Chương 4 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012: Các điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá
Số hiệu: | 09/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 04/08/2012 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ĐỂ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
Điều 28. Thành lập Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (sau đây gọi chung là Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng.
2. Quỹ được quản lý bởi Hội đồng quản lý liên ngành. Hội đồng quản lý liên ngành gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài chính, các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
4. Định kỳ 02 năm một lần, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng Quỹ.
Điều 29. Mục đích và nhiệm vụ của Quỹ
1. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc.
2. Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động sau đây:
a) Truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng nhóm đối tượng;
b) Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả;
c) Tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về phòng, chống tác hại của thuốc lá dựa vào cộng đồng; tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng;
d) Tổ chức cai nghiện thuốc lá;
đ) Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng và phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu quả;
e) Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
g) Xây dựng, hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Xây dựng nội dung và tổ chức đưa giáo dục về tác hại và phòng, chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;
i) Thực hiện các giải pháp chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá.
Điều 30. Nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng Quỹ
1. Quỹ được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình: 1,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2013; 1,5% từ ngày 01 tháng 5 năm 2016; 2,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2019. Khoản đóng góp bắt buộc được khai, nộp cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tự khai, tự tính, tự nộp vào tài khoản của Quỹ;
b) Nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.
2. Quỹ được sử dụng theo các nguyên tắc sau đây:
a) Quỹ chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này và điểm e khoản này;
b) Nội dung chi của Quỹ căn cứ vào kế hoạch hoạt động hằng năm, chương trình, chiến lược ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu ưu tiên trong từng giai đoạn đã được Hội đồng quản lý liên ngành phê duyệt;
c) Quỹ được thực hiện kiểm toán hằng năm theo quy định của pháp luật;
d) Công khai, minh bạch;
đ) Bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của Quỹ;
e) Chi phí quản lý hành chính theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 31. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá được thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 32. Trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc khu vực biên giới và lĩnh vực được phân công phụ trách.
6. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
7. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm, kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chủ trì, tổ chức việc xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm công cộng có quy định cấm thuộc địa bàn quản lý.
8. Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định tại các khoản 2, 4, 6 và 7 Điều này, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (sau đây gọi chung là Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng.
2. Quỹ được quản lý bởi Hội đồng quản lý liên ngành. Hội đồng quản lý liên ngành gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài chính, các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
4. Định kỳ 02 năm một lần, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng Quỹ.
1. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc.
2. Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động sau đây:
a) Truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng nhóm đối tượng;
b) Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả;
c) Tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về phòng, chống tác hại của thuốc lá dựa vào cộng đồng; tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng;
d) Tổ chức cai nghiện thuốc lá;
đ) Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng và phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu quả;
e) Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
g) Xây dựng, hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Xây dựng nội dung và tổ chức đưa giáo dục về tác hại và phòng, chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;
i) Thực hiện các giải pháp chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá.
1. Quỹ được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình: 1,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2013; 1,5% từ ngày 01 tháng 5 năm 2016; 2,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2019. Khoản đóng góp bắt buộc được khai, nộp cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tự khai, tự tính, tự nộp vào tài khoản của Quỹ;
b) Nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.
2. Quỹ được sử dụng theo các nguyên tắc sau đây:
a) Quỹ chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này và điểm e khoản này;
b) Nội dung chi của Quỹ căn cứ vào kế hoạch hoạt động hằng năm, chương trình, chiến lược ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu ưu tiên trong từng giai đoạn đã được Hội đồng quản lý liên ngành phê duyệt;
c) Quỹ được thực hiện kiểm toán hằng năm theo quy định của pháp luật;
d) Công khai, minh bạch;
đ) Bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của Quỹ;
e) Chi phí quản lý hành chính theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá được thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc khu vực biên giới và lĩnh vực được phân công phụ trách.
6. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
7. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm, kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chủ trì, tổ chức việc xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm công cộng có quy định cấm thuộc địa bàn quản lý.
8. Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định tại các khoản 2, 4, 6 và 7 Điều này, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chapter IV
CONDITIONS FOR ENSURING PREVENTION OF TOBACCO HARMS
Article 28. Establishment of the fund for prevention of tobacco harms
1. The fund for prevention of tobacco harms (below referred to as the fund) is a national fund placed under the Ministry of Health and under the financial state management of the Ministry of Finance. The fund is a state-run financial institution having the legal person status and own seal and account.
2. The fund is managed by an inter-sectoral management council, which is composed of the President, vice President and members. The Council's President is the Minister of Health, vice President is a leader of the Ministry of Finance, and members are representatives of the leaderships of the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Information and Communications and representatives of other related agencies, organizations and individuals.
3. The Prime Minister shall make decisions on the establishment and approve the organization and operation charter of the fund.
4. Once every two years, the Government shall report to the National Assembly on results of operation and management of the fund.
Article 29. Purposes and tasks of the fund
1. The fund shall operate on a not-for-profit basis with the function to mobilize, provide and coordinate its financial resources for the prevention of tobacco harms nationwide.
2. The fund shall support the following activities:
a/ Communication on tobacco harms and the prevention of tobacco harms suitable to each target group;
b/ Building and developing pilot models of tobacco smoke-free communities, agencies and organizations; developing and widely expanding effective models;
c/ Organizing community-based campaigns and initiatives on prevention of tobacco harms; providing consultancy on organization of separate smoking areas in public places;
d/ Organizing smoking cessation;
e/ Building pilot models of community-based smoking cessation and developing and widely expanding effective models;
f/ Conducting research to produce evidence for the prevention of tobacco harms;
g/ Developing, supporting and raising capacity for the network of collaborators on prevention of tobacco harms;
h/ Developing contents and introducing education about tobacco harms and prevention of tobacco harms into the educational programs suitable to each educational level;
i/ Applying measures to help tobacco growers, tobacco ingredient processors and tobacco manufacturing workers change their occupations.
Article 30. Sources and principles of use of the fund
1. The fund is established from the following sources:
a/ Compulsory contributions of tobacco manufacturers and importers, which are calculated in a percentage of the excise tax-liable prices according to the following roadmap: 1% from May 1, 2013; 1.5% from May 1,2016; and 2% from May 1,2019. These compulsory contributions must be declared and paid together with excise tax, and be declared, assessed and paid into the fund's account by tobacco manufacturers or importers;
b/ Donations and voluntary contributions of agencies, organizations and individuals at home and abroad;
c/ Other lawful revenues.
2. The fund is used on the following principles:
a/ The fund is used only for the tasks specified in Clause 2, Article 29 of this Law and Point f of this Clause;
b/ The expenditures of the Fund are based on its annual plans of activities, short-term and long-term programs and strategies and priority objectives for each period, as approved by the Inter-Sector Management Council;
c/ The fund is audited annually in accordance with law;
d/ Openness and transparency;
e/ Assured effective use of its financial sources;
f/ The administrative costs comply with regulations of the Prime Minister.
Article 31. Handling of violations of the Law on Tobacco harm prevention
1. Agencies, organizations and individuals that commit acts in violation of the Law on Tobacco harm prevention shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned and, if causing any damage, pay compensations in accordance with law; violating individuals may be examined for penal liability in accordance with law.
2. The handling of administrative violations in the field of prevention of tobacco harms complies with the law on handling of administrative violations.
Article 32. Responsibilities to handle violations of the Law on Tobacco harm prevention
1. Persons competent to handle administrative violations shall inspect, promptly detect and handle acts in violation of the Law on Tobacco harm prevention; if tolerating, covering up, failing to handle or handling them not in time or not in accordance with law, they shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled in accordance with law.
2. The Ministry of Health shall organize the handling of administrative violations of smoking at places where smoking is prohibited and violations of the Law on Tobacco harm prevention in the field assigned to it for management.
3. The Ministry of Public Security shall organize the handling of acts of smoking at places where smoking is prohibited and violations of the Law on Tobacco harm prevention in the field assigned to it for management.
4. The Ministry of Industry and Trade shall be in charge and cooperate with related ministries and sectors in organizing the handling of administrative violations of trading in smuggled and fake tobacco in the field assigned to it for management.
5. The Ministry of National Defense shall be in charge and cooperate with related ministries and sectors in organizing the handling of violations of trading in smuggled and fake tobacco in border areas and the field assigned to it for management.
6. Ministries, ministerial-level agencies shall be in charge and cooperate with related ministries and sectors in organizing the handling of administrative violations of the Law on Tobacco harm prevention in the fields assigned to them for management.
7. The People's Committees at all levels shall be in charge and cooperate with related agencies and organizations in organizing, directing, arranging forces and assigning specific responsibilities to related organizations and individuals for the handling of administrative violations of smoking at places where smoking is prohibited and of trading in smuggled and fake tobacco. Commune-level People's Committee chairmen shall be in charge of organizing the handling of acts of smoking at public places where smoking is prohibited under their management.
8. Agencies and persons competent to inspect and examine the implementation of the Law on Tobacco harm prevention specified in Clauses 2,4,6 and 7 of this Article, if detecting violations with criminal signs, shall transfer the cases to procedural agencies for examining penal liability in accordance with law.