Chương IV Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu: Trách nhiệm quản lý nhà nước
Số hiệu: | 105/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/09/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2017 |
Ngày công báo: | 25/09/2017 | Số công báo: | Từ số 703 đến số 704 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bãi bỏ hàng loạt điều kiện khi kinh doanh rượu
Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, đối với hoạt động phân phối rượu, chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có kho hàng với tổng diện tích sàn từ 150m2 trở lên (quy định hiện tại tối thiểu là 300 m2);
- Rượu kinh doanh phải đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Có hệ thống phân phối ở 02 tỉnh/thành trở lên; tại mỗi tỉnh/thành phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu (hiện hành là 06 tỉnh và mỗi tỉnh có ít nhất 03 thương nhân)
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài;
- Tuân thủ đầy đủ quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
So với quy định hiện hành tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP thì Nghị định 105 đã bỏ quy định về điều kiện địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, năng lực tài chính của doanh nghiệp kinh doanh phân phối rượu.
Xem thêm tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2017).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh rượu.
2. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành rượu: trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.
3. Quản lý an toàn thực phẩm đối với rượu.
4. Thanh tra, kiểm tra, các cơ sở kinh doanh rượu về việc chấp hành quy định về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và bảo vệ một trường; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh rượu.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các vi phạm khác về kinh doanh rượu.
6. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước tổ chức tịch thu, xử lý đối với rượu nhập lậu, rượu giả, rượu không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không ghi nhãn, dán tem theo quy định.
7. Chủ trì, phối hợp kiểm tra, tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định này.
1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống tác hại của rượu.
2. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc phát hiện, kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất rượu giả, rượu lậu, rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh rượu; tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định về kinh doanh rượu.
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành rượu trên địa bàn.
2 . Kiểm tra hoạt động sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, tiêu thụ rượu trên địa bàn.
3. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy định về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, an toàn lao động, môi trường trong các cơ sở sản xuất rượu và xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật trên địa bàn.
4. Tổ chức thực hiện và tuyên truyền, giáo dục nhân dân trong việc thực hiện kinh doanh rượu theo quy định tại Nghị định này.
5. Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương:
Tuyên truyền, phổ biến để nhân dân nâng cao nhận thức về nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng rượu và sử dụng rượu có hàm lượng các chất có hại vượt mức cho phép, hướng dẫn người tiêu dùng chỉ sử dụng những sản phẩm rượu có nguồn gốc, xuất xứ, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định; làm rõ nguyên nhân khi xảy ra ngộ độc rượu trên địa bàn và có các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.
6. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên phạm vi địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
7. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên phạm vi địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
STATE MANAGEMENT REPONSIBILITIES
Article 34. Responsibility of the Ministry of Industry and Trade
1. Request the Government and the Prime Minister to promulgate legislative documents on trade in alcohol or promulgate them within their power.
2. Carry out state management of alcohol industry development according to regulations of law and provisions stated herein.
3. Control food safety towards alcoholic drinks.
4. Conduct inspection visits of the compliance with regulations on product quality, food and environmental safety at alcohol stores; settle complaints and take actions against violations of trade in alcohol.
5. Take charge and cooperate with relevant competent authorities in carrying out inspections, detecting and take actions against violations of trade in alcohol.
6. Take charge or cooperate with competent state authorities in confiscating and taking actions against smuggled or fake alcohol, alcohol whose quality or food safety is not ensured or alcohol without labels.
7. Take charge and cooperate in carrying out inspections and disseminating the implementation of this Decree.
Article 35. Responsibility of the Ministry of Finance
Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in printing, issuance and management of labels for alcohol produced for domestic use and imported alcohol.
Article 36. Responsibility of the Ministry of Health
1. Check and supervise the compliance with regulations on actions against harms of alcohol.
2. Cooperate with relevant authorities in detecting, checking and taking actions against the stores producing fake, smuggled or unsafe alcohol.
Article 37. Responsibilities of ministries, ministerial and governmental authorities
Cooperate with the Ministry of Industry and Trade in state management of trade in alcohol and disseminate the implementation of this Decree within their power and in accordance with the Government's assignment.
Article 38. Responsibilities of People’s Committee of provinces/central-affiliated cities
1. Carry out state management of alcohol industry in their provinces.
2. Conduct inspections of alcohol production, import, sale and consumption in their provinces.
3. Supervise and check the compliance with regulations on product quality, tax obligations to the state, food, occupational and environmental safety at alcohol factories and take actions against concerned violations.
4. Organize and disseminate the implementation of trade in alcohol specified herein.
5. Direct authorities and People’s Committees of provinces to:
Disseminate to raise people’s awareness of threat and effects of abusing alcohol and using alcohol having harmful substances exceeding the allowed limit, provide guidelines for consumers to use only alcoholic drinks with clear origins to ensure food quality and safety standards; find out the causes of alcohol poisoning in their provinces and take remedial measures with their competence; carry out inspections, supervision and strict penalties for violations against regulations on alcohol production and trade.
6. Direct People’s Committees of districts to carry out inspections and supervision of alcohol production and trade in their districts and strict penalties for violations within their competence.
7. Direct People’s Committees of communes to carry out regular inspections and supervision of alcohol production and trade in their communes and strict penalties for violations within their competence.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực