Chương IV Nghị định 17/2020/NĐ-CP: Lĩnh vực kinh doan thực phẩm
Số hiệu: | 17/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 22/03/2020 |
Ngày công báo: | 22/02/2020 | Số công báo: | Từ số 233 đến số 234 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Điều 24 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“Điều 24. Các yêu cầu chung của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định này.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm;
b) Đối tượng được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:
Thực hiện việc gửi bản cam kết đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
c) Đối tượng được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:
Thực hiện việc gửi bản sao Giấy chứng nhận (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm) theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.”
2. Một số điểm, khoản Điều 26 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Điểm c khoản 2 Điều 26 được sửa đổi như sau:
“c) Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gồm thực phẩm, phế thải phải được để riêng biệt. Đối với cơ sở sản xuất, sản phẩm bảo quản trong kho thành phẩm phải được sắp xếp riêng biệt theo lô và có bảng ghi các thông tin về: Tên sản phẩm, lô hàng, ngày sản xuất, ca sản xuất.”
b) Điểm đ khoản 2 Điều 26 được sửa đổi như sau:
“đ) Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải. Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải phải bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.”
c) Điểm c, d và đ khoản 3 Điều 26 được sửa đổi như sau:
“c) Tường nhà và trần nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;
d) Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước;
đ) Cửa ra vào và cửa sổ bảo đảm ngăn ngừa được côn trùng, vật nuôi xâm nhập.”
d) Khoản 9 Điều 26 được sửa đổi như sau:
“9. Nhà vệ sinh, khu vực thay đổi bảo hộ lao động
a) Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; bảo đảm gió không được thổi từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy tại khu vực vệ sinh;
b) Thông gió của nhà vệ sinh không được hướng sang khu vực sản xuất;
c) Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động.”
đ) Bổ sung các khoản 11, 12 và 13 Điều 26 như sau:
“11. Khu vực sản xuất, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh thực phẩm phải vệ sinh sạch sẽ.
12. Có khu vực lưu mẫu riêng, hồ sơ lưu mẫu và bảo đảm thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.
13. Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trọng quá trình chờ xử lý.”
3. Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“1. Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm.”
4. Một số điểm, khoản Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
a) Điểm a khoản 2 Điều 27 được sửa đổi như sau:
“a) Có đủ trang thiết bị rửa, khử trùng trước khi sản xuất thực phẩm.”
b) Điểm b khoản 3 Điều 27 được sửa đổi như sau:
“b) Được chế tạo bằng vật liệu không độc, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm.”
5. Khoản 1 và 2 Điều 28 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“1. Người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận.
2. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu về sức khỏe; không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.”
6. Khoản 4 và 5 Điều 29 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“4. Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 10 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm; tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
5. Có trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm; có thiết bị chuyên dụng phù hợp để kiểm soát và theo dõi được chế độ bảo quản đối với từng loại thực phẩm, nguyên liệu theo yêu cầu của nhà sản xuất.”
7. Khoản 7 và 8 Điều 30 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“7. Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước.
8. Tường nhà và trần nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh.”
8. Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“1. Trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và của nhà sản xuất.”
9. Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“1. Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều 28 Nghị định này”.
10. Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“1. Điều kiện an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm phải thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 29 của Nghị định này.”
11. Điểm a khoản 8 Điều 34 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“a) Đối với kho chứa sữa tươi nguyên liệu:
Tại các trạm thu mua trung gian phải có hệ thống làm lạnh, có thiết bị, dụng cụ, hóa chất để kiểm tra chất lượng sữa tươi nguyên liệu, lưu mẫu sữa thu mua; bồn bảo quản sữa tươi nguyên liệu phải có lớp cách nhiệt, mặt trong bằng các loại vật liệu không bị thôi nhiễm, đảm bảo luôn duy trì ở nhiệt độ từ 4°C đến 6°C; thời gian bảo quản sữa tươi nguyên liệu tính từ khi vắt sữa tới khi chế biến không quá 48 giờ; bồn chứa phải được vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi sử dụng cho lần tiếp theo.”
12. Bổ sung khoản 10 Điều 35 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP như sau:
“10. Tuân thủ các quy định tại Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.”
13. Một số điểm, khoản Điều 36 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
a) Điểm d khoản 3 Điều 36 được sửa đổi như sau:
“d) Khu vực lên men:
- Trường hợp thực hiện quá trình nhân giống nấm men tại nơi sản xuất: Khu vực nhân giống phải đảm bảo vô trùng, có trang bị hệ thống diệt khuẩn, có chế độ kiểm soát các thiết bị để đảm bảo chất lượng men giống;
- Trường hợp không thực hiện giai đoạn nhân giống nấm men tại nơi sản xuất thì phải có các trang thiết bị đảm bảo an toàn tránh nhiễm khuẩn trong quá trình tiếp giống.”
b) Điểm a khoản 7 Điều 36 được sửa đổi như sau:
“a) Chất thải rắn:
Bã hèm bia phải được thu dọn sạch sẽ, định kỳ không quá 48 giờ/lần để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất;”
14. Khoản 8 Điều 37 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“8. Thiết bị chiết rót:
Phải được che chắn để ngăn ngừa các tác nhân gây hại trong suốt quá trình vận hành, phải có quy trình vệ sinh và diệt khuẩn.”
15. Khoản 6 Điều 38 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“6. Đối với chất thải rắn:
Bã dầu sau ép, trích ly phải được thu gom vào khu vực riêng, có diện tích phù hợp với công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất, được thu dọn sạch sẽ định kỳ không quá 48 giờ/lần để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất.”
16. Điểm b khoản 9 Điều 38 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“b) Giai đoạn chiết hoặc rót dầu thực vật
Quá trình chiết hoặc rót phải được giám sát bởi thiết bị hoặc người lao động để đảm bảo định lượng, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm.”
17. Khoản 4 Điều 39 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“4. Thiết bị chiết rót phải được che chắn để ngăn ngừa các tác nhân gây hại trong suốt quá trình vận hành, phải có quy trình vệ sinh và diệt khuẩn.”
1. Bãi bỏ điểm a và b khoản 1, điểm d khoản 2, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều 26.
2. Bãi bỏ điểm b khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 27.
4. Bãi bỏ khoản 1 và 2 Điều 30.
6. Bãi bỏ điểm đ khoản 5, điểm c khoản 8, điểm b và d khoản 9, khoản 10 và khoản 11 Điều 34.
7. Bãi bỏ khoản 2, 3, 5 và 8 Điều 35.
8. Bãi bỏ điểm b khoản 3, điểm đ khoản 5, điểm a và b khoản 8, điểm a và b khoản 9 Điều 36.
9. Bãi bỏ điểm a và b khoản 4, khoản 5, khoản 7 và khoản 10 Điều 37.
10. Bãi bỏ điểm b và đ khoản 4, điểm c khoản 7, điểm a khoản 8, điểm c khoản 9 và khoản 11 Điều 38.
“Điều 24a. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận
a) Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất hoặc bị hỏng
Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh hoặc khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.
c) Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh:
- Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của chủ cơ sở);
- Tài liệu chứng minh sự thay đổi tên cơ sở.
d) Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh:
- Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).”
3. Cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua mạng điện tử.”
“Điều 24b. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận như sau:
1. Trường hợp cấp lần đầu
a) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thì hồ sơ không còn giá trị.
b) Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định có từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm) hoặc quản lý về an toàn thực phẩm. Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia. Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.
c) Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở
- Kiểm tra tính thống nhất của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;
- Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
d) Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở
- Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu số 03a, Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Mẫu số 03b hoặc Mẫu số 03a và Mẫu số 03b đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh thực phẩm theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày kể từ ngày có biên bản thẩm định. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu số 04 Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định tại điểm c khoản này.
Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị.
Trường hợp kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
- Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ sở giữ 01 bản.
đ) Cấp Giấy chứng nhận
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu số 05a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 05b (đối với cơ sở kinh doanh), Mẫu số 05c (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) MụcI tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất hoặc bị hỏng
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp cơ sở thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trường hợp cơ sở thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trường hợp chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm có tăng về cơ sở kinh doanh, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm có giảm về cơ sở kinh doanh, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ, việc thẩm định điều kiện cơ sở thực hiện theo các quy định đối với ngành, lĩnh vực tương ứng.”
FOOD BUSINESS
Article 10. Amendments to some Articles and Clauses of the Government’s Decree No. 77/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on amendments to some regulations on business conditions in international trade in goods, chemicals, industrial explosives, fertilizers, gas business and food business under the state management of Ministry of Industry and Trade and Government’s Decree No. 08/2018/ND-CP dated January 15, 2018 on amendments to certain Decrees related to business conditions under state management of the Ministry of Industry and Trade
1. Article 24 of the Decree No. 77/2016/ND-CP is amended as follows:
“Article 24. General requirements to be satisfied by food production and trading establishments
1. Food production and trading establishments that are required to have certificates of food safety must:
satisfy food safety conditions in conformity with each type of food production or business as prescribed in Sections 2, 3, 4, 5, 6, 7 Chapter VI of this Decree.
2. Food production and trading establishments that are not required to have Certificates of food safety must:
a) satisfy food safety conditions in conformity with each type of food production or business as prescribed by the Law on Food Safety;
b) The entities specified in Points a, b, c, d, dd, e, g, h and i Clause 1 of Article 12 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 on elaboration of some Articles of the Law on Food Safety must:
send their commitments to competent authorities appointed by provincial People’s Committees to manage food safety within provinces.
c) The entity specified in Point k Clause 1 of Article 12 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 on elaboration of some Articles of the Law on Food Safety must:
send a copy of the Certificate (confirmed by the food production and trading establishments) according to Point k Clause 1 Article 12 of the Decree No. 15/2018/ND-CP to competent authorities appointed by provincial People’s Committees to manage food safety within provinces.”
2. Some Points and Clauses of Article 26 of the Decree No. 77/2016/ND-CP are amended as follows:
a) Point c Clause 2 of Article 26 is amended as follows:
“c) The following areas shall be designed to be situated separately: raw materials storage, finished products storage; preliminary processing, processing and packaging areas; restrooms; protective clothing change rooms and relevant auxiliary areas. Raw materials, finished foods, packing materials and waste must be separately placed. Regarding the production establishments, products preserved in the finished product storage must be separately arranged by batches and signs reading formation about product name, batches, date of production and production shifts must be put up.”
b) Point dd Clause 2 of Article 26 is amended as follows:
“dd) The waste collection and treatment area must be outside the food manufacturing area and have sufficient waste and garbage containers. Such containers must be tightly covered and regularly cleaned.”
c) Point c, d and dd Clause 3 of Article 26 are amended as follows:
“c) Walls and ceilings must be flat, impervious to water, not be cracked and adhered by dirty substances, and facilitate cleaning;
d) Floors must be flat, smooth, non-slip and well-drained without pooled or standing water;
dd) Front door and windows must not be penetrated by pests or domestic animals.”
d) Clause 9 of Article 26 is amended as follows:
“9. Restrooms, protective-clothing change rooms
a) Restrooms must be constructed far away from the food production area; the restroom door is not opened towards the food production area; it is required to ensure that the air flow from the restrooms is not directed towards the food production area; a sign that reads “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” (“Wash your hands after using the restroom” must be put up at a noticeable place in the restroom;
b) The air ventilation of the restroom must not be directed towards the food production area;
c) A room should be in place to change the protective clothing before.”
dd) Clauses 11, 12 and 13 are added Article 26 as follows:
“11. The food production, processing, packaging, transport, preservation and trading should be kept clean.
12. There must be places for preserving samples and keeping dossiers of preserved samples. Establishments shall comply with regulations on sample preservation and destruction applicable to each type of sample.
13. There must be a separate space for keeping substandard products pending disposal.”
3. Clause 1 Article 27 of the Decree No. 77/2016/ND-CP amended by Clause 1 Article 17 of the Decree No. 08/2018/ND-CP is amended as follows:
“1. Equipment and implements in direct contact with foods must be manufactured in such a manner as to satisfy production technology requirements; ensure safety and avoid food contamination.”
4. Some Points and Clauses of Article 27 of the Decree No. 77/2016/ND-CP are amended as follows:
a) Point a Clause 2 of Article 27 is amended as follows:
“a) provide sufficient equipment for washing and sterilization prior to food production.”
b) Point b Clause 3 of Article 27 is amended as follows:
“b) Equipment and implements must be made of materials that are non-toxic, do not allow migration of toxic substances and cause strange smell or food changes.”
5. Clauses 1 and 2 Article 28 of the Decree No. 77/2016/ND-CP are amended as follows:
“1. Persons who directly participate in the food production must be trained in food safety and their participation in training courses must be confirmed by the owner of the production establishment
2. Persons who directly participate in the food production must satisfy health conditions; do not contract cholera, dysentery, typhoid, hepatitis A, bacterial skin infection, tuberculosis and acute diarrhoea.”
6. Clauses 4 and 5 Article 29 of the Decree No. 77/2016/ND-CP are amended as follows:
“4. Raw materials and food products must be packed and preserved at 10 cm, 30 cm and 50 cm or more from the floor, the wall and the ceiling respectively; they must be stacked in the warehouse at the stacking height recommended by the food producer.
5. There should be equipment for adjusting temperature, humidity, air ventilation and elements affecting the food safety; appropriate specialized equipment for monitoring and controlling mode of preservation of each type of foods/ materials at the request of producers.”
7. Clauses 7 and 8 Article 30 of the Decree No. 77/2016/ND-CP are amended as follows:
“7. Floors must be flat, smooth, non-slip and well-drained without pooled or standing water.
8. Walls and ceilings must be flat and impervious to water, not be cracked and adhered by dirty substances, and facilitate cleaning.”
8. Clause 1 Article 31 of the Decree No. 77/2016/ND-CP is amended as follows:
“1. Equipment serving the food trading and storage must be conformable with requirements applied to each type of foods and those of the food producer.”
9. Clause 1 Article 32 of the Decree No. 77/2016/ND-CP is amended as follows:
“1. Persons directly selling foods must satisfy the conditions set forth in Clauses 1 and 2 Article 28 of this Decree”.
10. Clause 1 Article 33 of the Decree No. 77/2016/ND-CP is amended as follows:
“1. The food safety condition applied upon food preservation is specified in Clause 4 Article 29 of this Decree.”
11. Point a Clause 8 Article 34 of the Decree No. 77/2016/ND-CP is amended as follows:
“a) Raw milk warehouses:
Milk purchasing stations must have chilling system, equipment, implements and chemicals to test the quality of raw milk, and must keep samples of purchased milk; raw milk tanks must have a heat-resistant layer and inner layer made of migration-resistant materials and be maintained at a temperature of 4°C-6°C; the raw milk storage period, from the start of milking to the processing, must not exceed 48 hours; the tanks should be cleaned to ensure food safety before use.”
12. Clause 10 is added to Article 35 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follows:
“10. Regulations laid down in Article 27 of the Decree No. 77/2016/ND-CP shall be complied with.”
13. Some Points and Clauses of Article 36 of the Decree No. 77/2016/ND-CP are amended as follows:
a) Point d Clause 3 of Article 36 is amended as follows:
“d) The area where fermentation tanks are located:
- In case yeast is produced in the production area, the workshop where the yeast propagation is carried out must be sterile and equipped with a disinfection system, and the equipment therein shall be placed under constant control to ensure yeast quality;
- In case the yeast is produced outside the production area, equipment should be in place to ensure yeast safety and avoid bacterial contamination during the process of yeast delivery and receipt.”
b) Point a Clause 7 of Article 36 is amended as follows:
“a) Solid wastes:
Brewing grains shall be cleanly collected once every 48 hours to avoid cross-contamination during the production process;”
14. Clause 8 Article 37 of the Decree No. 77/2016/ND-CP is amended as follows:
“8. Filling equipment must be covered to prevent harmful elements during the operation thereof and a procedure must be in place to clean and disinfect such equipment.”
15. Clause 6 Article 38 of the Decree No. 77/2016/ND-CP is amended as follows:
“6. Solid wastes:
Waste oil, after pressing and extraction, must be collected into a separate area with an area appropriate to the design capacity of the production line and cleaned every 48 hours for avoidance of cross-contamination during the production process.”
16. Point b Clause 9 Article 38 of the Decree No. 77/2016/ND-CP is amended as follows:
“b) Filtration of vegetable oil
The filling process must be observed by equipment or human to ensure quantity, quality and food safety.”
17. Clause 4 Article 39 of the Decree No. 77/2016/ND-CP is amended as follows:
“4. Filling equipment must be covered to prevent harmful elements during the operation thereof and a procedure must be in place to clean and disinfect such equipment.”
Article 11. Repeal of some Articles and Clauses of the Government’s Decree No. 77/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on amendments to some regulations on business conditions in international trade in goods, chemicals, industrial explosives, fertilizers, gas business and food business under the state management of Ministry of Industry and Trade
1. Points a and b Clause 1, Point d Clause 2, Point a Clause 5, Point a Clause 6, Clause 7 and Point a Clause 8 of Article 26 are repealed.
2. Point b Clause 2, Point c Clause 3 and Point a Clause 4 of Article 27 are repealed.
3. Clause 3 of Article 28 is repealed.
4. Clauses 1 and 2 of Article 30 are repealed.
5. Clause 2 of Article 32 is repealed.
6. Point dd Clause 5, Point c Clause 8, Points b and d Clause 9, Clauses 10 and 11 of Article 34 are repealed.
7. Clauses 2, 3, 5 and 8 of Article 35 are repealed.
8. Point b Clause 3, Point dd Clause 5, Points a and b Clause 8, Points a and b Claus 9 of Article 36 are repealed.
9. Points a and b Clause 4, Clause 5, Clause 7 and Clause 10 of Article 37 are repealed.
10. Points b and dd Clause 4, Point c Clause 7, Point a Clause 8, Point c Clauses 9 and 11 of Article 38 are repealed.
11. Clauses 3, 5 and 7 of Article 39 are repealed.
Article 12. Article 24a is added after Article 24 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follows:
“Article 24a. Application for issuance of the certificate of food safety
1. An application for issuance of a new certificate includes:
a) An application form, which is made using the Form No.01a in the Appendix enclosed with this Decree;
b) A copy of the Enterprise registration certificate or Investment certificate or Business registration certificate;
c) A description of infrastructure, equipment and implements meeting food safety requirements, which is made using the Form No. 02a (if the applicant is a food producer) or Form No. 02b (if the applicant is a food seller) or both Forms (if the applicant is a food production and trading establishment) in the Appendix I enclosed with this Decree;
d) A list of physically fit persons, which is certified by the applicant’s owner or certificates of fitness of the applicant’s owner and persons directly participating in the food production and trading, which are issued by the health facility at district level or higher;
dd) Certificates of training in food safety of persons who directly participate in the food production and trading, which are confirmed by the applicant’s owner.
2. Application for re-issuance of the certificate
a) In case of applying for re-issuance of the certificate due to loss or damage, the application includes:
An application form, which is made using the Form No.01b in the Appendix enclosed with this Decree.
b) In case of applying for re-issuance of the certificate due to change of the production and/or business location; change or addition of the production procedure or merchandise; or expiry of the certificate, the application includes:
- An application form, which is made using the Form No.01b in the Appendix enclosed with this Decree;
- The documents specified in Clause 1 Article 12 of this Decree.
c) In case of applying for re-issuance of the certificate due to change of the name of the applicant without change of its owner, address, location, production procedure and merchandise, the application includes:
- An application form, which is made using the Form No. 01b in the Appendix I enclosed with this Decree;
- A copy of the issued certificate of food safety (which is confirmed by the applicant’s owner);
- Documentary evidence for change of the applicant’s name.
d) In case of applying for re-issuance of the certificate due to change of the applicant’s owner without change of its name, address, location, production procedure and merchandise, the application includes:
- An application form, which is made using the Form No. 01b in the Appendix I enclosed with this Decree;
- A copy of the issued certificate of food safety (which is confirmed by the applicant’s owner);
- A copy of the list of physically fit persons, which is certified by the applicant’s owner or copies of certificates of fitness of the applicant’s owner and persons directly participating in the food production and trading, which are issued by a health facility at district level or higher (which is confirmed by the applicant’s owner).”
3. The applicant for issuance of the certificate of food safety shall submit the application to the competent authority, whether in person, by post or online.”
Article 13. Article 24b is added after Article 24a of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follows:
“Article 24b. Procedures for issuance of the certificate of food safety
The competent authority shall receive and inspect the legitimacy of the application, carry out a site inspection and issue the certificate of food safety. Procedures for issuance of the certificate of food safety:
1. In case of issuance of a new certificate of food safety
a) Receive and inspect the legitimacy of the application
Within 05 working days from the receipt of the application, the competent authority shall inspect its legitimacy; if it is not satisfactory, the competent authority must request the applicant in writing to supplement it. If the application fails to supplement or insufficiently supplement the application within 30 working days from the date on which a written request is made, the application will be invalidated.
b) Establish an inspectorate
Within 15 working days from the date on which the received application is inspected and certified satisfactory, the competent authority shall organize a site inspection. If an inferior authority is authorized to carry out the site inspection, a written authorization is required. After the inspection is done, the inferior authority must send an inspection record to the superior authority to form the basis for issuing the certificate of food safety.
The inspectorate shall be established by the issuing authority or the authority authorized to carry out the site inspection. An inspectorate is comprised of 03 – 05 members, at least 02 of whom are specialized in foods or food safety (obtain academic qualifications in foods or food safety) or in food safety management. The inspectorate is entitled to invite independent experts who acquire appropriate professional qualifications. The chief of the inspectorate shall take responsibility for results of site inspection.
c) Carry out the site inspection
- Inspect the consistency of the documents included in the application for issuance of the certificate of food safety submitted to the competent authority with their originals kept by the applicant;
- Assess the satisfaction of food safety conditions by the applicant.
d) Give the site inspection result
- The inspection result which is “Passed”, “Partially passed” or “Failed” must be specified in the inspection record made according to the Form No. 03a if the applicant is a food manufacturer or the Form No. 03b if the applicant is a food seller or both Forms if the applicant is a food manufacturing and trading establishment.
The certificate of food safety is issued to a general food trading establishment when at least a group of food products is given “Passed” result. Groups of food products given “Passed” result shall be specified in the certificate of food safety issued to this establishment.
- If "Failed” or “Partially passed” result is given, reasons shall be included in the inspection record. If the “Partially passed” result is given, rectification must be completed within 60 days from the date on which the inspection record is obtained. After the rectification has been done at the request of the inspectorate, the applicant shall submit a rectification report made according to the Form No. 04 in the Appendix I enclosed with this Decree and pay inspection fees to the competent authority so as to carry out the site inspection again in accordance with regulations laid down in Point c of this Clause.
The re-inspection must be carried out within 10 working days from the date on which the rectification report is received. If the applicant fails to submit the rectification report, the submitted application for the certificate of food safety and the inspection record which includes “Partially passed” result shall be invalidated.
If the re-inspection result is “Failed” or the rectification report is not sent by the prescribed rectification deadline, the competent authority shall request local the local authority in writing to supervise and request the applicant not to operate until it obtains the certificate of food safety.
- The site inspection record shall be made into 02 equally authentic copies, among which one is kept by the inspectorate and the other is kept by the applicant.
dd) Issue the certificate of food safety
Within 05 working days from the date on which the “Passed” result is given, the competent authority shall issue the certificate of food safety made according to the Form No. 05a (if the applicant is a food producer) or Form No. 05b (if the applicant is a food seller) or Form No. 5c (if the applicant is a food production and trading establishment) in the Appendix I enclosed with this Decree.
2. In case of applying for re-issuance of the certificate due to loss or damage
Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, based on retained documents, the competent authority that issued the certificate of food safety to the applicant shall consider re-issuing the certificate of food safety. In case of rejection of the application form, explanation shall be provided in writing.
3. In case of applying for re-issuance of the certificate due to change of the production and/or business location; change or addition of the production procedure or merchandise and expiry of the certificate.
Procedures for issuance of the certificate of food safety are specified in Clause 1 of this Article.
4. In case of change of the applicant’s name without change of its owner, address, location, production procedure and merchandise.
Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, based on retained documents, the competent authority that issued the certificate of food safety to the applicant shall consider re-issuing the certificate of food safety. In case of rejection of the application form, explanation shall be provided in writing.
5. In case of change of the applicant’s owner without change of its name, address, location, production procedure and merchandise.
Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, based on retained documents, the competent authority that issued the certificate of food safety to the applicant shall consider re-issuing the certificate of food safety. In case of rejection of the application form, explanation shall be provided in writing.
6. If there has been an increase in the number of food trading establishments of a chain of food trading establishments, adjustment to the certificate of food safety shall be made in accordance with Clause 1 of this Article. If there has been a decrease in the number of food trading establishments of a chain of food trading establishments, adjustment to the certificate of food safety shall be made in accordance with Clause 4 of this Article.
7. The site inspection of establishments that manufacture and sell food products prescribed in Clause 8 and Clause 10 Article 36 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 shall be carried out in accordance with regulations on respective business lines and sectors.”