Chương IV Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư: Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan
Số hiệu: | 30/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/03/2020 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2020 |
Ngày công báo: | 17/03/2020 | Số công báo: | Từ số 283 đến số 284 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Ký ban hành văn bản hành chính phải bằng mực màu xanh
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư vừa được Chính phủ ban hành ngày 05/3/2020.
Theo đó, Nghị định quy định rõ, khi ký ban hành văn bản hành chính bằng giấy, thì phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
(Trong khi đó, trước đây Nghị định 110/2004/NĐ-CP chỉ quy định khi ký không được dùng bút chì, không dùng mực đỏ hoặc mực dễ phai, dẫn đến người ký văn bản có thể dùng mực đen…).
Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền sẽ thực hiện ký số.
Ngoài ra, Nghị định còn sửa đổi quy định về các loại văn bản hành chính, cụ thể bỏ các loại văn bản sau khỏi danh sách các loại văn bản hành chính: bản cam kết, giấy chứng nhận, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ.
Nghị định 30/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Yêu cầu
a) Phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cơ quan, tổ chức.
b) Các văn bản, tài liệu trong một hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hoặc trình tự giải quyết công việc.
2. Mở hồ sơ
a) Cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc có trách nhiệm mở hồ sơ theo Danh mục hồ sơ hoặc theo kế hoạch công tác.
b) Cập nhật những thông tin ban đầu về hồ sơ theo Danh mục hồ sơ đã ban hành.
c) Trường hợp các hồ sơ không có trong Danh mục hồ sơ, cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc tự xác định các thông tin: Tiêu đề hồ sơ, số và ký hiệu hồ sơ, thời hạn bảo quản hồ sơ, người lập hồ sơ và thời gian bắt đầu.
3. Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ
Cá nhân được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập, cập nhật tất cả văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ đã mở, bao gồm tài liệu phim, ảnh, ghi âm (nếu có) bảo đảm sự toàn vẹn, đầy đủ của hồ sơ, tránh bị thất lạc.
4. Kết thúc hồ sơ
a) Hồ sơ được kết thúc khi công việc đã giải quyết xong.
b) Người lập hồ sơ có trách nhiệm: Rà soát lại toàn bộ văn bản, tài liệu có trong hồ sơ; loại ra khỏi hồ sơ bản trùng, bản nháp; xác định lại thời hạn bảo quản của hồ sơ; chỉnh sửa tiêu đề, số và ký hiệu hồ sơ cho phù hợp; hoàn thiện, kết thúc hồ sơ.
c) Đối với hồ sơ giấy: Người lập hồ sơ thực hiện đánh số tờ đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản từ 05 năm trở lên và viết Mục lục văn bản đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn; viết chứng từ kết thúc đối với tất cả hồ sơ.
d) Đối với hồ sơ điện tử: Người lập hồ sơ có trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống các thông tin còn thiếu. Việc biên mục văn bản trong hồ sơ được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.
1. Hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan phải đủ thành phần, đúng thời hạn và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định.
2. Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
a) Đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày công trình được quyết toán.
b) Đối với hồ sơ, tài liệu khác: Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày công việc kết thúc.
3. Thủ tục nộp lưu
a) Đối với hồ sơ giấy
Khi nộp lưu tài liệu phải lập 02 bản “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu” và 02 bản “Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu” theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này. Đơn vị, cá nhân nộp lưu tài liệu và Lưu trữ cơ quan giữ mỗi loại 01 bản.
b) Đối với hồ sơ điện tử
Cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc và lập hồ sơ thực hiện nộp lưu hồ sơ điện tử vào Lưu trữ cơ quan trên Hệ thống.
Lưu trữ cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, nhận hồ sơ theo Danh mục; liên kết chính xác dữ liệu đặc tả với hồ sơ; tiếp nhận và đưa hồ sơ về chế độ quản lý hồ sơ lưu trữ điện tử trên Hệ thống.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý văn bản, tài liệu của cơ quan, tổ chức; chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
2. Trách nhiệm của người đứng đầu bộ phận hành chính
a) Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan đối với cơ quan, tổ chức cấp dưới.
b) Tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ tại cơ quan, tổ chức.
3. Trách nhiệm của đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức
a) Người đứng đầu đơn vị trong cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về việc lập hồ sơ, bảo quản và nộp lưu hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào Lưu trữ cơ quan.
b) Trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc, mỗi cá nhân phải lập hồ sơ về công việc và chịu trách nhiệm về số lượng, thành phần, nội dung tài liệu trong hồ sơ; bảo đảm yêu cầu, chất lượng của hồ sơ theo quy định trước khi nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan.
c) Đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp lưu những hồ sơ, tài liệu được xác định thời hạn bảo quản từ 05 năm trở lên vào Lưu trữ cơ quan.
d) Trường hợp đơn vị hoặc cá nhân có nhu cầu giữ lại hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu để phục vụ công việc thì phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức đồng ý bằng văn bản và phải lập Danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại gửi Lưu trữ cơ quan. Thời hạn giữ lại hồ sơ, tài liệu của đơn vị, cá nhân không quá 02 năm kể từ ngày đến hạn nộp lưu.
đ) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức trước khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác, đi học tập dài ngày phải bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu hình thành trong quá trình công tác cho đơn vị, Lưu trữ cơ quan theo quy chế của cơ quan, tổ chức.
COMPILING DOSSIERS, FILING AND STORING DOSSIERS AND RECORDS IN ARCHIVES
Article 28. Compiling document directories
Document directories shall be approved by heads of entities, issued at the beginning of each year and sent to other relevant units and individuals as a basis for compiling dossiers. The sample directory is prescribed in the Appendix V hereto.
Article 29. Compiling dossiers
1. Requirements
a) Correctly reflect the functions and duties of units and entities.
b) Documents and records included in a dossier must be closely related to each other and properly reflect the sequence of events or business functions that need to be performed.
2. Opening dossiers
a) Individuals assigned to perform business functions shall be responsible for opening dossiers according to directories and plans of activities.
b) Provide initial updated information about dossiers according to document directories already in use.
c) In case where a dossier is not included in a directory, the individual assigned to perform business functions must, of his/her own accord, determine the following pieces of information: Title of dossier, number and code of dossier, shelf life of dossier, dossier compiler and start date.
3. Collecting documents and records, and updating dossiers with documents and records
Individuals assigned to take on these duties must collect documents and records created in the course of monitoring and performing their functions and add them to opened dossiers, including documents and records about films, images, sound recordings (where applicable) on condition that the integrity and completeness of documents and records are assured, and loss of documents and records is avoided.
4. Closing dossiers
a) Dossiers are closed when all work are done.
b) Compilers shall be responsible for: Reviewing all documents, records in the dossier; removing overlaps and drafts from the dossier; redefining the shelf life of the dossier; editing title, number and code accordingly; completing and closing the dossier.
c) As for paper documents: The compiler paginates the dossier having the shelf life of at least 5 years and indexes documents included in the dossier having the eternal shelf life; provides evidence of closing of all dossiers.
d) As for electronic dossiers: The compiler shall be responsible for updating the System with information that is missing. Cataloging of documents included in a dossier must be carried out using the System’s service.
Article 30. Filing and storing documents and records in the archives department
1. All documents and records must be fully filed and stored in the archives department; the filing and storage must be carried out within the prescribed time limit and conform to the stipulated processes and procedures.
2. The time limit for filing and storing documents and records in the archives department
a) Capital construction documents and records: They must be filed and stored in archives within a period of 3 month from the project termination date.
b) Other documents and records: They must be filed and stored in archives from the date on which all work are completely performed.
3. Filing and storage procedures
a) Paper dossiers
When filing and storing documents and records, 02 copies of “Index of documents and records to be archived” and 02 copies of “Handover note” must be made according to Appendix V hereto. Units or individuals filing documents and records in the archives department must keep 01 copy of each document.
b) Electronic dossiers
Individuals assigned to perform their functions and making dossiers must file electronic dossiers in the archives department for storage on the System.
The archives department shall be responsible for checking and receiving dossiers according to directories; exactly linking specification data with dossiers; receiving and applying the electronic archiving mode to dossiers on the System.
Article 31. Responsibilities for compiling dossiers, filing and storing documents and records in the archives department
1. The entity’s head shall, within his/her remit, duties and authority, have responsibility for keeping the entity’s documents and records; directing, examining and providing instructions on compilation and filing of dossiers in the archives department.
2. Responsibilities of heads of administrative departments
a) In the context of a subordinate entity, its administrative department must counsel the entity’s head to direct, examine and provide instructions on compiling dossiers and filing them in the archives department.
b) Conduct the compilation of dossiers, filing and storage of documents and records in the archives department.
3. Responsibilities of units and individuals affiliated to entities
a) A unit's head shall be responsible to the entity's head for compiling dossiers, keeping and filing documents and records in the archives department.
b) In the course of monitoring and performing his/her business function, each individual must document his/her performance and bear responsibility for the quantity, composition and content of documents and records in the dossier; must ensure that the dossier meets quality and other requirements as prescribed before being filed for storage in the archives department.
c) The unit or individual affiliated to an entity shall be responsible for filing documents and records having the shelf life of at least 05 years to the archives department for archiving purposes.
d) In case where the unit or individual wishes to retain documents or records due to be archived for business purposes, they must seek written consent from the entity's head and must compile the directory of documents and records to be retained for submission to the archives department. The retention period shall not be longer than 02 years from the archival due date.
dd) Before their retirement, layoff, transfer of employment or long-term training trip, public officers, servants or employees that work for an entity must hand over all documents and records formed during their service period to the unit and the archives department according to the entity’s rules and regulations.