Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Về kinh doanh rượu
Số hiệu: | 105/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/09/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2017 |
Ngày công báo: | 25/09/2017 | Số công báo: | Từ số 703 đến số 704 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bãi bỏ hàng loạt điều kiện khi kinh doanh rượu
Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, đối với hoạt động phân phối rượu, chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có kho hàng với tổng diện tích sàn từ 150m2 trở lên (quy định hiện tại tối thiểu là 300 m2);
- Rượu kinh doanh phải đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Có hệ thống phân phối ở 02 tỉnh/thành trở lên; tại mỗi tỉnh/thành phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu (hiện hành là 06 tỉnh và mỗi tỉnh có ít nhất 03 thương nhân)
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài;
- Tuân thủ đầy đủ quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
So với quy định hiện hành tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP thì Nghị định 105 đã bỏ quy định về điều kiện địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, năng lực tài chính của doanh nghiệp kinh doanh phân phối rượu.
Xem thêm tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2017).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh rượu, bao gồm: Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
2. Nghị định này không áp dụng đối với:
a) Hoạt động xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh rượu;
b) Nhập khẩu rượu để kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế;
c) Nhập khẩu rượu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, mua bán rượu giữa các khu phi thuế quan; hoạt động kinh doanh rượu tại khu phi thuế quan, hoạt động gửi kho ngoại quan;
d) Rượu nhập khẩu là hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu trong, định mức được miễn thuế; xét miễn thuế, không chịu thuế.
Nghị định này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh rượu và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh rượu.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau;
1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm. (Ethanol).
Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích.
2. Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp.
3. Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
4. Rượu bán thành phẩm là rượu chưa hoàn thiện dùng làm nguyên liệu để sản xuất rượu thành phẩm.
5. Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng.
Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải có giấy phép theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã.
1. Rượu đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.
3. Thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác liên quan.
1. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định tại Nghị định này.
2. Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu,
3. Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh rượu.
4. Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
5. Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động.
6. Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
3. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
4. Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
5. Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
1. Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
2. Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên.
3. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
4. Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.
5. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
6. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 50 m2 trở lên.
3. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
4. Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu.
5. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác,
6. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
3. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
4. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
5. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
3. Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
4. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
5. Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
1. Được bán rượu do doanh nghiệp sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
2. Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Được mua trong nước hoặc nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
4. Được mua rượu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
5. Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
6. Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
1. Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
2. Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
3. Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
4. Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
1. Không bắt buộc phải công bố chất lượng hàng hóa, dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
2. Trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ, tổ chức, cá nhân phải xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.
3. Đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
4. Không được bán rượu cho tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại.
1. Quyền và nghĩa vụ chung:
a) Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
b) Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền; cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp;
c) Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu:
a) Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
b) Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
c) Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
d) Trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.
3. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu:
a) Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong, nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
b) Bán rượu cho các thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
c) Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
d) Trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.
4. Quyền và nghĩa vụ thương nhân bán lẻ rượu:
a) Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
b) Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.
5. Quyền và nghĩa vụ thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
a) Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
b) Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm bán hàng của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (01 bộ) bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
3. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
4. Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
5. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
6. Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (01 bộ) bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
3. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
4. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu (01 bộ) bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng, địa điểm bán rượu lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ (nếu có kinh doanh) theo quy định.
4. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
5. Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu của các thương nhân bán buôn rượu; bản sao. Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự, kiến tham gia hệ thống phân phối của doanh nghiệp xin cấp phép.
6. Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
b) Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.
7. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu (01 bộ) bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng, địa điểm bán lẻ rượu và bán rượu tiêu, dùng tại chỗ (nếu có kinh doanh) theo quy định.
4. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
5. Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn của các thương nhân bán lẻ; bản sao Giấy phép bán lẻ rượu của các thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn của doanh nghiệp xin cấp phép.
6. Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác;
b) Bản sao Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.
7. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (01 bộ) bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
4. Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
5. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
6. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (01 bộ) bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
4. Bản sao hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
5. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
1. Thẩm quyền cấp giấy phép:
a) Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
b) Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
2. Thủ tục cấp giấy phép:
a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
c) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
1. Trường hợp có thay đổi các nội dung của giấy phép, thương nhân phải gửi hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép (01 bộ) bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy phép đã được cấp;
c) Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.
3. Thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép:
a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
1. Trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực:
Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại đối với quy định lại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.
2. Trường hợp cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại (01 bộ) bao gồm:
Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này và bản gốc hoặc bản sao giấy phép đã cấp (nếu có);
b) Cơ quan cấp giấy phép căn cứ vào hồ sơ đã lưu và hồ sơ đề nghị cấp lại của thương nhân để cấp lại giấy phép;
c) Thời hạn của giấy phép sẽ được giữ nguyên như cũ.
3. Thủ tục cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:
a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp lại giấy phép theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp lại giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
1. Nội dung của giấy phép theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn của giấy phép:
a) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm;
b) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu, Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là 05 năm.
1. Đối với Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp:
Giấy phép được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi doanh nghiệp: được cấp giấy phép, 01 bản gửi Bộ Công Thương (đối với giấy phép do Sở Công Thương cấp) hoặc Sở Công Thương địa phương (đối với giấy phép do Bộ Công Thương cấp).
2. Đối với Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
Giấy phép được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi cơ sở được cấp giấy phép, 01 bản gửi Sở Công Thương.
3. Đối với Giấy phép phân phối rượu:
Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp giấy phép; 01 bản gửi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và 01 bản gửi mỗi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đăng ký phân phối rượu; 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.
4. Đối với Giấy phép bán buôn rượu:
Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp Giấy phép; 01 bản gửi Bộ Công Thương; 01 bản gửi Chi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.
5. Đối với Giấy phép bán lẻ rượu, Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi thương nhân được cấp giấy phép; 01 bản gửi Sở Công Thương; 01 bản gửi Chi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.
1. Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
2. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
3. Trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Nghị định này, rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau:
a) Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) trước khi nhập khẩu và phải đáp ứng các quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.
4. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.
Doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp chưa được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu được nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với tổng dung tích không quá 03 lít trên một nhãn rượu. Rượu nhập khẩu trong trường hợp này không được bán trên thị trường.
1. Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh rượu năm trước của đơn vị mình về cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo Mẫu số 08, Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại trên địa bàn về Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại, tình hình bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ năm trước trên địa bàn về Sở Công Thương theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trước ngày 28 tháng 02 hàng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu, tình hình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, tình hình bán rượu tiêu dùng tại chỗ năm trước trên địa bàn về Bộ Công Thương theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Giấy phép bị thu hồi trong các trường hợp:
a) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp;
b) Không còn đáp ứng đủ hoặc không thực hiện đúng các điều kiện quy định;
c) Chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh;
d) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Thương nhân đã được cấp giấy phép nhưng không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục.
e) Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
2. Cơ quan nhà nước cấp giấy phép có thẩm quyền thu hồi giấy phép đã cấp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, thương nhân phải nộp bản gốc giấy phép cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi. Cơ quan ra quyết định thu hồi đăng tải thông tin về việc thu hồi giấy phép trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó.
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh rượu.
2. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành rượu: trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.
3. Quản lý an toàn thực phẩm đối với rượu.
4. Thanh tra, kiểm tra, các cơ sở kinh doanh rượu về việc chấp hành quy định về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và bảo vệ một trường; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh rượu.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các vi phạm khác về kinh doanh rượu.
6. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước tổ chức tịch thu, xử lý đối với rượu nhập lậu, rượu giả, rượu không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không ghi nhãn, dán tem theo quy định.
7. Chủ trì, phối hợp kiểm tra, tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định này.
1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống tác hại của rượu.
2. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc phát hiện, kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất rượu giả, rượu lậu, rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh rượu; tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định về kinh doanh rượu.
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành rượu trên địa bàn.
2 . Kiểm tra hoạt động sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, tiêu thụ rượu trên địa bàn.
3. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy định về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, an toàn lao động, môi trường trong các cơ sở sản xuất rượu và xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật trên địa bàn.
4. Tổ chức thực hiện và tuyên truyền, giáo dục nhân dân trong việc thực hiện kinh doanh rượu theo quy định tại Nghị định này.
5. Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương:
Tuyên truyền, phổ biến để nhân dân nâng cao nhận thức về nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng rượu và sử dụng rượu có hàm lượng các chất có hại vượt mức cho phép, hướng dẫn người tiêu dùng chỉ sử dụng những sản phẩm rượu có nguồn gốc, xuất xứ, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định; làm rõ nguyên nhân khi xảy ra ngộ độc rượu trên địa bàn và có các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.
6. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên phạm vi địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
7. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên phạm vi địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
1. Thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu đã được cấp giấy phép mà vẫn còn thời hạn, được tiếp tục hoạt động theo nội dung ghi trong giấy phép đã cấp. Trường hợp thương nhân có nhu cầu sửa đổi, bổ sung giấy phép thì phải thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
2. Trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải làm thủ tục cấp giấy phép theo quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2017.
2. Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Đơn đề nghị cấp giấy phép |
Mẫu số 02 |
Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép |
Mẫu số 03 |
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép |
Mẫu số 04 |
Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại |
Mẫu số 05 |
Giấy phép |
Mẫu số 06 |
Giấy phép (cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ...) |
Mẫu số 07 |
Giấy phép (cấp lại lần thứ...) |
Mẫu số 08 |
Báo cáo tình hình sản xuất rượu năm... |
Mẫu số 09 |
Báo cáo tình hình phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ năm... |
Mẫu số 10 |
Báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp trên địa bàn năm... |
Mẫu số 11 |
Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh rượu trên địa bàn năm... |
Mẫu số 12 |
Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh năm... |
Mẫu số 01
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
……….., ngày ……. tháng ……… năm ………… |
…………….(1)……………..
Kính gửi: ………………..(2)………………………………………….
Tên thương nhân: ..............................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………….. Điện thoại: ………………. Fax: ..................
Địa điểm sản xuất/kinh doanh: …………………………………. Điện thoại:.........................
Fax: ....................................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ………. do…………..……… cấp ngày…….. tháng ……. năm …………
Đề nghị......(2)..... xem xét cấp Giấy phép……..(1)………., cụ thể là:
(Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh rượu, thương nhân thực hiện theo một trong các đề nghị dưới đây):
Được phép sản xuất rượu như sau:
Sản xuất các loại rượu: ………………(3)...............................................................................
Quy mô sản xuất sản phẩm rượu: ………..(4).......................................................................
Được phép tổ chức phân phối rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu: …….(3)….. của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, nhà cung cấp rượu nước ngoài sau:.......................................................................................................................
……….(5)................................................................................................................................
Được phép tổ chức hệ thống phân phối rượu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau:
.............................................................................................................................................
Được phép bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau: ........................
.............................................................................................................................................
Được phép tổ chức bán buôn rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu: …………(3)…….. của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau:
………….(5)..........................................................................................................................
Được phép tổ chức hệ thống bán buôn rượu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau: .......
...............................................................................................................................................
Được phép bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau: ..........................
Được phép tổ chức bán lẻ rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu: …….(3)….... của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau:
……..(5)....................................................................................................................................
Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm sau: ......................................................................
Được phép tổ chức bán rượu tiêu dùng tại chỗ như sau:
Được phép mua các loại rượu: ……….(3)………… của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu sau: …….(5).......................................................
Được phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau:
…….(6) ... xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……./2017/NĐ-CP ngày.... tháng .... năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Người đại diện theo pháp luật |
Chú thích:
(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
(2): Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương/Sở Công Thương/Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
(3): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: Rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây...
(4): Ghi công suất thiết kế; đối với sản xuất rượu thủ công thì ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).
(5): Ghi rõ tên, địa chỉ.
(6): Tên thương nhân xin cấp giấy phép.
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
……….., ngày ……. tháng ……… năm ………… |
CẤP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP ……(1)……
Kính gửi: ………………(2)……………………………………
Tên thương nhân: ...............................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………….. Điện thoại: ……………… Fax:.................
Địa điểm sản xuất/kinh doanh:............................................................................................
Điện thoại: ………………………… Fax: ..............................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ……………… do ...................cấp ngày ………….. tháng……… năm …………;
Giấy phép......(1)……. đã được cấp số…….. do …… cấp ngày …… tháng ……. năm ……
Giấy phép...(1)....đã được cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại (nếu có) số ……. do ……. cấp ngày…… tháng …… năm …………
……….(3)…… đề nghị ………..(2)....xem xét cấp sửa đổi (hoặc bổ sung) Giấy phép....(1)……, với lý do cụ thể như sau:
Thông tin cũ: .......................................................................................................................
Thông tin mới: .....................................................................................................................
……….(4)..............................................................................................................................
…….(3)….. xin cam đoan lý do trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……… /2017/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Người đại diện theo pháp luật |
Chú thích:
(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
(2): Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương/Sở Công Thương/Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
(3): Tên thương nhân xin cấp giấy phép.
(4): Nội dung sửa đổi, bổ sung.
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
……….., ngày ……. tháng ……… năm ………… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP ……(1)…….
(trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hỏng)
Kính gửi:………….(2)……………………………………………..
Tên thương nhân: ...............................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………….. Điện thoại: ……………… Fax:.................
Địa điểm sản xuất/kinh doanh: ……………………..Điện thoại: …..…………… Fax: .........
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ……………… do .............cấp ngày ………….. tháng……… năm …………;
Giấy phép......(1)……. đã được cấp số…….. do …… cấp ngày …… tháng ……. năm ……
Giấy phép...(1)....đã được cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại (nếu có) số ……. do ……. cấp ngày…… tháng …… năm …………
……….(3)…… đề nghị ………..(2).... xem xét cấp lại Giấy phép……...(1)……, với lý do cụ thể như sau:……..(4)
…….(3)….. xin cam đoan lý do trình bày trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số……… /2017/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Người đại diện theo pháp luật |
Chú thích:
(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
(2): Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương/Sở Công Thương/Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
(3): Tên thương nhân xin cấp giấy phép.
(4): Lý do xin cấp lại.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày ……. tháng ……… năm …………
GIẤY ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG
ĐỂ BÁN CHO DOANH NGHIỆP CÓ GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP ĐỂ CHẾ BIẾN LẠI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã………………………
Tên tổ chức, cá nhân: ..........................................................................................................
Địa chỉ: ……………………. Điện thoại:.................................................................................
Hợp đồng mua bán số ……. ngày….. tháng……. năm …… với doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp: ……(1)…….
Đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp như sau:
- Loại rượu: ……..(2)..............................................................................................................
- Quy mô sản xuất: ……..(3)..................................................................................................
………..(4) ... xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số..../2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Chủ cơ sở sản xuất |
Chú thích:
(1): Tên doanh nghiệp mua rượu thủ công để chế biến lại.
(2): Ghi cụ thể loại sản phẩm rượu đăng ký sản xuất.
(3): Ghi sản lượng dự kiến, sản xuất (lít/năm).
(4): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký sản xuất rượu thủ công.
TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
Hà Nội, ngày ……. tháng ……… năm ………… |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG/GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG/TRƯỞNG PHÒNG KINH TẾ (KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG)
Căn cứ ………. ……..(2)........................................................................................................
Căn cứ Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày ….. tháng …… năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;
Xét Đơn đề nghị cấp Giấy phép……(1)... số... ngày ... tháng .... năm .... của……(3).............
Theo đề nghị của ……..(4).....................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cấp phép ………………………(1)............................................................................
Cho phép: .............................................................................................................. (3)………
Trụ sở tại: ..................................................................... Điện thoại: ………………Fax:…….
Địa điểm sản xuất/kinh doanh (nếu có): ……………Điện thoại: ………….Fax:...................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số....do …….cấp ngày...tháng.... năm ………….
(Tùy vào loại giấy phép mà thương nhân đề nghị cấp, cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện một trong các nội dung dưới đây):
Được phép sản xuất rượu như sau:
Sản xuất các loại rượu: …………(5)....................................................................................
Quy mô sản xuất sản phẩm rượu: ....................................................................... (6)………
Được phép tổ chức phân phối rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu: ………….(5)……… của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, nhà cung cấp rượu nước ngoài sau: ………(7)...........................................................................................
Được phép tổ chức hệ thống phân phối rượu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau:
............................................................................................................................................
Được phép bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau: .......................
Được phép tổ chức bán buôn rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu: …………..(5)…… của thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: …….(7) ...................................................................................
Được phép tổ chức hệ thống bán buôn rượu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau: .......
.............................................................................................................................................
Được phép bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau: ........................
Được phép tổ chức bán lẻ rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu: …………(5)……… của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: ……..(7)......................................................................................................
Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm sau: ......................................................................
Được phép tổ chức bán rượu tiêu dùng tại chỗ như sau:
Được phép mua các loại rượu: ……..(5)…… của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu sau: …….(7)......................................................................
Được phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau:...............................................
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện
…………….(3).... phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số .../2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Thời hạn của giấy phép
Giấy phép này có giá trị đến ngày.... tháng ... năm ……../.
|
(Chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Chú thích:
(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
(2): Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép.
(3): Tên thương nhân được cấp giấy phép.
(4): Tên cơ quan, đơn vị trình.
(5): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: Rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây...
(6): Ghi công suất thiết kế; đối với sản xuất rượu thủ công thì ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).
(7): Ghi rõ tên, địa chỉ.
(8): Các cơ quan, đơn vị liên quan cần gửi giấy phép.
TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
Hà Nội, ngày ……. tháng ……… năm ………… |
GIẤY PHÉP …..(1)……
(Cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ...)
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG/GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG/
TRƯỞNG PHÒNG KINH TẾ (KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG)
Căn cứ ……….…… (2).........................................................................................................
Căn cứ Nghị định số ………../2017/NĐ-CP ngày.... tháng ….. năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;
Căn cứ Giấy phép …..(1)... số ……do…… cấp ngày ....tháng...năm……….
Xét Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép……..(1).... số ………. ngày ….. tháng .... năm của (3)……………;
Theo đề nghị của ……………….(4)..................................................................................... ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép....(1)...số…… như sau: ……..(5)……………..
Điều 2. Giấy phép này là một phần không thể tách rời của Giấy phép …….(1)………..… số ……. do………………… cấp ngày ……. tháng …… năm……………..
Điều 3. Trách nhiệm thực hiện
…………………..(3)………. phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ………/2017/NĐ-CP ngày.... tháng……. năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan./.
|
(Chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Chú thích:
(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
(2): Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép.
(3): Tên thương nhân được cấp giấy phép.
(4): Tên cơ quan, đơn vị trình.
(5): Nội dung sửa đổi, bổ sung.
(6): Các cơ quan, đơn vị liên quan cần gửi giấy phép.
TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
Hà Nội, ngày ……. tháng ……… năm ………… |
GIẤY PHÉP …..(1)……
(Cấp lại lần thứ...)
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG/GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG/
TRƯỞNG PHÒNG KINH TẾ (KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG)
Căn cứ ……………………………………(2)......................................................................... ;
Căn cứ Nghị định số .../2017/NĐ-CP ngày… tháng... năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;
Căn cứ Giấy phép ….(1)…. số....do…… cấp ngày ....tháng...năm......................................
Xét Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép....(1)….. số …. ngày ….. tháng …. năm .... của …….(3)...... ;
Theo đề nghị của …………………………………………………(4)...................................... ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cấp phép …………(1)...........................................................................................
Cho phép: ....................................................................................................... (3)…………
Trụ sở tại: ………………………………………………Điện thoại: ………..…… Fax:...........
Địa điểm sản xuất/kinh doanh (nếu có): ……………Điện thoại:..................... Fax:...........
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ……… do …………….. cấp ngày …… tháng ……. năm ………….
(Tùy vào loại giấy phép mà thương nhân đề nghị cấp, cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện một trong các nội dung dưới đây):
Được phép sản xuất rượu như sau:
Sản xuất các loại rượu: …………(5)...................................................................................
Quy mô sản xuất sản phẩm rượu: .................................................................... (6)………..
Được phép tổ chức phân phối rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu: …………(5)….... của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, nhà cung cấp rượu nước ngoài sau: ………….(7)………
Được phép tổ chức hệ thống phân phối rượu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau:
.............................................................................................................................................
Được phép bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau:.........................
Được phép tổ chức bán buôn rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu: ……………(5)……….. của thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: ………(7) .......................................................................
Được phép tổ chức hệ thống bán buôn rượu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau: ……. ………………………………………………………………………………………
Được phép bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau: ........................
Được phép tổ chức bán lẻ rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu: …………(5)….. của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: ……………….(7)………………
Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm sau: ....................................................................
Được phép tổ chức bán rượu tiêu dùng tại chỗ như sau:
Được phép mua các loại rượu: ………..(5)…….. của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu sau:……(7).................................................................
Được phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau:............................................
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện
…………………(3)……… phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……./2017/NĐ-CP ngày ….. tháng.... năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Thời hạn của giấy phép
Giấy phép này có giá trị đến ngày.... tháng ... năm ………./.
|
(Chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Chú thích:
(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
(2): Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép.
(3): Tên thương nhân được cấp giấy phép.
(4): Tên cơ quan, đơn vị trình.
(5): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây...
(6): Ghi công suất thiết kế; đối với sản xuất rượu thủ công thì ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).
(7): Ghi rõ tên, địa chỉ.
(8): Các cơ quan, đơn vị liên quan cần gửi giấy phép.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……… ngày.... tháng..... năm……..
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RƯỢU NĂM…………
Kính gửi: ……………………
1. Tên thương nhân: ……………………………………………………………………………
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………….. Điện thoại: ……………….Fax:.....................
3. Giấy phép sản xuất rượu số……… do ……….. cấp ngày.... tháng…… năm.... Giấy phép sản xuất rượu sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại (nếu có) số ………. do…….. cấp ngày .... tháng….. năm ……..
STT |
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT |
|||||
Chủng loại rượu |
Công suất thiết kế (lít/năm) |
Sản lượng sản xuất (lít) |
So với năm trước (%) |
Sản lượng sản xuất dự kiến năm tiếp theo (lít) |
Vốn đầu tư mở rộng (nghìn đồng) |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
STT |
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ |
||||
Chủng loại rượu |
Sản lượng tiêu thụ (lít) |
So với năm trước (%) |
Sản lượng tiêu thụ dự kiến năm tiếp theo (lít) |
Ghi chú |
|
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
Người lập biểu |
Người đại diện theo pháp luật |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……… ngày.... tháng..... năm……..
BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI RƯỢU/BÁN BUÔN RƯỢU/BÁN LẺ RƯỢU/RƯỢU TIÊU DÙNG TẠI CHỖ NĂM.........
Kính gửi: …………………….
Tên thương nhân: ……………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………... Fax:………………………….
Giấy phép phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ số:……… do…… cấp ngày..... tháng…. năm…..
Giấy phép phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại (nếu có) số: ……..do……….. cấp ngày…… tháng …. năm……...
(Tùy vào loại hình phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân chọn các bảng tương ứng dưới đây để điền thông tin)
I. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI RƯỢU/BÁN BUÔN RƯỢU
1. Tình hình mua vào
STT |
Tên nhà cung cấp |
Địa chỉ trụ sở chính của nhà cung cấp |
Tên rượu |
Xuất xứ |
Nồng độ cồn |
Số lượng mua (lít) |
Tổng giá trị mua (nghìn đồng) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
2. Tình hình bán ra
STT |
Tên khách hàng |
Địa chỉ trụ sở chính của khách hàng |
Tên rượu |
Xuất xứ |
Nồng độ cồn |
Số lượng bán (lít) |
Tổng giá trị bán (nghìn đồng) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
II. ĐỐI VỚI HOẠT RỘNG BÁN LẺ RƯỢU/BÁN RƯỢU TIÊU DÙNG TẠI CHỖ
STT |
Tên nhà cung cấp |
Địa chỉ trụ sở chính nhà cung cấp |
Tên rượu |
Nồng độ cồn |
Mua trong năm |
Bán trong năm |
||
Số lượng (lít) |
Tổng trị giá (nghìn đồng) |
Số lượng (lít) |
Tổng trị giá (nghìn đồng) |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
Người lập biểu |
Người đại diện theo pháp luật |
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ …………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
………., ngày …. tháng ….. năm … |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG ĐỂ BÁN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÓ GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN NĂM………
Kính gửi: Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng………………
STT |
Tên tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công |
Địa chỉ |
Điện thoại |
Loại rượu đăng ký sản xuất |
Sản lượng rượu đăng ký sản xuất (lít) |
Tên doanh nghiệp mua rượu để chế biến lại |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
Người lập biểu |
CHỦ TỊCH UBND XÃ |
PHÒNG KINH TẾ/KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG ………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
………., ngày …. tháng ….. năm … |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN NĂM ……….
Kính gửi: Sở Công Thương…………..
1. Tình hình sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại
STT |
Tên tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công |
Địa chỉ |
Điện thoại |
Loại rượu đăng ký sản xuất |
Sản lượng rượu đăng ký sản xuất (lít) |
Tên doanh nghiệp mua rượu để chế biến lại |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
2. Tình hình sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
STT |
Tên thương nhân |
Địa chỉ trụ sở chính |
Điện thoại |
Giấy phép sản xuất số |
Ngày cấp |
Chủng loại rượu |
Sản lượng sản xuất (lít) |
Sản lượng tiêu thụ (lít) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
3. Tình hình bán lẻ rượu
STT |
Tên thương nhân |
Địa chỉ trụ sở chính |
Điện thoại |
Giấy phép số |
Ngày cấp |
Mua trong năm |
Bán trong năm |
||
Số lượng (lít) |
Tổng trị giá (nghìn đồng) |
Số lượng (lít) |
Tổng trị giá (nghìn đồng) |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
4. Tình hình bán rượu tiêu dùng tại chỗ
STT |
Tên thương nhân |
Địa chỉ trụ sở chính |
Điện thoại |
Giấy phép số |
Ngày cấp |
Mua trong năm |
Bán trong năm |
||
Số lượng (lít) |
Tổng trị giá (nghìn đồng) |
Số lượng (lít) |
Tổng trị giá (nghìn đồng) |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
Người lập biểu |
TRƯỞNG PHÒNG |
SỞ CÔNG THƯƠNG……….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
………., ngày …. tháng ….. năm … |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM………
Kính gửi: Bộ Công Thương.
1. Tình hình sản xuất rượu thủ công
STT |
Loại hình sản xuất |
Tổng số cơ sở có giấy phép hoặc đăng ký sản xuất |
Tổng sản lượng rượu sản xuất (lít) |
1 |
Sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp |
|
|
2 |
Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh |
|
|
2. Tình hình sản xuất rượu công nghiệp
STT |
Tên thương nhân |
Địa chỉ trụ sở chính |
Điện thoại |
Giấy phép số |
Ngày Cấp |
Chủng loại rượu |
Công suất thiết kế (lít/năm) |
Sản lượng sản xuất (lít) |
Sản lượng tiêu thụ (lít) |
Vốn đầu tư mở rộng (nghìn đồng) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
3. Tình hình bán buôn rượu
STT |
Tên thương nhân |
Địa chỉ trụ sở chính |
Điện thoại |
Giấy phép số |
Ngày Cấp |
Mua trong năm |
Bán trong năm |
||
Số lượng (lít) |
Tổng trị giá (nghìn đồng) |
Số lượng (lít) |
Tổng trị giá (nghìn đồng) |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
4. Tình hình bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ
STT |
Loại hình kinh doanh |
Tổng số thương nhân có giấy phép |
Tổng sản lượng rượu mua vào trong năm (lít) |
Tổng sản lượng rượu bán ra trong năm (lít) |
1 |
Bán lẻ rượu |
|
|
|
2 |
Bán rượu tiêu dùng tại chỗ |
|
|
|
Người lập biểu |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 105/2017/ND-CP |
Hanoi, September 14, 2017 |
Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Commercial Law dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Food safety dated June 17, 2010;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;
At the request of the Minister of Industry and Trade;
The Government promulgates a Decree on trade in alcohol.
1. This Decree deals with activities related to trade in alcohol including production, import, distribution, wholesaling and retailing of alcohol; and sale of alcohol for on-site consumption.
2. This Decree shall not apply to:
a) Export, temporary import, temporary export and transit of alcohol;
b) Import of alcohol for sale at duty-free shops;
c) Import of alcohol from foreign countries to non-tariff areas, sale and purchase of alcohol at non-tariff areas; trade in alcohol at non-tariff areas and storing alcohol at bonded warehouses;
d) Imported alcohol that is luggage, movables, gifts, sample goods in duty-free quotas; discretionary or automatic exemptions from tax.
This Decree applies to alcohol traders and organizations and individuals involving in alcohol business.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “alcohol” means any alcoholic drink produced by the fermentation (with or without distillation) of starches of cereals, sugar syrups from plants and fruits or prepared from drinking alcohol (ethanol).
Alcohol does not include beer and fermented juice that contains less than 5% alcohol by volume (ABV).
2. “mass production of alcohol” means an act of producing alcohol on an automatic production line and industrial equipment.
3. “home production of alcohol” means an act of producing alcohol in a traditional way without using industrial machines or equipment.
4. “semi-finished alcohol” means unfinished alcohol that is used to produce finished one.
5. “sale of alcohol for on-premises consumption” means an act of directly selling alcohol to a buyer for consumption right on the premises.
Article 4. Rules for management of alcohol
Trade in alcohol shall be subject to the list of conditional business lines. Any organization or individual producing mass of alcohol or home alcohol for the purposes of trade, distribution, wholesaling, retailing or sale of on-site consumption of alcohol shall obtain a license mentioned herein. Organizations and individuals producing home alcohol to sell to an enterprise having the license for mass production of alcohol for re-preparation shall register with the People's Committee of commune.
Article 5. Food quality and safety
1. Types of alcohol regulated by technical regulations shall have a declaration of conformity which is registered with a competent authority before being sold on the market.
2. Types of alcohol that are not regulated by technical regulations shall have a declaration of food safety which is registered with a competent state authority before being sold on the market until corresponding technical regulations are issued and come into force.
3. Procedures for submitting the declaration of conformity and declaration of food safety shall comply with regulations of the Law on Food safety, the Government’s Decree specifying certain articles of the Law on Food safety and other relevant legislative documents.
Article 6. Labeling of alcoholic drinks
1. Alcohol produced for domestic consumption and imported alcohol shall be labeled, except for home alcohol production for selling to the enterprise having the license for mass production of alcohol for re-preparation.
2. It is not required that semi-finished alcohol imported be labeled.
Article 7. Violations against regulations of law on trade in alcohol
1. Trade in alcohol without a license or not suitable for contents stated in the license specified herein.
2. Use of ethanol that fails to comply with regulations, industrial alcohol or other banned materials for production or preparation of alcohol.
3. Leasing out or lending the certificate of eligibility for trade in alcohol.
4. Display, purchase, sale or consumption of alcohol without label; alcohol that fails to meet standards, quality or regulations on food safety; or alcohol without origin.
5. Selling alcohol to people under the age of 18, sale of alcohol whose concentration is 15 degrees or over on the Internet, or sale of alcohol by an automatic selling machine.
6. Commercial or promotion against regulations of law.
Section 1. REQUIREMENTS FOR TRADE IN ALCOHOL
Article 8. Requirements for mass production of alcohol
1. The enterprise producing mass of alcohol shall be established according to regulations of law.
2. Production lines, machines, equipment and process of producing alcohol shall satisfy the estimated scale of production.
3. Requirements for food safety shall be satisfied.
4. Requirements for environmental safety shall be met.
5. Alcoholic drinks shall be labeled in accordance with regulations.
6. Technicians shall have qualifications and skills suited to alcohol production lines.
Article 9. Requirements for home production of alcohol for business purposes
1. The enterprise, cooperative, cooperative joint venture or household business producing alcohol at home shall be established according to regulations of law.
2. Food safety and labeling of alcohol shall be ensured.
Article 10. Requirements for home production of alcohol for selling to enterprises having licenses for mass production of alcohol for re-preparation
1. An alcohol purchase agreement shall be concluded with the enterprise having the license for mass production of alcohol.
2. In case of failure to sell alcohol to the enterprise having the license for mass production of alcohol, the organization or individual producing alcohol at home shall follow procedures for issuance of the license for home production of alcohol for business purposes specified herein.
Article 11. Requirements for distribution of alcohol
1. The enterprise distributing alcohol (alcohol distributor) shall be established according to regulations of law.
2. The alcohol distributor shall be entitled to use a warehouse or warehouse network with the total floor area of at least 150 m2.
3. Expected alcohol for sale shall satisfy food safety requirements.
4. The alcohol distribution network shall be available in at least 2 provinces/central-affiliated cities; in each province/central-affiliated city, there shall be at least an alcohol wholesaler.
5. A written reference or an agreement in principle shall be made by another alcohol producer, distributor or a foreign alcohol supplier.
6. All requirements for fire and environmental safety shall be satisfied.
Article 12. Requirements for wholesaling of alcohol
1. The enterprise wholesaling alcohol (alcohol wholesaler) shall be established according to regulations of law.
2. The alcohol wholesaler shall be entitled to use a warehouse or warehouse network with the total floor area of at least 50 m2.
3. Expected alcohol for sale shall satisfy food safety requirements.
4. The alcohol wholesale network shall be available in the province or central-affiliated city where the wholesaler sets up the headquarters with at least 3 alcohol retailers.
5. A written reference or an agreement in principle shall be made by another alcohol producer, distributor or wholesaler.
6. All requirements for fire and environmental safety shall be satisfied.
Article 13. Requirements for retailing of alcohol
1. The enterprise, cooperative, cooperative joint venture or household business retailing alcohol (alcohol retailer) shall be established according to regulations of law.
2. The alcohol retailer shall be entitled to run a fixed store with a clear address.
3. A written reference or an agreement in principle shall be made by the alcohol producer, distributor or wholesaler.
4. Expected alcohol for sale shall satisfy food safety requirements.
5. All requirements for fire and environmental safety shall be satisfied.
Article 14. Requirements for sale of alcohol for on-premises consumption
1. The enterprise, cooperative, cooperative joint venture or household business selling alcohol for on-premises consumption (on-premises alcohol seller) shall be established according to regulations of law.
2. The on-premises alcohol seller shall be entitled to run fixed premises with a clear address.
3. Alcohol consumed on premises shall be provided by the trader having the license for alcohol production/distribution/wholesaling/retailing.
4. All requirements for fire and environmental safety shall be satisfied.
5. The alcohol producer producing alcohol to sell for on-premises consumption shall have the license for mass production of alcohol or license for home production of alcohol for business purposes specified herein.
Section 2. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ALCOHOL TRADERS
Article 15. Rights and obligations of enterprises producing mass of alcohol
1. Have the rights to sell alcohol that they produce to traders having the license for alcohol distribution/wholesaling/retailing or the license for sale of alcohol for on-premises consumption and to alcohol exporters.
2. Have the rights to directly retail alcohol and sell alcohol for on-premises consumption that they produce at their stores.
3. Be entitled to purchase domestic semi-finished alcohol or import one to produce finished alcohol.
4. Be eligible to purchase alcohol from entities producing alcohol at home for re-preparation.
5. Comply with regulations on food safety, labeling, fire and environmental safety.
6. Make reports and fulfill other obligations specified herein.
Article 16. Rights and obligations of entities producing alcohol at home for business purposes
1. Have the rights to sell alcohol that they produce to traders having the license for alcohol distribution/wholesaling/retailing or the license for sale of alcohol for on-premises consumption and to alcohol exporters.
2. Have the rights to directly retail alcohol and sell alcohol for on-premises consumption that they produce at their stores/premises.
3. Conform to regulations on environmental safety in the process of their alcohol production.
4. Make reports and fulfill other obligations specified herein.
Article 17. Rights and obligations of entities producing alcohol at home to sell to enterprises having licenses for mass production of alcohol for re-preparation
1. Not be required to announce the quality and labels of alcoholic drinks.
2. Present the alcohol purchase agreement concluded with the enterprise having the license for mass production of alcohol to competent authorities if required when alcohol is being delivered.
3. Register to produce alcohol at home with the People’s Committee of commune according to the specimen No. 4 attached hereto and comply with regulations on environmental safety in the process of their alcohol production.
4. Not sell alcohol to entities that are not enterprises producing mass of alcohol concluding the alcohol purchase agreement for re-preparation.
Article 18. Rights and obligations of alcohol distributors/wholesalers/retailers and sellers of alcohol for on-premises consumption
1. General rights and obligations:
a) Purchase and/or sell alcohol with legitimate origins;
b) Publish valid copies of licenses granted by the competent authority at their premises and only purchase and/or sell alcohol in accordance with the contents stated in such licenses;
c) Make reports and fulfill other obligations specified herein.
2. Rights and obligations of alcohol distributors:
a) Import or purchase alcohol from domestic alcohol producers and other alcohol distributors according to the contents stated in licenses;
b) Sell alcohol to alcohol distributors/wholesalers/retailers or sellers of alcohol for on-premises consumption within provinces/central-affiliated cities that have been licensed;
c) Sell alcohol to alcohol exporters;
d) Directly retail alcohol or sell alcohol for on-premises consumption at sellers' premises within provinces/central-affiliated cities that have been licensed.
3. Rights and obligations of alcohol wholesalers:
a) Purchase alcohol from domestic alcohol producers or other alcohol distributors/wholesalers according to the contents stated in licenses;
b) Sell alcohol to alcohol wholesalers/retailers or sellers of alcohol for on-premises consumption within provinces/central-affiliated cities that have been licensed;
c) Sell alcohol to alcohol exporters;
d) Directly retail alcohol or sell alcohol for on-premises consumption at sellers' premises within provinces/central-affiliated cities that have been licensed.
4. Rights and obligations of alcohol retailers:
a) Purchase alcohol from domestic alcohol producers or other alcohol distributors/wholesalers according to the contents stated in licenses;
b) Sell alcohol to sellers of alcohol for on-premises consumption or directly sell to buyers at sellers' premises according to the contents stated in licenses.
5. Rights and obligations of sellers of alcohol for on-premises consumption:
a) Purchase alcohol from domestic alcohol producers or other alcohol distributors/wholesalers/retailers according to the contents stated in licenses;
b) Sell alcohol directly to buyers for consumption right on the premises according to the contents stated in licenses.
Section 3. APPLICATIONS FOR LICENSES FOR TRADE IN ALCOHOL
Article 19. Applications for licenses for mass production of alcohol
A set of application for the license for mass production of alcohol shall include:
1. A completed application form provided in the specimen No. 1 attached hereto.
2. A copy of the enterprise registration certificate or equivalent legal documents.
3. A copy of the note of the declaration of conformity or the written confirmation of the declaration of food safety (if types of alcohol are not regulated by technical regulations); a copy of the certificate of food safety.
4. A copy of the written approval of the report on environmental impact assessment or the written confirmation of registration of the plan for environmental safety or written commitment thereof granted by the competent authority.
5. A manifest of alcoholic drinks and a copy of alcoholic drink labels that the enterprise has produced or intends to produce.
6. A copy of any degree or certificate and the decision on recruitment or labor contract of each technician.
Article 20. Applications for licenses for home production of alcohol for business purposes
A set of application for the license for home production of alcohol for business purposes shall consist of:
1. A completed application form provided in the specimen No. 1 attached hereto.
2. A copy of the certificate of enterprise/cooperative/cooperative joint venture/household business registration.
3. A copy of the note of the declaration of conformity or the written confirmation of the declaration of food safety (if types of alcohol are not regulated by technical regulations); a copy of the certificate of food safety.
4. A manifest of alcoholic drinks and a copy of alcoholic drink labels that the enterprise has produced or intends to produce.
Article 21. Applications for licenses for alcohol distribution
A set of application for the license for alcohol distribution shall include:
1. A completed application form provided in the specimen No. 1 attached hereto.
2. A copy of the enterprise registration certificate or equivalent legal documents.
3. A copy of the lease/borrowing agreement or documents proving legitimate use rights to expected warehouse, alcohol retail store and premises to sell alcohol for on-premises consumption (if any).
4. A copy of the note of the declaration of conformity or the written confirmation of the declaration of food safety (if types of alcohol are not regulated by technical regulations) for expected alcoholic drinks for sale.
5. A copy of the agreement in principle, written confirmation or written commitment of participating in the alcohol distribution network made by the alcohol wholesaler; a copy of the license for alcohol wholesaling of the wholesaler intends to participate in the distribution network of the applicant.
6. Documents related to the alcohol supplier:
a) A copy of the written reference or the agreement in principle made by another alcohol producer, distributor or a foreign alcohol supplier specified expected alcohol for sale in line with the operation of the alcohol supplier;
b) A copy of the license for alcohol production/distribution if the alcohol supplier is a domestic one.
7. A written commitment made by the alcohol distributor specified the compliance with all requirements for fire and environmental safety according to regulations of law at the headquarters, store/premises and warehouse.
Article 22. Applications for licenses for alcohol wholesaling
A set of application for the license for alcohol wholesaling shall include:
1. A completed application form provided in the specimen No. 1 attached hereto.
2. A copy of the enterprise registration certificate or equivalent legal documents.
3. A copy of the lease/borrowing agreement or documents proving legitimate use rights to expected warehouse, alcohol retail store and premises to sell alcohol for on-premises consumption (if any).
4. A copy of the note of the declaration of conformity or the written confirmation of the declaration of food safety (if types of alcohol are not regulated by technical regulations) for expected alcoholic drinks for sale.
5. A copy of the agreement in principle, written confirmation or written commitment of participating in the alcohol wholesale network made by the alcohol retailer; a copy of the license for alcohol retailing of the wholesaler intends to participate in the wholesale network of the applicant.
6. Documents related to the alcohol supplier:
a) A copy of the written reference or the agreement in principle made by another domestic alcohol producer, distributor or wholesaler specified expected alcohol for sale in line with their operation;
b) A copy of the license for alcohol production/distribution/wholesaling of the alcohol supplier.
7. A written commitment made by the alcohol wholesaler specified the compliance with all requirements for fire and environmental safety according to regulations of law at the headquarters, store/premises and warehouse.
Article 23. Applications for licenses for alcohol retailing
A set of application for the license for alcohol retailing shall include:
1. A completed application form provided in the specimen No. 1 attached hereto.
2. A copy of the certificate of enterprise/cooperative/cooperative joint venture/household business registration.
3. A copy of the lease/borrowing agreement or documents proving legitimate use rights to expected alcohol retail store.
4. A written reference or an agreement in principle shall be made by the alcohol producer, distributor or wholesaler.
5. A copy of the note of the declaration of conformity or the written confirmation of the declaration of food safety (if types of alcohol are not regulated by technical regulations) for expected alcoholic drinks for sale.
6. A written commitment made by the alcohol retailer specified the compliance with all requirements for fire and environmental safety according to regulations of law at the retail store.
Article 24. Applications for licenses for sale of alcohol for on-premises consumption
A set of application for the license for sale of alcohol for on-premises consumption
1. A completed application form provided in the specimen No. 1 attached hereto.
2. A copy of the certificate of enterprise/cooperative/cooperative joint venture/household business registration.
3. A copy of the lease/borrowing agreement or documents proving legitimate use rights to expected premises to sell alcohol for on-premises consumption.
4. A copy of the alcohol purchase agreement concluded with the trader having the license for alcohol production/distribution/wholesaling/retailing.
5. A written commitment made by the alcohol seller specified the compliance with all requirements for fire and environmental safety according to regulations of law at the premises to sell alcohol for on-premises consumption.
Section 4. POWER AND PROCEDURES FOR ISSUANCE OF LICENSES FOR TRADE IN ALCOHOL
Article 25. Power and procedures for issuance of licenses
1. Power to issue licenses:
a) The Ministry of Industry and Trade shall issue licenses for mass production of alcohol with a scale of at least 3 million liters/year and licenses for alcohol distribution.
b) Departments of Industry and Trade of provinces/central-affiliated cities shall issue licenses for mass production of alcohol with a scale of under 3 million liters/year and licenses for alcohol wholesaling in their provinces/central-affiliated cities;
c) Economic Sub-departments or Economic and Infrastructure Sub-departments affiliated to People’s Committees of districts/towns/provincial cities shall issue licenses for home production of alcohol for business purposes, licenses for alcohol retailing and licenses for sale of alcohol for on-premises consumption in their districts/towns/provincial cities;
d) Any authority having the power to issue licenses (licensing authority) shall be entitled to revise and reissue such licenses.
2. Procedures for issuance of licenses:
a) The trader (applicant) shall submit an application in person, by post or through the Internet (if applicable) to a licensing authority;
b) Issuance of the license for mass production of alcohol, license for alcohol distribution and license for alcohol wholesaling:
Within 15 days from the day on which the valid application is received, the licensing authority shall consider processing and granting the license to the applicant. If the application is rejected, the licensing authority shall provide the applicant with a written explanation.
If the application is invalid, the licensing authority shall send a written request for additional documents to the applicant within 3 days from the day on which the application is received.
c) Issuance of the license for home production of alcohol for business purposes, license for alcohol retailing and license for sale of alcohol for on-premises consumption:
Within 10 days from the day on which the valid application is received, the licensing authority shall consider processing and granting the license to the applicant. If the application is rejected, the licensing authority shall provide the applicant with a written explanation.
If the application is invalid, the licensing authority shall send a written request for additional documents to the applicant within 3 days from the day on which the application is received.
Article 26. Issue of revised licenses
1. The applicant shall make a request for revision to the license to the licensing authority in case of any change to the contents of the license.
2. A set of application for the revision to the license shall include:
a) A completed application form provided in the specimen No. 2 attached hereto;
b) A copy of the license;
c) Documents proving the needs of revision.
3. Procedures for revision to the license:
a) The applicant shall submit an application in person, by post or through the Internet (if applicable) to the licensing authority;
b) Within 7 days from the day on which the valid application is received, the licensing authority shall consider revising or including the license according to the specimen No. 6 attached hereto. If the application is rejected, the licensing authority shall provide the applicant with a written explanation.
If the application is invalid, the licensing authority shall send a written request for additional documents to the applicant within 3 days from the day on which the application is received.
Article 27. Reissue of licenses
1. Reissue of the license due to expiration of its effective period:
The applicant shall submit an application for reissue of the license within 30 days before its effective period expires. The application, power and procedures for reissue of the license specified in this Clause shall apply similarly to those of its issuance.
2. Reissue of the license if it is lost or damaged:
a) A set of application for reissue of the license shall include:
A completed application form provided in the specimen No. 3 attached hereto and the license or its copy (if any);
b) The licensing authority shall reissue the license on the basis of the stored application and the application for reissue of the applicant.
c) The effective period of the license shall remain unchanged.
3. Procedures for reissue of the license if it is lost or damaged:
a) The applicant shall submit the application in person, by post or through the Internet (if applicable) to the licensing authority;
b) Within 7 days from the day on which the valid application is received, the licensing authority shall consider reissuing the license according to the specimen No. 7 attached hereto. If the application is rejected, the licensing authority shall provide the applicant with a written explanation.
If the application is invalid, the licensing authority shall send a written request for additional documents to the applicant within 3 days from the day on which the application is received.
Article 28. Contents and effective periods of licenses
1. Contents of the license is provided in the specimen No. 5 attached hereto.
2. The effective period of the license:
a) The effective period of the licenses for mass production of alcohol shall be 15 years;
b) The effective period of the license for home production of alcohol for business purposes, license for alcohol distribution/wholesaling/retailing and license for sale of alcohol for on-premises consumption shall be 5 years.
Article 29. Sending and retention of licenses
1. The license for mass production of alcohol shall be made into 4 copies: 2 copies stored at the licensing authority, 1 copy sent to the producer and 1 copy sent to the Ministry of Industry and Trade (if the license is issued by the Department of Industry and Trade of province) or the Department of Industry and Trade of province (if the license is issued by the Ministry of Industry and Trade).
2. The license for home production of alcohol for business purposes shall be made into 4 copies: 2 copies stored at the licensing authority, 1 copy sent to the producer and 1 copy sent to the Department of Industry and Trade of province.
3. The license for alcohol distribution shall be made into multiple copies: 2 copies stored at the licensing authority, 1 copy sent to the distributor, 1 copy sent to the Market Surveillance Agency of province, 1 copy sent to the Department of Industry and Trade of the province where the distributor’s headquarters is located and 1 copy sent to each Department of Industry and Trade of each province where the distributor registers alcohol distribution, and 1 copy sent to each alcohol producer or another alcohol trader mentioned in the license.
4. The license for alcohol wholesaling shall be made into multiple copies: 2 copies stored at the licensing authority, 1 copy sent to the wholesaler, 1 copy sent to the Ministry of Industry and Trade, 1 copy sent to the Market Surveillance Department of district, and 1 copy sent to each alcohol producer or another alcohol trader mentioned in the license.
5. The license for alcohol retailing or the license for sale of alcohol for on-premises consumption shall be made into multiple copies: 2 copies stored at the licensing authority, 1 copy sent to the retailer/seller, 1 copy sent to the Department of Industry and Trade of province, 1 copy sent to the Market Surveillance Department of district, and 1 copy sent to each alcohol producer or another alcohol trader mentioned in the license.
Article 30. General provisions on import of alcohol
1. The distributor having the license for alcohol distribution shall be entitled to import alcohol and take responsibility for the quality and food safety of imported alcohol. The distributor shall only sell imported semi-finished alcohol to the producer having the license for mass production of alcohol.
2. The producer having the license for mass production of alcohol shall be entitled to import or authorize the import of semi-finished alcohol to produce finished alcohol.
3. Apart from the provision of Article 31 stated herein, imported alcohol shall:
a) have labels specified in accordance with the provision of Article 6 stated herein;
b) obtain the note of the declaration of conformity or the written confirmation of the declaration of food safety (if types of alcohol are not regulated by technical regulations) granted by a competent state authority before imported and comply with regulations of state inspection on food safety applying to imported food.
4. Alcohol shall only be imported into Vietnam through international checkpoints.
Article 31. Import of alcohol to follow procedures for issuance of notes of declarations of conformity or written confirmations of declarations of food safety
Every enterprise including the enterprise that has not obtained the license for mass production of alcohol or the license for alcohol distribution shall be entitled to import alcohol to follow procedures for issuance of the note of the declaration of conformity or the written confirmation of the declaration of food safety with the total volume not exceeding 3 liters/alcohol label. The imported alcohol mentioned above shall not be sold on the market.
REPORTING AND REVOCATION OF LICENSES
1. Before January 20 every year, the producer making mass of alcohol, the producer making alcohol at home for business purposes, alcohol distributor/wholesaler/retailer or seller of alcohol for on-premises consumption shall make a report on their alcohol production and trade in the previous year to the licensing authority according to the specimen No. 8 and specimen No. 9 attached hereto.
2. Before January 30 every year, the People’s Committee of commune shall send the report on home production of alcohol for selling to the enterprise having the license for mass production of alcohol for re-preparation in the commune to the Economic Sub-department or the Economic and Infrastructure Sub-department according to the specimen No. 10 attached hereto.
3. Before February 15 every year, the Economic Sub-department or the Economic and Infrastructure Sub-department shall send the report on home production of alcohol for business purposes or for selling to the enterprise having the license for mass production of alcohol for re-preparation, alcohol retailing or sale of alcohol for on-premises consumption in the previous year in the local area to the Department of Industry and Trade of province according to the specimen No. 11 attached hereto.
4. Before February 28 every year, the Department of Industry and Trade of province shall send a report on alcohol production/distribution/wholesaling/retailing or sale of alcohol for on-premises consumption in the previous year in province to the Ministry of Industry and Trade according to the specimen No. 12 attached hereto.
Article 33. Revocation of licenses
1. The license shall be revoked in any of the following cases:
a) Fake application;
b) Failure to fulfill or comply with prescribed regulations;
c) Termination of production or trade;
d) The license granted within improper competence;
dd) The trader having the license but ceasing operation for 12 consecutive months.
e) Violations against provisions of Article 7 stated herein.
2. The licensing authority shall revoke the license.
3. Within 5 days from the day on which the decision on revocation of the license is received, the trader shall submit the license to the licensing authority. The licensing authority shall publish information about the revocation of such license on its website.
STATE MANAGEMENT REPONSIBILITIES
Article 34. Responsibility of the Ministry of Industry and Trade
1. Request the Government and the Prime Minister to promulgate legislative documents on trade in alcohol or promulgate them within their power.
2. Carry out state management of alcohol industry development according to regulations of law and provisions stated herein.
3. Control food safety towards alcoholic drinks.
4. Conduct inspection visits of the compliance with regulations on product quality, food and environmental safety at alcohol stores; settle complaints and take actions against violations of trade in alcohol.
5. Take charge and cooperate with relevant competent authorities in carrying out inspections, detecting and take actions against violations of trade in alcohol.
6. Take charge or cooperate with competent state authorities in confiscating and taking actions against smuggled or fake alcohol, alcohol whose quality or food safety is not ensured or alcohol without labels.
7. Take charge and cooperate in carrying out inspections and disseminating the implementation of this Decree.
Article 35. Responsibility of the Ministry of Finance
Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in printing, issuance and management of labels for alcohol produced for domestic use and imported alcohol.
Article 36. Responsibility of the Ministry of Health
1. Check and supervise the compliance with regulations on actions against harms of alcohol.
2. Cooperate with relevant authorities in detecting, checking and taking actions against the stores producing fake, smuggled or unsafe alcohol.
Article 37. Responsibilities of ministries, ministerial and governmental authorities
Cooperate with the Ministry of Industry and Trade in state management of trade in alcohol and disseminate the implementation of this Decree within their power and in accordance with the Government's assignment.
Article 38. Responsibilities of People’s Committee of provinces/central-affiliated cities
1. Carry out state management of alcohol industry in their provinces.
2. Conduct inspections of alcohol production, import, sale and consumption in their provinces.
3. Supervise and check the compliance with regulations on product quality, tax obligations to the state, food, occupational and environmental safety at alcohol factories and take actions against concerned violations.
4. Organize and disseminate the implementation of trade in alcohol specified herein.
5. Direct authorities and People’s Committees of provinces to:
Disseminate to raise people’s awareness of threat and effects of abusing alcohol and using alcohol having harmful substances exceeding the allowed limit, provide guidelines for consumers to use only alcoholic drinks with clear origins to ensure food quality and safety standards; find out the causes of alcohol poisoning in their provinces and take remedial measures with their competence; carry out inspections, supervision and strict penalties for violations against regulations on alcohol production and trade.
6. Direct People’s Committees of districts to carry out inspections and supervision of alcohol production and trade in their districts and strict penalties for violations within their competence.
7. Direct People’s Committees of communes to carry out regular inspections and supervision of alcohol production and trade in their communes and strict penalties for violations within their competence.
Article 39. Transitional clauses
1. Alcohol producers/distributors/wholesalers/retailers that have been using valid licenses shall be entitled to operate according to the contents stated in their licenses. Any revision to their licenses shall be made under provisions of this Decree.
2. Within 3 months from the effective date of this Decree, sellers of alcohol for on-premises consumption shall follow procedures for issuance of licenses under provisions stated herein.
1. This Decree comes into force from November 01, 2017.
2. The Government’s Decree No. 94/2012/ND-CP dated November 12, 2012 on alcohol production and trade shall be superseded by this Decree from the date of its entry into force.
Article 41. Implementation and responsibility of implementation
1. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with relevant ministries and authorities in the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial authorities, heads of governmental authorities, Chairpersons of People’s Committee of provinces/central-affiliated cities shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |