Chương I Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư: Quy định chung
Số hiệu: | 30/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/03/2020 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2020 |
Ngày công báo: | 17/03/2020 | Số công báo: | Từ số 283 đến số 284 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Ký ban hành văn bản hành chính phải bằng mực màu xanh
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư vừa được Chính phủ ban hành ngày 05/3/2020.
Theo đó, Nghị định quy định rõ, khi ký ban hành văn bản hành chính bằng giấy, thì phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
(Trong khi đó, trước đây Nghị định 110/2004/NĐ-CP chỉ quy định khi ký không được dùng bút chì, không dùng mực đỏ hoặc mực dễ phai, dẫn đến người ký văn bản có thể dùng mực đen…).
Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền sẽ thực hiện ký số.
Ngoài ra, Nghị định còn sửa đổi quy định về các loại văn bản hành chính, cụ thể bỏ các loại văn bản sau khỏi danh sách các loại văn bản hành chính: bản cam kết, giấy chứng nhận, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ.
Nghị định 30/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư. Công tác văn thư được quy định tại Nghị định này bao gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.
2. “Văn bản chuyên ngành” là văn bản hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
3. “Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
4. “Văn bản điện tử” là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy định.
5. “Văn bản đi” là tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
6. “Văn bản đến” là tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức nhận được từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến.
7. “Bản thảo văn bản” là bản được viết hoặc đánh máy hoặc tạo lập bằng phương tiện điện tử hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức.
8. “Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.
9. “Bản chính văn bản giấy” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
10. “Bản sao y” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
11. “Bản sao lục” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
12. “Bản trích sao” là bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
13. “Danh mục hồ sơ” là bảng kê có hệ thống những hồ sơ dự kiến được lập trong năm của cơ quan, tổ chức.
14. “Hồ sơ” là tập hợp các văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
15. “Lập hồ sơ” là việc tập hợp, sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
16. “Hệ thống quản lý tài liệu điện tử” là Hệ thống thông tin được xây dựng với chức năng chính để thực hiện việc tin học hóa công tác soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan trên môi trường mạng (sau đây gọi chung là Hệ thống).
17. “Văn thư cơ quan” là bộ phận thực hiện một số nhiệm vụ công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
1. Nguyên tắc
Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đối với văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ Nghị định này để quy định cho phù hợp; đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định này.
b) Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.
c) Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
d) Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý.
đ) Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
e) Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
g) Hệ thống phải đáp ứng các quy định tại phụ lục VI Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.
2. Chữ ký số trên văn bản điện tử phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đúng quy định về công tác văn thư; chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.
2. Cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Văn thư cơ quan có nhiệm vụ
a) Đăng ký, thực hiện thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.
b) Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; trình, chuyển giao văn bản đến.
c) Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu văn bản.
d) Quản lý Sổ đăng ký văn bản.
đ) Quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức; các loại con dấu khác theo quy định.
This Decree stipulates records management activities and state supervision of records management activities. Records management specified in this Decree comprises such activities as creating, signing and issuing documents; keeping and having custody of documents; creating document files and putting these files and records in corporate archives or repositories; using and managing seals and security key storage equipment for records management activities.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree applies to state corporations, authorities and enterprises (hereinafter referred to as entities).
2. Political organizations, socio-political organizations, social organizations and socio-occupational organizations must consult regulations of this Decree, other regulations of the Party and relevant laws to apply appropriately.
For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. “Document” means written information expressed in language or symbols, created when an entity performs its functions, and presented using the prescribed structure or technique.
2. "Specialized document" means a document formed when an activity in an industry or sector defined by the head of the entity having authority over that industry or sector is performed.
3. “Administrative document” means a document formed when an entity performs its management, governance and other core business functions.
4. "Electronic document" means a document existing in the form of a data message created or digitized from a paper document and presented using the prescribed structure, technique and format.
5. “Outgoing document” means all of the documents issued by an entity.
6. “Incoming document” means all of the documents received by an entity from another entity or individual.
7. “Draft document” is a version which is written, typed or created by electronic means when an entity composes a document.
8. "Original document" means a document having the complete content and design, and directly signed, if it is a physical one, or digitally signed, if it is an electronic one, by a competent person.
9. "Primary paper document" means a document having the complete content and design, and created from a document bearing a competent person’s direct signature.
10. “Certified true copy” means a copy with the complete and exact content of an original or primary document which is presented using the prescribed structure and technique.
11. “Exemplified copy” means a duplicate with the complete and exact content of a certified true copy of a document that is presented using the prescribed structure and technique.
12. “Extract” means an exact duplicate of the needed part of content of an original document or a primary document that is presented using the prescribed structure and technique.
13. "Document directory" means a systematic list of dossiers expected to be made in a year of an entity.
14. “Dossier“ means a collection of documents and records that relate to each other with regard to a matter, an event, an object, or have common characteristics, and formed in the course of performing and monitoring business functions within the scope, functions and duties of an entity or individual.
15. "Compiling or making a dossier" means the gathering and structuring of documents and records formed in the course of performing and monitoring business functions of an entity or individual according to specified principles and methods.
16. "Electronic Document Management System" means an information system built to perform the main function of computerizing the creation, composition and issuance of documents; management of documents; compilation of dossiers, retention, depositing and archiving of dossiers on the network (hereinafter referred to as System).
17. “Records department” means an entity’s division undertaking several clerk activities.
Article 4. Records management principles and requirements
1. Principles
Records management activities must be performed consistently in accordance with laws.
2. Requirements
a) An entity’s document must be created and issued intra vires and according to the procedure, process, design and technique prescribed by laws as follows: A legislative document must be created and issued in compliance with the Law on the Promulgation of Legal Documents; a specialized document must be created and issued under appropriate regulations that are made by the head of a body in charge of a sector or industry after consulting regulations of this Decree; an administrative document must be created and issued in accordance with Chapter II of this Decree.
b) All of an entity’s outgoing and incoming documents must be placed under the centralized custody of its records department before being received and registered, except for those documents that are registered in other manner in accordance with laws.
c) Outgoing documents or incoming documents in a day must be registered, issued or delivered within that day or on the following working day at the latest. Incoming documents classified by the levels of urgency, such as "Express", "Very Urgent" and "Urgent" (hereinafter referred to as urgent documents), must be registered, submitted and delivered as soon as they are received.
d) Documents must be tracked so that their "sent", "received" or "in process" status is known.
dd) The person assigned to perform and monitor activities of an entity has the burden of making a dossier of his/her assigned duties and sending documents and records included in that dossier to the archives department for deposit or retention purposes.
e) An entity’s seal or security key storage equipment must be used and managed under laws.
g) Records management systems must meet regulations laid down in Appendix VI herein and in other relevant laws.
Article 5. Legal value of electronic documents
1. An electronic document carrying the legally required digital signature affixed by a competent person or an entity shall have legal value the same as an original paper document.
2. The digital signature added to an electronic document must fully meet regulations of laws.
Article 6. Responsibilities of entities and individuals for records management
1. Heads of entities shall, within their delegated powers, direct the proper implementation of regulations on records management activities; direct the research and application of science and technology to records management activities.
2. In the course of monitoring and performing business functions related to records management must strictly comply with the provisions of this Decree and other relevant laws.
3. Records departments of entities must take on the following duties
a) Register and carry out the procedures for issuance, delivery and tracking of the delivery of outgoing documents.
b) Receive and register incoming documents; present and transfer incoming documents.
c) File, preserve and facilitate access to documents stored in archives.
d) Manage registration numbers of documents.
dd) Manage and use seals and security key storage equipment of entities; and other seals as permitted by regulations in force.