Chương 1: Nghị định 67/2013/NĐ-CPNhững quy định chung
Số hiệu: | 67/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2013 |
Ngày công báo: | 11/07/2013 | Số công báo: | Từ số 401 đến số 402 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bổ sung điều kiện được bán lẻ thuốc lá
Thương nhân muốn được cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá phải đáp ứng thêm 02 điều kiện mới sau:
+ Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03m2 trở lên;
+ Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá.
Quy định trên được ghi nhận tại Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn về kinh doanh thuốc lá.
Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá có thời hạn 05 năm; Trước khi hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, thương nhân phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục kinh doanh.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung nhiều quy định mới liên quan đến phân phối, bán buôn sản phẩm thuốc lá.
Nghị định 67 có hiệu lực từ ngày 15/8/2013 và thay thế Nghị định 119/2007/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá về:
1. Điều kiện sản xuất, mua bán thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, đầu tư vùng trồng và kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá; xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu thuốc lá và sản phẩm thuốc lá; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
2. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, liên doanh sản xuất thuốc lá, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sản xuất thuốc lá.
3. Sản xuất, gia công thuốc lá xuất khẩu; chế biến, gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu.
4. Kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước, công bố sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu.
1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh thuốc lá và các hoạt động khác có liên quan đến kinh doanh thuốc lá trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan.
3. Nghị định này không áp dụng đối với việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh sản phẩm thuốc lá tại cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop). Hoạt động kinh doanh thuốc lá tại khu phi thuế quan thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Lá thuốc lá” là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L và Nicotiana rustica L là nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá.
2. “Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác đùng để hút, nhai, ngửi.
3. “Sợi thuốc lá” là sản phẩm được chế biến từ lá thuốc lá sau khi đã qua các công đoạn thái thành sợi.
4. “Thuốc lá sợi” là sản phẩm thuốc lá được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng sợi thuốc lá dùng để hút tẩu, cuốn điếu để hút, nhai.
5. “Phụ liệu thuốc lá” là tất cả các loại vật tư khác ngoài nguyên liệu thuốc lá được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thuốc lá.
6. “Thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá” là cơ chế nhập khẩu trên cơ sở Nhà nước chỉ định doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu sản phẩm thuốc lá.
7. “Sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu” là sản lượng của doanh nghiệp có giấy phép sản xuất thuốc lá được phép sản xuất hoặc nhập khẩu để tiêu thụ trong nước.
8. “Chế biến nguyên liệu thuốc lá” là hoạt động chế biến được thực hiện trên dây chuyền máy móc, thiết bị để tạo ra nguyên liệu thuốc lá.
9. “Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá” là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thuốc lá hoặc chi nhánh, công ty trực thuộc doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá.
10. “Thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá” là thương nhân mua sản phẩm thuốc lá trực tiếp từ Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá để bán cho các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.
11. “Thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá” là thương nhân mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá và Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá để bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
12. “Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá” là thương nhân mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
13. “Đầu tư trồng cây thuốc lá” là việc doanh nghiệp bỏ vốn, kỹ thuật để tiến hành các hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch các nguyên liệu lá thuốc lá hoặc trực tiếp bỏ vốn (tiền mặt, vật tư, hàng hóa...), kỹ thuật cho người trồng cây thuốc lá để tiến hành các hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch thuốc lá.
14. “Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá” là khả năng của máy móc, thiết bị đồng bộ để sản xuất sản phẩm thuốc lá.Bổ sung
1. Nhà nước thống nhất quản lý đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc lá và các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá.
2. Thuốc lá thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán thuốc lá; chế biến nguyên liệu thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá và đầu tư trồng cây thuốc lá phải có giấy phép.
3. Nhà nước thực hiện kiểm soát về mức cung cấp thuốc lá ra thị trường (bao gồm sản lượng sản xuất và nhập khẩu thuốc lá); thực hiện thương mại nhà nước đối với nhập khẩu; kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường để giảm tác hại của thuốc lá.
4. Nhà nước tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá theo hướng sắp xếp các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thành các doanh nghiệp đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
5. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc mua bán sản phẩm thuốc lá thông qua Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá.
6. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu, giấy cuốn điếu, thuốc lá là hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.Bổ sung
Chapter 1.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree elaborates some articles and measures for implementation the law on tobacco harm prevention applicable to tobacco trading, in particular:
1. The conditions for producing, trading in tobacco, processing tobacco ingredients, investing in areas where tobacco ingredients are planted and sold, selling tobacco; exporting, importing machinery, equipment, ancillary materials and tobacco; prevention of smuggling and trade fraud.
2. Investment in manufacture of tobacco, processing tobacco ingredients, transfer of industrial property rights, transfer of the right to use subjects of industrial property related to tobacco manufacturing
3. Manufacture and processing of tobacco for export; processing of tobacco ingredients for export.
4. Control of domestic sale of tobacco, announcement of permissible quantity of imported and exported of tobacco.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree is applicable to the organizations and individuals engaged in tobacco business and other activities related to tobacco business within Vietnam’s territory.
2. Foreign traders, foreign enterprises in Vietnam regulated by this Decree and relevant legislative documents.
3. This Decree is not applicable to the import and sale of tobacco at duty-free shops. The sale of tobacco in non-tariff zones shall comply with regulations of the Government.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Tobacco leaves are leaves of the tobacco plant (scientific name Nicotiana tabacum L and Nicotiana rustica) that are raw materials for processing tobacco ingredients.
2. Tobacco is a product that is manufactured wholly or partially from tobacco ingredients, and in the form of cigarettes, cigars, shredded tobacco that are used for smoking pipes, smoking, chewing, or sniffing.
3. Tobacco shreds are products processed from tobacco leaves that are shredded.
4. Shredded tobacco is tobacco that are manufactured wholly or partially from tobacco ingredients, and made in the form of tobacco shreds that are used for smoking pipes, rolling, smoking, and chewing.
5. Ancillary materials are all supplies other than tobacco ingredients that are used for manufacturing tobacco products.
6. State import of tobacco is the mechanism for importing tobacco by which the State appoints major importers of tobacco.
7. Permissible quantity of tobacco manufacturing and import is the amount of tobacco that an enterprise, which has a License for tobacco manufacturing, is permitted to manufacture or import to sell at home.
8. Tobacco ingredient processing is a process by machinery and equipment in order to create tobacco ingredients.
9. Tobacco suppliers are tobacco manufacturers, tobacco importers, or branches/affiliates of tobacco manufacturers.
10. Tobacco distributors are traders that purchase tobacco directly from tobacco suppliers and sell them to tobacco wholesalers.
11. Tobacco wholesalers are traders that purchase tobacco from tobacco distributors and tobacco suppliers to sell to tobacco retailers
12. Tobacco retailers are traders that purchase products from tobacco wholesalers and sell them to consumers.
13. Investment in tobacco cultivation are enterprises providing capital and technologies for planting, cultivating, and harvesting tobacco ingredients, or providing capital (cash, supplies, goods, etc.) and technologies for planters to plant, cultivate, and harvest tobacco.
14. Tobacco manufacturing productivity is the capacity of machinery and equipment for manufacturing product.
Article 4. Tobacco business management
1. The State shall unify the management of the investment, manufacture, sale, export, import of tobacco, and other activities related to the sale of tobacco and tobacco ingredients.
2. Tobacco is in the list of goods restricted from business. Organizations and individuals that manufacture, trade in tobacco, process tobacco ingredients, and make investments in tobacco cultivation must obtain licenses.
3. The State shall control the supply of tobacco to the market (including quantities of manufactured and imported tobacco), appoint major tobacco importers, and control the sale of tobacco on the market to reduce tobacco harm.
4. The State shall rearrange tobacco manufacturers towards making inefficient manufacturers more competitive in the domestic and international marker.
5. The State shall strictly control the trade in tobacco by the Network of tobacco trade.
6. Machinery and equipment used for tobacco manufacturing, ingredients, cigarette papers, and tobacco are goods under the management of the Ministry of Industry and Trade.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá
Điều 7. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 12. Điều kiện cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 4. Nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá
Điều 5. Đầu tư trồng cây thuốc lá và sử dụng giống cây thuốc lá
Điều 7. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 12. Điều kiện cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Điều 17. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 25. Đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá
Điều 26. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán thuốc lá
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 36. Quản lý nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá
Điều 4. Nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều 26. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán thuốc lá
Điều 28. Thẩm quyền, trình tự thủ tục cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều 31. Nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại
Điều 32. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương