Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá
Số hiệu: | 67/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2013 |
Ngày công báo: | 11/07/2013 | Số công báo: | Từ số 401 đến số 402 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bổ sung điều kiện được bán lẻ thuốc lá
Thương nhân muốn được cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá phải đáp ứng thêm 02 điều kiện mới sau:
+ Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03m2 trở lên;
+ Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá.
Quy định trên được ghi nhận tại Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn về kinh doanh thuốc lá.
Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá có thời hạn 05 năm; Trước khi hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, thương nhân phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục kinh doanh.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung nhiều quy định mới liên quan đến phân phối, bán buôn sản phẩm thuốc lá.
Nghị định 67 có hiệu lực từ ngày 15/8/2013 và thay thế Nghị định 119/2007/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ VỀ KINH DOANH THUỐC LÁ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật phòng, chống tác hại thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá về:
1. Điều kiện sản xuất, mua bán thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, đầu tư vùng trồng và kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá; xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu thuốc lá và sản phẩm thuốc lá; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
2. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, liên doanh sản xuất thuốc lá, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sản xuất thuốc lá.
3. Sản xuất, gia công thuốc lá xuất khẩu; chế biến, gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu.
4. Kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước, công bố sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu.
1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh thuốc lá và các hoạt động khác có liên quan đến kinh doanh thuốc lá trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan.
3. Nghị định này không áp dụng đối với việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh sản phẩm thuốc lá tại cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop). Hoạt động kinh doanh thuốc lá tại khu phi thuế quan thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Lá thuốc lá” là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L và Nicotiana rustica L là nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá.
2. “Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác đùng để hút, nhai, ngửi.
3. “Sợi thuốc lá” là sản phẩm được chế biến từ lá thuốc lá sau khi đã qua các công đoạn thái thành sợi.
4. “Thuốc lá sợi” là sản phẩm thuốc lá được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng sợi thuốc lá dùng để hút tẩu, cuốn điếu để hút, nhai.
5. “Phụ liệu thuốc lá” là tất cả các loại vật tư khác ngoài nguyên liệu thuốc lá được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thuốc lá.
6. “Thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá” là cơ chế nhập khẩu trên cơ sở Nhà nước chỉ định doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu sản phẩm thuốc lá.
7. “Sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu” là sản lượng của doanh nghiệp có giấy phép sản xuất thuốc lá được phép sản xuất hoặc nhập khẩu để tiêu thụ trong nước.
8. “Chế biến nguyên liệu thuốc lá” là hoạt động chế biến được thực hiện trên dây chuyền máy móc, thiết bị để tạo ra nguyên liệu thuốc lá.
9. “Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá” là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thuốc lá hoặc chi nhánh, công ty trực thuộc doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá.
10. “Thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá” là thương nhân mua sản phẩm thuốc lá trực tiếp từ Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá để bán cho các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.
11. “Thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá” là thương nhân mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá và Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá để bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
12. “Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá” là thương nhân mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
13. “Đầu tư trồng cây thuốc lá” là việc doanh nghiệp bỏ vốn, kỹ thuật để tiến hành các hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch các nguyên liệu lá thuốc lá hoặc trực tiếp bỏ vốn (tiền mặt, vật tư, hàng hóa...), kỹ thuật cho người trồng cây thuốc lá để tiến hành các hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch thuốc lá.
14. “Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá” là khả năng của máy móc, thiết bị đồng bộ để sản xuất sản phẩm thuốc lá.Bổ sung
1. Nhà nước thống nhất quản lý đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc lá và các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá.
2. Thuốc lá thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán thuốc lá; chế biến nguyên liệu thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá và đầu tư trồng cây thuốc lá phải có giấy phép.
3. Nhà nước thực hiện kiểm soát về mức cung cấp thuốc lá ra thị trường (bao gồm sản lượng sản xuất và nhập khẩu thuốc lá); thực hiện thương mại nhà nước đối với nhập khẩu; kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường để giảm tác hại của thuốc lá.
4. Nhà nước tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá theo hướng sắp xếp các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thành các doanh nghiệp đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
5. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc mua bán sản phẩm thuốc lá thông qua Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá.
6. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu, giấy cuốn điếu, thuốc lá là hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.Bổ sung
1. Việc đầu tư phát triển vùng trồng cây thuốc lá ở từng địa phương phải phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy hoạch sử dụng đất ở từng địa phương.
2. Việc sử dụng giống cây thuốc lá phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý giống cây trồng.
1. Người trồng cây thuốc lá, doanh nghiệp trồng, chế biến, kinh doanh nguyên liệu thuốc lá phải tiến hành phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp nguyên liệu thuốc lá.
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, bao gồm:
1. Có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá.
2. Điều kiện về quy mô đầu tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người:
a) Có quy mô đầu tư trồng cây thuốc lá tại địa phương ít nhất 100 ha mỗi năm;
b) Diện tích của cơ sở kinh doanh nguyên liệu bao gồm khu phân loại, đóng kiện và kho nguyên liệu phù hợp với quy mô kinh doanh;
c) Có kho nguyên liệu thuốc lá với tổng diện tích không dưới 500m2. Kho phải có hệ thống thông gió và các trang thiết bị phù hợp yêu cầu bảo quản nguyên liệu thuốc lá bao gồm: Các nhiệt kế, ẩm kế kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng, chống sâu, mối, mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện nguyên liệu thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm;
d) Người lao động có nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp để quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu, trình độ phải được đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp từ trung cấp trở lên. Đảm bảo 01 (một) cán bộ kỹ thuật quản lý tối đa 50 ha ruộng trồng cây thuốc lá.
3. Điều kiện về quy trình kinh doanh nguyên liệu thuốc lá.
Phải có hợp đồng đầu tư trồng cây thuốc lá với người trồng cây thuốc lá phù hợp với quy mô kinh doanh.
4. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ.
Phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác.
4. Bảng kê trang thiết bị: Hệ thống thông gió, phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, ẩm kế, nhiệt kế, các phương tiện phòng, chống sâu, mối, mọt; các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá.
5. Bản kê danh sách lao động, bản sao hợp đồng lao động, văn bằng chứng chỉ được đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp từ trung cấp trở lên đối với cán bộ quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu.
6. Bản sao hợp đồng đầu tư trồng cây thuốc lá với người trồng cây thuốc lá và bản kê tổng hợp diện tích trồng, dự kiến sản lượng nguyên liệu lá thuốc lá.Bổ sung
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá.
2. Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
3. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị con người:
a) Có phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu bảo quản chất lượng của nguyên liệu thuốc lá trong thời gian vận chuyển;
b) Có kho nguyên liệu thuốc lá với tổng diện tích không dưới 1.000m2. Kho phải có hệ thống thông gió và các trang thiết bị phù hợp yêu cầu bảo quản nguyên liệu thuốc lá bao gồm: Các nhiệt kế, ẩm kế kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng, chống sâu, mối, mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện nguyên liệu thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm;
c) Người lao động có nghiệp vụ, chuyên môn, được đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp từ trung cấp trở lên.
4. Có hợp đồng nhập khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá hoặc hợp đồng xuất khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá.
5. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ.
Phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác, phương tiện vận tải.
4. Bảng kê trang thiết bị: Hệ thống thông gió, phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, ẩm kế, nhiệt kế, các phương tiện phòng, chống sâu, mối, mọt; các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá.
5. Bản kê danh sách lao động, bản sao hợp đồng lao động, văn bằng chứng chỉ được đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp từ trung cấp trở lên đối với cán bộ thu mua nguyên liệu.
6. Bản sao hợp đồng nhập khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá hoặc hợp đồng xuất khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá.
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá.
Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Công Thương) là cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá cho doanh nghiệp có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh mình để đầu tư trồng cây thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá.
2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá:
a) Doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá, doanh nghiệp mua bán nguyên liệu thuốc lá nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá cho Sở Công Thương;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, Sở Công Thương sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
3. Lập và lưu giữ Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá được lập thành 04 bản: 02 bản lưu tại Sở Công Thương, 01 bản gửi Bộ Công Thương, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá có thời hạn 05 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá trong trường hợp tiếp tục hoạt động. Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp lại được quy định tại Điều 39 của Nghị định này.
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh chế biến nguyên liệu thuốc lá.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người:
a) Diện tích của cơ sở chế biến nguyên liệu bao gồm khu phân loại, khu chế biến, đóng kiện và kho nguyên liệu phải phù hợp với quy mô kinh doanh, có tổng diện tích không dưới 5.000 m2;
b) Có kho riêng cho nguyên liệu thuốc lá chưa chế biến và đã qua chế biến phù hợp với quy mô kinh doanh. Kho phải có hệ thống thông gió, các nhiệt kế, ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng, chống sâu, mối, mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm;
c) Có dây chuyền máy móc thiết bị chuyên ngành đồng bộ tách cọng thuốc lá hoặc chế biến ra thuốc lá sợi, thuốc lá tấm và các nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá. Dây chuyền chế biến nguyên liệu phải được chuyên môn hóa, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
d) Có các trang thiết bị kiểm tra để thực hiện đo lường kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước và sau chế biến;
đ) Toàn bộ máy móc thiết bị phải có nguồn gốc hợp pháp;
e) Có hợp đồng với người lao động có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn về cơ khí, công nghệ, trình độ từ cao đẳng trở lên.
3. Có hợp đồng đầu tư trồng cây thuốc lá với người trồng cây thuốc lá hoặc hợp đồng mua bán nguyên liệu với doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá.
4. Điều kiện về tiêu chuẩn nguyên liệu thuốc lá.
Phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định hiện hành về chất lượng.
5. Điều kiện về bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy nổ.
Phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
6. Điều kiện về địa điểm đặt cơ sở chế biến.
Địa điểm đặt cơ sở chế biến phải phù hợp Chiến lược, Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký kinh doanh.
3. Bảng kê diện tích, sơ đồ nhà xưởng khu phân loại, khu chế biến, đóng kiện, kho tàng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác.
4. Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị chuyên ngành đồng bộ của công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá, thiết bị kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước và sau chế biến, hệ thống thông gió, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, ẩm kế, nhiệt kế, các phương tiện phòng, chống sâu, mọt; các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá.
5. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị.
6. Bảng kê danh sách lao động.
7. Bản sao hợp đồng lao động có kèm theo bản sao bằng cấp được đào tạo về cơ khí, công nghệ, hóa thực phẩm đối với người lao động chế biến nguyên liệu thuốc lá.
8. Bản sao hợp đồng đầu tư trồng cây thuốc lá với người trồng cây thuốc lá, hợp đồng mua bán nguyên liệu với các doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá.
9. Bản sao Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm nguyên liệu thuốc lá do cơ quan có thẩm quyền cấp.
1. Thẩm quyền cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá.
Bộ Công Thương là cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi bổ sung Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá.
2. Trình tự cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá.
a) Doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá cho Bộ Công Thương;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, Bộ Công Thương sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
3. Lập và lưu giữ Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá.
Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá được lập thành 04 bản: 02 bản lưu tại Bộ Công Thương, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp, 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
4. Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá có thời hạn 5 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá trong trường hợp tiếp tục chế biến. Hồ sơ, thủ tục cấp lại được quy định tại Điều 39 của Nghị định này.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá được phép lựa chọn vùng đầu tư và người trồng cây thuốc lá theo Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá. Ký hợp đồng đầu tư trồng, mua nguyên liệu thuốc lá với người trồng cây thuốc lá và bán nguyên liệu thuốc lá cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá.
2. Doanh nghiệp có Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá chỉ được nhập khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá; xuất khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá.
3. Doanh nghiệp có Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá được sử dụng các loại thiết bị máy móc chuyên ngành thuốc lá phù hợp các công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá.
4. Doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá phải gắn biển hiệu ghi tên thương mại của doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá tại địa điểm thu mua; công khai tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định hiện hành tại điểm thu mua nguyên liệu thuốc lá kèm theo mẫu lá thuốc lá nguyên liệu.
5. Doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá phải duy trì các điều kiện cấp phép trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Hàng năm doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá phải đăng ký diện tích trồng cây thuốc lá và dự kiến sản lượng nguyên liệu lá thuốc lá với chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân cấp xã, phường) trên địa bàn doanh nghiệp đầu tư.
1. Các doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá được trích trong giá mua nguyên liệu thuốc lá để lập Quỹ trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá nhằm mục đích phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
2. Việc trích lập và sử dụng Quỹ trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010 hoặc doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương đầu tư trong trường hợp sáp nhập, liên doanh để sản xuất thuốc lá.
2. Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước:
a) Doanh nghiệp phải tham gia đầu tư trồng cây thuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư với các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và Quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt;
b) Phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước để sản xuất thuốc lá. Trong trường hợp không đủ nguyên liệu trong nước thì được nhập khẩu phần nguyên liệu còn thiếu theo kế hoạch nhập khẩu hàng năm do Bộ Công Thương công bố, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn nước ngoài hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu. Kế hoạch này được xác định phù hợp với Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt.
3. Điều kiện về máy móc thiết bị:
a) Có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính: Cuốn điếu, đóng bao;
b) Trong công đoạn cuốn điếu, đóng bao, đóng tút doanh nghiệp phải sử dụng các máy cuốn, máy đóng bao, đóng tút tự động, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo phương pháp truyền thống phải thao tác bằng tay;
c) Có các thiết bị kiểm tra để thực hiện đo lường, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như: Trọng lượng điếu, chu vi điếu, độ giảm áp điếu thuốc. Đối với các chỉ tiêu lý, hóa khác và chỉ tiêu vệ sinh thuốc lá, doanh nghiệp có thể tự kiểm tra hoặc thông qua các đơn vị dịch vụ có chức năng để kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải được lưu giữ có hệ thống, thời gian lưu giữ phải dài hơn thời hạn sử dụng của sản phẩm là 6 tháng để theo dõi;
d) Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có nguồn gốc hợp pháp.
4. Điều kiện về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thuốc lá.
Doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm thuốc lá.
5. Điều kiện về sở hữu nhãn hiệu hàng hóa.
Doanh nghiệp phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký và được bảo hộ tại Việt Nam.
6. Điều kiện về môi trường và phòng, chống cháy nổ.
Có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có đăng ký ngành nghề sản xuất sản phẩm thuốc lá.
3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất (nếu có) và dự kiến sản lượng sản xuất kinh doanh của 05 năm tiếp theo (trong đó nêu rõ chỉ tiêu sản lượng sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm thuốc lá quy đổi ra bao 20 điếu).
4. Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị cuốn điếu thuốc lá và đóng bao thuốc lá (năng lực từng công đoạn quy đổi ra bao 20 điếu tính theo 03 ca/ngày).
5. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị.
6. Hợp đồng gia công chế biến sợi, hợp đồng dịch vụ kiểm tra chất lượng (nếu có).
7. Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác.
8. Bản sao các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp.
9. Bản sao công bố phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá.
10. Bản sao hồ sơ chứng minh đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
1. Thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
Bộ Công Thương là cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
2. Trình tự cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
a) Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá cho Bộ Công Thương;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, Bộ Công Thương sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
3. Lập và lưu giữ Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được lập thành 04 bản: 02 bản lưu tại Bộ Công Thương, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp, 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
4. Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá có thời hạn 05 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, doanh nghiệp sản xuất thuốc lá nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá trong trường hợp tiếp tục sản xuất. Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp lại được quy định tại Điều 39 của Nghị định này.
1. Tổng sản lượng sản xuất và nhập khẩu thuốc lá hàng năm của toàn ngành để tiêu thụ trong nước không được vượt quá tổng sản lượng sản xuất của toàn ngành thuốc lá đã được Bộ Công Thương công bố trước ngày ban hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Sản lượng sản phẩm thuốc lá sản xuất và nhập khẩu hàng năm của doanh nghiệp để tiêu thụ trong nước không được vượt quá sản lượng ghi trong Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
3. Trên cơ sở kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong 03 năm và dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh của 05 năm tiếp theo, Bộ Công Thương xem xét và công bố sản lượng được phép sản xuất và nhập khẩu của từng doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong giai đoạn 05 năm tiếp theo trong Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp.
4. Đến năm 2017 sản lượng các sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp sản xuất được quy đổi ra thuốc lá điếu (loại 20 điếu/bao) phải đạt từ 100 triệu bao/năm (gồm sản lượng sản xuất tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) trở lên, trường hợp không đạt được sản lượng trên sẽ phải chuyển đổi ngành nghề sản xuất, kinh doanh hoặc sáp nhập với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá khác.
1. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và toàn ngành thuốc lá là năng lực máy móc thiết bị có tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ do Bộ Công nghiệp xác định và công bố trước ngày ban hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp là cơ sở để quản lý đầu tư máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá và sản lượng sản xuất và nhập khẩu sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá có thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc lá và được Bộ Công Thương cấp phép sản xuất sản phấm thuốc lá nhưng không đủ năng lực sản xuất được phép:
a) Gia công sản xuất sản phẩm thuốc lá tại các doanh nghiệp còn dư năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá;
b) Thuê, mượn, chuyển nhượng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất còn dư năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá sau khi được Bộ Công Thương đồng ý bằng văn bản.
4. Điều chuyển năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp.
Bộ Công Thương sẽ điều chuyển năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá từ các doanh nghiệp còn dư năng lực sản xuất nhưng chưa khai thác hết năng lực và không có phương án khả thi để khai thác năng lực sản xuất sang các doanh nghiệp được cấp phép sản xuất, có thị trường phát triển nhưng đã hết năng lực sản xuất theo nguyên tắc sau:
a) Có sự thỏa thuận thống nhất giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp;
b) Trường hợp các doanh nghiệp không thỏa thuận được theo quy định tại Khoản 3, Điều này. Việc điều chuyển nhượng máy móc thiết bị giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Sản phẩm thuốc lá chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
3. Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép in nhãn hoặc hợp đồng với cơ sở in để in nhãn bao bì thuốc lá.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Được tổ chức hệ thống phân phối, bán buôn sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp sản xuất và được bán lẻ sản phẩm thuốc lá trực tiếp tại hệ thống cửa hàng trực thuộc của doanh nghiệp theo đúng quy định mà không phải đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
2. Được phân phối sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp sản xuất ra (trực tiếp hoặc thông qua chi nhánh hoặc công ty trực thuộc) để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép phân phối, bán buôn sản phẩm thuốc lá.
3. Phải công bố tiêu chuẩn cơ sở về sản phẩm và bảo đảm sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá.
1. Các dự án đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ; đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu, gia công thuốc lá xuất khẩu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Không đầu tư xây mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước vượt quá tổng năng lực sản xuất của toàn ngành thuốc lá được Bộ Công Thương xác định theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
c) Việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất thuốc lá phải phù hợp với quy mô và kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
2. Trình tự, thủ tục đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ; đầu tư sản xuất thuốc lá xuất khẩu, gia công thuốc lá xuất khẩu; di chuyển địa điểm theo quy hoạch:
a) Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá gửi văn bản và dự án đầu tư đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến Bộ Công Thương. Nội dung văn bản đề nghị bao gồm các nội dung: Tên dự án, địa điểm, thông số kỹ thuật chủ yếu có liên quan, quy mô, sản lượng sản xuất, hiệu quả của dự án, phương án xử lý các máy móc thiết bị được thay thế (nếu đầu tư thay thế);
b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản trả lời. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, Bộ Công Thương sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do;
c) Sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, doanh nghiệp triển khai thực hiện đầu tư theo trình tự và thủ tục về đầu tư và xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật;
d) Doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Công Thương kết quả xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá đã thay thế trong quá trình đầu tư.
1. Điều kiện đầu tư, hợp tác với nước ngoài để sản xuất thuốc lá:
a) Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt;
b) Đầu tư trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá để đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm;
c) Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp (trong trường hợp đầu tư theo hình thức liên doanh);
d) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 của Nghị định này;
đ) Được Thủ tướng Chính phủ cho phép trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương.
2. Trình tự, thủ tục đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh sản xuất sản phẩm thuốc lá:
a) Các bên liên doanh gửi hồ sơ dự án thành lập liên doanh, hợp đồng liên doanh kèm theo văn bản đề nghị về Bộ Công Thương;
Văn bản đề nghị bao gồm các nội dung chính: Tên dự án, địa điểm, thông số kỹ thuật chủ yếu có liên quan, phạm vi và mục tiêu hoạt động, quy mô, sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm thuốc lá, hiệu quả của dự án, phương án đầu tư máy móc thiết bị và xử lý các máy móc thiết bị được thay thế.
b) Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời doanh nghiệp;
c) Sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, các bên liên doanh mới được triển khai đăng ký thành lập liên doanh theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư.
3. Trình tự, thủ tục đầu tư nước ngoài theo hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá:
a) Các bên gửi hồ sơ hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp kèm theo văn bản đề nghị về Bộ Công Thương. Văn bản đề nghị bao gồm các nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; quy mô, sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm thuốc lá, hiệu quả của dự án, phương án đầu tư máy móc thiết bị và xử lý các máy móc thiết bị được thay thế (nếu có);
b) Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời doanh nghiệp;
c) Sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, các bên mới được triển khai thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
4. Doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Công Thương kết quả xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá không còn sử dụng hoặc thanh lý khi đầu tư chiều sâu và chịu hoàn toàn trách nhiệm với việc xử lý này.
1. Điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá;
b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
c) Có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên (tại địa bàn mỗi tỉnh phải có tối thiểu từ 02 thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá trở lên);
d) Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá;
đ) Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 100 m2 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian lưu kho;
e) Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 02 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian vận chuyển;
g) Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 02 tỷ Việt Nam đồng trở lên);
h) Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
i) Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Điều kiện cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá;
b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
c) Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên);
d) Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá;
đ) Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian lưu kho;
e) Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian vận chuyển;
g) Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống bán buôn của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 01 tỷ Việt Nam đồng trở lên);
h) Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
i) Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
a) Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
c) Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên;
d) Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;
đ) Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
c) Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá, trong đó ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
d) Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:
- Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá;
- Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá.
đ) Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (trường hợp xin cấp lại giấy phép):
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bảng kê chi tiết danh sách và bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán với mỗi Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm thuốc lá khác, các khoản thuế đã nộp;
- Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối.
e) Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) của các thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá;
g) Hồ sơ về phương tiện vận tải, bao gồm: Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phương tiện vận tải (là sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian thuê tối thiểu là 01 năm);
h) Hồ sơ về năng lực tài chính: Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng);
i) Hồ sơ về kho hàng (hoặc khu vực chứa hàng), bao gồm:
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
- Bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với kho hàng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
c) Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các doanh nghiệp phân phối sản phẩm thuốc lá, trong đó ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.
d) Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:
- Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá;
- Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá.
đ) Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bảng kê chi tiết danh sách và bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán với mỗi Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá khác, các khoản thuế đã nộp;
- Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối.
e) Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) của các thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn;
g) Hồ sơ về phương tiện vận tải, bao gồm: Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phương tiện vận tải (là sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian thuê tối thiểu là 01 năm);
h) Hồ sơ về năng lực tài chính: Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng);
i) Hồ sơ về kho hàng (hoặc khu vực chứa hàng), bao gồm:
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
- Bản tự cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với kho hàng.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
c) Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;
d) Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:
- Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá;
- Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá.
1. Thẩm quyền cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá:
a) Bộ Công Thương cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá;
b) Sở Công Thương cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá;
c) Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - sau đây gọi chung là Phòng Công Thương) cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
2. Trình tự thủ tục cấp Giấp phép mua bán sản phẩm thuốc lá:
a) Thương nhân mua bán sản phẩm thuốc lá đề nghị cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá lập 02 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thương nhân lưu 01 bộ;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép xem xét và cấp giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá. Trường hợp thương nhân không đáp ứng được điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan cấp phép có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.
3. Lập và lưu giữ Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá:
a) Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp giấy phép; 01 bản gửi Cục Quản lý thị trường; gửi mỗi Sở Công Thương có tên trong giấy phép (địa bàn kinh doanh) và nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính 01 bản; gửi mỗi Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm thuốc lá khác có tên trong giấy phép (bán sản phẩm cho doanh nghiệp) 01 bản;
b) Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp giấy phép; 01 bản gửi Bộ Công Thương; 01 bản gửi Chi cục Quản lý thị trường; gửi mỗi Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm thuốc lá có tên trong giấy phép (bán sản phẩm cho doanh nghiệp) 01 bản;
c) Giấy phép bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi thương nhân được cấp giấy phép; 01 bản gửi Sở Công Thương; 01 bản gửi Chi cục Quản lý thị trường; gửi mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc lá hoặc doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá khác có tên trong giấy phép (bán sản phẩm cho thương nhân) 01 bản.
4. Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá, Giấp phép bán buôn sản phẩm thuốc lá, Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá có thời hạn 05 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, thương nhân mua bán sản phẩm thuốc lá nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục kinh doanh. Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp lại được quy định tại Điều 39 của Nghị định này.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Mua sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp.
2. Tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường theo Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp.
3. Thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá chỉ được bán sản phẩm thuốc lá cho các thương nhân có Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá thuộc hệ thống phân phối của mình trong phạm vi địa bàn được cấp phép.
4. Thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá được mua sản phẩm thuốc lá từ các Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá khác để bán cho các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá hoặc trực tiếp tổ chức bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại các điểm bán lẻ trực thuộc của thương nhân nơi thương nhân đặt trụ sở chính và tại các điểm bán lẻ trực thuộc của thương nhân trên phạm vi địa bàn được cấp phép.
5. Thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá được mua sản phẩm thuốc lá từ Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá để bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá hoặc trực tiếp tổ chức bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại các điểm bán lẻ trực thuộc của thương nhân trên phạm vi địa bàn tỉnh.
6. Các địa điểm bán lẻ của thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn phải phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có diện tích như đối với điểm bán lẻ của thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
7. Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá được mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá để bán tại các địa điểm được cấp phép.
8. Thương nhân mua bán sản phẩm thuốc lá phải niêm yết bản sao hợp lệ Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của thương nhân.
9. Mỗi thương nhân chỉ được cấp một loại Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá. Thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
10. Báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá cho thương nhân theo đúng quy định của pháp luật.
1. Việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Thực hiện thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá;
b) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu do Bộ Tài chính phát hành;
c) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu quản lý được quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan như đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất trong nước.
2. Bộ Công Thương chỉ định doanh nghiệp thực hiện thương mại Nhà nước nhập khẩu đối với sản phẩm thuốc lá.
3. Xuất khẩu sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
a) Thương nhân được cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá được xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Trường hợp thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp từ thương nhân có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá thì thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu phải có một trong ba loại giấy phép trên.
b) Đối với thương nhân có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, số lượng sản phẩm thuốc lá xuất khẩu không bị trừ vào hạn mức sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước.
4. Việc tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
5. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý thương mại nhà nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu.
1. Cá nhân nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam mang theo thuốc lá không vượt quá mức tiêu chuẩn hành lý cho phép theo quy định của Chính phủ.
2. Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nếu có nhu cầu được phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để sử dụng phải theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá nhập khẩu thuốc lá vào Việt Nam để nghiên cứu sản xuất thử phải được phép của Bộ Công Thương. Số lượng thuốc lá nhập khẩu để nghiên cứu sản xuất thử mỗi lần không quá 500 bao (quy về 20 điếu/bao) đối với thuốc lá điếu, 50 điếu đối với xì gà.Bổ sung
1. Thuốc lá giả, thuốc lá không đảm bảo chất lượng theo quy định đều bị tịch thu để tiêu hủy. Thuốc lá lậu bị tịch thu và xử lý theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các doanh nghiệp sản xuất, mua bán thuốc lá có nghĩa vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng, chống buôn lậu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả.
1. Tổ chức, cá nhân không có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá không được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá dưới mọi hình thức.
2. Việc nhượng bán, xuất khẩu, tái xuất, thanh lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan và tuân thủ các quy định sau:
a) Doanh nghiệp chỉ được nhượng bán máy móc thiết bị còn giá trị sử dụng cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá phù hợp lĩnh vực sản xuất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc xuất khẩu, tái xuất ra nước ngoài;
b) Máy móc, thiết bị không còn giá trị sử dụng hoặc thanh lý khi đầu tư chiều sâu phải được tiêu hủy dưới sự giám sát của Tổ giám sát tiêu hủy máy móc, thiết bị do Bộ Công Thương thành lập.
3. Doanh nghiệp lập hồ sơ nhượng bán, xuất khẩu, tái xuất hoặc thanh lý máy móc, thiết bị cần thanh lý và văn bản đề nghị đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản trả lời doanh nghiệp hoặc thành lập Tổ giám sát tiêu hủy máy móc, thiết bị trong trường hợp thanh lý tiêu hủy thiết bị.
4. Doanh nghiệp sau khi nhượng bán, xuất khẩu, tái xuất hoặc thanh lý máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá phải báo cáo về Bộ Công Thương kết quả thực hiện.
5. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với máy móc thiết bị thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp hoặc không tiêu hủy theo quy định.
1. Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá;
b) Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá nhập khẩu phải phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp đã được Bộ Công Thương công bố;
c) Được sự đồng ý chủ trương đầu tư của Bộ Công Thương (nếu có).
2. Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá bao gồm văn bản đồng ý chủ trương đầu tư, dự án và các văn bản phê duyệt liên quan (nếu có) và văn bản đề nghị Bộ Công Thương cho phép nhập khẩu. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản trả lời doanh nghiệp, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
3. Bộ Công Thương lập và ban hành Danh mục máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá.
1. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá bị coi là bất hợp pháp trong các trường hợp:
a) Nhập khẩu trước thời điểm ban hành Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12 tháng 5 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh sắp xếp sản xuất, kinh doanh ngành thuốc lá không có các giấy tờ thủ tục nhập khẩu hợp lệ;
b) Nhập khẩu sau thời điểm ban hành Chỉ thị 13/1999/CT-TTg nhưng không có các giấy tờ thủ tục nhập khẩu hợp lệ và văn bản đồng ý của Bộ Công Thương (hoặc Bộ Công nghiệp trước đây).
2. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp sẽ bị tịch thu và xử lý theo quy định của pháp luật. Việc xử lý máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá bị tịch thu được thực hiện theo quy định hiện hành, chỉ được phép bán lại cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá phù hợp với lĩnh vực sản xuất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc tiêu hủy.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với những máy móc, thiết bị sản xuất sản phẩm thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp.
1. Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.
2. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất tiêu thụ trong nước, sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá;
b) Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu phải phù hợp với sản lượng sản xuất của doanh nghiệp (đối với trường hợp sản xuất tiêu thụ trong nước);
c) Có hợp đồng sản xuất xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá hoặc nguyên liệu thuốc lá (đối với trường hợp sản xuất xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu);
d) Được sự đồng ý của Bộ Công Thương.
3. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước:
a) Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến sợi thuốc lá phải gửi đăng ký báo cáo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước và chế biến sợi thuốc lá của năm sau về Bộ Công Thương;
Báo cáo nêu rõ tình hình sản xuất kinh doanh, sản lượng sản xuất, tình hình nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá của năm báo cáo và dự kiến sản lượng sản xuất, nhu cầu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá của năm sau.
b) Căn cứ sản lượng sản xuất, báo cáo của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến sợi thuốc lá và khả năng đáp ứng nguyên liệu trong nước, tổng hạn ngạch thuế quan mặt hàng nguyên liệu thuốc lá, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thông báo chỉ tiêu nhập khẩu đến các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan trước ngày 15 tháng 12 hàng năm;
c) Tổng hạn ngạch thuế quan mặt hàng nguyên liệu thuốc lá và chỉ tiêu phân bổ nhập khẩu cho từng doanh nghiệp sẽ được công khai trên trang tin điện tử của Bộ Công Thương;
d) Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất sản phẩm thuốc lá, sợi thuốc lá theo đúng mục đích đã đăng ký, không được bán và tiêu thụ trên thị trường.
4. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá:
a) Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn thuốc lá điếu để sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá;
b) Doanh nghiệp gửi hợp đồng sản xuất xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá và văn bản đề nghị nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá đến Bộ Công Thương. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, năng lực sản xuất của doanh nghiệp và hồ sơ liên quan, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thông báo kế hoạch nhập khẩu đến các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan.
5. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu:
a) Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá mới được phép nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu;
b) Doanh nghiệp gửi hợp đồng chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công xuất khẩu và văn bản đề nghị đến Bộ Công Thương. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, năng lực sản xuất và hồ sơ liên quan, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng.
6. Bộ Công Thương ban hành mẫu biểu đăng ký nhu cầu giấy cuốn điếu thuốc lá, sợi thuốc lá và nguyên liệu lá thuốc lá.
1. Sản phẩm thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước phải dán tem trên bao gói theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Sản phẩm thuốc lá sản xuất để xuất khẩu, chào hàng, triển lãm ở nước ngoài không phải dán tem theo quy định của Việt Nam.
3. Tem sản phẩm thuốc lá sản xuất để tiêu thụ tại Việt Nam chỉ được cấp cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá. Số lượng tem cấp cho doanh nghiệp hàng năm không được vượt quá sản lượng được phép sản xuất.
4. Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được dán tem nhập khẩu trên bao gói.
5. Bộ Tài chính in, phát hành và tổ chức cấp tem cho doanh nghiệp theo đúng quy định.
1. Trường hợp có thay đổi các nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá, tổ chức, cá nhân phải lập 01 bộ hồ sơ gửi về cơ quan cấp phép.
2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá đã được cấp;
c) Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.
3. Trình tự, thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi giấy phép, giấy chứng nhận:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá nộp 01 bộ hồ sơ xin đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá. Trường hợp tổ chức, cá nhân không đáp ứng được điều kiện theo quy định cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do.
1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá đã được cấp hết thời hạn hiệu lực. Trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục kinh doanh. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại như đối với trường hợp cấp mới.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy, tổ chức, cá nhân được cấp phép phải lập, nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá đã được cấp (nếu có).
3. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ xin đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá. Trường hợp tổ chức, cá nhân không đáp ứng được điều kiện theo quy định cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá phải nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Sở Công Thương có trách nhiệm báo cáo về Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá, Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá và kinh doanh sản phẩm thuốc lá của thương nhân trên địa bàn.
2. Phòng Công Thương có trách nhiệm báo cáo về Sở Công Thương tình hình kinh doanh, cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá của thương nhân trên địa bàn.
3. Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá phải gửi báo cáo thống kê sản lượng, loại sản phẩm thuốc lá sản xuất, kinh doanh (theo hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ) của đơn vị mình về cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép và về Sở Công Thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính.
4. Thương nhân kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá báo cáo tình hình kinh doanh về cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép và về cơ quan Công Thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính.
5. Thương nhân đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá, kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá báo cáo tình hình kinh doanh về cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép và về cơ quan Công Thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính.
6. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải báo cáo về Bộ Công Thương và Bộ Tài chính tình hình sản xuất kinh doanh thuốc lá bao gồm: Sản lượng sản xuất, sản lượng xuất khẩu, sản lượng nhập khẩu, sản lượng tiêu thụ, giá bán, số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng phải nộp theo từng nhãn sản phẩm.
7. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá phải báo cáo về Bộ Công Thương tình hình nhập khẩu và sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu trong kỳ, tình hình sản xuất kinh doanh chế biến nguyên liệu thuốc lá.
8. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể chế độ, biểu mẫu báo cáo cho Sở Công Thương, Phòng Công Thương, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá, đầu tư nguyên liệu thuốc lá, các Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá, các thương nhân phân phối, bán buôn và bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
1. Sản xuất, mua bán sản phẩm, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá không có giấy phép; đầu tư trồng cây thuốc lá không có giấy chứng nhận đủ điều kiện.
2. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm thuốc lá nhập lậu (trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tái xuất), thuốc lá giả, các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu không được bảo hộ tại Việt Nam, không đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá, kém phẩm chất hoặc đã hết hạn sử dụng, ghi nhãn trên bao bì không đúng quy định, không dán tem theo quy định của pháp luật.
3. Sử dụng, thanh, lý, nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất, nhượng bán máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật.
4. Sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt sản lượng cho phép sản xuất.
5. Không thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh đối với sản phẩm thuốc lá, phòng, chống tác hại của thuốc lá.
6. Mua bán, chuyển nhượng tem sản phẩm thuốc lá.
7. Mua bán, chuyển nhượng trái phép giấy cuốn điếu thuốc lá.
8. Bán thuốc lá tại khu vực công sở, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà biểu diễn văn hóa nghệ thuật, nhà thi đấu thể thao và tại các nơi công cộng khác theo quy định của pháp luật.
9. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá trong trường hợp vi phạm điều kiện về đầu tư, kinh doanh, chế biến nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán thuốc lá và vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá nếu không đi vào hoạt động sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận hoặc giấy phép.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh thuốc lá.
2. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị, mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá; hướng dẫn chế độ, biểu mẫu báo cáo; Danh mục thiết bị chuyên ngành thuốc lá.
3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Đề án tổ chức sắp xếp ngành thuốc lá; quản lý việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu và phụ liệu thuốc lá theo đúng các quy định của pháp luật.
4. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành thuốc lá trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật và của Nghị định này.
5. Xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên liệu thuốc lá; hướng dẫn và kiểm tra tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng thuốc lá.
6. Tổ chức quản lý chuyên ngành, quản lý nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và nhập khẩu sản phẩm thuốc lá.
7. Quy định sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá trong từng thời kỳ.
8. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài tiêu thụ tại Việt Nam.
9. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá và việc tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá.
10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với máy móc thiết bị thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp hoặc không tiêu hủy theo quy định.
11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước tổ chức kiểm tra, xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá vi phạm Nghị định này.
12. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh thuốc lá.Bổ sung
1. Tổ chức in, phát hành và cấp tem cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này và các quy định hiện hành.
2. Hướng dẫn việc trích lập và sử dụng Quỹ trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan ban hành quy định về thu phí và lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá.
1. Hướng dẫn việc đăng ký công bố Tiêu chuẩn cơ sở, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điếu.
2. Phối hợp với Bộ Công Thương trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong hoạt động kinh doanh thuốc lá.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thuốc lá, tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định này.
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành thuốc lá và giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền trên địa bàn quản lý.
2. Tham gia phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện chủ trương sắp xếp các doanh nghiệp thuốc lá trên địa bàn quản lý.
3. Kiểm tra việc sản xuất, tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá, lưu thông sản phẩm thuốc lá trên địa bàn quản lý.
1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá theo quy định của Nghị định 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá mà vẫn còn thời hạn thì không phải xin cấp lại giấy chứng nhận hoặc giấy phép. Hết thời hạn trong giấy chứng nhận hoặc giấy phép phải làm thủ tục xin cấp phép theo các quy định tại Nghị định này.
2. Đối với tổ chức, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá phải làm thủ tục cấp phép theo các quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2013.
2. Bãi bỏ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Bộ Công Thương phối hợp các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 67/2013/ND-CP |
Hanoi, June 27, 2013 |
DECREE
ELABORATING SOME ARTICLES AND MEASURES FOR IMPLEMENTATION THE LAW ON TOBACCO HARM PREVENTION APPLICABLE TO TOBACCO TRADING
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Tobacco harm prevention dated June 18, 2012;
At the request of the Minister of Industry and Trade,
The Government promulgates a Decree elaborating some articles and measures for implementation the law on tobacco harm prevention applicable to tobacco trading.
Chapter 1.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree elaborates some articles and measures for implementation the law on tobacco harm prevention applicable to tobacco trading, in particular:
1. The conditions for producing, trading in tobacco, processing tobacco ingredients, investing in areas where tobacco ingredients are planted and sold, selling tobacco; exporting, importing machinery, equipment, ancillary materials and tobacco; prevention of smuggling and trade fraud.
2. Investment in manufacture of tobacco, processing tobacco ingredients, transfer of industrial property rights, transfer of the right to use subjects of industrial property related to tobacco manufacturing
3. Manufacture and processing of tobacco for export; processing of tobacco ingredients for export.
4. Control of domestic sale of tobacco, announcement of permissible quantity of imported and exported of tobacco.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree is applicable to the organizations and individuals engaged in tobacco business and other activities related to tobacco business within Vietnam’s territory.
2. Foreign traders, foreign enterprises in Vietnam regulated by this Decree and relevant legislative documents.
3. This Decree is not applicable to the import and sale of tobacco at duty-free shops. The sale of tobacco in non-tariff zones shall comply with regulations of the Government.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Tobacco leaves are leaves of the tobacco plant (scientific name Nicotiana tabacum L and Nicotiana rustica) that are raw materials for processing tobacco ingredients.
2. Tobacco is a product that is manufactured wholly or partially from tobacco ingredients, and in the form of cigarettes, cigars, shredded tobacco that are used for smoking pipes, smoking, chewing, or sniffing.
3. Tobacco shreds are products processed from tobacco leaves that are shredded.
4. Shredded tobacco is tobacco that are manufactured wholly or partially from tobacco ingredients, and made in the form of tobacco shreds that are used for smoking pipes, rolling, smoking, and chewing.
5. Ancillary materials are all supplies other than tobacco ingredients that are used for manufacturing tobacco products.
6. State import of tobacco is the mechanism for importing tobacco by which the State appoints major importers of tobacco.
7. Permissible quantity of tobacco manufacturing and import is the amount of tobacco that an enterprise, which has a License for tobacco manufacturing, is permitted to manufacture or import to sell at home.
8. Tobacco ingredient processing is a process by machinery and equipment in order to create tobacco ingredients.
9. Tobacco suppliers are tobacco manufacturers, tobacco importers, or branches/affiliates of tobacco manufacturers.
10. Tobacco distributors are traders that purchase tobacco directly from tobacco suppliers and sell them to tobacco wholesalers.
11. Tobacco wholesalers are traders that purchase tobacco from tobacco distributors and tobacco suppliers to sell to tobacco retailers
12. Tobacco retailers are traders that purchase products from tobacco wholesalers and sell them to consumers.
13. Investment in tobacco cultivation are enterprises providing capital and technologies for planting, cultivating, and harvesting tobacco ingredients, or providing capital (cash, supplies, goods, etc.) and technologies for planters to plant, cultivate, and harvest tobacco.
14. Tobacco manufacturing productivity is the capacity of machinery and equipment for manufacturing product.
Article 4. Tobacco business management
1. The State shall unify the management of the investment, manufacture, sale, export, import of tobacco, and other activities related to the sale of tobacco and tobacco ingredients.
2. Tobacco is in the list of goods restricted from business. Organizations and individuals that manufacture, trade in tobacco, process tobacco ingredients, and make investments in tobacco cultivation must obtain licenses.
3. The State shall control the supply of tobacco to the market (including quantities of manufactured and imported tobacco), appoint major tobacco importers, and control the sale of tobacco on the market to reduce tobacco harm.
4. The State shall rearrange tobacco manufacturers towards making inefficient manufacturers more competitive in the domestic and international marker.
5. The State shall strictly control the trade in tobacco by the Network of tobacco trade.
6. Machinery and equipment used for tobacco manufacturing, ingredients, cigarette papers, and tobacco are goods under the management of the Ministry of Industry and Trade.
Chapter 2.
INVESTMENT, TRADING, AND PROCESSING TOBACCO INGREDIENTS
Article 5. Investment in tobacco cultivation and use of tobacco variations
1. The investment in areas where tobacco plants are planted in each locality must be conformable with the planning for tobacco ingredient area approved by competent state authorities and local land planning.
2. The use of tobacco variations must comply with the laws on management of plant varieties.
Article 6. Classification of tobacco ingredients
1. Tobacco planters, enterprises that plant, process, trade in tobacco ingredients shall classify tobacco ingredients in accordance with law.
2. The Ministry of Industry and Trade shall cooperate with relevant Ministries and agencies in formulating national technical standards of tobacco ingredient classification.
Article 7. Conditions for the issuance of the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation.
Conditions for the issuance of the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation:
1. The trade in tobacco ingredients is registered.
2. Investment scale, infrastructure, equipment, and personnel:
a) The area for tobacco cultivation is at least 100 hectares a year
b) The premises where ingredients are sold include the classification sector, packaging sector, and storage sector that suit the business scale;
c) The area of the warehouse of tobacco ingredients must not be smaller than 500m2. The warehouse must have a ventilation system and equipment that suitable for the preservation of the tobacco ingredients, including: thermometer and hygrometer to monitor the temperature and relative humidity of the air in the warehouse, equipment for pest prevention; the shelves and platforms where tobacco ingredients are put must be installed at least 20 cm from the ground and 50 cm from the walls and pillars;
d) Employees are proficient and experienced in investment management, technical support, and ingredient purchase. Every employee must hold at least an intermediate degree in agriculture. Each technician is in charge of no more than 50 hectares of tobacco plantation.
3. Condition for trading in tobacco ingredients.
Contracts to invest in tobacco cultivation signed with planters must be suitable for the business scale.
4. Environment protection and fire and explosion prevention.
Vehicles and equipment serving fire prevention and fighting and environment protection must be adequate.
Article 8. Application for the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation
1. A written request for the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation.
2. A copy of the Certificate of Business registration.
3. The declaration of the area, floor plan of the warehouse, workshop, office, and other ancillary sites.
4. The manifest of equipment: ventilation system, fire prevention and fighting equipment, hygrometer, thermometer, pest prevention equipment, shelves and platforms.
5. The list of employees, copies of labor contract and intermediate degrees in agriculture (or higher) of investment managers, technical supporters, and ingredient purchasers.
6. Copies of contracts to invest in tobacco cultivation signed with planters and the statement of planting area and estimated quantity of tobacco leaves.
Article 9. Conditions for the issuance of the License to trade in tobacco ingredients
1. The enterprise is established within the law and the trade in tobacco ingredients is registered.
2. The business location is definite.
3. Infrastructure, equipment, and personnel:
a) The means of transport are suitable for the business scale and the preservation of tobacco ingredients during the transport;
b) The area of the tobacco ingredient warehouse is at least 1000 m2. The warehouse must have a ventilation system and equipment that suitable for the preservation of the tobacco ingredients, including: thermometer and hygrometer to monitor the temperature and relative humidity of the air in the warehouse, equipment for pest prevention; the shelves and platforms where tobacco ingredients are put must be installed at least 20 cm from the ground and 50 cm from the walls and pillars;
d) Employees are proficient and hold at least intermediate degrees in agriculture or above.
4. Contracts to entrust the import of tobacco ingredients are signed with tobacco manufacturers, enterprises that process tobacco ingredients, or contracts to entrust the export of tobacco ingredients signed with enterprises eligible to invest in tobacco cultivation or enterprises that process tobacco ingredients.
5. Environment protection and fire and explosion prevention.
Vehicles and equipment serving fire prevention and fighting and environment protection must be adequate.
Article 10. Application for the License to trade in tobacco ingredients
1. The written request for the License to trade in tobacco ingredients
2. A copy of the Certificate of Business registration.
3. The declaration of the area, floor plan of the warehouse, workshop, office, other ancillary sites, and means of transport.
4. The manifest of equipment: ventilation system, fire prevention and fighting equipment, hygrometer, thermometer, pest prevention equipment, shelves and platforms.
5. The list of employees, copies of labor contract and intermediate degrees in agriculture (or higher) of ingredient purchasers.
6. Copies of contracts to entrust the import of tobacco ingredients are signed with tobacco manufacturers or enterprises that process tobacco ingredients, or contracts to entrust the export of tobacco ingredients signed with enterprises eligible to invest in tobacco cultivation or enterprises that process tobacco ingredients.
Article 11. Authority and procedure for issuing the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation and the License to trade in tobacco ingredients
1. Authority to issue the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation and the License to trade in tobacco ingredients:
Services of Industry and Trade of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as Services of Industry and Trade) shall issue, reissue, and adjust the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation and License to trade in tobacco ingredients to local enterprises.
2. The procedure for issuing the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation and the License to trade in tobacco ingredients:
a) Each enterprise that invests in tobacco cultivation and each enterprise that trades in tobacco ingredients shall submit 01 application for the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation or License to trade in tobacco ingredients to the Service of Industry and Trade;
b) Within 10 working days from the day on which the valid application is received, the Service of Industry and Trade shall consider issuing the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation or License to trade in tobacco ingredients. If the aforesaid conditions are not met, the Service of Industry and Trade shall issue a written refusal and provide explanation.
c) If the application is not sufficient, the Service of Industry and Trade shall request the enterprise to supplement the application within 05 working days from the day on which the application is received.
3. Making and storing the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation and the License to trade in tobacco ingredients.
The Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation and the License to trade in tobacco ingredients shall be made into 04 copies; 02 copies are kept by the Service of Industry and Trade, 01 copy is sent to the Ministry of Industry and Trade, and 01 copy is sent to the applicant.
4. Each Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation and License to trade in tobacco ingredients is valid for 05 years. Before the expiration date, the applicant shall submit 01 application for its reissuance if they wish to continue operating. The documentation and procedure for the reissuance are specified in Article 39 of this Decree.
Article 12. Conditions for the issuance of the License to process tobacco ingredients
1. The enterprise is established within the law and the tobacco ingredient processing is registered.
2. Infrastructure, equipment, and personnel:
a) The area of the processing facility, including the classification sector, processing sector, packaging sector, and ingredient storage, must suit the business scale. The total area must not be smaller than 5,000 m2 ;
b) Unprocessed tobacco ingredients and processed tobacco ingredients are stored in separate warehouses. The warehouse must have a ventilation system, thermometer and hygrometer to monitor the temperature and relative humidity of the air in the warehouse, equipment for pest prevention; the shelves and platforms where tobacco ingredients are put must be at least 20 cm from the ground and 50 cm from the walls and pillars;
c) Synchronous machinery and equipment are used to produce shredded tobacco, tobacco flakes and other substitute ingredients used for manufacturing tobacco. The ingredient processing line must be specialized and meet standards of industrial hygiene, occupational safety, and environmental hygiene;
d) Adequate devices are used to inspect the quality of ingredients before and after processing;
dd) All machinery has legal origins;
e) Contracts are signed with employees that hold at least college degrees in mechanics and technologies.
3. Contracts to invest in tobacco cultivation are signed with tobacco planters, or ingredient sale contracts are signed with enterprises that invest in tobacco cultivation.
4. Standards of tobacco ingredients
The quality must meet the national technical standards and current regulations on quality.
5. Environment protection and fire and explosion prevention.
Vehicles and equipment serving fire prevention and fighting and environment protection must be adequate.
6. Location of the processing facility
The location of the processing facility must conform with the Strategy and Planning for tobacco production and tobacco ingredients areas that are approved by competent authorities.
Article 13. Application for the License to process tobacco ingredients
1. The written request for the License to process tobacco ingredients.
2. A copy of the Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business registration.
3. The declaration of area, floor plans of the classification sector, processing sector, packaging sector, warehouses, offices, and other ancillary sectors.
4. The manifest of synchronous machinery and equipment for tobacco ingredient processing, equipment for inspecting the quality of ingredients before and after processing, ventilation system, fire prevention and fighting equipment, hygrometer, thermometer, pest prevention equipment, shelves and platforms.
5. Documents proving legal origins of machinery and equipment.
6. The list of employees.
7. Copies of labor contracts enclosed with copies of qualifications in mechanics, technology, and food chemistry of employees that process tobacco ingredients.
8. Copies of contracts to invest in tobacco cultivation signed with tobacco planters and ingredient sale contracts signed with enterprises that invest in tobacco cultivation.
9. Copies of Certificate of qualified tobacco ingredients issued by competent authorities.
Article 14. Authority and procedure for the issuance of the License to process tobacco ingredients
1. Authority to issue the License to process tobacco ingredients
The Ministry of Industry and Trade shall issue, reissue, and adjust the License to process tobacco ingredients.
2. Procedure of issuing the License to process tobacco ingredients:
a) The enterprise that processes tobacco ingredients shall submit 01 application for the License to process tobacco ingredients to the Ministry of Industry and Trade;
b) Within 20 working days from the day on which the valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall consider issuing the License to process tobacco ingredients. If the aforesaid conditions are not met, the Ministry of Industry and Trade shall issue a written refusal and provide explanation.
c) If the application is not sufficient, the Ministry of Industry and Trade shall request the enterprise to supplement the application within 07 working days from the day on which the application is received.
3. Making and keeping the License to process tobacco ingredients:
The License to process tobacco ingredients shall be made into 04 copies; 02 copies are kept by the Ministry of Industry and Trade, 01 copy is sent to the applicant, and 01 copy is sent to the Service of Industry and Trade of the locality where the head office of the enterprise is situated.
4. Each License to process tobacco ingredients is valid for 5 years. 30 days before the expiration date, the enterprise that processes tobacco ingredients shall submit 01 application for the reissuance if they wish to continue operating. The documentation and procedure for the reissuance are specified in Article 39 of this Decree.
Article 15. Rights and obligations of enterprises that invest, trade in tobacco ingredients, and process tobacco ingredients
Apart fro the rights and obligations stipulated by the laws on enterprises, the enterprises that invest in tobacco cultivation, trade in tobacco ingredients, and process tobacco ingredients also have the rights and obligations below:
1. The enterprises that have the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation are entitled to choose the area and tobacco planters in accordance with the Planning for tobacco production and tobacco ingredient area. Sign contracts to invest in tobacco cultivation and to purchase tobacco ingredients with tobacco planters; sign contracts to sell tobacco ingredients with enterprises that have the License to manufacture tobacco or to process tobacco ingredients.
2. Enterprises that have the License to trade in tobacco ingredients may only import tobacco ingredients on behalf of the enterprises that have the License to manufacture tobacco or License to process tobacco ingredients; export tobacco ingredients on behalf of the enterprises that have the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation or License to process tobacco ingredients.
3. The enterprises that have the License to process tobacco ingredients may use machinery and equipment suitable for processing tobacco ingredients.
4. Enterprises that invest in tobacco cultivation must put up signboards saying their trade names at purchase posts; provide the tobacco ingredient classification criteria and tobacco ingredient samples at purchase posts.
5. Enterprises that invest in tobacco cultivation, trade in tobacco ingredients, or processing tobacco ingredients must maintain the conditions for licensing throughout their operation.
6. Every year, enterprises that invest in tobacco cultivation shall register the tobacco cultivation area and the estimated quantity of tobacco ingredients with the local governments (People’s Committee of communes or wards).
Article 16. Fund for planting and processing tobacco ingredients
1. Enterprises that invest in tobacco cultivation may establish a fund for planting and processing tobacco ingredients in order to develop the tobacco ingredient area.
2. The establishment of the fund for planting and processing tobacco ingredients must comply with regulations of the Ministry of Finance.
Chapter 3.
MANUFACTURE OF TOBACCO
Article 17. Conditions for the issuance of the License to manufacture tobacco
1. Enterprises that manufacture tobacco before the issuance date of the Government’s Resolution No. 12/2000/NQ-CP dated August 14, 2000 on National Policy on prevention of tobacco harm 2000 – 2010, or the enterprises that have their investment policies agreed by the Prime Minister when merging or cooperating in tobacco manufacturing
2. Conditions of investment and use of tobacco ingredients planted at home
a) Enterprises must participate in investment in tobacco cultivation in the form of direct investment or cooperation with enterprises that have the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation in accordance with the approved Planning for tobacco ingredient area;
b) Tobacco ingredients planted at home must be used for tobacco manufacturing. Where ingredients at home are not sufficient, the needed quantity may be imported according to the annual import plan made by the Ministry of Industry and Trade, except for the manufacture of tobacco bearing foreign makes or exported tobacco. This plan must be conformable with the Tobacco manufacturing and tobacco ingredient area planning.
3. Requirements of machinery and equipment:
a) Adequate machinery and equipment are used for rolling and packaging cigarettes;
b) Cigarettes must be rolled and packaged by automated lines, except for traditional products that need manual works;
c) Adequate devices are used for measuring and inspecting quality criteria, such as weight, circumference, and depression of the cigarettes. Enterprises may hire other capable service providers to inspect other physical, chemical, and hygiene criteria of cigarettes. The inspection results must be systematically kept for a longer period of time than the shelf life of products (06 months);
d) All machinery and equipment used for tobacco manufacturing have legal origins.
4. Technical regulations and standards of tobacco.
Enterprises must comply with standards and National Technical Regulations on tobacco.
5. Requirements of brand ownership.
Enterprises must acquire legal ownership or right of use of the brands registered and protected in Vietnam.
6. Requirements of environment protection and fire and explosion prevention.
Vehicles and equipment serving fire prevention and fighting and environment protection must be adequate.
Article 18. Conditions for the issuance of the License to manufacture tobacco
1. The written request for the License to manufacture tobacco.
2. A copy of the Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business registration that covers the tobacco manufacturing.
3. A report on the performance of the enterprise over the last 03 years (if any) and estimated production in the next 05 years (specifying the production of each product).
4. The manifest of machinery and equipment for rolling and packing cigarettes (productivity of each stage).
5. Documents proving legal origins of machinery and equipment.
6. Contracts to process shredded tobacco, contracts for quality inspection services (if any).
7. The declaration of the area, floor plan of the storage, workshop, office, and other ancillary sites.
8. Copies of documents proving the legal ownership right of use of tobacco brands.
9. Copies of the Declaration of conformity with National Technical Regulations on tobacco.
10. Copies of documents proving the investment in the development of tobacco ingredient areas.
Article 19. Authority and procedure for issuing the License to manufacture tobacco
1. Authority to issue the License to manufacture tobacco:
The Ministry of Industry and Trade shall issue, reissue, and adjust the License to manufacture tobacco.
2. Procedure for issuing the License to manufacture tobacco:
a) The enterprise that manufactures tobacco shall submit 01 application for the License to manufacture tobacco to the Ministry of Industry and Trade;
b) Within 20 working days from the day on which the valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall consider issuing the License to manufacture tobacco. If the aforesaid conditions are not met, the Ministry of Industry and Trade shall issue a written refusal and provide explanation.
c) If the application is not sufficient, the Ministry of Industry and Trade shall request the applicant to supplement the application within 07 working days from the day on which the application is received.
3. Making and keeping the License to manufacture tobacco:
The License to manufacture tobacco shall be made into 04 copies; 02 copies are kept by the Ministry of Industry and Trade, 01 copy is sent to the applicant, and 01 copy is sent to the Service of Industry and Trade of the locality where the head office of the enterprise is situated.
4. Each License to manufacture tobacco is valid for 05 year. 30 days before the expiration date, the tobacco manufacturer shall submit 01 application for the reissuance of the License to manufacture tobacco if they wish to continue manufacturing. The documentation and procedure for the reissuance are specified in Article 39 of this Decree.
Article 20. Quantity of manufactured and imported tobacco
1. The total quantity of tobacco manufacturingd and imported to be sold at home must not exceed the total production of tobacco announced by the Ministry of Industry and Trade before the issuance date of the Law on Tobacco harm prevention.
2. The total quantity of tobacco manufacturingd and imported by an enterprise to be sold at home must not exceed the production in the License to manufacture tobacco.
3. Based on the performance of the enterprise in 03 years and the production plan for the next 05 years, the Ministry of Industry and Trade shall consider and announce the permissible quantity of tobacco manufacturingd and imported of each tobacco manufacturer in the next 05 year in the License to manufacture tobacco.
4. The quantity of tobacco manufacturingd by enterprises (converted into 20-cigarette packs) must reach at least 100 million packs per year (including domestic sale and export). If this target is not reached, the business line must be changed or the enterprise must be merged into another enterprise that has the License to manufacture tobacco.
Article 21. Manufacturing capacity and redistribution of manufacturing capacity
1. The tobacco manufacturing capacity of each enterprise and the whole tobacco industry is the capacity of machinery and equipment on the issuance date of the Government’s Resolution No. 12/2000/NQ-CP dated August 14, 2000, which is determined and announced by the Ministry of Industry before the issuance of the Law on Tobacco harm prevention.
2. The capacity of each enterprise is the basis for the management of machinery and equipment for tobacco manufacturing and quantity of manufactured and imported tobacco.
3. Where a tobacco manufacturer, which has a market for tobacco and is licensed to manufacture tobacco by the Ministry of Industry and Trade, is not capable, it is entitled to:
a) Have tobacco processed by the enterprises with excess capacity for tobacco manufacturing;
b) Renting, borrowing, or buying machinery and equipment from enterprises with excess capacity for tobacco manufacturing after the Ministry of Industry and Trade makes a written approval.
4. Redistribution of tobacco manufacturing capacity.
The Ministry of Industry and Trade shall redistribute the tobacco manufacturing capacity from enterprises with excess capacity without feasible plans for utilizing it to the incapable enterprises that have license for manufacture and market. In particular:
a) Consensus shall be reached among tobacco manufacturers in order to ensure their benefits;
b) Where enterprises fail to reach a consensus according to Clause 3 of this Article, the redistribution of machinery and equipment among tobacco manufacturers shall comply with law.
Article 22. Tobacco brands
1. Tobacco shall only be sold after it has intellectual property rights protected in Vietnam.
2. Manufacturers of foreign tobacco brands must obtain the Prime Minister’s permission to sell them in Vietnam.
3. Only enterprises having Licenses to manufacture tobacco are allowed to print labels or sign contracts with printing facilities to print tobacco labels.
Article 23. Rights and obligations of tobacco manufacturers
Apart fro the rights and obligations stipulated by law, tobacco manufacturers also have the following rights and obligations:
1. Establishing a system for distributing and wholesaling the tobacco they produce and retail tobacco at their affiliated shops without the License to retail tobacco.
2. Distributing tobacco they produce (directly or via branches or affiliates) to enterprises that have licenses for tobacco distribution or wholesaling.
3. Announce the fundamental standards of products and ensure the conformity of their tobacco with National Technical Regulations on tobacco.
Chapter 4.
INVESTMENT IN TOBACCO MANUFACTURING
Article 24. Requirements and procedure for investment in upgrading equipment and technologies; investment in manufacture and processing of tobacco for export; moving; investment in tobacco ingredient processing
1. The investments in upgrading equipment and technologies; investments in manufacturing and processing tobacco for export must comply with the principles below:
a) Investments in tobacco manufacturing must be conformable with Tobacco manufacturing and tobacco ingredient area planning and business plans of enterprises;
b) Do not make new investments, expand the scale or capacity of tobacco factories that exceed the total capacity of the tobacco industry, which is determined by the Ministry of Industry according to Article 21 of this Decree;
c) The investment in machinery and equipment and tobacco manufacturing technologies must be suitable for the scale and production plan of the enterprise.
2. The procedure for making investments in upgrading equipment and technologies, manufacture and processing of tobacco for export and moving:
a) An enterprise that has a License to manufacture tobacco or License to process tobacco ingredients shall send an application and the investment scheme to the Ministry of Industry and Trade. The application must specify the project name, location, relevant specifications, scale, production, efficiency, and the plan for handling the machinery and equipment being replaced (if they are replaced);
b) Within 15 working days from the day on which the valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall make a written reply. If the application is not valid, the Ministry of Industry and Trade shall send a written request to the enterprise in writing for the supplementation of the application within 07 working days from the day on which the application is received. If the enterprise fails to meet the requirements, the Ministry of Industry and Trade shall makes a written refusal and provide explanation;
c) After the Ministry of Industry and Trade makes the written approval, the enterprise shall make investment in accordance with the procedure for investment and fundamental construction required by law;
d) The enterprise shall send the Ministry of Industry and Trade a report on the settlement of machinery and equipment that are replaced during the investment.
Article 25. Foreign investment in tobacco manufacturing
1. Requirements for foreign cooperation in tobacco manufacturing:
a) Investments in tobacco manufacturing must be conformable with Tobacco manufacturing and tobacco ingredient area planning;
b) Investment is made on the basis of cooperation with enterprises that have License to manufacture tobacco to upgrade technologies and equipment, improve the quality and value of products;
c) The state capital shall make up a predominant part in the charter capital of the enterprise (for join-venture);
d) The requirements in Article 17 of this Decree are satisfied;
d) The cooperation is permitted by the Government at the request of the Ministry of Industry and Trade.
2. Procedure for foreign investment in the form of cooperation in tobacco manufacturing:
a) Parties of the joint venture shall send the joint venture scheme, the joint venture contract, and the application to the Ministry of Industry and Trade;
The application must specify the project name, location, relevant specifications, scale and targets, production of each product, efficiency, plan for investment in machinery and equipment and handling the machinery and equipment replaced.
b) Within 30 working days from the day on which the application and all documents are received, the Ministry of Industry and Trade shall consider and request the Prime Minister to make a decision. The refusal (if any) must be made in writing;
c) After the Prime Minister makes a written approval, the joint venture parties shall register the establishment of the joint venture in accordance with current laws on investment.
3. The procedure for foreign investment in the form of contracts to transfer industrial property rights or the right to use subjects of industrial property:
a) Parties shall send the application and the documents related to the contract to transfer industrial property rights or contract to transfer the right to use subjects of industrial property to the Ministry of Industry and Trade. The application must specify the contents of the contract to transfer industrial property rights or contract to transfer the right to use subjects of industrial property, the scale, production of each product, efficiency, plan for investment in machinery and equipment and handling the machinery and equipment replaced (if any).
b) Within 30 working days from the day on which the application and all documents are received, the Ministry of Industry and Trade shall consider and request the Prime Minister to make a decision. The refusal (if any) must be made in writing;
c) After the Prime Minister makes a written approval, parties shall perform contracts to transfer industrial property rights or to transfer the right to use subjects of industrial property.
4. d) The enterprise shall send the Ministry of Industry and Trade a report on the settlement of machinery and equipment that are no longer used or are liquidated during the investment, and take responsibility for such settlement.
Chapter 5.
TOBACCO TRADING
Article 26. Requirements of the issuance of the License to trade in tobacco
1. Requirements of the issuance of the License to distribute tobacco:
a) The enterprise is established within the law and the tobacco wholesaling is registered;
b) The business location is fixed and clear, the technical requirements are satisfied;
c) The system of tobacco distribution covers at least 02 provinces is established (at least 02 tobacco wholesalers in each province);
d) Letters of introduction or sale contracts signed with tobacco suppliers are presented;
dd) The warehouses under their ownership (or co-ownership) according to the joint venture contract or capital contribution contract, or the warehouse lease contracts are suitable for the business model (the minimum area is 100 m2 ) and the preservation of tobacco during the storage period;
e) The means of transport under the ownership or co-ownership according to the joint venture contract or capital contribution contract, or the contracts to hire means of transport are suitable for the business scale (at least 02 vehicles capable of at least 500 kg) and the preservation of tobacco in transit;
g) The financial capacity is able to ensure the normal operation of the entire distribution system (a certification of at least 02 billion VND is issued by a bank);
h) A written commitment to comply with the requirements for fire prevention and fighting and environment protection is made by the enterprise;
i) The Planning for tobacco trading network approved by competent authorities is complied with.
2. Requirements for the issuance of the License for tobacco wholesaling:
a) The enterprise is established within the law and the tobacco wholesaling is registered;
b) The business location is fixed and clear, the technical requirements are satisfied;
c) A system of tobacco wholesaling is established in the province where the head office is situated (at least 02 tobacco retailers in the province);
d) Letters of introduction or sale contracts signed with tobacco suppliers or tobacco product distributors are presented;
dd) The warehouses under their ownership (or co-ownership) according to the joint venture contract or capital contribution contract, or the warehouse lease contracts are suitable for the business model (the minimum area is 50 m2 ) and the preservation of tobacco during the storage period;
e) The means of transport under the ownership or co-ownership according to the joint venture contract or capital contribution contract, or the contracts to hire means of transport are suitable for the business scale (at least 01 vehicle capable of at least 500 kg) and the preservation of tobacco in transit;
g) The financial capacity is able to ensure the normal operation of the entire wholesaling system (a certification of at least 01 billion VND is issued by a bank);
h) A written commitment to comply with the requirements for fire prevention and fighting and environment protection is made by the enterprise;
i) The Planning for tobacco trading network approved by competent authorities is complied with.
3. Requirements for the issuance of the License for tobacco retailing:
a) The tobacco retailing is registered;
b) The business location is fixed and clear, the technical requirements are satisfied;
c) The area of tobacco sale is at least 03 m2 or larger;
d) Letters of introduction or sale contracts signed with tobacco wholesalers are presented;
dd) The Planning for tobacco trading network approved by competent authorities is complied with.
Article 27. Application for the License to trade in tobacco ingredients
1. Application for the License to distribute tobacco:
a) The written request for the issuance of the License to distribute tobacco;
b) A copy of the Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business registration and the Certificate of Tax code;
c) Copies of letters of introduction or sale contracts signed with tobacco suppliers, which specify the intended business location;
d) Documents about the business location, including:
- The address, area, and destruction of the tobacco sale location;
- Copies of documents proving the right to use the business location (under ownership or co-ownership or leased for at least 01 year);
- The manifests of equipment for checking and regulating temperature and humidity at the tobacco sale location.
dd) Income statement of the enterprise (when applying for the reissuance of the license):
- Income statements of the previous 03 years, enclosed with the list and copies of sale contracts signed with other tobacco distributors or tobacco suppliers, the tax that were paid;
- Method of sale and management of the distribution system.
e) The list of traders, a copy of the Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business registration and the Certificate of Tax code, the Licenses for tobacco sale of the traders that belong or will belong the tobacco distribution network;
g) Documents about the means of transport: copies of the documents proving the right to use means of transport (under ownership or co-ownership according to the joint venture contract or capital contribution contract; or contracts to hire means of transport for at least 01 year);
h) Documents about the financial capacity: the financial capacity is able to ensure the normal operation of the entire distribution system (a certification is issued by a bank);
i) Documents about the warehouse, including:
- Documents proving the right to use the business location (under ownership or co-ownership or leased for at least 01 year);
- A written commitment to ensure the conformity of the warehouse with the requirements for fire prevention and fighting and environment protection is made by the enterprise;
2. Application for the License for tobacco wholesaling:
a) The written request for the issuance of the License for tobacco wholesaling:
b) A copy of the Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business registration and the Certificate of Tax code;
c) Copies of letters of introduction or sale contracts signed with tobacco suppliers or tobacco wholesalers, which specify the intended business location;
d) Documents about the business location, including:
- The address, area, and destruction of the tobacco sale location;
- Copies of documents proving the right to use the business location (under ownership or co-ownership or leased for at least 01 year);
- The manifests of equipment for checking and regulating temperature and humidity at the tobacco sale location.
dd) Income statements of the enterprise:
- Income statements of the previous 03 years, enclosed with the list and copies of sale contracts signed with other tobacco distributors or tobacco suppliers or tobacco wholesalers, the tax that were paid;
- Method of sale and management of the distribution system.
e) The list of traders, a copy of the Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business registration and the Certificate of Tax code, the Licenses for tobacco sale of the local traders that belong or will belong the tobacco distribution network;
g) Documents about the means of transport: copies of the documents proving the right to use means of transport (under ownership or co-ownership according to the joint venture contract or capital contribution contract; or contracts to hire means of transport for at least 01 year);
h) Documents about the financial capacity: the financial capacity is able to ensure the normal operation of the entire distribution system (a certification is issued by a bank);
i) Documents about the warehouse, including:
- Documents proving the right to use the business location (under ownership or co-ownership or leased for at least 01 year);
- A written commitment to ensure the conformity of the warehouse with the requirements for fire prevention and fighting and environment protection is made by the enterprise;
3. Application for the issuance of the License for tobacco retailing:
a) The written request for the issuance of the License for tobacco retailing:
b) A copy of the Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business registration and the Certificate of Tax code;
c) Copies of letters of introduction or sale contracts are signed with tobacco wholesalers;
d) Documents about the business location, including:
- The address, area, and destruction of the tobacco sale location;
- Copies of documents proving the right to use the business location (under ownership or co-ownership or leased for at least 01 year);
- The manifests of equipment for checking and regulating temperature and humidity at the tobacco sale location.
Article 28. Authority and procedure for issuing Licenses to trade in tobacco
1. Authority to issue the License to trade in tobacco:
a) The Ministry of Industry and Trade shall issue, reissue, and adjust the License to distribute tobacco;
b) Services of Industry and Trade shall issue, reissue, and adjust the License for tobacco wholesaling;
c) Industry and Trade Chambers or Economic Chambers (affiliated to People’s Committees of districts, towns, and provincial cities – hereinafter referred to as Industry and Trade Chambers) shall issue, reissue, and adjust the License for tobacco retailing.
2. Procedure for issuing Licenses to trade in tobacco
a) Every applicant for the License to trade in tobacco shall make 02 applications according to Article 27 of this Decree. 01 application is sent to the licensing authority, 01 application is kept by the applicant;
b) Within 15 working days from the day on which the valid application is received, the licensing authority shall consider and issue the License to trade in tobacco. If the enterprise fails to meet the requirements, the licensing authority shall makes a written refusal and provide explanation;
c) If the application is not sufficient, the licensing authority shall request the enterprise to supplement the application within 07 working days from the day on which the application is received.
3. Making and keeping the License to trade in tobacco:
a) The License to distribute tobacco shall be made into multiple copies: 02 copies are kept by the licensing authority; 01 copy is sent to the applicant; 01 copy is sent to Market Surveillance Agency; each Service of Industry and Trade in the License shall receive 01 copy; each tobacco supplier or other tobacco distributor in the license (who sell products to the applicant) shall receive 01 copy;
b) The License for tobacco wholesaling shall be made into multiple copies: 02 copies are kept by the licensing authority; 01 copy is sent to the applicant; 01 copy is sent to the Ministry of Industry and Trade; 1 copy is sent to the Sub-department of Market Surveillance; each tobacco supplier or other tobacco distributor in the license (who sell products to the applicant) shall receive 01 copy;
b) The License for tobacco retailing shall be made into multiple copies: 02 copies are kept by the licensing authority; 01 copy is sent to the applicant; 01 copy is sent to the Service of Industry and Trade; 1 copy is sent to the Sub-department of Market Surveillance; each tobacco manufacturer or other tobacco wholesaler in the license (who sell products to the applicant) shall receive 01 copy;
4. Each License to distribute tobacco, License for tobacco wholesaling, and License for tobacco retailing is valid for 05 years. 30 days before the expiration date of the license, 01 application for the reissuance of the license shall be submitted if they wish to continue the business. The documentation and procedure for the reissuance are specified in Article 39 of this Decree.
Article 29. Rights and obligations of traders issued with Licenses to trade in tobacco
Apart fro the rights and obligations stipulated by law, the traders issued with Licenses to trade in tobacco also have the following rights and obligations:
1. Buying tobacco having legal origins.
2. Circulate and sell tobacco on the market in accordance with the License to trade in tobacco.
3. Tobacco distributors and wholesalers shall only sell tobacco to traders that have License to trade in tobacco in their distribution system within the licensed localities.
4. Tobacco distributors may buy tobacco from tobacco suppliers or other tobacco distributors and sell them to tobacco wholesalers or retail tobacco at their retail outlets in the locality where their head offices are situated and the licensed localities.
5. Tobacco wholesalers may buy tobacco from tobacco suppliers or tobacco distributors and sell them to tobacco retailers or retail tobacco at their retail outlets in the province.
6. Locations of retail outlets of distributors and wholesalers must be conformable with Planning for tobacco trading network; their area is similar to that of retail outlets of tobacco retailers.
7. Tobacco retailers may buy tobacco from tobacco wholesalers and sell them at licensed locations.
8. Tobacco traders must post valid copies of Licenses to trade in tobacco issued by competent authorities at their head offices, branches, representative offices, and business premises.
9. Each trader is only issued with a type of License to trade in tobacco. The traders issued with License to trade in tobacco must pay fees as prescribed by the Ministry of Finance.
10. Make periodic income statements according to the instruction of the licensing authorities.
Article 30. Commercial export and import of tobacco.
1. The commercial import of tobacco must comply with the principles below:
a) Appoint major tobacco importers;
b) The imported tobacco must bear the stamps of tobacco import issued by the Ministry of Finance;
c) The import of tobacco must comply with the management requirements in this Decree and relevant laws on tobacco produced at home.
2. The Ministry of Industry and Trade shall appoint major tobacco importers
3. The export of tobacco must comply with the principles below:
a) The traders issued with the License to manufacture tobacco or License to distribute tobacco or License for tobacco wholesaling may export tobacco that has legal origins according to this Decree and other relevant law;
Where a trader exports tobacco that has legal origins on behalf of another trader that has the License to manufacture tobacco or License to distribute tobacco or License for tobacco wholesaling, the former must have one of the three licenses.
b) If the trader has a License to manufacture tobacco, the quantity of tobacco exported shall not be deducted from the quota for tobacco manufacturing for sale at home.
4. The temporary import for re-export and temporary export for re-import of tobacco and tobacco ingredients shall comply with current regulations and guidance of the Ministry of Industry and Trade.
5. The Ministry of Industry and Trade shall provide guidance on the mechanism for state management of tobacco import.
Article 31. Non-commercial import of tobacco.
1. Individuals that enter Vietnam may bring tobacco as long as it does not exceed the limits on luggage according to the regulations of the Government.
2. Diplomatic missions, consular offices, and international organizations in Vietnam must comply with Vietnam’s law when they are allowed to import tobacco for use.
3. The enterprises having the License to manufacture tobacco that wish to import tobacco into Vietnam to serve research and experimental production must be allowed by the Ministry of Industry and Trade. The quantity of imported tobacco serving research and experiment production must not exceed 500 packs (20-cigarette pack) or 50 cigars.
Article 32. Prevention of smuggling and trade fraud
1. Counterfeit tobacco and substandard tobacco shall be confiscated and destructed. Smuggled tobacco shall be confiscated and handled in accordance with the regulations of the Government.
2. The enterprises that produce or buy tobacco are obliges to cooperate with competent authorities in the preventing of tobacco smuggling and counterfeit tobacco.
Chapter 6.
MANAGEMENT OF MACHINERY AND EQUIPMENT, INGREDIENT, CIGARETTE PAPER, AND TOBACCO STAMPS
Article 33. Management of machinery and equipment for tobacco manufacturing.
1. Organizations and individuals without the License to manufacture tobacco or License to process tobacco ingredients may not use machinery and equipment for tobacco manufacturing in any shape or form.
2. The machinery and equipment for tobacco manufacturing of enterprises that manufacture tobacco or process tobacco ingredients shall be sold, export, re-export, and liquidated in accordance with relevant laws and comply with the rules below:
a) Enterprises shall only sell usable machinery and equipment to the enterprises that have the License to manufacture tobacco or License to process tobacco ingredients that matches the production line licensed by competent authorities, or export/re-export them;
b) Machinery and equipment that are not usable or liquidated must be destructed under the supervision of a supervising commission set up by the Ministry of Industry and Trade.
3. Documents about the sale, export, re-export, or liquidation of machinery and equipment and an application shall be sent to the Ministry of Industry and Trade. Within 15 working days from the day on which the documents are received, the Ministry of Industry and Trade shall make a written reply or set up a supervising commission if machinery and equipment are destructed.
4. After machinery and equipment are sold, exported, re-exported, or liquidated, a report on the result shall be sent to the Ministry of Industry and Trade.
5. The Ministry of Industry and Trade shall cooperate with relevant functional agencies in carrying out inspection and handling machinery and equipment for tobacco manufacturing without legal origins or that are not destructed as required.
Article 34. Import of machinery and equipment for tobacco manufacturing.
1. Any enterprise that imports machinery and equipment for tobacco manufacturing must satisfy the requirements below:
a) The License to manufacture tobacco or License to process tobacco ingredients is obtained;
b) The imported machinery and equipment for tobacco manufacturing are suitable for the capacity of the enterprise, which is announced by the Ministry of Industry and Trade;
c) The investment policies (if any) are approved by the Ministry of Industry and Trade.
2. The enterprise shall send 01 dossier of the import of machinery and equipment for tobacco manufacturing, including the written approval for the investment policy, the projects, relevant approving documents, and the written request for the permission of the Ministry of Industry and Trade. Within 10 working days form the day on which the sufficient dossier is received, the Ministry of Industry and Trade shall makes a written reply. The refusal (if any) must be explained.
3. The Ministry of Industry and Trade shall make and promulgate the list of machinery and equipment for tobacco manufacturing.
Article 35. Handling machinery and equipment for tobacco manufacturing without legal origins
1. Machinery and equipment for tobacco manufacturing are considered illegal when:
a) They are imported before the issuance of the Prime Minister’s Directive No. 13/1999/CT-TTg dated May 12, 1999 on the rearrangement of manufacture and trade in tobacco without valid import papers;
b) They are imported after the issuance of the Prime Minister’s Directive No. 13/1999/CT-TTg without valid import papers and written approvals of the Ministry of Industry and Trade (or the Ministry of Industry).
2. Machinery and equipment for tobacco manufacturing without legal origins shall be confiscated and handled in accordance with law. Confiscated machinery and equipment shall be handled in accordance with current regulations, and only be sold to the enterprises having the License to manufacture tobacco or License to process tobacco ingredients that matches the line of production licensed by competent authorities, or be destructed.
3. The Ministry of Industry and Trade shall cooperate with the Ministry of Public Security enterprise the Ministry of Finance in carrying out inspection and handling machinery and equipment for tobacco manufacturing without legal origins.
Article 36. Managing the import of tobacco ingredients and cigarette paper
1. Tobacco ingredients and cigarette paper are under the management of the Ministry of Industry and Trade.
2. Enterprises that import tobacco ingredients, cigarette paper to sell at home, to serve export processing or manufacture must satisfy the requirements below:
a) The License to manufacture tobacco or License to process tobacco ingredients is obtained;
b) The tobacco ingredients and cigarette paper imported must be suitable for the production of the enterprise (for production serving domestic sale);
c) Contracts to manufacture or processing tobacco or tobacco ingredients for export are signed (production or processing for export)
d) The import is approved by the Ministry of Industry and Trade.
3. Importing tobacco ingredients and cigarette paper serving tobacco manufacturing for domestic sale:
a) Before November 15 every year, the enterprises that manufacture tobacco and enterprises that process shredded tobacco must send report on their demand for import of tobacco ingredients and cigarette paper to serve the tobacco manufacturing for domestic sale and processing of shredded tobacco in the next year to the Ministry of Industry and Trade;
The report must specify the performance, production, import of tobacco ingredients and cigarette paper in the year, the estimated production, the demand for tobacco ingredients and cigarette paper in the next year.
b) According to the reports sent by enterprises, the capacity for satisfying the demand for ingredients, and the quota on tobacco ingredients, the Ministry of Industry and Trade shall notify the import quota to the enterprises and the agencies concerned before December 15.
c) The quota on tobacco ingredients and import quota of each enterprise shall be posted on the website of the Ministry of Industry and Trade;
d) Imported tobacco ingredients and cigarette paper shall only be used for tobacco manufacturing and shredded tobacco in accordance with the registration, and must not be sold on the market.
4. Importing tobacco ingredients and cigarette paper serving tobacco manufacturing or processing for export:
a) Only the enterprises having the License to manufacture tobacco are allowed to import tobacco ingredients and cigarette paper to manufacture of process tobacco for export;
b) The enterprise shall send the contract to manufacture tobacco for export or contract to process tobacco for export and the written request for the import of tobacco ingredients and cigarette paper to the Ministry of Industry and Trade. According to the request and capacity of the enterprise, and relevant documents, the Ministry of Industry and Trade shall send an import plan to the enterprise and relevant agencies within 07 days from the day on which sufficient documents are received.
5. Importing tobacco ingredients for processing tobacco ingredients for export:
a) Only the enterprises having the License to process tobacco ingredients are allowed to import tobacco ingredients for processing tobacco ingredients for export;
b) The enterprise shall send the contract to process tobacco ingredients for export and a written request to the Ministry of Industry and Trade. According to the request and capacity of the enterprise, and relevant documents, the Ministry of Industry and Trade shall makes a written approval or disapproval of the contract performance within 07 days from the day on which sufficient documents are received.
6. The Ministry of Industry and Trade shall issue the forms for registering demands for cigarette paper, shredded tobacco, and tobacco ingredients.
Article 37. Tobacco stamps
1. Packages of tobacco being sold at home must bear the required by Vietnam’ law.
2. Packages of tobacco being exported, presented, or exhibit overseas may not bear the stamps required by Vietnam’s law.
3. The stamps of tobacco sold in Vietnam shall be only issued to the enterprises that have the License to manufacture tobacco. The quantity of stamps issued to an enterprise every year must not exceed the permissible production.
4. The packages of tobacco imported for sale in Vietnam must bear the import.
5. The Ministry of Finance shall print and issue stamps to enterprise within the law.
Chapter 7.
ADJUSTING AND REISSUING THE CERTIFICATE OF ELIGIBILITY TO INVEST IN TOBACCO CULTIVATION, LICENSE TO TRADE IN TOBACCO INGREDIENTS, LICENSE TO PROCESS TOBACCO INGREDIENTS, LICENSE TO MANUFACTURE TOBACCO, AND LICENSE TO TRADE IN TOBACCO
Article 38. Adjusting the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, and License to trade in tobacco
1. When the contents of the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco are changed, 01 application shall be sent to the licensing authority.
2. The application includes:
a) The written request for the adjustment;
b) The copy of the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco that was issued;
c) Documents proving the necessity of the adjustment.
3. Procedure for adjustment:
a) The applicant shall submit 01 application for the adjustment of the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco to a competent authority;
b) Within 15 working days from the day on which the sufficient and valid application is received, the competent authority shall consider adjusting the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco. If the requirements are not satisfied, the licensing authority shall make a written refusal and provide explanation.
Article 39. Reissuing the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco
1. The Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco that was issued is expired. 30 days before the expiration date of the license, 01 application for the reissuance of the license shall be submitted if they wish to continue the business. The documentation, authority, and procedure for the reissuance are similar to those of the new issuance.
2. When the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco is lost, damaged, or burned, 01 application for the reissuance shall be submitted, including.
a) The written request for the reissuance;
b) A copy of the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco that was issued (if any);
3. Procedure for the reissuance:
a) The applicant shall submit 01 application for the reissuance of the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco to a competent authority;
b) Within 15 working days from the day on which the sufficient and valid application is received, the competent authority shall consider reissuing the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco. If the requirements are not satisfied, the licensing authority shall make a written refusal and provide explanation.
Chapter 8.
LICENSING FEES AND REPORTING REGIME
Article 40. Licensing fees
The organizations and individuals issued with the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco shall pay fees as required by the Ministry of Finance.
Article 41. Reporting regime
1. Services of Industry and Trade shall send reports on the issuance of the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License for tobacco wholesaling, and License for tobacco retailing to the Ministry of Industry and Trade.
2. Industry and Trade Chambers shall send reports on the trading and issuance of the License for tobacco retailing to Services of Industry and Trade.
3. Every tobacco supplier shall send reports on the production and types of tobacco they manufacture or trade (according to the distribution, wholesaling, retailing system) to the licensing authority and the Service of Industry and Trade of the province where their head office is situated.
4. Every tobacco distributor, wholesaler, and retailer shall send reports on their business to the licensing authority and the Industry and Trade Agency where their head office is situated.
5. Every investor in tobacco cultivation, trader of tobacco ingredients, tobacco distributor, wholesaler, and retailer shall send reports on their business to the licensing authority and the Industry and Trade Agency where their head office is situated.
6. Every tobacco manufacturer shall send reports on the tobacco manufacturing and trading to the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance, including: the production quantity, export quantity, import quantity, sales, sale prices, special excise duty, VAT payable on each brand.
7. Every enterprise that manufactures tobacco or processes tobacco ingredients shall send the Ministry of Industry and Trade reports on the import and use of machinery and equipment for tobacco manufacturing, tobacco ingredients, cigarette paper in the period, the manufacture, trading, and processing of tobacco ingredients .
8. The Ministry of Industry and Trade shall provide guidance the reporting regime and report forms for Services of Industry and Trade, Industry and Trade Chambers, enterprises that manufacture tobacco, process tobacco ingredients, trade in tobacco ingredients, invest in tobacco ingredients, tobacco supplier, tobacco distributors, wholesalers, and retailers.
Chapter 9.
VIOLATIONS AND PENALTIES
Article 42. Violations against the laws on tobacco trading
1. Manufacturing, trading in tobacco, trading in tobacco ingredients, processing tobacco ingredients without a license; Investing in tobacco cultivation without the Certificate of eligibility.
2. Manufacturing, trading, importing, storing, transporting smuggled tobacco (except for the cases in which competent authorities allow the re-export) counterfeit tobacco, and the tobacco products that are not protected in Vietnam, fail to comply with National Technical Regulations on tobacco, defective tobacco, expired tobacco, or tobacco without the stamps required by law.
3. Using, liquidating, importing, exporting, re-exporting, selling machinery and equipment for tobacco manufacturing against the law and this Decree.
4. Exceeding the limits of tobacco production.
5. Failing to comply with the laws on hygiene and prevention of tobacco harm.
6. Buying and selling tobacco stamps.
7. Illegally buying and selling cigarette paper.
8. Selling tobacco at offices, schools, hospitals, cinemas, theatres, stadiums, and other public places stipulated by law.
9. Other violations stipulated by law.
Article 43. Revoking the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco
1. The Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, and License to trade in tobacco shall be revoked by competent authorities when violations against the conditions for investment, trading, processing tobacco ingredients, manufacturing, trading in tobacco, and other violations are committed according to law.
2. If the operation is not commenced within one year from the issuance date of the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco, the certificate or license shall be revoked.
Article 44. Penalties
Organizations and individuals that commit violations against the law, depending on the nature and seriousness of the violations, shall face disciplinary actions, administrative penalties, or criminal prosecution, and pay compensation for any damage caused by the violations.
Chapter 10.
STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITY
Article 45. The Ministry of Industry and Trade shall:
1. Promulgate or request the Government and the Prime Minister to promulgate legislative documents on tobacco trading.
2. Provide the forms of the applications, the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco; provide guidance on the reporting regime and forms; make the list of equipment for tobacco manufacturing.
3. Cooperate with the Ministries, agencies and local governments in formulating the scheme for restructuring the tobacco industry; manage the establishment, division, merger, and dissolution of enterprises that manufacture tobacco and process tobacco ingredients in accordance with law.
4. Manage the investment and construction in the tobacco industry within the law and this Decree.
5. Formulate and promulgate National Technical Regulations on tobacco ingredients; providing guidance and inspect the standards of tobacco quality.
6. Manage the import of machinery and equipment for tobacco manufacturing, tobacco ingredients, cigarette paper, and tobacco products.
7. Impose limits on tobacco production of each tobacco manufacturer in each period.
8. Request the Prime Minister to consider allowing the import of foreign tobacco brands for sale in Vietnam.
9. Cooperate with other Ministries and agencies in providing guidance on state management of tobacco import, temporary import for re-export, temporary export for re-import of tobacco and tobacco ingredients.
10. Cooperate with relevant functional agencies in carrying out inspection and handling machinery and equipment for tobacco manufacturing without legal origins or that are not destructed as required.
11. Cooperate with relevant functional agencies in carrying out inspection take actions against the tobacco traders that violate this Decree.
12. Carry out inspections, settle complaints, denunciations, and penalize violations against the laws on tobacco trading.
Article 46. The Ministry of Finance shall:
1. Print and issue stamps to enterprises in accordance with this Decree and current regulations.
2. Provide guidance on the establishment and use of the fund for planting and processing tobacco ingredients.
3. Cooperate with the Ministry of Industry and Trade, relevant Ministries and agencies is promulgating regulations on the fees for the issuance of the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, and License to trade in tobacco.
Article 47. The Ministry of Health shall:
1. Provide guidance on the registration of standards and National Technical Regulations on cigarettes.
2. Cooperate with the Ministry of Industry and Trade in carrying out inspections and penalize the violations against the law on tobacco harm prevention in tobacco trading.
Article 48. Other Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies shall:
Other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, within the area of their competence, shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade in the state management of tobacco trading, and disseminating the implementation of this Decree.
Article 49. Provincial People’s Committees shall:
1. Perform state management of the tobacco industry and resolve the issues under their management.
2. Cooperate with the Ministry of Industry and Trade in the rearrangement of local tobacco enterprises.
3. Inspect the manufacture and sale of tobacco ingredients and tobacco locally.
Chapter 11.
IMPLEMENTATION
Article 50. Provisional regulations
1. The organizations and individuals whose Certificates of eligibility to trade in tobacco ingredients, Certificates of eligibility to process tobacco ingredients, Licenses to manufacture tobacco, Licenses to trade in tobacco, according to the Government's Decree No. 119/2007/ND-CP dated July 18, 2007, are exempt from applying for the reissuance of such Certificates or Licenses. When such certificates of licenses expire, the licensing procedure stipulated in this Decree shall be followed.
2. The organizations and individuals that have not been issued with the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation, License to trade in tobacco ingredients, License to process tobacco ingredients, License to manufacture tobacco, or License to trade in tobacco shall follow the licensing procedure stipulated in this Decree.
Article 51. Effect
1. This Decree takes effect on August 15, 2013.
2. The Government's Decree No. 119/2007/ND-CP dated July 18, 2007 on tobacco manufacturing and trading is annulled from the effective date of this Decree.
Article 52. Responsibility for the implementation
1. The Ministry of Industry and Trade shall cooperate with other Ministries and agencies in providing guidance on the implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá
Điều 7. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 12. Điều kiện cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 4. Nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá
Điều 5. Đầu tư trồng cây thuốc lá và sử dụng giống cây thuốc lá
Điều 7. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 12. Điều kiện cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 25. Đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 26. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán thuốc lá
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 36. Quản lý nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá
Điều 4. Nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 26. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán thuốc lá
Điều 28. Thẩm quyền, trình tự thủ tục cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 31. Nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại
Điều 32. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương