Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 số 09/2012/QH13
Số hiệu: | 09/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 04/08/2012 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.
2. Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá.
3. Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá.
4. Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.
5. Cảnh báo sức khoẻ là thông tin bằng chữ và hình ảnh mô tả hoặc giải thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc lá.
6. Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
7. Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.
8. Nơi làm việc là nơi được sử dụng cho mục đích lao động.
9. Trong nhà là nơi có mái che và có một hay nhiều bức tường chắn hoặc vách ngăn xung quanh.
Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.
2. Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.
3. Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.
3. Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.
5. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề.
6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
d) Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;
đ) Tổ chức nghiên cứu, tư vấn, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị nghiện thuốc lá;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại của thuốc lá theo thẩm quyền;
g) Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.
Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.
2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.
3. Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.
2. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
3. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.
4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
5. Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
Điều 8. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước, pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Hợp tác trong phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
b) Hợp tác trong việc cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá xuyên biên giới;
c) Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
Luật này quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.
2. Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá.
3. Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá.
4. Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.
5. Cảnh báo sức khoẻ là thông tin bằng chữ và hình ảnh mô tả hoặc giải thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc lá.
6. Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
7. Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.
8. Nơi làm việc là nơi được sử dụng cho mục đích lao động.
9. Trong nhà là nơi có mái che và có một hay nhiều bức tường chắn hoặc vách ngăn xung quanh.
1. Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.
2. Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.
3. Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.
1. Xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.
3. Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.
5. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề.
6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
d) Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;
đ) Tổ chức nghiên cứu, tư vấn, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị nghiện thuốc lá;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại của thuốc lá theo thẩm quyền;
g) Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.
1. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.
2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.
3. Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
1. Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.
2. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
3. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.
4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
5. Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
1. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước, pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Hợp tác trong phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
b) Hợp tác trong việc cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá xuyên biên giới;
c) Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá.
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHU CẦU SỬ DỤNG THUỐC LÁ
Điều 10. Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Cung cấp thông tin một cách công khai, khoa học, chính xác, khách quan về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;
b) Đa dạng hóa nội dung, hình thức và kênh thông tin phù hợp với đối tượng được thông tin, giáo dục, truyền thông.
2. Thông tin, giáo dục, truyền thông bao gồm các nội dung sau đây:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
b) Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của người sử dụng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khác chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá, môi trường sống và kinh tế - xã hội;
c) Tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả và mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế - xã hội;
d) Các biện pháp cai nghiện thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá;
đ) Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
3. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như sau:
a) Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, cung cấp thông tin khoa học về tác hại của thuốc lá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá và các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc lá vào trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình; quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình;
d) Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá và lồng ghép vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;
e) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương;
g) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ chức mình và toàn xã hội không sử dụng thuốc lá, tích cực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Luật này.
Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
a) Nơi làm việc;
b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;
c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:
a) Khu vực cách ly của sân bay;
b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.
4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.
Điều 13. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá
1. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
2. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.
3. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
Điều 14. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá
1. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây:
a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;
c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.
2. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này;
b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.
Điều 15. Ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
2. Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu;
b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;
c) Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
d) Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
3. Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.
4. Cảnh báo sức khỏe quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.
5. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe đối với thuốc lá quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
7. Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe phù hợp với từng thời kỳ.
Điều 16. Hoạt động tài trợ
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó.
Điều 17. Cai nghiện thuốc lá
1. Việc cai nghiện thuốc lá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tổ chức các hoạt động hoặc thành lập các loại hình cơ sở để tư vấn, cai nghiện thuốc lá.
3. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cai nghiện thuốc lá và cơ sở tư vấn, cai nghiện thuốc lá được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế.
4. Chính phủ quy định điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 18. Trách nhiệm trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá
1. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn quy trình cai nghiện thuốc lá;
b) Chỉ đạo việc cai nghiện thuốc lá và nghiên cứu, tư vấn về cai nghiện thuốc lá;
c) Chỉ đạo việc tổ chức tập huấn cho các nhân viên y tế, nhân viên tư vấn cai nghiện thuốc lá về hoạt động tư vấn, phương pháp cai nghiện thuốc lá.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cai nghiện và tư vấn cai nghiện thuốc lá.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vận động người sử dụng thuốc lá trong cơ quan, tổ chức và gia đình tự nguyện cai nghiện thuốc lá.
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Cung cấp thông tin một cách công khai, khoa học, chính xác, khách quan về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;
b) Đa dạng hóa nội dung, hình thức và kênh thông tin phù hợp với đối tượng được thông tin, giáo dục, truyền thông.
2. Thông tin, giáo dục, truyền thông bao gồm các nội dung sau đây:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
b) Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của người sử dụng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khác chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá, môi trường sống và kinh tế - xã hội;
c) Tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả và mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế - xã hội;
d) Các biện pháp cai nghiện thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá;
đ) Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
3. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như sau:
a) Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, cung cấp thông tin khoa học về tác hại của thuốc lá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá và các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc lá vào trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình; quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình;
d) Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá và lồng ghép vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;
e) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương;
g) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ chức mình và toàn xã hội không sử dụng thuốc lá, tích cực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Luật này.
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
a) Nơi làm việc;
b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;
c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:
a) Khu vực cách ly của sân bay;
b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.
4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.
1. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
2. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.
3. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
1. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây:
a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;
c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.
2. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này;
b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.
1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
2. Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu;
b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;
c) Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
d) Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
3. Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.
4. Cảnh báo sức khỏe quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.
5. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe đối với thuốc lá quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
7. Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe phù hợp với từng thời kỳ.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó.
1. Việc cai nghiện thuốc lá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tổ chức các hoạt động hoặc thành lập các loại hình cơ sở để tư vấn, cai nghiện thuốc lá.
3. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cai nghiện thuốc lá và cơ sở tư vấn, cai nghiện thuốc lá được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế.
4. Chính phủ quy định điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn quy trình cai nghiện thuốc lá;
b) Chỉ đạo việc cai nghiện thuốc lá và nghiên cứu, tư vấn về cai nghiện thuốc lá;
c) Chỉ đạo việc tổ chức tập huấn cho các nhân viên y tế, nhân viên tư vấn cai nghiện thuốc lá về hoạt động tư vấn, phương pháp cai nghiện thuốc lá.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cai nghiện và tư vấn cai nghiện thuốc lá.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vận động người sử dụng thuốc lá trong cơ quan, tổ chức và gia đình tự nguyện cai nghiện thuốc lá.
CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGUỒN CUNG CẤP THUỐC LÁ
Điều 19. Quản lý kinh doanh thuốc lá
1. Kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá bán tối thiểu đối với thuốc lá điếu tiêu thụ tại Việt Nam.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy phép mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 20. Quy hoạch kinh doanh thuốc lá
1. Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và có giải pháp để từng bước chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, công nhân sản xuất thuốc lá.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch kinh doanh thuốc lá của cả nước, bao gồm quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá, quy hoạch sản xuất thuốc lá, quy hoạch mạng lưới mua bán thuốc lá.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá, quy hoạch mạng lưới mua bán thuốc lá của địa phương phù hợp với quy hoạch kinh doanh thuốc lá quy định tại Điều này.
Điều 21. Kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá
1. Việc đầu tư trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu và sản xuất thuốc lá phải phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của cơ sở sản xuất thuốc lá để tiêu thụ trong nước không được vượt quá tổng sản lượng được phép sản xuất của toàn ngành thuốc lá trước ngày Luật này có hiệu lực.
3. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá;
b) Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp;
c) Đáp ứng các điều kiện sản xuất thuốc lá theo quy định của Chính phủ.
4. Hợp đồng nhượng quyền sở hữu công nghiệp sản xuất thuốc lá chỉ được thực hiện tại doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bằng văn bản.
5. Hợp đồng sản xuất thuốc lá xuất khẩu, gia công thuốc lá xuất khẩu không tính vào sản lượng thuốc lá được phép sản xuất tiêu thụ trong nước và chỉ được thực hiện tại doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá sau khi được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng ý bằng văn bản.
6. Việc đầu tư sản xuất, gia công thuốc lá để xuất khẩu vượt quá sản lượng được phép sản xuất của cơ sở phải được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng ý bằng văn bản.
Điều 22. Kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước
1. Kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước bao gồm các biện pháp sau đây:
a) Quản lý sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu;
b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch trên bao bì thuốc lá;
c) Quản lý năng lực máy, thiết bị chuyên ngành thuốc lá;
d) Quản lý nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu thuốc lá;
đ) Quản lý nguồn gốc, sự di chuyển và tính hợp pháp của thuốc lá.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương công bố công khai sản lượng được phép sản xuất và nhập khẩu thuốc lá để tiêu thụ trong nước của từng doanh nghiệp phù hợp với năng lực sản xuất và nhu cầu của thị trường.
3. Chính phủ quy định cụ thể biện pháp quản lý máy, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu và giấy cuốn điếu thuốc lá.
Điều 23. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá
1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá và tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá mà nhà sản xuất đã công bố.
2. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
a) Công bố tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá;
b) Bảo đảm thuốc lá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá và tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá mà nhà sản xuất đã công bố;
c) Thường xuyên kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của thuốc lá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở đã công bố.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điếu.
Điều 24. Số lượng điếu thuốc lá trong bao, gói
Sau 03 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, số lượng điếu thuốc lá đóng gói trong 01 bao thuốc lá không được ít hơn 20 điếu, trừ thuốc lá xì gà và thuốc lá được sản xuất để xuất khẩu.
Điều 25. Bán thuốc lá
1. Việc bán thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Doanh nghiệp, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định của Chính phủ;
b) Người chịu trách nhiệm tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được tổ chức, cho phép hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm quy định tại Điều 11, Điều 12, trừ điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này; không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
Điều 26. Các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để người dân không tham gia buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
2. Tổ chức và bảo đảm đủ nhân lực, kinh phí, phương tiện cho lực lượng phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
3. Định kỳ, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
4. Tịch thu, tiêu hủy thuốc lá giả; tịch thu, tiêu hủy các loại máy, thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá giả. Việc tiêu hủy phải sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn đối với môi trường. Kinh phí tiêu hủy do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm thì kinh phí tiêu hủy do ngân sách nhà nước chi trả.
5. Việc xử lý đối với thuốc lá nhập lậu được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
6. Khuyến khích về vật chất và tinh thần cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và tố giác, tố cáo các hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
7. Phối hợp ở cấp tỉnh, cấp quốc gia với các nước có chung đường biên giới và các nước có liên quan trong phòng, chống kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
Điều 27. Trách nhiệm phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả
1. Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan thực hiện công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
1. Kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá bán tối thiểu đối với thuốc lá điếu tiêu thụ tại Việt Nam.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy phép mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và có giải pháp để từng bước chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, công nhân sản xuất thuốc lá.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch kinh doanh thuốc lá của cả nước, bao gồm quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá, quy hoạch sản xuất thuốc lá, quy hoạch mạng lưới mua bán thuốc lá.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá, quy hoạch mạng lưới mua bán thuốc lá của địa phương phù hợp với quy hoạch kinh doanh thuốc lá quy định tại Điều này.
1. Việc đầu tư trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu và sản xuất thuốc lá phải phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của cơ sở sản xuất thuốc lá để tiêu thụ trong nước không được vượt quá tổng sản lượng được phép sản xuất của toàn ngành thuốc lá trước ngày Luật này có hiệu lực.
3. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá;
b) Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp;
c) Đáp ứng các điều kiện sản xuất thuốc lá theo quy định của Chính phủ.
4. Hợp đồng nhượng quyền sở hữu công nghiệp sản xuất thuốc lá chỉ được thực hiện tại doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bằng văn bản.
5. Hợp đồng sản xuất thuốc lá xuất khẩu, gia công thuốc lá xuất khẩu không tính vào sản lượng thuốc lá được phép sản xuất tiêu thụ trong nước và chỉ được thực hiện tại doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá sau khi được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng ý bằng văn bản.
6. Việc đầu tư sản xuất, gia công thuốc lá để xuất khẩu vượt quá sản lượng được phép sản xuất của cơ sở phải được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng ý bằng văn bản.
1. Kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước bao gồm các biện pháp sau đây:
a) Quản lý sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu;
b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch trên bao bì thuốc lá;
c) Quản lý năng lực máy, thiết bị chuyên ngành thuốc lá;
d) Quản lý nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu thuốc lá;
đ) Quản lý nguồn gốc, sự di chuyển và tính hợp pháp của thuốc lá.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương công bố công khai sản lượng được phép sản xuất và nhập khẩu thuốc lá để tiêu thụ trong nước của từng doanh nghiệp phù hợp với năng lực sản xuất và nhu cầu của thị trường.
3. Chính phủ quy định cụ thể biện pháp quản lý máy, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu và giấy cuốn điếu thuốc lá.
1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá và tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá mà nhà sản xuất đã công bố.
2. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
a) Công bố tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá;
b) Bảo đảm thuốc lá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá và tiêu chuẩn cơ sở về thuốc lá mà nhà sản xuất đã công bố;
c) Thường xuyên kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của thuốc lá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở đã công bố.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điếu.
Sau 03 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, số lượng điếu thuốc lá đóng gói trong 01 bao thuốc lá không được ít hơn 20 điếu, trừ thuốc lá xì gà và thuốc lá được sản xuất để xuất khẩu.
1. Việc bán thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Doanh nghiệp, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định của Chính phủ;
b) Người chịu trách nhiệm tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được tổ chức, cho phép hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm quy định tại Điều 11, Điều 12, trừ điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này; không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để người dân không tham gia buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
2. Tổ chức và bảo đảm đủ nhân lực, kinh phí, phương tiện cho lực lượng phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
3. Định kỳ, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
4. Tịch thu, tiêu hủy thuốc lá giả; tịch thu, tiêu hủy các loại máy, thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá giả. Việc tiêu hủy phải sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn đối với môi trường. Kinh phí tiêu hủy do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm thì kinh phí tiêu hủy do ngân sách nhà nước chi trả.
5. Việc xử lý đối với thuốc lá nhập lậu được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
6. Khuyến khích về vật chất và tinh thần cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và tố giác, tố cáo các hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
7. Phối hợp ở cấp tỉnh, cấp quốc gia với các nước có chung đường biên giới và các nước có liên quan trong phòng, chống kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
1. Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan thực hiện công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ĐỂ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
Điều 28. Thành lập Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (sau đây gọi chung là Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng.
2. Quỹ được quản lý bởi Hội đồng quản lý liên ngành. Hội đồng quản lý liên ngành gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài chính, các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
4. Định kỳ 02 năm một lần, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng Quỹ.
Điều 29. Mục đích và nhiệm vụ của Quỹ
1. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc.
2. Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động sau đây:
a) Truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng nhóm đối tượng;
b) Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả;
c) Tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về phòng, chống tác hại của thuốc lá dựa vào cộng đồng; tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng;
d) Tổ chức cai nghiện thuốc lá;
đ) Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng và phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu quả;
e) Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
g) Xây dựng, hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Xây dựng nội dung và tổ chức đưa giáo dục về tác hại và phòng, chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;
i) Thực hiện các giải pháp chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá.
Điều 30. Nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng Quỹ
1. Quỹ được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình: 1,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2013; 1,5% từ ngày 01 tháng 5 năm 2016; 2,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2019. Khoản đóng góp bắt buộc được khai, nộp cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tự khai, tự tính, tự nộp vào tài khoản của Quỹ;
b) Nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.
2. Quỹ được sử dụng theo các nguyên tắc sau đây:
a) Quỹ chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này và điểm e khoản này;
b) Nội dung chi của Quỹ căn cứ vào kế hoạch hoạt động hằng năm, chương trình, chiến lược ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu ưu tiên trong từng giai đoạn đã được Hội đồng quản lý liên ngành phê duyệt;
c) Quỹ được thực hiện kiểm toán hằng năm theo quy định của pháp luật;
d) Công khai, minh bạch;
đ) Bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của Quỹ;
e) Chi phí quản lý hành chính theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 31. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá được thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 32. Trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc khu vực biên giới và lĩnh vực được phân công phụ trách.
6. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
7. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm, kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chủ trì, tổ chức việc xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm công cộng có quy định cấm thuộc địa bàn quản lý.
8. Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định tại các khoản 2, 4, 6 và 7 Điều này, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (sau đây gọi chung là Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng.
2. Quỹ được quản lý bởi Hội đồng quản lý liên ngành. Hội đồng quản lý liên ngành gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài chính, các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
4. Định kỳ 02 năm một lần, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng Quỹ.
1. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc.
2. Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động sau đây:
a) Truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng nhóm đối tượng;
b) Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả;
c) Tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về phòng, chống tác hại của thuốc lá dựa vào cộng đồng; tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng;
d) Tổ chức cai nghiện thuốc lá;
đ) Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng và phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu quả;
e) Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
g) Xây dựng, hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Xây dựng nội dung và tổ chức đưa giáo dục về tác hại và phòng, chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;
i) Thực hiện các giải pháp chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá.
1. Quỹ được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình: 1,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2013; 1,5% từ ngày 01 tháng 5 năm 2016; 2,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2019. Khoản đóng góp bắt buộc được khai, nộp cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tự khai, tự tính, tự nộp vào tài khoản của Quỹ;
b) Nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.
2. Quỹ được sử dụng theo các nguyên tắc sau đây:
a) Quỹ chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này và điểm e khoản này;
b) Nội dung chi của Quỹ căn cứ vào kế hoạch hoạt động hằng năm, chương trình, chiến lược ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu ưu tiên trong từng giai đoạn đã được Hội đồng quản lý liên ngành phê duyệt;
c) Quỹ được thực hiện kiểm toán hằng năm theo quy định của pháp luật;
d) Công khai, minh bạch;
đ) Bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của Quỹ;
e) Chi phí quản lý hành chính theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá được thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc khu vực biên giới và lĩnh vực được phân công phụ trách.
6. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
7. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm, kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chủ trì, tổ chức việc xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm công cộng có quy định cấm thuộc địa bàn quản lý.
8. Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định tại các khoản 2, 4, 6 và 7 Điều này, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.
Điều 34. Điều khoản chuyển tiếp
Bao, tút, hộp thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam theo quy định tương ứng của pháp luật về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trước ngày Luật này có hiệu lực sẽ không được sử dụng sau 06 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 35. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.
Bao, tút, hộp thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam theo quy định tương ứng của pháp luật về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trước ngày Luật này có hiệu lực sẽ không được sử dụng sau 06 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 09/2012/QH13 |
Hanoi, June 08, 2012 |
LAW
ON TOBACCO HARM PREVENTION
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Tobacco harm prevention.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law provides measures for reducing the demand for tobacco, controlling tobacco supply sources, and conditions for preventing tobacco harms.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Tobacco means a product wholly or partly manufactured from tobacco ingredients and processed in the form of cigarettes, cigars, tobacco shreds, or other forms.
2. Tobacco use means acts of smoking, chewing, sniffing or dipping tobacco.
3. Tobacco ingredients means tobacco leaves in loose or pressed form already preliminarily processed by stemming, tobacco shreds, tobacco stems and other substitute ingredients used for tobacco production.
4. Tobacco harms means the harmful effects of the production and use of tobacco on human health, the environment and socio-economic development.
5. Health warning means the information in text and graphics describing or explaining the harmful effects of tobacco use on human health.
6. Tobacco trading means the continuous performance of one, several or all of the stages of the process from the manufacture, the import, to the sale of tobacco on the market to make profit.
7. Public places are places serving many people.
8. Workplaces are places for working.
9. Indoor areas means a roofed places with surrounding walls or partitions.
Article 3. Principles of prevention of tobacco harms
1. Focusing on taking measures for reducing tobacco demand and gradually reducing tobacco supply sources.
2. Concentrating on providing information and education in order to raise awareness of tobacco harms aiming to reduce the proportion of tobacco users and the harms of tobacco use.
3. Participating in inter-sectoral coordination, social mobilization, and international cooperation in the prevention of tobacco harms.
4. Protecting the right to live and work in a non-smoking environment and to be fully informed of tobacco harms.
Article 4. State policies on prevention of tobacco harms
1. Socializing resources for preventing tobacco harms.
2. Applying appropriate tax policies in order to reduce the proportion of tobacco users.
3. Planning tobacco trading in conformity with the objectives of socioeconomic development and gradually reducing tobacco supply sources and tobacco demand.
4. Encouraging domestic and foreign agencies, organizations and individuals to provide smoking cessation and treatment services; doing research on tobacco harms and smoking cessation methods; doing research on smoking cessation medications; cooperating in and funding the prevention of tobacco harms and encourage tobacco users to quit voluntarily.
5. Encouraging and enabling organizations and individuals that grow tree tobacco, produce and process tobacco ingredients to change their trades or occupations.
6. Giving commendations to agencies, organizations and individuals that obtain achievements in the prevention of tobacco harms.
Article 5. Responsibilities for state management of the prevention of tobacco harms
1. The Government shall unify the state management of the prevention of tobacco harms.
2. The Ministry of Health shall be responsible for to the Government for the state management of the prevention of tobacco harms, and has the following tasks and powers:
a/ Promulgate intra vires, or request the Government and the Prime Minister to promulgate, legal documents, strategies, policies and plans on the prevention of tobacco harms, and national technical regulations on tobacco;
b/ Directing and organizing the implementation of legal documents, strategies, policies and plans on the prevention of tobacco harms;
c/ Providing information and education about the prevention of tobacco harms;
d/ Providing training and increase manpower for the prevention of tobacco harms;
e/ Organizing tobacco addiction research, consultation, prevention, diagnosis and treatment ;
f/ Carrying out inspections, settling complaints and denunciations, and disciplining violations of the prevention of tobacco harms intra vires;
g/ Annually reviewing and reporting the results of prevention of tobacco harms to the Government ;
h/ Participating in international cooperation in the prevention of tobacco harms.
3. Other ministries and ministerial-level agencies , within the ambit of their tasks and powers, must actively perform the tasks of preventing tobacco harms; and coordinate with the Ministry of Health in performing the state management of the prevention of tobacco harms.
4. The People's Committees at all levels, within the ambit of their tasks and powers, must administer the prevention of tobacco harms; and be in charge for implementation of regulations on local non-smoking places in their.
Article 6. Responsibilities of heads of agencies, organizations and localities for the prevention of tobacco harms
1. Integrating the prevention of tobacco harms into their annual plans, and including the regulation on no smoking at workplace in their internal regulations.
2. Including the restriction or prohibition of smoking at local wedding, funerals and festivals in residential areas into village codes.
3. Being a role model and encouraging agencies, organizations and localities to implement the Law on Tobacco harm prevention.
Article 7. Rights and obligations of citizens in the prevention of tobacco harms
1. To live and work in an environment without cigarette smoke.
2. To request smokers not to smoke at non-smoking places.
3. To encourage other people not to use tobacco or quit smoking.
4. To request competent agencies, organizations or persons to discipline people who smoke at non-smoking places.
5. To report competent agencies or persons that fail to discipline acts of smoking at non-smoking places.
Article 8. International cooperation in the prevention of tobacco harms
1. Expanding international cooperation in the prevention of tobacco harms with other countries and international organizations on the basis of equality, respect for national independence and sovereignty and conformity with the law of each country and international law and international practice.
2. International cooperation include:
a/ Cooperation in the prevention of smuggled and fake tobacco;
b/ Cooperation in the prohibition of cross-border advertisement, sales promotion and sponsorship of tobacco;
c/ Cooperation in scientific research, training, financial aid and exchange of information relating to the prevention of tobacco harms.
Article 9. Prohibited acts
1. Manufacturing, trading, importing, storing and transporting fake tobacco and products that resemble cigarette packs or cigarettes; trading, storing and transporting tobacco ingredients and smuggled tobacco.
2. Running advertisement, sales promotion and direct marketing to consumers in any form.
3. Giving sponsorship by tobacco trading organizations and individuals, except the cases defined in Article 16 of this Law.
4. Persons under 18 using, buying or selling tobacco.
5. Employing persons under 18 to buy or sell tobacco.
6. Selling or supplying tobacco to persons under 18.
7. Selling tobacco through vending machines; smoking and selling tobacco at non-smoking places.
8. Using tobacco pictures on newspapers and publications for children.
9. Encouraging or forcing other persons to use tobacco.
Chapter II
MEASURES TO REDUCE TOBACCO DEMAND
Article 10. Information and education on the prevention of tobacco harms
1. The information and education must satisfy the following requirements:
a/ Publicly providing scientific, accurate and objective information about tobacco and tobacco harms;
b/ Diversifying the content and, forms and channels of information that suit their subjects.
2. The Information and education comprise:
a/ Policies and laws on prevention of tobacco harms;
b/ Tobacco harms to the health of tobacco users, children, pregnant women and passive smokers, and on the living environment and socio-economic development;
c/ Harms caused by the producing, trading, storing, transporting and using fake tobacco and smuggled tobacco to tobacco users' health and socio-economic development;
d/ Smoking cessation measures and benefits of smoking cessation and a environment without cigarette smoke;
e/ The rights, responsibilities and obligations of agencies, organizations and individuals in the prevention of tobacco harms.
3. Responsibilities for information and education are defined as follows:
a/The Ministry of Health shall organize and provide scientific information on tobacco harms; and cooperate with related ministries and sectors in providing information and education about the prevention of tobacco harms;
b/ The Ministry of Information and Communications shall organize and direct information agencies to provide information about the prevention of tobacco harms;
c/ The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall include the information propagation about the prevention of tobacco harms and measures to restrict tobacco use in culture, sports and tourism activities and family life; and impose restriction on the use of tobacco use in movies, on theatres and television;
d/ The Ministry of Industry and Trade shall provide and propagate information propagation about the prevention of smuggled and fake tobacco;
e/ The Ministry of Education and Training shall include the prevention of tobacco harms in curricula that suit to each educational grade;
f/ The People's Committees at all levels shall organize information and education about the prevention of tobacco harms locally;
g/ The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall provide and propagate information, and encourage their members and the entire society not to use tobacco and actively participate in the prevention of tobacco harms;
h/ Other agencies and organizations shall, within the ambit of their tasks and powers, organize information and educations on the prevention of tobacco harms in accordance with this Law.
Article 11. Places where smoking is completely prohibited
1. Places where smoking is completely prohibited indoors or outdoors, include:
a/ Medical establishments;
b/ Educational institutions, except for those specified in Point b Clause 2 of this Article;
c/ Childcare facilities and recreation facilities for children;
d/ Facilities or areas with high risk of fire and explosion.
2. Places where smoking is completely prohibited indoors include:
a/ Workplaces;
b/ Colleges, universities and academies;
c/ Public places, except for the cases specified in Clause 1 of this Article and Clause 1, Article 12 of this Law.
3. Means of public transportation where smoking is completely prohibited are automobiles, airplanes and trams.
Article 12. Places where smoking is prohibited indoors but with separate areas for smokers
1. Non-smoking indoor places allowed to have areas reserved exclusively for smokers include:
a/ International areas in airports;
b/ Bars, karaoke clubs, dance halls, hotels and tourist accommodation establishments;
c/ Means of public transportation being ships and trains.
2. The smokers’ area must satisfy the following conditions:
a/ Having rooms with air ventilation systems separate from non-smoking areas;
b/ Having containers for tobacco filters and ashes and noticeable signboards;
c/ Having fire prevention devices.
3. Heads of places specified in Clause 1 of this Article are encouraged to prohibit smoking in all indoor areas.
4. The Government shall change the places specified in Clause 1 of this Article into those where smoking is completely prohibited indoors that suit each period.
Article 13. Obligations of smokers
1. Do not smoke at non-smoking places.
2. Do not smoke inside houses in the presence of children, pregnant women, sick persons or the elderly.
3. Maintain the cleanliness, dispose of cigarette ashes and filters at appropriate places when smoking at places where smoking is allowed.
Article 14. Rights and responsibilities of heads and managers of non-smoking places
1. Heads and managers of non-smoking places may:
a/ Compel violators to stop smoking in the non-smoking areas; to penalize administrative violations as prescribed by law;
b/ Request the violators to leave their facilities;
c/ Refuse to receive or provide services for violators when they continue their violation after being reminded.
2. Heads and managers of non-smoking places must:
a/ Implement Article 6 of this Law;
b/ Organize the implementation, guide, inspect and urge everyone to strictly comply with the smoking ban at the places under their management; put up signboards with non-smoking words or symbol at places where smoking is prohibited.
Article 15. Labeling and printing health warnings on tobacco packages
1. Tobacco manufactured or imported in Vietnam for sale must be labeled and printed with health warnings on their packages.
2. Tobacco manufactured or imported in Vietnam for sale must be labeled in Vietnamese in accordance with the law on goods labeling, and satisfy the following requirements:
a/ Printing health warnings in text and graphics which are clear and interpretable;
b/ Sticking stamps or printing number codes and bar codes; printing the date of manufacture and date of expiry;
c/ Printing clearly the quantity of cigarettes on cigarette packs, or the weight on other tobacco;
d/ Not using words and phrases that make readers and users believe that tobacco is of little harm, or incorrectly understand the harms of tobacco and smoke to human health.
3. Health warnings printed on tobacco packages must particularly describe the harms of tobacco use to human health and other suitable messages, and must be changed once every two years.
4. Heath warnings prescribed in Point a, Clause 2 of this Article must occupy at least 50% of the front and rear of a tobacco pack, carton or box.
5. The labeling of tobacco packages for export shall be made in accordance with the requirements of importing countries.
6. The Minister of Health shall be in charge and cooperate with the Minister of Industry and Trade in issuing specific regulations on the labeling and printing of health warnings for tobacco as prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
7. The Government shall specify the increase of the areas for printing health warnings suitable to each period.
Article 16. Sponsorship
Organizations and individuals that trade tobacco may only provide humanitarian sponsorship for programs on hunger elimination and poverty reduction; prevention of natural disasters, epidemic and calamity ; and tobacco smuggling prevention, and must not announce such sponsorship on means of mass media.
Article 17. Smoking cessation
1. Smoking cessation is voluntary.
2. Agencies, organizations and individuals may organize activities or set up smoking cessation advisory and smoking cessation facilities.
3. Manufacturers and importers of medication for smoking cessation and advisory and smoking cessation facilities are eligible for preferential tax rates in accordance with tax laws.
4. The Government shall prescribe the conditions for the establishment and operation of advisory and smoking cessation facilities prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 18. Responsibilities for supporting smoking cessation
1. The Ministry of Health must:
a/ Guide the smoking cessation process;
b/ Direct smoking cessation smoking cessation research and consultancy;
c/ Direct the provision of training in smoking cessation methods for health workers and advisers.
2. The People's Committees at all levels must facilitate the smoking cessation and smoking cessation consultancy.
3. Agencies, organizations and individuals must encourage tobacco users in their respective agencies, organizations and families to voluntarily quit smoking.
Chapter III
MEASURES FOR CONTROLLING TOBACCO SUPPLY SOURCES
Article 19. Management of tobacco trading
1. Tobacco trading is conditional. Organizations and individuals trading, processing or importing tobacco ingredients; manufacturing, trading or importing tobacco must obtain licenses issued by competent state agencies.
2. The Minister of Finance shall set the minimum sale prices of cigarettes sold in Vietnam.
3. The Government shall specify the issuance of license to trade, process, and import tobacco ingredients; and to manufacture, trade, and import tobacco as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 20. Tobacco trading planning
1. Tobacco trading planning must conform to the socio-economic development objectives, policies and law on prevention of tobacco harms in order to gradually reduce tobacco supply sources that suit the reduction of tobacco demand; and take measures for step by step changing the occupation for tobacco growers and workers in tobacco factories.
2. The Ministry of Industry and Trade shall be in charge and cooperate with related ministries and sectors in formulating and submitting the national planning for tobacco trading to the Prime Minister for approval, including the tobacco ingredient area planning , tobacco production planning and tobacco trading network planning.
3. Provincial People’s Committees shall approve and organize the implementation of their local on tobacco ingredient area planning and tobacco trading network planning in conformity with the tobacco trading planning prescribed in this Article.
Article 21. Control of investment in tobacco production
1. Investment in growing tree tobacco, tobacco ingredient processing and tobacco production must suit the planning approved by competent state agencies.
2. Investment in the construction of new tobacco factories or expansion of existing tobacco factories for domestic consumption must not exceed the permitted total capacity of the entire tobacco industry before this Law comes in force.
3. Foreign-invested tobacco production projects must satisfy the following conditions:
a/ Being joint-venture or cooperation undertakings with enterprises licensed to produce tobacco;
b/ The State shall hold a dominating proportion of the charter capital of these enterprises;
c/ Satisfying the conditions for tobacco production as prescribed by the Government.
4. Contracts to transfer industrial property rights of tobacco production can be signed only with enterprises already licensed to produce tobacco, and after they are approved in writing by the Prime Minister.
5. Contracts to produce tobacco for export or processing of tobacco for export are not included in the permitted production of tobacco for domestic consumption and can only be signed with enterprises already licensed to produce tobacco, after they are approved in writing by the Minister of Industry and Trade.
6. The investment in the production or processing of tobacco for export that exceed the permitted production must be approved by the Minister of Industry and Trade.
Article 22. Controlling the amount of tobacco domestically consumed
1. Measures to control the amount of domestically consumed tobacco include:
a/ Managing the amounts of tobacco permitted for manufacture and import;
b/ Sticking stamps or printing numerical or bar codes on tobacco packages;
c/ Controlling the capacity of machines and equipment exclusively used for the tobacco industry;
d/ Controlling tobacco ingredients and cigarette papers;
e/ Controlling the origin, circulation and legitimacy of tobacco.
2. The Minister of Industry and Trade shall publicize the permitted quantity of tobacco production and import for domestic sale of each enterprise that suit their manufacture capacity and the market demand.
3. The Government shall specify measures to manage machines and equipment exclusively used for the tobacco industry, tobacco ingredients and cigarette paper.
Article 23. National technical regulations on tobacco
1. Tobacco manufactured or imported for sale in Vietnam must comply with the national technical regulations on tobacco and standards announced by manufacturers.
2. Tobacco manufacturers and importers must:
a/ Announce their own standards of tobacco;
b/ Guarantee that tobacco they manufacture or import comply with the national technical regulations and their announced standards;
c/ Regularly examine and bear responsibility for the conformity of tobacco manufactured or imported with the national technical regulations and the standards announced.
3. The Minister of Health shall promulgate national technical regulations on tobacco.
Article 24. Quantity of cigarettes in packs
Three years after this Law takes effect, the number of cigarettes in a pack must not be fewer than 20, except for cigars and cigarettes manufactured for export.
Article 25. Tobacco sale
1. Tobacco sale must satisfy the following requirements:
a/ Enterprises, wholesale agents and retail agents must have tobacco sale licenses according to the Government's regulations;
b/ Persons in charge of the tobacco counters of wholesale or retail agents must put up notice boards saying "We don’t sell tobacco to anyone under the age of 18"; tobacco agents and counters must not display more than one pack, one carton or one box for a brand name of tobacco.
2. Agencies, organizations and individuals must not organize or permit the sale of tobacco or sell tobacco at the places specified in Articles 11 and 12, except for those prescribed in Point a, Clause 1, Article 12 of this Law; must not sell tobacco within 100 meters from a kindergarten, elementary school, middle school, high school, medical research institute, hospital, maternity ward or preventive medicine center, infirmary.
Article 26. Measures for preventing smuggled and fake tobacco
1. To conduct awareness-raising propagation and education so that people do not trade, transport, store and use smuggled and fake tobacco.
2. To organize and ensure adequate manpower, funds and means for forces to prevent and control smuggled and fake tobacco.
3. To periodically and regularly organize inspections and examinations and handle acts of trading in smuggled and fake tobacco.
4. To confiscate and destruct fake tobacco; to confiscate and destruct machines and equipment used for manufacture of fake tobacco. The destruction must be carried out by measures to ensure safety for the environment. The destruction costs shall be paid by violators. If violators are unidentifiable, the destruction costs shall be covered by the state budget.
5. The handling of smuggled tobacco complies with regulations of the Government.
6. To provide material and spiritual incentives for agencies, organizations and individuals that have detected and denounced acts of trading in smuggled and fake tobacco.
7. To assure provincial- and national-level coordination with neighboring and related countries in the prevention of the trading of smuggled and fake tobacco.
Article 27. Responsibilities to prevent smuggled and fake tobacco
1. The Minister of Industry and Trade, the Minister of Finance, the Minister of Public Security, the Minister of National Defense and the Minister of Health shall, within the scope of their respective tasks and powers, organize the prevention of smuggled and fake tobacco.
2. The People's Committees at all levels be in charge and cooperate with related local agencies in organizing, directing and arranging forces and assigning specific responsibilities to related agencies for preventing and controlling smuggled and fake tobacco.
3. The Minister of Finance and Presidents of Provincial People’s Committees shall ensure budget for the prevention of smuggled and fake tobacco.
Chapter IV
CONDITIONS FOR ENSURING PREVENTION OF TOBACCO HARMS
Article 28. Establishment of the fund for prevention of tobacco harms
1. The fund for prevention of tobacco harms (below referred to as the fund) is a national fund placed under the Ministry of Health and under the financial state management of the Ministry of Finance. The fund is a state-run financial institution having the legal person status and own seal and account.
2. The fund is managed by an inter-sectoral management council, which is composed of the President, vice President and members. The Council's President is the Minister of Health, vice President is a leader of the Ministry of Finance, and members are representatives of the leaderships of the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Information and Communications and representatives of other related agencies, organizations and individuals.
3. The Prime Minister shall make decisions on the establishment and approve the organization and operation charter of the fund.
4. Once every two years, the Government shall report to the National Assembly on results of operation and management of the fund.
Article 29. Purposes and tasks of the fund
1. The fund shall operate on a not-for-profit basis with the function to mobilize, provide and coordinate its financial resources for the prevention of tobacco harms nationwide.
2. The fund shall support the following activities:
a/ Communication on tobacco harms and the prevention of tobacco harms suitable to each target group;
b/ Building and developing pilot models of tobacco smoke-free communities, agencies and organizations; developing and widely expanding effective models;
c/ Organizing community-based campaigns and initiatives on prevention of tobacco harms; providing consultancy on organization of separate smoking areas in public places;
d/ Organizing smoking cessation;
e/ Building pilot models of community-based smoking cessation and developing and widely expanding effective models;
f/ Conducting research to produce evidence for the prevention of tobacco harms;
g/ Developing, supporting and raising capacity for the network of collaborators on prevention of tobacco harms;
h/ Developing contents and introducing education about tobacco harms and prevention of tobacco harms into the educational programs suitable to each educational level;
i/ Applying measures to help tobacco growers, tobacco ingredient processors and tobacco manufacturing workers change their occupations.
Article 30. Sources and principles of use of the fund
1. The fund is established from the following sources:
a/ Compulsory contributions of tobacco manufacturers and importers, which are calculated in a percentage of the excise tax-liable prices according to the following roadmap: 1% from May 1, 2013; 1.5% from May 1,2016; and 2% from May 1,2019. These compulsory contributions must be declared and paid together with excise tax, and be declared, assessed and paid into the fund's account by tobacco manufacturers or importers;
b/ Donations and voluntary contributions of agencies, organizations and individuals at home and abroad;
c/ Other lawful revenues.
2. The fund is used on the following principles:
a/ The fund is used only for the tasks specified in Clause 2, Article 29 of this Law and Point f of this Clause;
b/ The expenditures of the Fund are based on its annual plans of activities, short-term and long-term programs and strategies and priority objectives for each period, as approved by the Inter-Sector Management Council;
c/ The fund is audited annually in accordance with law;
d/ Openness and transparency;
e/ Assured effective use of its financial sources;
f/ The administrative costs comply with regulations of the Prime Minister.
Article 31. Handling of violations of the Law on Tobacco harm prevention
1. Agencies, organizations and individuals that commit acts in violation of the Law on Tobacco harm prevention shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned and, if causing any damage, pay compensations in accordance with law; violating individuals may be examined for penal liability in accordance with law.
2. The handling of administrative violations in the field of prevention of tobacco harms complies with the law on handling of administrative violations.
Article 32. Responsibilities to handle violations of the Law on Tobacco harm prevention
1. Persons competent to handle administrative violations shall inspect, promptly detect and handle acts in violation of the Law on Tobacco harm prevention; if tolerating, covering up, failing to handle or handling them not in time or not in accordance with law, they shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled in accordance with law.
2. The Ministry of Health shall organize the handling of administrative violations of smoking at places where smoking is prohibited and violations of the Law on Tobacco harm prevention in the field assigned to it for management.
3. The Ministry of Public Security shall organize the handling of acts of smoking at places where smoking is prohibited and violations of the Law on Tobacco harm prevention in the field assigned to it for management.
4. The Ministry of Industry and Trade shall be in charge and cooperate with related ministries and sectors in organizing the handling of administrative violations of trading in smuggled and fake tobacco in the field assigned to it for management.
5. The Ministry of National Defense shall be in charge and cooperate with related ministries and sectors in organizing the handling of violations of trading in smuggled and fake tobacco in border areas and the field assigned to it for management.
6. Ministries, ministerial-level agencies shall be in charge and cooperate with related ministries and sectors in organizing the handling of administrative violations of the Law on Tobacco harm prevention in the fields assigned to them for management.
7. The People's Committees at all levels shall be in charge and cooperate with related agencies and organizations in organizing, directing, arranging forces and assigning specific responsibilities to related organizations and individuals for the handling of administrative violations of smoking at places where smoking is prohibited and of trading in smuggled and fake tobacco. Commune-level People's Committee chairmen shall be in charge of organizing the handling of acts of smoking at public places where smoking is prohibited under their management.
8. Agencies and persons competent to inspect and examine the implementation of the Law on Tobacco harm prevention specified in Clauses 2,4,6 and 7 of this Article, if detecting violations with criminal signs, shall transfer the cases to procedural agencies for examining penal liability in accordance with law.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 33. Effect
This Law takes effect on May 01, 2013.
Article 34. Transitional provisions
Cigarette packs, cartons and cases which are manufactured or imported for sale in Vietnam in accordance with law provisions on labeling and printing health warnings promulgated before this Law takes effect must not be used after 6 months from after this Law comes into force.
Article 35. Provisions on implementation detailing and guidance
The Government shall detail and guide the implementation of the articles and clauses in this Law.
This Law was passed on June 18, 2012, by the 13th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its third session.-
|
PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY |