Chương I Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012: Những quy định chung
Số hiệu: | 09/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 04/08/2012 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ưu tiên bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
Ngày 18/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (THCTL). Đây được xem là chính sách vĩ mô hướng đến việc ưu tiên bảo vệ sức khoẻ cộng động, vì lợi ích chung của người dân.
Theo đó, Luật đề cập đến các biện pháp nhằm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá như: thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống THCTL; ghi nhãn, in cảnh báo sức khoẻ trên bao bì thuốc lá; quy định những nơi hạn chế hút thuốc hoặc cấm hút thuốc hoàn toàn; nêu ra nghĩa vụ của người hút thuốc lá… Đồng thời có chính sách hỗ trợ người hút thuốc cai nghiện.
Quy định các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá. Kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, từng bước chuyển đổi ngành nghề cho người trồng cây thuốc lá, công nhân sản xuất thuốc lá. Nghiêm cấm mọi hành vi nhập lậu thuốc lá, thuốc lá giả. Ngoài ra, Luật còn hướng dẫn các điều kiện bảo đảm để phòng, chống THCTL như: thành lập quỹ phòng, chống THCTL; quy định nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng quỹ với mục đích huy động và điều phối nguồn lực tài chính cho việc phòng, chống THCTL trên phạm vi toàn quốc.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.
2. Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá.
3. Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá.
4. Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.
5. Cảnh báo sức khoẻ là thông tin bằng chữ và hình ảnh mô tả hoặc giải thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc lá.
6. Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
7. Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.
8. Nơi làm việc là nơi được sử dụng cho mục đích lao động.
9. Trong nhà là nơi có mái che và có một hay nhiều bức tường chắn hoặc vách ngăn xung quanh.
Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.
2. Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.
3. Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.
3. Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.
5. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề.
6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
d) Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;
đ) Tổ chức nghiên cứu, tư vấn, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị nghiện thuốc lá;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại của thuốc lá theo thẩm quyền;
g) Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.
Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.
2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.
3. Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.
2. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
3. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.
4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
5. Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
Điều 8. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước, pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Hợp tác trong phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
b) Hợp tác trong việc cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá xuyên biên giới;
c) Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
Luật này quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.
2. Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá.
3. Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá.
4. Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.
5. Cảnh báo sức khoẻ là thông tin bằng chữ và hình ảnh mô tả hoặc giải thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc lá.
6. Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
7. Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.
8. Nơi làm việc là nơi được sử dụng cho mục đích lao động.
9. Trong nhà là nơi có mái che và có một hay nhiều bức tường chắn hoặc vách ngăn xung quanh.
1. Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.
2. Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.
3. Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.
1. Xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.
3. Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.
5. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề.
6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
d) Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;
đ) Tổ chức nghiên cứu, tư vấn, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị nghiện thuốc lá;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại của thuốc lá theo thẩm quyền;
g) Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.
1. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.
2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.
3. Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
1. Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.
2. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
3. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.
4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
5. Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
1. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước, pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Hợp tác trong phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
b) Hợp tác trong việc cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá xuyên biên giới;
c) Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá.
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law provides measures for reducing the demand for tobacco, controlling tobacco supply sources, and conditions for preventing tobacco harms.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Tobacco means a product wholly or partly manufactured from tobacco ingredients and processed in the form of cigarettes, cigars, tobacco shreds, or other forms.
2. Tobacco use means acts of smoking, chewing, sniffing or dipping tobacco.
3. Tobacco ingredients means tobacco leaves in loose or pressed form already preliminarily processed by stemming, tobacco shreds, tobacco stems and other substitute ingredients used for tobacco production.
4. Tobacco harms means the harmful effects of the production and use of tobacco on human health, the environment and socio-economic development.
5. Health warning means the information in text and graphics describing or explaining the harmful effects of tobacco use on human health.
6. Tobacco trading means the continuous performance of one, several or all of the stages of the process from the manufacture, the import, to the sale of tobacco on the market to make profit.
7. Public places are places serving many people.
8. Workplaces are places for working.
9. Indoor areas means a roofed places with surrounding walls or partitions.
Article 3. Principles of prevention of tobacco harms
1. Focusing on taking measures for reducing tobacco demand and gradually reducing tobacco supply sources.
2. Concentrating on providing information and education in order to raise awareness of tobacco harms aiming to reduce the proportion of tobacco users and the harms of tobacco use.
3. Participating in inter-sectoral coordination, social mobilization, and international cooperation in the prevention of tobacco harms.
4. Protecting the right to live and work in a non-smoking environment and to be fully informed of tobacco harms.
Article 4. State policies on prevention of tobacco harms
1. Socializing resources for preventing tobacco harms.
2. Applying appropriate tax policies in order to reduce the proportion of tobacco users.
3. Planning tobacco trading in conformity with the objectives of socioeconomic development and gradually reducing tobacco supply sources and tobacco demand.
4. Encouraging domestic and foreign agencies, organizations and individuals to provide smoking cessation and treatment services; doing research on tobacco harms and smoking cessation methods; doing research on smoking cessation medications; cooperating in and funding the prevention of tobacco harms and encourage tobacco users to quit voluntarily.
5. Encouraging and enabling organizations and individuals that grow tree tobacco, produce and process tobacco ingredients to change their trades or occupations.
6. Giving commendations to agencies, organizations and individuals that obtain achievements in the prevention of tobacco harms.
Article 5. Responsibilities for state management of the prevention of tobacco harms
1. The Government shall unify the state management of the prevention of tobacco harms.
2. The Ministry of Health shall be responsible for to the Government for the state management of the prevention of tobacco harms, and has the following tasks and powers:
a/ Promulgate intra vires, or request the Government and the Prime Minister to promulgate, legal documents, strategies, policies and plans on the prevention of tobacco harms, and national technical regulations on tobacco;
b/ Directing and organizing the implementation of legal documents, strategies, policies and plans on the prevention of tobacco harms;
c/ Providing information and education about the prevention of tobacco harms;
d/ Providing training and increase manpower for the prevention of tobacco harms;
e/ Organizing tobacco addiction research, consultation, prevention, diagnosis and treatment ;
f/ Carrying out inspections, settling complaints and denunciations, and disciplining violations of the prevention of tobacco harms intra vires;
g/ Annually reviewing and reporting the results of prevention of tobacco harms to the Government ;
h/ Participating in international cooperation in the prevention of tobacco harms.
3. Other ministries and ministerial-level agencies , within the ambit of their tasks and powers, must actively perform the tasks of preventing tobacco harms; and coordinate with the Ministry of Health in performing the state management of the prevention of tobacco harms.
4. The People's Committees at all levels, within the ambit of their tasks and powers, must administer the prevention of tobacco harms; and be in charge for implementation of regulations on local non-smoking places in their.
Article 6. Responsibilities of heads of agencies, organizations and localities for the prevention of tobacco harms
1. Integrating the prevention of tobacco harms into their annual plans, and including the regulation on no smoking at workplace in their internal regulations.
2. Including the restriction or prohibition of smoking at local wedding, funerals and festivals in residential areas into village codes.
3. Being a role model and encouraging agencies, organizations and localities to implement the Law on Tobacco harm prevention.
Article 7. Rights and obligations of citizens in the prevention of tobacco harms
1. To live and work in an environment without cigarette smoke.
2. To request smokers not to smoke at non-smoking places.
3. To encourage other people not to use tobacco or quit smoking.
4. To request competent agencies, organizations or persons to discipline people who smoke at non-smoking places.
5. To report competent agencies or persons that fail to discipline acts of smoking at non-smoking places.
Article 8. International cooperation in the prevention of tobacco harms
1. Expanding international cooperation in the prevention of tobacco harms with other countries and international organizations on the basis of equality, respect for national independence and sovereignty and conformity with the law of each country and international law and international practice.
2. International cooperation include:
a/ Cooperation in the prevention of smuggled and fake tobacco;
b/ Cooperation in the prohibition of cross-border advertisement, sales promotion and sponsorship of tobacco;
c/ Cooperation in scientific research, training, financial aid and exchange of information relating to the prevention of tobacco harms.
Article 9. Prohibited acts
1. Manufacturing, trading, importing, storing and transporting fake tobacco and products that resemble cigarette packs or cigarettes; trading, storing and transporting tobacco ingredients and smuggled tobacco.
2. Running advertisement, sales promotion and direct marketing to consumers in any form.
3. Giving sponsorship by tobacco trading organizations and individuals, except the cases defined in Article 16 of this Law.
4. Persons under 18 using, buying or selling tobacco.
5. Employing persons under 18 to buy or sell tobacco.
6. Selling or supplying tobacco to persons under 18.
7. Selling tobacco through vending machines; smoking and selling tobacco at non-smoking places.
8. Using tobacco pictures on newspapers and publications for children.
9. Encouraging or forcing other persons to use tobacco.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực