Chương 3: Nghị định 67/2013/NĐ-CP Sản xuất sản phẩm thuốc lá
Số hiệu: | 67/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2013 |
Ngày công báo: | 11/07/2013 | Số công báo: | Từ số 401 đến số 402 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bổ sung điều kiện được bán lẻ thuốc lá
Thương nhân muốn được cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá phải đáp ứng thêm 02 điều kiện mới sau:
+ Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03m2 trở lên;
+ Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá.
Quy định trên được ghi nhận tại Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn về kinh doanh thuốc lá.
Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá có thời hạn 05 năm; Trước khi hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, thương nhân phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục kinh doanh.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung nhiều quy định mới liên quan đến phân phối, bán buôn sản phẩm thuốc lá.
Nghị định 67 có hiệu lực từ ngày 15/8/2013 và thay thế Nghị định 119/2007/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010 hoặc doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương đầu tư trong trường hợp sáp nhập, liên doanh để sản xuất thuốc lá.
2. Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước:
a) Doanh nghiệp phải tham gia đầu tư trồng cây thuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư với các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và Quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt;
b) Phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước để sản xuất thuốc lá. Trong trường hợp không đủ nguyên liệu trong nước thì được nhập khẩu phần nguyên liệu còn thiếu theo kế hoạch nhập khẩu hàng năm do Bộ Công Thương công bố, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn nước ngoài hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu. Kế hoạch này được xác định phù hợp với Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt.
3. Điều kiện về máy móc thiết bị:
a) Có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính: Cuốn điếu, đóng bao;
b) Trong công đoạn cuốn điếu, đóng bao, đóng tút doanh nghiệp phải sử dụng các máy cuốn, máy đóng bao, đóng tút tự động, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo phương pháp truyền thống phải thao tác bằng tay;
c) Có các thiết bị kiểm tra để thực hiện đo lường, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như: Trọng lượng điếu, chu vi điếu, độ giảm áp điếu thuốc. Đối với các chỉ tiêu lý, hóa khác và chỉ tiêu vệ sinh thuốc lá, doanh nghiệp có thể tự kiểm tra hoặc thông qua các đơn vị dịch vụ có chức năng để kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải được lưu giữ có hệ thống, thời gian lưu giữ phải dài hơn thời hạn sử dụng của sản phẩm là 6 tháng để theo dõi;
d) Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có nguồn gốc hợp pháp.
4. Điều kiện về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thuốc lá.
Doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm thuốc lá.
5. Điều kiện về sở hữu nhãn hiệu hàng hóa.
Doanh nghiệp phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký và được bảo hộ tại Việt Nam.
6. Điều kiện về môi trường và phòng, chống cháy nổ.
Có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có đăng ký ngành nghề sản xuất sản phẩm thuốc lá.
3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất (nếu có) và dự kiến sản lượng sản xuất kinh doanh của 05 năm tiếp theo (trong đó nêu rõ chỉ tiêu sản lượng sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm thuốc lá quy đổi ra bao 20 điếu).
4. Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị cuốn điếu thuốc lá và đóng bao thuốc lá (năng lực từng công đoạn quy đổi ra bao 20 điếu tính theo 03 ca/ngày).
5. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị.
6. Hợp đồng gia công chế biến sợi, hợp đồng dịch vụ kiểm tra chất lượng (nếu có).
7. Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác.
8. Bản sao các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp.
9. Bản sao công bố phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá.
10. Bản sao hồ sơ chứng minh đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
1. Thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
Bộ Công Thương là cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
2. Trình tự cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
a) Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá cho Bộ Công Thương;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, Bộ Công Thương sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
3. Lập và lưu giữ Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được lập thành 04 bản: 02 bản lưu tại Bộ Công Thương, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp, 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
4. Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá có thời hạn 05 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, doanh nghiệp sản xuất thuốc lá nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá trong trường hợp tiếp tục sản xuất. Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp lại được quy định tại Điều 39 của Nghị định này.
1. Tổng sản lượng sản xuất và nhập khẩu thuốc lá hàng năm của toàn ngành để tiêu thụ trong nước không được vượt quá tổng sản lượng sản xuất của toàn ngành thuốc lá đã được Bộ Công Thương công bố trước ngày ban hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Sản lượng sản phẩm thuốc lá sản xuất và nhập khẩu hàng năm của doanh nghiệp để tiêu thụ trong nước không được vượt quá sản lượng ghi trong Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
3. Trên cơ sở kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong 03 năm và dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh của 05 năm tiếp theo, Bộ Công Thương xem xét và công bố sản lượng được phép sản xuất và nhập khẩu của từng doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong giai đoạn 05 năm tiếp theo trong Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp.
4. Đến năm 2017 sản lượng các sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp sản xuất được quy đổi ra thuốc lá điếu (loại 20 điếu/bao) phải đạt từ 100 triệu bao/năm (gồm sản lượng sản xuất tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) trở lên, trường hợp không đạt được sản lượng trên sẽ phải chuyển đổi ngành nghề sản xuất, kinh doanh hoặc sáp nhập với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá khác.
1. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và toàn ngành thuốc lá là năng lực máy móc thiết bị có tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ do Bộ Công nghiệp xác định và công bố trước ngày ban hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp là cơ sở để quản lý đầu tư máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá và sản lượng sản xuất và nhập khẩu sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá có thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc lá và được Bộ Công Thương cấp phép sản xuất sản phấm thuốc lá nhưng không đủ năng lực sản xuất được phép:
a) Gia công sản xuất sản phẩm thuốc lá tại các doanh nghiệp còn dư năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá;
b) Thuê, mượn, chuyển nhượng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất còn dư năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá sau khi được Bộ Công Thương đồng ý bằng văn bản.
4. Điều chuyển năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp.
Bộ Công Thương sẽ điều chuyển năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá từ các doanh nghiệp còn dư năng lực sản xuất nhưng chưa khai thác hết năng lực và không có phương án khả thi để khai thác năng lực sản xuất sang các doanh nghiệp được cấp phép sản xuất, có thị trường phát triển nhưng đã hết năng lực sản xuất theo nguyên tắc sau:
a) Có sự thỏa thuận thống nhất giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp;
b) Trường hợp các doanh nghiệp không thỏa thuận được theo quy định tại Khoản 3, Điều này. Việc điều chuyển nhượng máy móc thiết bị giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Sản phẩm thuốc lá chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
3. Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép in nhãn hoặc hợp đồng với cơ sở in để in nhãn bao bì thuốc lá.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Được tổ chức hệ thống phân phối, bán buôn sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp sản xuất và được bán lẻ sản phẩm thuốc lá trực tiếp tại hệ thống cửa hàng trực thuộc của doanh nghiệp theo đúng quy định mà không phải đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
2. Được phân phối sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp sản xuất ra (trực tiếp hoặc thông qua chi nhánh hoặc công ty trực thuộc) để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép phân phối, bán buôn sản phẩm thuốc lá.
3. Phải công bố tiêu chuẩn cơ sở về sản phẩm và bảo đảm sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá.
Chapter 3.
MANUFACTURE OF TOBACCO
Article 17. Conditions for the issuance of the License to manufacture tobacco
1. Enterprises that manufacture tobacco before the issuance date of the Government’s Resolution No. 12/2000/NQ-CP dated August 14, 2000 on National Policy on prevention of tobacco harm 2000 – 2010, or the enterprises that have their investment policies agreed by the Prime Minister when merging or cooperating in tobacco manufacturing
2. Conditions of investment and use of tobacco ingredients planted at home
a) Enterprises must participate in investment in tobacco cultivation in the form of direct investment or cooperation with enterprises that have the Certificate of eligibility to invest in tobacco cultivation in accordance with the approved Planning for tobacco ingredient area;
b) Tobacco ingredients planted at home must be used for tobacco manufacturing. Where ingredients at home are not sufficient, the needed quantity may be imported according to the annual import plan made by the Ministry of Industry and Trade, except for the manufacture of tobacco bearing foreign makes or exported tobacco. This plan must be conformable with the Tobacco manufacturing and tobacco ingredient area planning.
3. Requirements of machinery and equipment:
a) Adequate machinery and equipment are used for rolling and packaging cigarettes;
b) Cigarettes must be rolled and packaged by automated lines, except for traditional products that need manual works;
c) Adequate devices are used for measuring and inspecting quality criteria, such as weight, circumference, and depression of the cigarettes. Enterprises may hire other capable service providers to inspect other physical, chemical, and hygiene criteria of cigarettes. The inspection results must be systematically kept for a longer period of time than the shelf life of products (06 months);
d) All machinery and equipment used for tobacco manufacturing have legal origins.
4. Technical regulations and standards of tobacco.
Enterprises must comply with standards and National Technical Regulations on tobacco.
5. Requirements of brand ownership.
Enterprises must acquire legal ownership or right of use of the brands registered and protected in Vietnam.
6. Requirements of environment protection and fire and explosion prevention.
Vehicles and equipment serving fire prevention and fighting and environment protection must be adequate.
Article 18. Conditions for the issuance of the License to manufacture tobacco
1. The written request for the License to manufacture tobacco.
2. A copy of the Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business registration that covers the tobacco manufacturing.
3. A report on the performance of the enterprise over the last 03 years (if any) and estimated production in the next 05 years (specifying the production of each product).
4. The manifest of machinery and equipment for rolling and packing cigarettes (productivity of each stage).
5. Documents proving legal origins of machinery and equipment.
6. Contracts to process shredded tobacco, contracts for quality inspection services (if any).
7. The declaration of the area, floor plan of the storage, workshop, office, and other ancillary sites.
8. Copies of documents proving the legal ownership right of use of tobacco brands.
9. Copies of the Declaration of conformity with National Technical Regulations on tobacco.
10. Copies of documents proving the investment in the development of tobacco ingredient areas.
Article 19. Authority and procedure for issuing the License to manufacture tobacco
1. Authority to issue the License to manufacture tobacco:
The Ministry of Industry and Trade shall issue, reissue, and adjust the License to manufacture tobacco.
2. Procedure for issuing the License to manufacture tobacco:
a) The enterprise that manufactures tobacco shall submit 01 application for the License to manufacture tobacco to the Ministry of Industry and Trade;
b) Within 20 working days from the day on which the valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall consider issuing the License to manufacture tobacco. If the aforesaid conditions are not met, the Ministry of Industry and Trade shall issue a written refusal and provide explanation.
c) If the application is not sufficient, the Ministry of Industry and Trade shall request the applicant to supplement the application within 07 working days from the day on which the application is received.
3. Making and keeping the License to manufacture tobacco:
The License to manufacture tobacco shall be made into 04 copies; 02 copies are kept by the Ministry of Industry and Trade, 01 copy is sent to the applicant, and 01 copy is sent to the Service of Industry and Trade of the locality where the head office of the enterprise is situated.
4. Each License to manufacture tobacco is valid for 05 year. 30 days before the expiration date, the tobacco manufacturer shall submit 01 application for the reissuance of the License to manufacture tobacco if they wish to continue manufacturing. The documentation and procedure for the reissuance are specified in Article 39 of this Decree.
Article 20. Quantity of manufactured and imported tobacco
1. The total quantity of tobacco manufacturingd and imported to be sold at home must not exceed the total production of tobacco announced by the Ministry of Industry and Trade before the issuance date of the Law on Tobacco harm prevention.
2. The total quantity of tobacco manufacturingd and imported by an enterprise to be sold at home must not exceed the production in the License to manufacture tobacco.
3. Based on the performance of the enterprise in 03 years and the production plan for the next 05 years, the Ministry of Industry and Trade shall consider and announce the permissible quantity of tobacco manufacturingd and imported of each tobacco manufacturer in the next 05 year in the License to manufacture tobacco.
4. The quantity of tobacco manufacturingd by enterprises (converted into 20-cigarette packs) must reach at least 100 million packs per year (including domestic sale and export). If this target is not reached, the business line must be changed or the enterprise must be merged into another enterprise that has the License to manufacture tobacco.
Article 21. Manufacturing capacity and redistribution of manufacturing capacity
1. The tobacco manufacturing capacity of each enterprise and the whole tobacco industry is the capacity of machinery and equipment on the issuance date of the Government’s Resolution No. 12/2000/NQ-CP dated August 14, 2000, which is determined and announced by the Ministry of Industry before the issuance of the Law on Tobacco harm prevention.
2. The capacity of each enterprise is the basis for the management of machinery and equipment for tobacco manufacturing and quantity of manufactured and imported tobacco.
3. Where a tobacco manufacturer, which has a market for tobacco and is licensed to manufacture tobacco by the Ministry of Industry and Trade, is not capable, it is entitled to:
a) Have tobacco processed by the enterprises with excess capacity for tobacco manufacturing;
b) Renting, borrowing, or buying machinery and equipment from enterprises with excess capacity for tobacco manufacturing after the Ministry of Industry and Trade makes a written approval.
4. Redistribution of tobacco manufacturing capacity.
The Ministry of Industry and Trade shall redistribute the tobacco manufacturing capacity from enterprises with excess capacity without feasible plans for utilizing it to the incapable enterprises that have license for manufacture and market. In particular:
a) Consensus shall be reached among tobacco manufacturers in order to ensure their benefits;
b) Where enterprises fail to reach a consensus according to Clause 3 of this Article, the redistribution of machinery and equipment among tobacco manufacturers shall comply with law.
Article 22. Tobacco brands
1. Tobacco shall only be sold after it has intellectual property rights protected in Vietnam.
2. Manufacturers of foreign tobacco brands must obtain the Prime Minister’s permission to sell them in Vietnam.
3. Only enterprises having Licenses to manufacture tobacco are allowed to print labels or sign contracts with printing facilities to print tobacco labels.
Article 23. Rights and obligations of tobacco manufacturers
Apart fro the rights and obligations stipulated by law, tobacco manufacturers also have the following rights and obligations:
1. Establishing a system for distributing and wholesaling the tobacco they produce and retail tobacco at their affiliated shops without the License to retail tobacco.
2. Distributing tobacco they produce (directly or via branches or affiliates) to enterprises that have licenses for tobacco distribution or wholesaling.
3. Announce the fundamental standards of products and ensure the conformity of their tobacco with National Technical Regulations on tobacco.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá
Điều 7. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 12. Điều kiện cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 4. Nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá
Điều 5. Đầu tư trồng cây thuốc lá và sử dụng giống cây thuốc lá
Điều 7. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 12. Điều kiện cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 25. Đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 26. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán thuốc lá
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 36. Quản lý nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá
Điều 4. Nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 26. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán thuốc lá
Điều 28. Thẩm quyền, trình tự thủ tục cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 31. Nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại
Điều 32. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương