bì văn bản
|
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC Địa chỉ.................................................................. Điện thoại:...................... Fax:.............................. E-mail:............................ Website:....................... |
|||
Số/ký hiệu văn bản:....................................... |
||||
|
Kính gửi:.................................................. ................................................... ................................................... |
III. Mẫu sổ gửi văn bản đi bưu điện
1. Bìa và trang đầu
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TRỰC TIẾP TÊN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
SỔ GỬI VĂN BẢN ĐI BƯU ĐIỆN
Năm:................
Từ ngày............. đến ngày............. Từ số......... đến số..........................
Quyển số:.... |
2. Nội dung đăng ký gửi văn bản đi bưu điện
Tối thiểu gồm 06 nội dung:
Ngày chuyển |
Số, ký hiệu văn bản |
Nơi nhận văn bản |
Số lượng bì |
Ký nhận và dấu bưu điện |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
|
|
|
|
|
1. Bìa và trang đầu
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TRỰC TIẾP TÊN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
SỔ SỬ DỤNG BẢN LƯU
Năm:.......
Từ ngày.......... đến ngày................. Từ số............. đến số.......................
Quyển số:.... |
2. Nội dung đăng ký sử dụng bản lưu
Tối thiểu gồm 09 nội dung:
Ngày tháng |
Họ tên người sử dụng |
Số, ký hiệu ngày tháng văn bản |
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản |
Số và ký hiệu HS |
Ký nhận |
Ngày trả |
Người cho phép sử dụng |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V. Mẫu dấu “đến”
Được khắc sẵn, hình chữ nhật, kích thước 35mm x 50mm
35 mm |
50 mm |
|
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC |
||
ĐẾN |
Số:............................... |
|
Ngày:.......................... |
||
Chuyển:.................................. |
||
Số và ký hiệu HS:.................. |
VI. Mẫu sổ đăng ký văn bản đến
1. Bìa và trang đầu
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TRỰC TIẾP TÊN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐẾN
Năm:.......
Từ ngày................. đến ngày................. Từ số..................... đến số......................
Quyển số:.... |
2. Nội dung đăng ký văn bản đến
Tối thiểu gồm 10 nội dung:
Ngày đến |
Số đến |
Tác giả |
Số, ký hiệu văn bản |
Ngày tháng văn bản |
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản |
Đơn vị hoặc người nhận |
Ngày chuyển |
Ký nhận |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VII. Mẫu phiếu giải quyết văn bản đến
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày... tháng... năm... |
PHIẾU GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐẾN
(Tên loại; số và ký hiệu; ngày, tháng, năm; cơ quan ban hành
và trích yếu nội dung văn bản đến)
1. Ý kiến của lãnh đạo cơ quan, tổ chức
- Giao đơn vị, cá nhân chủ trì;
- Giao các đơn vị, cá nhân tham gia phối hợp giải quyết văn bản đến (nếu có);
- Thời hạn giải quyết đối với mỗi đơn vị, cá nhân (nếu có);
- Ngày tháng cho ý kiến phân phối, giải quyết.
2. Ý kiến của lãnh đạo đơn vị
- Giao cho cá nhân; thời hạn giải quyết đối với cá nhân (nếu có);
- Ngày, tháng, năm cho ý kiến.
3. Ý kiến đề xuất của người giải quyết
- Ý kiến đề xuất giải quyết văn bản đến của cá nhân;
- Ngày, tháng, năm đề xuất ý kiến.
VIII. Mẫu sổ theo dõi giải quyết văn bản đến
1. Bìa và trang đầu
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TRỰC TIẾP TÊN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
SỔ THEO DÕI GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐẾN
Năm:.......
Từ ngày........... đến ngày...............
Quyển số:.... |
2. Nội dung đăng ký theo dõi giải quyết văn bản đến
Tối thiểu gồm 07 nội dung:
Số đến |
Tên loại, số, ký hiệu, ngày, tháng và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản |
Đơn vị hoặc người nhận |
Thời hạn giải quyết |
Tiến độ giải quyết |
Số, ký hiệu văn bản trả lời |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
Hệ thống quản lý tài liệu điện tử
(Kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ)
I. Nguyên tắc xây dựng hệ thống
1. Bảo đảm quản lý văn bản và hồ sơ điện tử của cơ quan, tổ chức đúng quy định.
2. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Bảo đảm phân quyền cho các cá nhân truy cập vào Hệ thống.
4. Bảo đảm tính xác thực, độ tin cậy của tài liệu, dữ liệu lưu hành trong Hệ thống.
5. Cho phép kiểm chứng, xác minh, thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khi được yêu cầu.
II. Yêu cầu chung khi thiết kế hệ thống
1. Đáp ứng đầy đủ các quy trình và kỹ thuật về quản lý văn bản điện tử, lập và quản lý hồ sơ điện tử và dữ liệu đặc tả1.
2. Có khả năng tích hợp, liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các hệ thống khác.
3. Có khả năng hệ thống hóa văn bản, hồ sơ, thống kê số lượt truy cập văn bản, hồ sơ, hệ thống.
4. Bảo đảm tính xác thực, tin cậy, toàn vẹn và khả năng truy cập, sử dụng văn bản, tài liệu.
1 Dữ liệu đặc tả của văn bản, hồ sơ là thông tin mô tả nội dung, định dạng, ngữ cảnh, cấu trúc, các yếu tố cấu thành văn bản, hồ sơ; mối liên hệ của văn bản, hồ sơ với các văn bản, hồ sơ khác; thông tin về chữ ký số trên văn bản; lịch sử hình thành, sử dụng và các đặc tính khác nhằm phục vụ quá trình quản lý, tìm kiếm và khả năng sử dụng của hồ sơ, tài liệu.
5. Bảo đảm lưu trữ hồ sơ theo thời hạn bảo quản.
6. Bảo đảm phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
7. Bảo đảm dễ tiếp cận và sử dụng.
8. Cho phép ký số, kiểm tra, xác thực chữ ký số theo quy định của pháp luật.
III. Yêu cầu chức năng của hệ thống
1. Đối với việc tạo lập và theo dõi văn bản
a) Cho phép tạo lập văn bản mới và chuyển đổi định dạng văn bản.
b) Cho phép đính kèm văn bản.
c) Cho phép tạo mã định danh văn bản đi.
d) Hiển thị mức độ khẩn của văn bản.
đ) Cho phép tự động cấp số cho văn bản đi và số đến cho văn bản đến theo thứ tự và trình tự thời gian trong năm.
e) Cho phép bên nhận tự động thông báo cho bên gửi đã nhận văn bản.
g) Cho phép tự động cập nhật các trường thông tin số 1.1, 1.2, 2, 4, 6, 10, 13.1 Mục I Phần II Phụ lục này; trường thông tin số 1.1, 1.2, 2, 10, 12, 13 Mục II Phần II phụ lục này; trường thông tin số 1.1, 1.2, 9, 10 Mục III Phần II Phụ lục này.
h) Thông báo cho Văn thư cơ quan khi có sự trùng lặp mã định danh văn bản hoặc cả ba trường thông tin số, ký hiệu và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
i) Thông báo khi có văn bản mới.
k) Thông báo tình trạng nhận văn bản tại cơ quan, tổ chức nhận văn bản.
l) Cho phép thống kê, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
m) Cho phép người có thẩm quyền phân phối văn bản đến, theo dõi, đôn đốc đơn vị, cá nhân giải quyết văn bản đúng thời hạn.
n) Cho phép người có thẩm quyền truy cập, chỉnh sửa, chuyển lại dự thảo văn bản, tài liệu.
o) Cho phép cơ quan, tổ chức gửi văn bản biết tình trạng xử lý văn bản của cơ quan, tổ chức nhận văn bản.
2. Đối với việc kết nối, liên thông
a) Bảo đảm kết nối, liên thông giữa các Hệ thống quản lý tài liệu điện tử và Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử của Lưu trữ lịch sử đối với cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu.
b) Có khả năng hoạt động trên các thiết bị di động thông minh trong điều kiện bảo đảm an toàn thông tin.
c) Có khả năng kết nối, liên thông và tích hợp với các hệ thống chuyên dụng khác đang được sử dụng tại cơ quan, tổ chức.
3. Đối với an ninh thông tin
a) Bảo đảm các cấp độ an ninh thông tin theo quy định của pháp luật.
b) Bảo đảm phân quyền truy cập đối với từng hồ sơ, văn bản.
c) Cảnh báo sự thay đổi về quyền truy cập đối với từng hồ sơ, văn bản trong Hệ thống cho đến khi có xác nhận của người có thẩm quyền.
4. Đối với việc lập và quản lý hồ sơ
a) Bảo đảm tạo lập Danh mục hồ sơ trong Hệ thống.
b) Bảo đảm tạo mã cho từng hồ sơ và tự động đánh số thứ tự của văn bản, tài liệu trong hồ sơ.
c) Liên kết toàn bộ văn bản, tài liệu và dữ liệu đặc tả có cùng mã hồ sơ trong Hệ thống để tạo thành hồ sơ.
d) Bảo đảm liên kết các trường thông tin trong Danh mục hồ sơ của từng hồ sơ với toàn bộ văn bản, tài liệu, dữ liệu đặc tả của hồ sơ.
đ) Bảo đảm liên kết và thống kê toàn bộ hồ sơ được lập của một tài khoản cụ thể.
e) Cho phép gán một văn bản, tài liệu cho nhiều hồ sơ được tạo bởi nhiều tài khoản khác nhau mà không cần nhân bản.
g) Cho phép kết xuất toàn bộ văn bản, tài liệu, dữ liệu đặc tả của hồ sơ sang định dạng (.pdf), (.xml) và bảo đảm trình tự thời gian hình thành văn bản, tài liệu, dữ liệu đặc tả của hồ sơ.
5. Đối với việc bảo quản và lưu trữ văn bản, hồ sơ
a) Lưu văn bản và các thông tin về quá trình giải quyết văn bản gồm: Ý kiến chỉ đạo, phân phối văn bản đến của người có thẩm quyền; các dự thảo văn bản của cá nhân được phân công soạn thảo; ý kiến góp ý của cá nhân, đơn vị có liên quan; ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo; ý kiến phê duyệt, chịu trách nhiệm nội dung của lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo; ý kiến phê duyệt chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản của người có thẩm quyền; lịch sử truy cập và xem văn bản; các tác động khác vào văn bản.
b) Cho phép tự động thông báo hồ sơ đến hạn nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan trước 30 ngày kể từ ngày Lưu trữ cơ quan thông báo Danh mục hồ sơ nộp lưu cho đơn vị giao nộp tài liệu.
c) Bảo đảm thực hiện nộp lưu hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.
d) Bảo đảm sự toàn vẹn, tin cậy, không thay đổi của văn bản, hồ sơ.
đ) Bảo đảm khả năng truy cập và sử dụng hồ sơ, văn bản theo thời hạn bảo quản.
e) Bảo đảm khả năng di chuyển hồ sơ, tài liệu, dữ liệu đặc tả và thay đổi định dạng văn bản khi có sự thay đổi về công nghệ.
g) Có khả năng sao lưu định kỳ, đột xuất và phục hồi dữ liệu khi gặp sự cố.
6. Đối với thống kê, tìm kiếm và sử dụng văn bản, hồ sơ
a) Cho phép thống kê số lượng hồ sơ, văn bản, tài liệu; số lượt truy cập vào từng hồ sơ, văn bản, tài liệu.
b) Cho phép thống kê số lượt truy cập vào Hệ thống theo yêu cầu của người quản lý, quản trị.
c) Cấp quyền, kiểm soát quyền truy cập vào hồ sơ lưu trữ điện tử và dữ liệu đặc tả của hồ sơ lưu trữ.
d) Cho phép tìm kiếm văn bản, hồ sơ đối với tất cả các trường thông tin đầu vào của văn bản, hồ sơ và nội dung của văn bản, tài liệu.
đ) Cho phép lựa chọn hiển thị các trường thông tin của văn bản, hồ sơ trong kết quả tìm kiếm.
e) Cho phép lưu và sử dụng lại các yêu cầu tìm kiếm.
g) Cho phép hiển thị thứ tự kết quả tìm kiếm.
h) Cho phép kết xuất kết quả tìm kiếm ra các định dạng tệp văn bản phổ biến: (.doc), (.docx), (.pdf).
i) Cho phép tải hoặc in văn bản, tài liệu, dữ liệu đặc tả.
k) Cho phép đánh dấu vào văn bản, tài liệu, dữ liệu đặc tả được in ra từ Hệ thống.
l) Lưu lịch sử truy cập và sử dụng văn bản, tài llệu.
7. Đối với việc quản lý dữ liệu đặc tả
a) Lưu các yếu tố dữ liệu đặc tả liên quan đến một văn bản, hồ sơ cụ thể theo thời hạn bảo quản.
b) Hiển thị toàn bộ dữ liệu đặc tả của một văn bản, hồ sơ khi có yêu cầu của người sử dụng được cấp quyền.
c) Cho phép nhập dữ liệu đặc tả bổ sung cho văn bản, hồ sơ.
d) Lưu dữ liệu đặc tả của quá trình kiểm soát an ninh văn bản, hồ sơ, hệ thống.
đ) Lưu và cố định sự liên kết của một văn bản, hồ sơ với tất cả các yếu tố dữ liệu đặc tả liên quan.
8. Đối với việc thu hồi văn bản
a) Đóng băng văn bản đi và dữ liệu đặc tả văn bản đi khi có lệnh thu hồi văn bản của cơ quan, tổ chức.
b) Hủy văn bản đến và dữ liệu đặc tả văn bản đến khi có lệnh thu hồi văn bản từ cơ quan, tổ chức phát hành văn bản.
c) Lưu dữ liệu đặc tả của quá trình thu hồi văn bản.
IV. Yêu cầu về quản trị hệ thống
1. Hệ thống cho phép người được giao quản trị Hệ thống thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Tạo lập nhóm tài liệu, hồ sơ theo cấp độ thông tin khác nhau.
b) Phân quyền cho người sử dụng theo quy định của cơ quan, tổ chức.
c) Truy cập vào hồ sơ và dữ liệu đặc tả của hồ sơ theo quy định của cơ quan, tổ chức.
d) Thay đổi quyền truy cập đối với hồ sơ, văn bản khi có sự thay đổi quy định của cơ quan, tổ chức.
đ) Thay đổi quyền truy cập của các tài khoản cá nhân khi có những thay đổi về vị trí công tác của cá nhân đó.
e) Phục hồi thông tin, dữ liệu đặc tả trong trường hợp lỗi hệ thống và thông báo kết quả phục hồi.
g) Khóa hoặc đóng băng các tập hợp (văn bản, hồ sơ, nhóm tài liệu) để ngăn chặn khả năng di chuyển, xóa hoặc sửa đổi khi có yêu cầu của người có thẩm quyển.
2. Cảnh báo xung đột xảy ra trong hệ thống.
3. Thiết lập kết nối liên thông.
V. Thông tin đầu ra của hệ thống
1. Sổ đăng ký văn bản đến
2. Báo cáo tình hình giải quyết văn bản đến
3. Sổ đăng ký văn bản đi
4. Báo cáo tình hình giải quyết văn bản đi
5. Mục lục văn bản trong hồ sơ
6. Mục lục hồ sơ.
I. Thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý văn bản đi
STT |
Trường thông tin |
Tên (viết tắt tiếng Anh) |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài |
1 |
Mã hồ sơ |
FileCode |
|
|
1.1 |
Mã định danh của cơ quan, tổ chức lập danh mục hồ sơ2 |
Organld |
String |
13 |
1.2 |
Năm hình thành hồ sơ |
FileCatalog |
Number |
4 |
1.3 |
Số và ký hiệu hồ sơ |
FileNotation |
String |
20 |
2 |
Số thứ tự văn bản trong hồ sơ |
DocOrdinal |
Number |
3 |
3 |
Tên loại văn bản |
TypeName |
String |
100 |
4 |
Số của văn bản |
CodeNumber |
String |
11 |
5 |
Ký hiệu của văn bản |
CodeNotation |
String |
30 |
6 |
Ngày, tháng, năm văn bản |
IssuedDate |
Date |
10 |
7 |
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản |
OrganName |
String |
200 |
8 |
Trích yếu nội dung |
Subject |
String |
500 |
9 |
Ngôn ngữ |
Language |
String |
30 |
10 |
Số trang của văn bản |
PageAmount |
Number |
3 |
11 |
Ghi chú |
Description |
String |
500 |
12 |
Chức vụ, họ tên người ký |
Signerlnfo |
|
|
12.1 |
Chức vụ của người ký văn bản |
Position |
String |
100 |
12.2 |
Họ và tên người ký văn bản |
FullName |
String |
50 |
13 |
Nơi nhận |
To |
|
|
13.1 |
Mã định danh của cơ quan, tổ chức nhận văn bản |
OrganId |
String |
13 |
13.2 |
Tên cơ quan, tổ chức nhận văn bản |
OrganName |
String |
200 |
14 |
Mức độ khẩn, độ mật |
Priority |
Number |
1 |
15 |
Số lượng bản phát hành |
IssuedAmount |
Number |
3 |
16 |
Hạn trả lời văn bản |
DueDate |
Date |
10 |
2 Mã định danh của cơ quan, tổ chức lập danh mục hồ sơ được mặc định trong Hệ thống.
II. Thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý văn bản đến
STT |
Trường thông tin |
Tên (viết tắt tiếng Anh) |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài |
1 |
Mã hồ sơ |
FileCode |
|
|
1.1 |
Mã định danh của cơ quan, tổ chức lập danh mục hồ sơ3 |
Organld |
String |
13 |
1.2 |
Năm hình thành hồ sơ |
FileCatalog |
Number |
4 |
1.3 |
Số và ký hiệu hồ sơ |
FileNotation |
String |
20 |
2 |
Số thứ tự văn bản trong hồ sơ |
DocOrdinal |
Number |
3 |
3 |
Tên loại văn bản |
TypeName |
String |
100 |
4 |
Số của văn bản |
CodeNumber |
String |
11 |
5 |
Ký hiệu của văn bản |
CodeNotation |
String |
30 |
6 |
Ngày, tháng, năm văn bản |
IssuedDate |
Date |
10 |
7 |
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản |
OrganName |
String |
200 |
8 |
Trích yếu nội dung |
Subject |
String |
500 |
9 |
Ngôn ngữ |
Language |
String |
30 |
10 |
Số trang của văn bản |
PageAmount |
Number |
3 |
11 |
Ghi chú |
Description |
String |
500 |
12 |
Ngày, tháng, năm đến |
ArrivalDate |
Date |
10 |
13 |
Số đến |
ArrivalNumber |
Number |
10 |
14 |
Chức vụ, họ tên người ký |
Signerlnfo |
|
|
14.1 |
Chức vụ của người ký văn bản |
Position |
String |
100 |
14.2 |
Họ và tên người ký văn bản |
FullName |
String |
50 |
15 |
Mức độ khẩn, độ mật |
Priority |
Number |
1 |
16 |
Đơn vị hoặc người nhận |
ToPlaces |
String |
1000 |
17 |
Ý kiến phân phối, chỉ đạo, trạng thái xử lý văn bản |
TraceHeaderList |
LongText |
|
18 |
Thời hạn giải quyết |
DueDate |
Date |
10 |
3 Mã định danh của cơ quan, tổ chức lập danh mục hồ sơ được mặc định trong hệ thống.
III. Thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý hồ sơ
STT |
Trường thông tin |
Tên (viết tắt tiếng Anh) |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài |
1 |
Mã hồ sơ |
FileCode |
|
|
1.1 |
Mã định danh của cơ quan, tổ chức lập danh mục hồ sơ 4 |
Organld |
String |
13 |
1.2 |
Năm hình thành hồ sơ |
FileCatalog |
Number |
4 |
1.3 |
Số và ký hiệu hồ sơ |
FileNotation |
String |
20 |
2 |
Tiêu đề hồ sơ |
Title |
String |
500 |
3 |
Thời hạn bảo quản |
Maintenance |
String |
30 |
4 |
Chế độ sử dụng |
Rights |
String |
30 |
5 |
Người lập hồ sơ |
Creator |
String |
30 |
6 |
Ngôn ngữ |
Language |
String |
50 |
7 |
Thời gian bắt đầu |
StartDate |
Date |
10 |
8 |
Thời gian kết thúc |
EndDate |
Date |
10 |
9 |
Tổng số văn bản trong hồ sơ |
DocTotal |
Number |
4 |
10 |
Tổng số trang của hồ sơ |
PageTotal |
Number |
4 |
11 |
Ghi chú |
Description |
String |
500 |
4 Mã định danh của cơ quan, tổ chức lập danh mục hồ sơ được mặc định trong Hệ thống.
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 30/2020/ND-CP |
Hanoi, March 5, 2020 |
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Upon the request of the Minister of Home Affairs;
The Government hereby promulgates the Decree on records management.
This Decree stipulates records management activities and state supervision of records management activities. Records management specified in this Decree comprises such activities as creating, signing and issuing documents; keeping and having custody of documents; creating document files and putting these files and records in corporate archives or repositories; using and managing seals and security key storage equipment for records management activities.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree applies to state corporations, authorities and enterprises (hereinafter referred to as entities).
2. Political organizations, socio-political organizations, social organizations and socio-occupational organizations must consult regulations of this Decree, other regulations of the Party and relevant laws to apply appropriately.
For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. “Document” means written information expressed in language or symbols, created when an entity performs its functions, and presented using the prescribed structure or technique.
2. "Specialized document" means a document formed when an activity in an industry or sector defined by the head of the entity having authority over that industry or sector is performed.
3. “Administrative document” means a document formed when an entity performs its management, governance and other core business functions.
4. "Electronic document" means a document existing in the form of a data message created or digitized from a paper document and presented using the prescribed structure, technique and format.
5. “Outgoing document” means all of the documents issued by an entity.
6. “Incoming document” means all of the documents received by an entity from another entity or individual.
7. “Draft document” is a version which is written, typed or created by electronic means when an entity composes a document.
8. "Original document" means a document having the complete content and design, and directly signed, if it is a physical one, or digitally signed, if it is an electronic one, by a competent person.
9. "Primary paper document" means a document having the complete content and design, and created from a document bearing a competent person’s direct signature.
10. “Certified true copy” means a copy with the complete and exact content of an original or primary document which is presented using the prescribed structure and technique.
11. “Exemplified copy” means a duplicate with the complete and exact content of a certified true copy of a document that is presented using the prescribed structure and technique.
12. “Extract” means an exact duplicate of the needed part of content of an original document or a primary document that is presented using the prescribed structure and technique.
13. "Document directory" means a systematic list of dossiers expected to be made in a year of an entity.
14. “Dossier“ means a collection of documents and records that relate to each other with regard to a matter, an event, an object, or have common characteristics, and formed in the course of performing and monitoring business functions within the scope, functions and duties of an entity or individual.
15. "Compiling or making a dossier" means the gathering and structuring of documents and records formed in the course of performing and monitoring business functions of an entity or individual according to specified principles and methods.
16. "Electronic Document Management System" means an information system built to perform the main function of computerizing the creation, composition and issuance of documents; management of documents; compilation of dossiers, retention, depositing and archiving of dossiers on the network (hereinafter referred to as System).
17. “Records department” means an entity’s division undertaking several clerk activities.
Article 4. Records management principles and requirements
1. Principles
Records management activities must be performed consistently in accordance with laws.
2. Requirements
a) An entity’s document must be created and issued intra vires and according to the procedure, process, design and technique prescribed by laws as follows: A legislative document must be created and issued in compliance with the Law on the Promulgation of Legal Documents; a specialized document must be created and issued under appropriate regulations that are made by the head of a body in charge of a sector or industry after consulting regulations of this Decree; an administrative document must be created and issued in accordance with Chapter II of this Decree.
b) All of an entity’s outgoing and incoming documents must be placed under the centralized custody of its records department before being received and registered, except for those documents that are registered in other manner in accordance with laws.
c) Outgoing documents or incoming documents in a day must be registered, issued or delivered within that day or on the following working day at the latest. Incoming documents classified by the levels of urgency, such as "Express", "Very Urgent" and "Urgent" (hereinafter referred to as urgent documents), must be registered, submitted and delivered as soon as they are received.
d) Documents must be tracked so that their "sent", "received" or "in process" status is known.
dd) The person assigned to perform and monitor activities of an entity has the burden of making a dossier of his/her assigned duties and sending documents and records included in that dossier to the archives department for deposit or retention purposes.
e) An entity’s seal or security key storage equipment must be used and managed under laws.
g) Records management systems must meet regulations laid down in Appendix VI herein and in other relevant laws.
Article 5. Legal value of electronic documents
1. An electronic document carrying the legally required digital signature affixed by a competent person or an entity shall have legal value the same as an original paper document.
2. The digital signature added to an electronic document must fully meet regulations of laws.
Article 6. Responsibilities of entities and individuals for records management
1. Heads of entities shall, within their delegated powers, direct the proper implementation of regulations on records management activities; direct the research and application of science and technology to records management activities.
2. In the course of monitoring and performing business functions related to records management must strictly comply with the provisions of this Decree and other relevant laws.
3. Records departments of entities must take on the following duties
a) Register and carry out the procedures for issuance, delivery and tracking of the delivery of outgoing documents.
b) Receive and register incoming documents; present and transfer incoming documents.
c) File, preserve and facilitate access to documents stored in archives.
d) Manage registration numbers of documents.
dd) Manage and use seals and security key storage equipment of entities; and other seals as permitted by regulations in force.
DRAFTING AND SIGNING ADMINISTRATIVE DOCUMENTS
Section 1. DESIGN OR STRUCTURE AND TECHNIQUES IN FORMATTING OF ADMINISTRATIVE DOCUMENTS
Article 7. Types of administrative documents
Administrative documents are classified into: Resolutions (for specific purposes), decisions (for specific purposes), directives, rules, regulations, announcements, notices, instructions, programs, plans, proposals, schemes, projects, reports, minutes, statements, contracts, official letters, official telegrams, memos, agreements, powers of attorney, invitation letters, letters of recommendation, leave of absence, mailing notes, dispatch notes, notifications, social letters.
1. Document structure is a set of components of a document, including main ones required in all documents and additional ones needed in certain cases or in several documents.
2. The structure of an administrative document comprises the following main components:
a) Country’s official name and motto.
b) The issuing entity’s name.
c) Document’s numbers or codes.
d) Name of place and date of issue.
dd) Document type and abstract or summary of document content.
e) Document contents.
g) Title, full name and signature of the competent person.
h) Seal, signature of the entity.
i) Recipient.
3. In addition to those components referred to in clause 2 of this Article, a document can include:
a) Appendices.
b) "Classified” or “Urgent” marks and directions for circulation.
c) Marks indicating the document maker and number of copies to be issued.
d) Entity’s address; email address; web address; telephone number; fax number.
4. The structure of an administrative document shall be subject to regulations laid down in Appendix I hereto.
Article 9. Formatting techniques
These techniques include: Page size, layout, margins, font, font size, font style, writing or typing zones, pagination. Techniques in formatting of an administrative document shall be subject to regulations laid down in Appendix I hereto. Using capital letters in an administrative document shall be subject to regulations laid down in Appendix II hereto. The abbreviated form of an administrative document shall be subject to regulations laid down in Appendix III hereto.
Section 2. DRAFTING AND SIGNING ADMINISTRATIVE DOCUMENTS
1. Based on the functions, tasks, powers and purposes, content of the document to be drafted, the head of an entity or the competent person may assign a division or individual to undertake the drafting of the document.
2. The division or the individual assigned to undertake the drafting of a document must take the following steps: Determine the type of document, content of document, level of classification or urgency of the document to be drafted; collect and process relevant information; draft the document using the right formatting form, structure and techniques.
In addition to the aforesaid, for electronic documents, individuals assigned to draft documents must send draft documents and attached records (if any) to the System and input required updated information.
3. In case of needing to revise a draft document, the competent person may comment on it or on the System, send it back to the head of the division in charge of drafting the document to have it forwarded to the individual tasked with drafting documents.
4. The individual assigned to draft documents shall be accountable to the head of that division and before laws for the document that he/she is in charge of drafting within his/her scope of delegated powers or assigned duties.
1. The draft document should be signed by the competent person.
2. In case the approved draft needs to be revised, the competent person’s decision on such revision must be sought.
Article 12. Reviewing documents before issuance
1. The head of the document drafting division must check and take responsibility to the head of the entity and before law for the content of the document.
2. The person assigned to review the formatting structure and technique of a document must check and be held responsible to the entity’s head and before law for the formatting structure and technique of the document.
1. Entities run by heads
The entity’s head shall have competence in signing all documents issued by the entity; can assign the deputy to sign on his/her order with respect to the documents falling within his/her ambit and some documents falling under the head’s authority. If a deputy is authorized to run the entity, that deputy may sign documents the same as the deputy does on the head's order.
2. Entities run by collectives
The entity’s head shall represent the leadership to sign documents issued by the entity. The head’s deputy may represent the collective to sign, or act on the head’s order to sign documents under his/her delegated authority, and documents in the sector falling under his/her delegated authority.
3. In special cases, the entity’s head may authorize the head of the entity or unit under the former’s control to sign several documents on his/her order. Signature authorization must be in writing; the term and scope of authorization must be defined. The authorized signer shall not be entitled to grant authorization for signing to any other person. The entity’s regulations on the formatting structure of, and the seal or digital signature on, the documents eligible for being signed by order must be obeyed. 4. The entity’s head may assign the head of the unit under the entity's control to sign several documents on his/her order. The authorized signer may assign his/her deputy to sign on his/her behalf. Signature authorization must be prescribed in detail in work rules or records management rules and regulations of entities.
5. Signers shall be held legally accountable for documents that they have signed. An entity’s head shall be held legally accountable for all documents that the entity issues.
6. When signing paper documents, blue ink pens must be used and pens that easily fade away must not be used.
7. As for electronic documents, competent persons must digitally sign on them. Placement and photo of the digital signature are specified in Appendix I hereto.
Section 1. MANAGEMENT OF OUTGOING DOCUMENTS
Article 14. Steps in management of outgoing documents
1. Issue the number and time of issue of an outgoing document.
2. Register an outgoing document.
3. Replicate and put the entity's seal, mark indicating the classification or urgency level on a paper document; put the entity’s digital signature on an electronic document.
4. Issue and monitor the delivery of an outgoing document.
5. File and archive a copy of an outgoing document.
Article 15. Assigning the number and time of issuance to documents
1. The number and time of issuance of a document must accord with the chronological order and sequence of documents to be issued in the year (consecutively starting from No. 01 assigned to the document issued on January 1 and ending on December 31 each year). The sole number and code shall be assigned to a document issued by an entity in a year. If a document has both paper and electronic versions, the numbers and codes thereof must be consistent.
a) According to regulations on numbering of legislative documents, each of them must be assigned a serial number.
b) The numbering of specialized documents shall be subject to regulations imposed by heads of sectoral authorities.
c) The numbering of administrative documents shall be subject to regulations imposed by heads of entities.
2. Assigning the number and the time of issuance of a paper document must follow the competent person’s signature and must be completed by the subsequent working day at the latest. Classified documents shall be assigned particular serial numbers.
3. The number and the time of issuance of electronic documents must be assigned through the System's service.
Article 16. Registering outgoing documents
1. The registration of outgoing documents must comprehensively include required accurate information.
2. Registering a document
Each document must be registered in the register or on the System.
a) Registering a document in the register
The records department may register documents in the register of outgoing documents. The sample register of outgoing documents is given in the Appendix IV hereto.
b) Registering a document on the System
Documents registered on the System must contain all data fields of the sample register of outgoing documents that are printed out and must be bound in a registry book for custodial purposes.
3. Classified documents shall be registered under laws on protection of state secrets.
Article 17. Replication, sealing, digital signature and marking of classification or urgency levels
1. Replication, sealing, digital signature and marking of classification or urgency levels shall be required for paper documents.
a) An outgoing document must be replicated to reach the quantity of copies determined at the section indicating the recipient.
b) Placement of an entity’s corporate seal and marking of the classification or urgency level must be subject to regulations of Appendix I hereto.
2. Entity’s digital signature on an electronic document
Digital signature of an entity must be subject to regulations of Appendix I hereto.
Article 18. Issuing and monitoring the delivery of outgoing documents
1. Outgoing documents need to completely go through all required procedures of the records department and must be issued within the following working day at the latest. Urgent documents must be issued and delivered immediately after signing.
2. When issuing outgoing classified documents, regulations on their confidentiality, the number of copies issued, the time and place of receipt as set out in laws on protection of state secrets must be observed.
3. Any document that has already been issued, but contains any error, must be revised or replaced by the one existing in the equivalent form. Documents that have already been issued, but contain errors arising from their formatting structure or technique or issuance procedures, must be rectified by official letters sent by issuing entities.
4. Withdrawing documents
a) Upon receipt of notices of withdrawal of paper documents, recipients must return received documents.
b) Upon receipt of notices of withdrawal of electronic documents, recipients must abort these documents on the System and notify recipients of such abortion.
5. Issuing paper documents derived from documents bearing competent persons’ digital signatures: The records department prints out the document digitally signed by the competent person, marks the printed document with the entity's seal to make it become the primary document before issuing it.
6. Where the records department needs to issue electronic documents derived from paper documents, regulations laid down in point c of clause 1 of Article 25 hereof must be observed.
Article 19. Archiving outgoing documents
1. Filing and archiving a paper document
a) Its original must be deposited with the records department and must be sealed promptly after being issued, and must be filed in the order of registration.
b) The primary version thereof must be filed in the business dossier.
2. Storing a electronic document
a) Its original must be saved on the System of the issuing entity.
b) If an entity's System meets regulations of Appendix VI hereto and other relevant laws, it shall be used for storing electronic documents, instead of paper documents.
c) If an entity's System fails to meet regulations of Appendix VI hereto and other relevant laws, then the records department must create original paper documents under regulations of clause 5 of Article 18 herein that are filed in the department or in the business dossier.
Section 2. MANAGEMENT OF INCOMING DOCUMENTS
Article 20. Steps in management of incoming documents
1. Receiving an incoming document.
2. Register an incoming document.
3. Present and hand over an incoming document.
4. Process, monitoring and expedite the processing of an incoming document.
Article 21. Receiving incoming documents
1. Paper documents
a) The records department checks the number and state of envelope and security seal (if any) and the sender; compares the number and code written on the envelope with those written in the document put in the envelope. In case where any error or abnormality is detected, the records department must promptly alert the person responsible for dealing with such situation and notify the sender.
b) If all of incoming paper documents (including those with marks indicating classification levels) sent to the entity are subject to the requirement of registration with the records department, their envelopes must be opened and documents put in these envelopes must be marked "ARRIVED". If a document is addressed correctly to an individual or division of an entity, the entity's records department must hand it over to the recipient (without opening its envelope). If a document put in an envelope addressed correctly to an individual is about the entity’s business, the receiving individual must hand it back to the records department to have it registered.
c) The sample "ARRIVED” mark shall be subject to regulations of the Appendix IV hereto.
2. Electronic documents
a) The records department must check the authenticity and integrity of an electronic document, and have it received on the System.
b) If an electronic document fails to meet regulations laid down in point a of this clause, or is misaddressed, the receiving entity must bounce it back to the sending entity on the System. In case where any error or abnormality is detected, the records department must promptly alert the person responsible for dealing with such situation and notify the sender.
c) The receiving entity must promptly notify the sending entity that the document is already received within the day of receipt through the System.
Article 22. Registering incoming documents
1. In order to gain registration for an incoming document, full, clear and accurate information required for the sample register of incoming documents or the input data used for management of incoming documents must be provided. If any incoming document is not registered with the records department, the entity shall not be responsible for it, except incoming documents that may be registered in other way as prescribed by laws.
2. The arrival numbers of incoming documents are determined in the chronological order and sequence of receipt of these documents within a year. The arrival number of the paper incoming document must be consistent with that of the electronic incoming document.
3. Registering documents
Each document must be registered in the register or on the System.
a) Registering an incoming document in the register
The records department may register the incoming document in the register of incoming documents. The sample register of incoming documents is given in the Appendix IV hereto.
b) Registering an incoming document on the System
The records department receives the document and records it on the System. Where necessary, the records department can digitize the incoming document, subject to regulations of Appendix I hereto. The records department can update the System by completing fields indicating input data used for management of incoming documents according to Appendix VI hereto. Incoming documents registered on the System must contain all data fields of the sample register of incoming documents that are printed out, must be signed and bound in a registry book for custodial purposes.
4. Classified documents shall be registered under laws on protection of state secrets.
Article 23. Presenting and handing over incoming documents
1. Incoming documents must be presented by the records department within a day, or on the following working day at the latest, to the person having competence in processing these documents, and must be forwarded to the unit or individual assigned to process them. In case where the unit or individual assigned to process documents is clearly defined, the records department must forward them to that unit or individual according to the entity’s rules and regulations on management of records. Incoming documents with marks indicating urgency levels must be presented and forwarded immediately after receipt. Forwarding or handover of documents must conform to requirements concerning accuracy and confidentiality of their content.
2. Based on the content of an incoming document, working rules and regulations of an entity; functions, duties and working plans assigned to specific units or individuals, the competent person may record his/her instructions about how to process that document. If a document relates to multiple units or individuals, the presiding and cooperating unit or individual, and the processing duration, must be clarified.
3. Present, forward or hand over a paper document: Instructions for processing the document must be recorded in the “forwarded” section in the “ARRIVED" mark or the document processing slip according to the sample one given in the Appendix IV hereto. After receipt of instructions for processing the document from the competent person, the incoming document is moved back to the records department to add more information for registration, and then handed over to the unit or individual assigned to process the document. The unit or individual must sign to confirm the receipt of the paper document that is forwarded or handed over.
4. Present, forward or hand over an electronic document on the System: The records department must present the electronic document to the person having competence in giving instructions for processing documents on the System.
The competent person must record his/her instructions for processing that incoming document on the System and enter the following information into the System: The receiving unit or individual; instructions and processing status; processing duration; forwarding or handover of the document to the unit or individual assigned to process the document. In case where an electronic document is sent along with a paper document, the records department must present the former on the System and forward the latter to the unit or individual assigned by the competent person to take charge of processing the document.
Article 24. Processing, monitoring and expediting the processing of incoming documents
1. The entity’s head is responsible for giving instructions for timely processing of incoming documents and assigning the person charged with monitoring and expediting the processing of incoming documents.
2. Upon receipt of incoming documents, the unit or individual must examine and processing them by the deadline prescribed in the entity’s work rules and regulations. Incoming documents with marks indicating urgency levels must be immediately processed.
Section 3. DUPLICATION OF DOCUMENTS
Article 25. Forms of duplication
1. True copies, including: True paper copies of paper documents; true paper copies of electronic documents; true electronic copies of paper documents.
a) True paper copies of paper documents are made by photocopying original paper documents or primary paper documents.
b) True paper copies of electronic documents are made by printing original electronic documents.
b) True electronic copies of paper documents are made by digitalizing paper documents and digitally signing by entities.
2. Exemplified copies
a) Exemplified copies, including: Exemplified paper copies of paper documents; exemplified electronic copies of paper documents; exemplified paper copies of electronic documents.
b) Exemplified copies are made by printing or photocopying true copies.
3. Extracts
a) Extracts, including: Paper extracts from paper documents; electronic extracts from paper documents; electronic extracts from electronic documents; paper extracts from electronic documents.
b) Extracts are taken from documents by completely reproducing their formatting structures and contents.
4. Formatting structures and techniques of true copies, exemplified copies and extracts shall be subject to regulations laid down in Appendix I hereto.
Article 26. Legal value of copies and extracts
True copies, exemplified copies and extracts conforming to regulations laid down herein Appendix I hereto shall have legal value equivalent to primary documents.
Article 27. Duplication authority
1. The entity’s head shall be accorded authority to decide the duplication of documents that it issues, documents that other entity sends it, and regulate the authority to sign copies of documents.
2. Replicating, photocopying documents or objects containing state secrets shall be subject to laws on protection of state secrets.
COMPILING DOSSIERS, FILING AND STORING DOSSIERS AND RECORDS IN ARCHIVES
Article 28. Compiling document directories
Document directories shall be approved by heads of entities, issued at the beginning of each year and sent to other relevant units and individuals as a basis for compiling dossiers. The sample directory is prescribed in the Appendix V hereto.
Article 29. Compiling dossiers
1. Requirements
a) Correctly reflect the functions and duties of units and entities.
b) Documents and records included in a dossier must be closely related to each other and properly reflect the sequence of events or business functions that need to be performed.
2. Opening dossiers
a) Individuals assigned to perform business functions shall be responsible for opening dossiers according to directories and plans of activities.
b) Provide initial updated information about dossiers according to document directories already in use.
c) In case where a dossier is not included in a directory, the individual assigned to perform business functions must, of his/her own accord, determine the following pieces of information: Title of dossier, number and code of dossier, shelf life of dossier, dossier compiler and start date.
3. Collecting documents and records, and updating dossiers with documents and records
Individuals assigned to take on these duties must collect documents and records created in the course of monitoring and performing their functions and add them to opened dossiers, including documents and records about films, images, sound recordings (where applicable) on condition that the integrity and completeness of documents and records are assured, and loss of documents and records is avoided.
4. Closing dossiers
a) Dossiers are closed when all work are done.
b) Compilers shall be responsible for: Reviewing all documents, records in the dossier; removing overlaps and drafts from the dossier; redefining the shelf life of the dossier; editing title, number and code accordingly; completing and closing the dossier.
c) As for paper documents: The compiler paginates the dossier having the shelf life of at least 5 years and indexes documents included in the dossier having the eternal shelf life; provides evidence of closing of all dossiers.
d) As for electronic dossiers: The compiler shall be responsible for updating the System with information that is missing. Cataloging of documents included in a dossier must be carried out using the System’s service.
Article 30. Filing and storing documents and records in the archives department
1. All documents and records must be fully filed and stored in the archives department; the filing and storage must be carried out within the prescribed time limit and conform to the stipulated processes and procedures.
2. The time limit for filing and storing documents and records in the archives department
a) Capital construction documents and records: They must be filed and stored in archives within a period of 3 month from the project termination date.
b) Other documents and records: They must be filed and stored in archives from the date on which all work are completely performed.
3. Filing and storage procedures
a) Paper dossiers
When filing and storing documents and records, 02 copies of “Index of documents and records to be archived” and 02 copies of “Handover note” must be made according to Appendix V hereto. Units or individuals filing documents and records in the archives department must keep 01 copy of each document.
b) Electronic dossiers
Individuals assigned to perform their functions and making dossiers must file electronic dossiers in the archives department for storage on the System.
The archives department shall be responsible for checking and receiving dossiers according to directories; exactly linking specification data with dossiers; receiving and applying the electronic archiving mode to dossiers on the System.
Article 31. Responsibilities for compiling dossiers, filing and storing documents and records in the archives department
1. The entity’s head shall, within his/her remit, duties and authority, have responsibility for keeping the entity’s documents and records; directing, examining and providing instructions on compilation and filing of dossiers in the archives department.
2. Responsibilities of heads of administrative departments
a) In the context of a subordinate entity, its administrative department must counsel the entity’s head to direct, examine and provide instructions on compiling dossiers and filing them in the archives department.
b) Conduct the compilation of dossiers, filing and storage of documents and records in the archives department.
3. Responsibilities of units and individuals affiliated to entities
a) A unit's head shall be responsible to the entity's head for compiling dossiers, keeping and filing documents and records in the archives department.
b) In the course of monitoring and performing his/her business function, each individual must document his/her performance and bear responsibility for the quantity, composition and content of documents and records in the dossier; must ensure that the dossier meets quality and other requirements as prescribed before being filed for storage in the archives department.
c) The unit or individual affiliated to an entity shall be responsible for filing documents and records having the shelf life of at least 05 years to the archives department for archiving purposes.
d) In case where the unit or individual wishes to retain documents or records due to be archived for business purposes, they must seek written consent from the entity's head and must compile the directory of documents and records to be retained for submission to the archives department. The retention period shall not be longer than 02 years from the archival due date.
dd) Before their retirement, layoff, transfer of employment or long-term training trip, public officers, servants or employees that work for an entity must hand over all documents and records formed during their service period to the unit and the archives department according to the entity’s rules and regulations.
MANAGEMENT AND USE OF SEALS AND SECURITY KEY STORAGE EQUIPMENT USED FOR RECORDS MANAGEMENT ACTIVITIES
Article 32. Management of seals and security key storage equipment
1. The entity’s head shall be responsible for assigning the records department to manage and use seals and security key storage equipment in accordance with regulations.
2. The records department shall assume the following responsibilities
a) Ensure the safekeeping and use of seals and secret key storage equipment at the entity’s office.
b) Hand over seals or security key storage equipment to others only when written consent from the competent person is given. Handover of seals or security key storage equipment must be documented.
c) Directly stamp, digitally sign documents issued by the entity and copies thereof.
d) Add the entity’s seal and digital signature to documents only if these documents are already signed by the competent person and copies of these documents are directly made by the entity.
3. Individuals shall be solely responsible for safekeeping of security key storage equipment and security keys.
Article 33. Use of seals and security key storage equipment
1. Using seals
a) When embossing the seal imprint, the imprint must be clear, neat, in the right direction and in red ink according to the regulations in force.
b) When chopping a seal across a signature, the seal imprint must overlap about 1/3 of the signature to the left.
c) With respect to documents annexed to the main text or appendices, the seal imprint is embossed on the top page and overlap a part of the entity's name or the title of an appendix.
d) Chopping seals at the upper left corner, chopping seals spanning all pages and embossing raised seals on paper documents shall be subject to the decision of the entity’s head.
dd) A seal on adjoining edges of pages is chopped in the midst of the right edges of pages of a document or appendix, partially spanning pages; each seal of this kind is chopped on 05 pages at maximum.
2. Use of security key storage equipment
The entity’s security key storage equipment may be used for digitally signing electronic documents that the entity issues, and electronic copies made from paper documents.
STATE SUPERVISION OF RECORDS MANAGEMENT ACTIVITIES
Article 34. Duties involved in the state supervision of records management activities
1. Formulating, issuing, directing and guiding the implementation of legislative documents on records management activities.
2. Taking uniform control of records management activities.
3. Supervising scientific researches, application of science and technology for records management activities.
4. Managing training provided for clerks, archivists or persons charged with records management activities; managing emulation, commendation and rewarding tasks involved in records management activities.
5. Inspecting, examining and handling complaints and denunciations and taking action against violations of the laws on records management activities.
6. Entering into international cooperation in records management activities.
7. Making the preliminary or final review of records management activities.
Article 35. Responsibilities for control or supervision of records management activities
1. The Ministry of Home Affairs shall be held responsible to the Government for the state supervision of records management duties.
2. Ministries, Ministry-level agencies, Governmental bodies, People's Committees at all levels and state enterprises shall, within the scope of their assigned duties and delegated authority, have the following responsibilities:
a) In compliance with laws, issuing and providing instructions on implementation of regulations on records management activities.
b) Checking the implementation of regulations on records management activities by agencies and organizations under their management; settling complaints and denunciations and handling violations of laws on records management activities according to their competence.
c) Conducting and directing scientific and technological researches and application for records management activities.
d) Providing funds for modernization of technical means and infrastructure for use in records management activities, effective management and operation of the electronic document management system.
dd) Providing suitable personnel, working position, space and means, ensuring protection of state secrets, safekeeping of the entity’s seals and security key storage equipment.
e) Managing training provided for clerks, archivists or persons charged with records management activities; managing emulation, commendation and rewarding tasks involved in records management activities.
g) Making the preliminary and final review of records management performance within sectors, industries and localities.
Article 36. Budget for records management activities
1. Entities must allocate funds included in the annual state budget estimate for records management activities. State enterprises’ allocation of funds shall be subject to regulations of laws in force.
2. Funds for records management activities shall be spent on:
a) Purchasing and upgrading technical systems, infrastructure, equipment and other consumables used for records management activities.
b) Assuring communications, delivery of documents and digitalization of documents.
c) Conducting scientific researches and transfer of technologies for records management activities.
d) Carrying out other activities supporting records management.
This Decree is entering into force as from the signature date. The Government’s Decree No.110/2004/ND-CP dated April 8, 2004 of the Government on records and archives, and the Government’s Decree No. 09/2010/ND-CP dated February 8, 2010, amending and supplementing several articles of the Decree No. 110/2004/ND-CP dated April 8, 2004 on records and archives, shall be invalidated from the effective date of this Decree.
Article 38. Implementation responsibilities
1. The Minister of Ministry of Home Affairs shall be responsible for implementing and inspecting the implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities, heads of state enterprises, and other organizations and individuals involved, shall be responsible for implementing this Decree./.
|
PP. GOVERNMENT |