Chương 2 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012: Các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá
Số hiệu: | 09/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 04/08/2012 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ưu tiên bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
Ngày 18/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (THCTL). Đây được xem là chính sách vĩ mô hướng đến việc ưu tiên bảo vệ sức khoẻ cộng động, vì lợi ích chung của người dân.
Theo đó, Luật đề cập đến các biện pháp nhằm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá như: thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống THCTL; ghi nhãn, in cảnh báo sức khoẻ trên bao bì thuốc lá; quy định những nơi hạn chế hút thuốc hoặc cấm hút thuốc hoàn toàn; nêu ra nghĩa vụ của người hút thuốc lá… Đồng thời có chính sách hỗ trợ người hút thuốc cai nghiện.
Quy định các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá. Kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, từng bước chuyển đổi ngành nghề cho người trồng cây thuốc lá, công nhân sản xuất thuốc lá. Nghiêm cấm mọi hành vi nhập lậu thuốc lá, thuốc lá giả. Ngoài ra, Luật còn hướng dẫn các điều kiện bảo đảm để phòng, chống THCTL như: thành lập quỹ phòng, chống THCTL; quy định nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng quỹ với mục đích huy động và điều phối nguồn lực tài chính cho việc phòng, chống THCTL trên phạm vi toàn quốc.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHU CẦU SỬ DỤNG THUỐC LÁ
Điều 10. Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Cung cấp thông tin một cách công khai, khoa học, chính xác, khách quan về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;
b) Đa dạng hóa nội dung, hình thức và kênh thông tin phù hợp với đối tượng được thông tin, giáo dục, truyền thông.
2. Thông tin, giáo dục, truyền thông bao gồm các nội dung sau đây:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
b) Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của người sử dụng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khác chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá, môi trường sống và kinh tế - xã hội;
c) Tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả và mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế - xã hội;
d) Các biện pháp cai nghiện thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá;
đ) Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
3. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như sau:
a) Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, cung cấp thông tin khoa học về tác hại của thuốc lá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá và các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc lá vào trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình; quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình;
d) Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá và lồng ghép vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;
e) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương;
g) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ chức mình và toàn xã hội không sử dụng thuốc lá, tích cực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Luật này.
Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
a) Nơi làm việc;
b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;
c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:
a) Khu vực cách ly của sân bay;
b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.
4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.
Điều 13. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá
1. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
2. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.
3. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
Điều 14. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá
1. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây:
a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;
c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.
2. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này;
b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.
Điều 15. Ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
2. Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu;
b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;
c) Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
d) Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
3. Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.
4. Cảnh báo sức khỏe quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.
5. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe đối với thuốc lá quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
7. Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe phù hợp với từng thời kỳ.
Điều 16. Hoạt động tài trợ
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó.
Điều 17. Cai nghiện thuốc lá
1. Việc cai nghiện thuốc lá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tổ chức các hoạt động hoặc thành lập các loại hình cơ sở để tư vấn, cai nghiện thuốc lá.
3. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cai nghiện thuốc lá và cơ sở tư vấn, cai nghiện thuốc lá được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế.
4. Chính phủ quy định điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 18. Trách nhiệm trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá
1. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn quy trình cai nghiện thuốc lá;
b) Chỉ đạo việc cai nghiện thuốc lá và nghiên cứu, tư vấn về cai nghiện thuốc lá;
c) Chỉ đạo việc tổ chức tập huấn cho các nhân viên y tế, nhân viên tư vấn cai nghiện thuốc lá về hoạt động tư vấn, phương pháp cai nghiện thuốc lá.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cai nghiện và tư vấn cai nghiện thuốc lá.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vận động người sử dụng thuốc lá trong cơ quan, tổ chức và gia đình tự nguyện cai nghiện thuốc lá.
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Cung cấp thông tin một cách công khai, khoa học, chính xác, khách quan về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;
b) Đa dạng hóa nội dung, hình thức và kênh thông tin phù hợp với đối tượng được thông tin, giáo dục, truyền thông.
2. Thông tin, giáo dục, truyền thông bao gồm các nội dung sau đây:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
b) Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của người sử dụng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khác chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá, môi trường sống và kinh tế - xã hội;
c) Tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả và mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế - xã hội;
d) Các biện pháp cai nghiện thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá;
đ) Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
3. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như sau:
a) Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, cung cấp thông tin khoa học về tác hại của thuốc lá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá và các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc lá vào trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình; quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình;
d) Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá và lồng ghép vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;
e) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương;
g) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ chức mình và toàn xã hội không sử dụng thuốc lá, tích cực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Luật này.
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
a) Nơi làm việc;
b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;
c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:
a) Khu vực cách ly của sân bay;
b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.
4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.
1. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
2. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.
3. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
1. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây:
a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;
c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.
2. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này;
b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.
1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
2. Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu;
b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;
c) Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
d) Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
3. Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.
4. Cảnh báo sức khỏe quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.
5. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe đối với thuốc lá quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
7. Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe phù hợp với từng thời kỳ.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó.
1. Việc cai nghiện thuốc lá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tổ chức các hoạt động hoặc thành lập các loại hình cơ sở để tư vấn, cai nghiện thuốc lá.
3. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cai nghiện thuốc lá và cơ sở tư vấn, cai nghiện thuốc lá được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế.
4. Chính phủ quy định điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn quy trình cai nghiện thuốc lá;
b) Chỉ đạo việc cai nghiện thuốc lá và nghiên cứu, tư vấn về cai nghiện thuốc lá;
c) Chỉ đạo việc tổ chức tập huấn cho các nhân viên y tế, nhân viên tư vấn cai nghiện thuốc lá về hoạt động tư vấn, phương pháp cai nghiện thuốc lá.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cai nghiện và tư vấn cai nghiện thuốc lá.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vận động người sử dụng thuốc lá trong cơ quan, tổ chức và gia đình tự nguyện cai nghiện thuốc lá.
Chapter II
MEASURES TO REDUCE TOBACCO DEMAND
Article 10. Information and education on the prevention of tobacco harms
1. The information and education must satisfy the following requirements:
a/ Publicly providing scientific, accurate and objective information about tobacco and tobacco harms;
b/ Diversifying the content and, forms and channels of information that suit their subjects.
2. The Information and education comprise:
a/ Policies and laws on prevention of tobacco harms;
b/ Tobacco harms to the health of tobacco users, children, pregnant women and passive smokers, and on the living environment and socio-economic development;
c/ Harms caused by the producing, trading, storing, transporting and using fake tobacco and smuggled tobacco to tobacco users' health and socio-economic development;
d/ Smoking cessation measures and benefits of smoking cessation and a environment without cigarette smoke;
e/ The rights, responsibilities and obligations of agencies, organizations and individuals in the prevention of tobacco harms.
3. Responsibilities for information and education are defined as follows:
a/The Ministry of Health shall organize and provide scientific information on tobacco harms; and cooperate with related ministries and sectors in providing information and education about the prevention of tobacco harms;
b/ The Ministry of Information and Communications shall organize and direct information agencies to provide information about the prevention of tobacco harms;
c/ The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall include the information propagation about the prevention of tobacco harms and measures to restrict tobacco use in culture, sports and tourism activities and family life; and impose restriction on the use of tobacco use in movies, on theatres and television;
d/ The Ministry of Industry and Trade shall provide and propagate information propagation about the prevention of smuggled and fake tobacco;
e/ The Ministry of Education and Training shall include the prevention of tobacco harms in curricula that suit to each educational grade;
f/ The People's Committees at all levels shall organize information and education about the prevention of tobacco harms locally;
g/ The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall provide and propagate information, and encourage their members and the entire society not to use tobacco and actively participate in the prevention of tobacco harms;
h/ Other agencies and organizations shall, within the ambit of their tasks and powers, organize information and educations on the prevention of tobacco harms in accordance with this Law.
Article 11. Places where smoking is completely prohibited
1. Places where smoking is completely prohibited indoors or outdoors, include:
a/ Medical establishments;
b/ Educational institutions, except for those specified in Point b Clause 2 of this Article;
c/ Childcare facilities and recreation facilities for children;
d/ Facilities or areas with high risk of fire and explosion.
2. Places where smoking is completely prohibited indoors include:
a/ Workplaces;
b/ Colleges, universities and academies;
c/ Public places, except for the cases specified in Clause 1 of this Article and Clause 1, Article 12 of this Law.
3. Means of public transportation where smoking is completely prohibited are automobiles, airplanes and trams.
Article 12. Places where smoking is prohibited indoors but with separate areas for smokers
1. Non-smoking indoor places allowed to have areas reserved exclusively for smokers include:
a/ International areas in airports;
b/ Bars, karaoke clubs, dance halls, hotels and tourist accommodation establishments;
c/ Means of public transportation being ships and trains.
2. The smokers’ area must satisfy the following conditions:
a/ Having rooms with air ventilation systems separate from non-smoking areas;
b/ Having containers for tobacco filters and ashes and noticeable signboards;
c/ Having fire prevention devices.
3. Heads of places specified in Clause 1 of this Article are encouraged to prohibit smoking in all indoor areas.
4. The Government shall change the places specified in Clause 1 of this Article into those where smoking is completely prohibited indoors that suit each period.
Article 13. Obligations of smokers
1. Do not smoke at non-smoking places.
2. Do not smoke inside houses in the presence of children, pregnant women, sick persons or the elderly.
3. Maintain the cleanliness, dispose of cigarette ashes and filters at appropriate places when smoking at places where smoking is allowed.
Article 14. Rights and responsibilities of heads and managers of non-smoking places
1. Heads and managers of non-smoking places may:
a/ Compel violators to stop smoking in the non-smoking areas; to penalize administrative violations as prescribed by law;
b/ Request the violators to leave their facilities;
c/ Refuse to receive or provide services for violators when they continue their violation after being reminded.
2. Heads and managers of non-smoking places must:
a/ Implement Article 6 of this Law;
b/ Organize the implementation, guide, inspect and urge everyone to strictly comply with the smoking ban at the places under their management; put up signboards with non-smoking words or symbol at places where smoking is prohibited.
Article 15. Labeling and printing health warnings on tobacco packages
1. Tobacco manufactured or imported in Vietnam for sale must be labeled and printed with health warnings on their packages.
2. Tobacco manufactured or imported in Vietnam for sale must be labeled in Vietnamese in accordance with the law on goods labeling, and satisfy the following requirements:
a/ Printing health warnings in text and graphics which are clear and interpretable;
b/ Sticking stamps or printing number codes and bar codes; printing the date of manufacture and date of expiry;
c/ Printing clearly the quantity of cigarettes on cigarette packs, or the weight on other tobacco;
d/ Not using words and phrases that make readers and users believe that tobacco is of little harm, or incorrectly understand the harms of tobacco and smoke to human health.
3. Health warnings printed on tobacco packages must particularly describe the harms of tobacco use to human health and other suitable messages, and must be changed once every two years.
4. Heath warnings prescribed in Point a, Clause 2 of this Article must occupy at least 50% of the front and rear of a tobacco pack, carton or box.
5. The labeling of tobacco packages for export shall be made in accordance with the requirements of importing countries.
6. The Minister of Health shall be in charge and cooperate with the Minister of Industry and Trade in issuing specific regulations on the labeling and printing of health warnings for tobacco as prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
7. The Government shall specify the increase of the areas for printing health warnings suitable to each period.
Article 16. Sponsorship
Organizations and individuals that trade tobacco may only provide humanitarian sponsorship for programs on hunger elimination and poverty reduction; prevention of natural disasters, epidemic and calamity ; and tobacco smuggling prevention, and must not announce such sponsorship on means of mass media.
Article 17. Smoking cessation
1. Smoking cessation is voluntary.
2. Agencies, organizations and individuals may organize activities or set up smoking cessation advisory and smoking cessation facilities.
3. Manufacturers and importers of medication for smoking cessation and advisory and smoking cessation facilities are eligible for preferential tax rates in accordance with tax laws.
4. The Government shall prescribe the conditions for the establishment and operation of advisory and smoking cessation facilities prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 18. Responsibilities for supporting smoking cessation
1. The Ministry of Health must:
a/ Guide the smoking cessation process;
b/ Direct smoking cessation smoking cessation research and consultancy;
c/ Direct the provision of training in smoking cessation methods for health workers and advisers.
2. The People's Committees at all levels must facilitate the smoking cessation and smoking cessation consultancy.
3. Agencies, organizations and individuals must encourage tobacco users in their respective agencies, organizations and families to voluntarily quit smoking.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực