Chương II Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư: Soạn thảo, ký ban hành văn bản hành chính
Số hiệu: | 30/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/03/2020 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2020 |
Ngày công báo: | 17/03/2020 | Số công báo: | Từ số 283 đến số 284 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Ký ban hành văn bản hành chính phải bằng mực màu xanh
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư vừa được Chính phủ ban hành ngày 05/3/2020.
Theo đó, Nghị định quy định rõ, khi ký ban hành văn bản hành chính bằng giấy, thì phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
(Trong khi đó, trước đây Nghị định 110/2004/NĐ-CP chỉ quy định khi ký không được dùng bút chì, không dùng mực đỏ hoặc mực dễ phai, dẫn đến người ký văn bản có thể dùng mực đen…).
Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền sẽ thực hiện ký số.
Ngoài ra, Nghị định còn sửa đổi quy định về các loại văn bản hành chính, cụ thể bỏ các loại văn bản sau khỏi danh sách các loại văn bản hành chính: bản cam kết, giấy chứng nhận, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ.
Nghị định 30/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản. Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này. Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giao cho đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản.
2. Đơn vị hoặc cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện các công việc: Xác định tên loại, nội dung và độ mật, mức độ khẩn của văn bản cần soạn thảo; thu thập, xử lý thông tin có liên quan; soạn thảo văn bản đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày.
Đối với văn bản điện tử, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản ngoài việc thực hiện các nội dung nêu trên phải chuyển bản thảo văn bản, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập nhật các thông tin cần thiết.
3. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung bản thảo văn bản, người có thẩm quyền cho ý kiến vào bản thảo văn bản hoặc trên Hệ thống, chuyển lại bản thảo văn bản đến lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản để chuyển cho cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản.
4. Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.
1. Bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.
2. Trường hợp bản thảo văn bản đã được phê duyệt nhưng cần sửa chữa, bổ sung thì phải trình người có thẩm quyền ký xem xét, quyết định.
1. Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về nội dung văn bản.
2. Người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.
1. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
2. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
5. Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
6. Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
7. Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
DRAFTING AND SIGNING ADMINISTRATIVE DOCUMENTS
Section 1. DESIGN OR STRUCTURE AND TECHNIQUES IN FORMATTING OF ADMINISTRATIVE DOCUMENTS
Article 7. Types of administrative documents
Administrative documents are classified into: Resolutions (for specific purposes), decisions (for specific purposes), directives, rules, regulations, announcements, notices, instructions, programs, plans, proposals, schemes, projects, reports, minutes, statements, contracts, official letters, official telegrams, memos, agreements, powers of attorney, invitation letters, letters of recommendation, leave of absence, mailing notes, dispatch notes, notifications, social letters.
1. Document structure is a set of components of a document, including main ones required in all documents and additional ones needed in certain cases or in several documents.
2. The structure of an administrative document comprises the following main components:
a) Country’s official name and motto.
b) The issuing entity’s name.
c) Document’s numbers or codes.
d) Name of place and date of issue.
dd) Document type and abstract or summary of document content.
e) Document contents.
g) Title, full name and signature of the competent person.
h) Seal, signature of the entity.
i) Recipient.
3. In addition to those components referred to in clause 2 of this Article, a document can include:
a) Appendices.
b) "Classified” or “Urgent” marks and directions for circulation.
c) Marks indicating the document maker and number of copies to be issued.
d) Entity’s address; email address; web address; telephone number; fax number.
4. The structure of an administrative document shall be subject to regulations laid down in Appendix I hereto.
Article 9. Formatting techniques
These techniques include: Page size, layout, margins, font, font size, font style, writing or typing zones, pagination. Techniques in formatting of an administrative document shall be subject to regulations laid down in Appendix I hereto. Using capital letters in an administrative document shall be subject to regulations laid down in Appendix II hereto. The abbreviated form of an administrative document shall be subject to regulations laid down in Appendix III hereto.
Section 2. DRAFTING AND SIGNING ADMINISTRATIVE DOCUMENTS
1. Based on the functions, tasks, powers and purposes, content of the document to be drafted, the head of an entity or the competent person may assign a division or individual to undertake the drafting of the document.
2. The division or the individual assigned to undertake the drafting of a document must take the following steps: Determine the type of document, content of document, level of classification or urgency of the document to be drafted; collect and process relevant information; draft the document using the right formatting form, structure and techniques.
In addition to the aforesaid, for electronic documents, individuals assigned to draft documents must send draft documents and attached records (if any) to the System and input required updated information.
3. In case of needing to revise a draft document, the competent person may comment on it or on the System, send it back to the head of the division in charge of drafting the document to have it forwarded to the individual tasked with drafting documents.
4. The individual assigned to draft documents shall be accountable to the head of that division and before laws for the document that he/she is in charge of drafting within his/her scope of delegated powers or assigned duties.
1. The draft document should be signed by the competent person.
2. In case the approved draft needs to be revised, the competent person’s decision on such revision must be sought.
Article 12. Reviewing documents before issuance
1. The head of the document drafting division must check and take responsibility to the head of the entity and before law for the content of the document.
2. The person assigned to review the formatting structure and technique of a document must check and be held responsible to the entity’s head and before law for the formatting structure and technique of the document.
1. Entities run by heads
The entity’s head shall have competence in signing all documents issued by the entity; can assign the deputy to sign on his/her order with respect to the documents falling within his/her ambit and some documents falling under the head’s authority. If a deputy is authorized to run the entity, that deputy may sign documents the same as the deputy does on the head's order.
2. Entities run by collectives
The entity’s head shall represent the leadership to sign documents issued by the entity. The head’s deputy may represent the collective to sign, or act on the head’s order to sign documents under his/her delegated authority, and documents in the sector falling under his/her delegated authority.
3. In special cases, the entity’s head may authorize the head of the entity or unit under the former’s control to sign several documents on his/her order. Signature authorization must be in writing; the term and scope of authorization must be defined. The authorized signer shall not be entitled to grant authorization for signing to any other person. The entity’s regulations on the formatting structure of, and the seal or digital signature on, the documents eligible for being signed by order must be obeyed. 4. The entity’s head may assign the head of the unit under the entity's control to sign several documents on his/her order. The authorized signer may assign his/her deputy to sign on his/her behalf. Signature authorization must be prescribed in detail in work rules or records management rules and regulations of entities.
5. Signers shall be held legally accountable for documents that they have signed. An entity’s head shall be held legally accountable for all documents that the entity issues.
6. When signing paper documents, blue ink pens must be used and pens that easily fade away must not be used.
7. As for electronic documents, competent persons must digitally sign on them. Placement and photo of the digital signature are specified in Appendix I hereto.