Chương VIII Nghị định 126/2020/NĐ-CP: Một số vấn đề khác
Số hiệu: | 126/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/10/2020 | Ngày hiệu lực: | 05/12/2020 |
Ngày công báo: | 02/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1019 đến số 1020 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về quản lý thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019 vừa được Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020.
Theo đó, trong thời gian người nộp thuế (NNT) tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thì:
- NNT không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp NNT tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- NNT không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; trường hợp NNT được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hóa đơn theo quy định thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- NNT phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc, thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế và xử lý hành vi vi phạm về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 05/12/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Doanh nghiệp ưu tiên thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan và thực hiện theo quy định tại Nghị định này, cụ thể như sau:
1. Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp: Được hoàn thuế trước, kiểm tra sau, được thực hiện nộp thuế cho tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
b) Doanh nghiệp ưu tiên của nước có ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam được áp dụng các biện pháp ưu tiên về thủ tục hải quan, thủ tục thuế theo thỏa thuận đã ký. Danh sách các doanh nghiệp ưu tiên của nước đối tác được hưởng chế độ ưu tiên được quy định cụ thể tại thỏa thuận.
3. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên
a) Tổng cục Hải quan thực hiện biện pháp: Thẩm định thực tế tại trụ sở doanh nghiệp định kỳ hoặc đột xuất; kiểm tra sau thông quan theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan không quá một lần trong ba năm liên tục kể từ ngày được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận hoặc gia hạn chế độ ưu tiên, có biện pháp giám sát và đánh giá việc duy trì điều kiện doanh nghiệp ưu tiên sau khi được công nhận để gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ doanh nghiệp ưu tiên theo quy định; kiểm tra sau thông quan theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan khi xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế.
b) Doanh nghiệp ưu tiên phải theo dõi, kiểm soát, quản lý được toàn bộ quá trình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hệ thống công nghệ thông tin nối mạng với cơ quan hải quan, đảm bảo cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, số liệu trên hệ thống, số liệu trong quá khứ, số liệu theo giai đoạn (tối đa 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan) về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để cơ quan hải quan có cơ sở so sánh, đối chiếu, kiểm tra và doanh nghiệp chịu trách nhiệm chứng minh tính đầy đủ, chính xác của số liệu doanh nghiệp đã khai báo với cơ quan hải quan.
1. Các trường hợp ủy nhiệm thu
a) Cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm cho tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước thu các khoản thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh.
b) Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ đề nghị của Cục Thuế, Cục Hải quan để ban hành quyết định ủy nhiệm thu trong đó quy định các nội dung chính như sau: địa bàn ủy nhiệm thu, loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước ủy nhiệm thu, kinh phí ủy nhiệm thu.
b) Việc ủy nhiệm thu thực hiện thông qua Hợp đồng ủy nhiệm thu, Phụ lục hợp đồng ủy nhiệm thu (nếu có) giữa cơ quan quản lý thuế và bên được ủy nhiệm thu theo mẫu quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp không phải thực hiện hợp đồng ủy nhiệm thu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp ủy nhiệm thu tại nhiều Cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký hợp đồng ủy nhiệm thu với người đứng đầu của tổ chức được ủy nhiệm thu thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực hải quan.
c) Cơ quan quản lý thuế và bên được ủy nhiệm thu phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống công nghệ thông tin được kết nối để đáp ứng việc truyền, nhận dữ liệu điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế. Bộ Tài chính hướng dẫn về việc truyền nhận dữ liệu giữa cơ quan quản lý thuế và bên được ủy nhiệm thu.
3. Hợp đồng ủy nhiệm thu
Hợp đồng ủy nhiệm thu được lập theo Mẫu số 01/UNT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
a) Loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước ủy nhiệm thu;
b) Địa bàn ủy nhiệm thu;
c) Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế và bên được ủy nhiệm thu;
d) Chế độ báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng;
đ) Chế độ đăng ký, phát hành, sử dụng, quản lý, báo cáo tình hình sử dụng Biên lai thu, Chứng từ thu;
e) Thời hạn ủy nhiệm thu;
g) Kinh phí ủy nhiệm thu.
4. Biên bản thanh lý hợp đồng ủy nhiệm thu
Biên bản thanh lý hợp đồng ủy nhiệm thu được lập theo Mẫu số 02/UNT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
a) Tình hình thu nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
b) Tình hình sử dụng biên lai thu, chứng từ thu;
c) Tình hình thanh toán kinh phí ủy nhiệm thu.
5. Trách nhiệm của bên được ủy nhiệm thu
a) Bố trí nhân viên đủ tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan quản lý thuế để thực hiện hợp đồng ủy nhiệm thu đã ký. Bên được ủy nhiệm thu không được ủy nhiệm lại cho bất cứ bên thứ ba nào việc thực hiện hợp đồng ủy nhiệm thu đã ký với cơ quan quản lý thuế. Khi hết thời hạn ủy nhiệm thu hoặc trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy nhiệm thu khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng đã ký thì hai bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng ủy nhiệm thu.
b) Gửi thông báo về việc nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; các quyết định truy thu, xử phạt; thông báo tiền nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp theo quy định và đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước. Bên được ủy nhiệm thu khi nhận thông báo về việc nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước từ cơ quan quản lý thuế phải gửi cho người nộp thuế trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận Thông báo; và khi nhận Thông báo tiền nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp từ cơ quan quản lý thuế phải gửi cho người nộp thuế trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận Thông báo và đôn đốc người nộp thuế thực hiện.
c) Tổ chức thu tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước và cấp biên lai thu, chứng từ thu cho người nộp thuế và quản lý, sử dụng chứng từ thu theo đúng quy định.
c.1) Trường hợp bên được ủy nhiệm thu sử dụng biên lai thu, chứng từ thu do cơ quan quản lý thuế phát hành phải có văn bản đề nghị gửi cơ quan quản lý thuế theo quy định.
c.2) Trường hợp, bên được ủy nhiệm thu tự phát hành biên lai thu, chứng từ thu thì phải thực hiện đăng ký, phát hành, báo cáo tình hình sử dụng chứng từ thu với cơ quan quản lý thuế theo quy định về biên lai thu, chứng từ thu.
d) Nộp tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đã thu vào ngân sách nhà nước.
d.1) Bên được ủy nhiệm thu được cấp mã số thuế để nộp tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đã thu được vào ngân sách nhà nước theo hợp đồng ủy nhiệm thu.
d.2) Bên được ủy nhiệm thu có trách nhiệm nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đã thu được vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi kho bạc nhà nước mờ tài khoản. Số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước là tổng số tiền đã ghi thu trên các biên lai thu, chứng từ thu.
d.3) Khi nộp tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đã thu được vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi kho bạc nhà nước mở tài khoản, bên được ủy nhiệm thu phải lập bảng kê biên lai thu, chứng từ thu và lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước. Kho bạc nhà nước chuyển chứng từ cho cơ quan quản lý thuế về số tiền bên được ủy nhiệm thu đã nộp để theo dõi và quản lý.
d.4) Bên được ủy nhiệm thu phải nộp tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đã thu được vào ngân sách nhà nước ngay trong ngày làm việc. Trường hợp thu tiền sau 16 giờ của ngày làm việc thì nộp tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đã thu được chậm nhất trước 10 giờ ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp thu tiền vào ngày nghỉ, ngày lễ thì phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Đối với địa bàn thu là các xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục Hải quan xem xét quyết định thời gian bên được ủy nhiệm thu phải nộp tiền vào kho bạc nhà nước nhưng tối đa không quá 05 ngày kể từ ngày thu tiền thuế, phí, lệ phí.
đ) Quyết toán số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đã thu được và biên lai thu, chứng từ thu với cơ quan quản lý thuế.
đ.1) Quyết toán số tiền thu được.
Chậm nhất ngày 05 của tháng sau, bên được ủy nhiệm thu phải lập báo cáo số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đã thu, đã nộp của tháng trước gửi cơ quan quản lý thuế theo Mẫu số 03/UNT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý thuế nhận được báo cáo thu nộp của bên được ủy nhiệm thu phải kiểm tra cụ thể bảng kê biên lai thu, chứng từ thu đã sử dụng, số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đã thu và đã nộp vào ngân sách, đối chiếu với số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đã thực nộp có xác nhận của kho bạc nhà nước, nếu có số chênh lệch phải lập biên bản xác định rõ nguyên nhân để quy trách nhiệm cụ thể.
Chậm nhất là ngày 15 của quý sau, cơ quan thuế lập báo cáo kết quả thu ngân sách nhà nước thông qua tổ chức được ủy nhiệm thu theo Mẫu số 04/UNT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
đ.2) Quyết toán biên lai thu, chứng từ thu
Hàng quý, chậm nhất ngày thứ 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo, bên được ủy nhiệm thu phải lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu, chứng từ thu theo Mẫu số 05/UNT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Khi thanh lý hợp đồng bên được ủy nhiệm thu hủy các biên lai thu, chứng từ thu hoặc cơ quan quản lý thuế thu hồi biên lai thu, chứng từ thu theo quy định.
Mọi hành vi chậm báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu, chứng từ thu, chậm nộp tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đã thu được vào ngân sách nhà nước đều coi là hành vi xâm tiêu tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không xuất biên lai thu, chứng từ thu, hoặc xuất không đúng chủng loại biên lai thu, chứng từ thu, bên được ủy nhiệm thu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
e) Cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc rà soát, phát hiện các trường hợp thay đổi người nộp thuế, người nộp thuế mới ra kinh doanh hoặc có thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trên địa bàn ủy nhiệm thu.
6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế
a) Thông báo công khai về các trường hợp người nộp thuế nộp thuế thông qua ủy nhiệm thu; tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu; thời hạn và loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước được ủy nhiệm thu để người nộp thuế biết và thực hiện.
b) Phát hành Thông báo về việc nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, Thông báo tiền nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp, và các văn bản khác (nếu có) giao cho bên được ủy nhiệm thu. Thời gian giao Thông báo về việc nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước cho bên được ủy nhiệm thu trước khi hết thời hạn nộp thuế tối thiểu là 10 ngày và thời gian giao Thông báo tiền nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp là ngay khi cơ quan quản lý thuế phát hành và giao Thông báo tiền nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp.
c) Trường hợp bên được ủy nhiệm thu sử dụng biên lai thu, chứng từ thu do cơ quan quản lý thuế phát hành thì cơ quan quản lý thuế phải đảm bảo cấp phát đầy đủ, kịp thời biên lai thu, chứng từ thu cho bên được ủy nhiệm thu và hướng dẫn bên được ủy nhiệm thu quản lý, sử dụng biên lai thu, chứng từ thu đúng quy định.
d) Chi trả kinh phí ủy nhiệm thu theo hợp đồng ủy nhiệm thu đã ký.
đ) Kiểm tra tình hình thu, nộp tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; tình hình sử dụng và quản lý biên lai thu, chứng từ thu của bên được ủy nhiệm thu.
a) Kinh phí ủy nhiệm thu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan quản lý thuế. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế được chỉ định thầu theo quy định và ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức được ủy nhiệm thu được chỉ định thầu. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung chi, mức chi, quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí ủy nhiệm thu.
b) Việc chi trả kinh phí ủy nhiệm thu phải được thực hiện đúng đối tượng, đúng địa bàn và thanh toán bằng chuyển khoản thông qua tài khoản của bên được ủy nhiệm thu tại ngân hàng, kho bạc nhà nước; không thực hiện thanh toán kinh phí ủy nhiệm thu bằng tiền mặt. Cơ quan quản lý thuế phải trả kinh phí cho bên được ủy nhiệm thu trên cơ sở được quy định tại Hợp đồng ủy nhiệm thu và số tiền người nộp thuế đã thực nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan là việc cơ quan quản lý thuế mua của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước các thông tin, tài liệu, dữ liệu mà cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước khác không có hoặc không cung cấp theo quy định của pháp luật hoặc thông tin, tài liệu, dữ liệu mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thuế.
2. Việc mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của cơ quan quản lý thuế để phục vụ hoạt động thường xuyên và các nhu cầu phát sinh, cụ thể:
a) Mua cơ sở dữ liệu thương mại phục vụ cho công tác quản lý thuế thường xuyên bao gồm: Hoạt động quản lý thuế doanh nghiệp lớn; hoạt động quản lý thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh, cá nhân; hoạt động thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế; hoạt động quản lý thuế về doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết và các hoạt động quản lý thuế khác của cơ quan quản lý thuế.
b) Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu theo các vụ việc phát sinh trong quá trình quản lý thuế bao gồm các hoạt động: Kê khai, ấn định, thanh tra, kiểm tra và các vụ việc phát sinh khác trong hoạt động quản lý thuế.
c) Mua thông tin phục vụ việc xác định xuất xứ, trị giá, tiêu chuẩn, chất lượng của hàng hóa nhập khẩu, xác định tính hợp pháp của các chứng từ, giao dịch liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, xác minh các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
3. Nguồn kinh phí mua thông tin, tài liệu phục vụ công tác quản lý thuế do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan quản lý thuế. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định việc mua thông tin, tài liệu phục vụ công tác quản lý thuế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Việc mua thông tin, tài liệu, dữ liệu được chỉ định và ký hợp đồng trực tiếp với cá nhân, tổ chức cung cấp. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung, mức chi, quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí mua thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế.
4. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm sử dụng thông tin, tài liệu, dữ liệu mua của các tổ chức, cá nhân đúng mục đích và đối tượng theo quy định của pháp luật.
5. Thông tin, tài liệu, dữ liệu do cơ quan quản lý thuế mua được sử dụng làm căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan của người nộp thuế.
1. Người nộp thuế là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết được quyền đề nghị áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (sau đây gọi là APA).
2. Việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế.
3. Người nộp thuế có yêu cầu áp dụng APA nộp đơn đề nghị áp dụng APA chính thức theo Mẫu số 02/APA-CT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này cùng 01 bộ Hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức đến Tổng cục Thuế.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị áp dụng APA song phương hoặc APA đa phương thì người nộp thuế nộp kèm đơn đề nghị tiến hành thủ tục thỏa thuận song phương theo Mẫu số 03/APA-MAP tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Người nộp thuế có thể tham vấn ý kiến của Tổng cục Thuế trước khi nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức bằng cách gửi đơn đề nghị tham vấn theo Mẫu số 01/APA-TV tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến Tổng cục Thuế.
4. Tổng cục Thuế tiếp nhận đề nghị áp dụng APA của người nộp thuế và tiến hành thẩm định hồ sơ, trao đổi, đàm phán với người nộp thuế (trong trường hợp APA đơn phương) hoặc với cơ quan thuế đối tác và người nộp thuế (trong trường hợp APA song phương hoặc APA đa phương) về nội dung APA.
5. Trên cơ sở kết quả thẩm định, trao đổi, đàm phán với người nộp thuế (trong trường hợp APA đơn phương) hoặc với cơ quan thuế đối tác và người nộp thuế (trong trường hợp APA song phương hoặc APA đa phương) về nội dung APA, Tổng cục Thuế xây dựng dự thảo APA và trình lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt, tiến hành ký kết APA.
Đối với các thỏa thuận APA song phương, đa phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài, Bộ Tài chính lấy ý kiến Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về việc ký kết APA theo thủ tục và trình tự ký kết Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định pháp luật về việc ký kết Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
6. Bản dự thảo APA cuối cùng bao gồm ít nhất các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của các bên liên kết tham gia trong APA;
b) Mô tả các giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA;
c) Phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết làm cơ sở tính thuế, cách thức xác định, tính toán các số liệu về mức giá, tỷ suất lợi nhuận làm cơ sở xác định trị giá tính thuế có liên quan đến giao dịch liên kết thuộc diện áp dụng APA (bao gồm cả khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn nếu phù hợp);
d) Các giả định quan trọng có thể gây ảnh hưởng trọng yếu, đáng kể, tác động đến quá trình thực hiện APA (bao gồm cả các nội dung phân tích, dự báo);
đ) Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế;
e) Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan thuế;
g) Quy định về hiệu lực áp dụng;
h) Các quy định khác phù hợp với các quy định pháp lý về việc thực hiện nghĩa vụ thuế có liên quan đến cam kết APA;
i) Các phụ lục (nếu có).
7. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của APA được thực hiện theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Quản lý thuế. Đối với các APA song phương hoặc đa phương có liên quan đến quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế nước ngoài, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
Người nộp thuế áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế kê khai Báo cáo APA thường niên cho từng năm tính thuế trong giai đoạn hiệu lực của APA đã ký kết theo Mẫu số 04/APA-BC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này cùng các tài liệu thuyết minh và nộp kèm theo Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp trong quá trình thực hiện APA nếu có phát sinh các sự kiện gây ảnh hưởng trọng yếu đến việc tiếp tục thực hiện APA hoặc ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và kê khai thuế của người nộp thuế, người nộp thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có sự kiện gây ảnh hưởng (được gọi là báo cáo đột xuất).
8. Việc gia hạn APA
a) Người nộp thuế có đề nghị gia hạn APA nộp hồ sơ gia hạn APA cho cơ quan thuế trước khi APA đã ký hết hạn ít nhất 06 tháng. Thủ tục giải quyết hồ sơ gia hạn APA được thực hiện tương tự như thủ tục giải quyết đề nghị áp dụng APA.
b) APA có thể được xem xét gia hạn trong trường hợp thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau: Phạm vi giao dịch liên kết và các bên liên kết không có thay đổi mang tính trọng yếu; các giả định quan trọng không có thay đổi mang tính trọng yếu; khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn hoặc tỷ suất lợi nhuận làm cơ sở phân tích so sánh có sự ổn định trong thời gian được gia hạn.
a) Việc sửa đổi APA được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế hoặc cơ quan thuế.
Các trường hợp sửa đổi APA cụ thể như sau: Các giả định quan trọng có ảnh hưởng trọng yếu có thay đổi do nguyên nhân khách quan; thay đổi của pháp luật có tác động tới APA; nhà chức trách có thẩm quyền của cơ quan thuế đối tác đề nghị sửa đổi và được Bộ Tài chính chấp thuận; và các trường hợp khác.
b) Thủ tục giải quyết đề nghị sửa đổi APA được thực hiện tương tự như thủ tục giải quyết đề nghị áp dụng APA.
10. Hủy bỏ APA
a) APA có thể bị hủy bỏ trong các trường hợp sau: Người nộp thuế hay bất kỳ bên liên kết nào liên quan tới giao dịch liên kết không tuân thủ theo các điều khoản và điều kiện của APA; người nộp thuế có sai sót hoặc có lỗi trọng yếu trong hồ sơ đề nghị áp dụng APA, báo cáo APA thường niên, báo cáo đột xuất; người nộp thuế không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu của báo cáo APA thường niên hoặc thông tin, tài liệu và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thuế; người nộp thuế và cơ quan thuế không thống nhất được kết luận việc sửa đổi APA; cơ quan thuế đối tác đề nghị hủy bỏ APA và được Bộ Tài chính chấp thuận; người nộp thuế nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA với lý do hợp lý.
b) Trường hợp APA bị hủy bỏ, Tổng cục Thuế ban hành văn bản thông báo về việc hủy bỏ APA trong đó nêu rõ lý do hủy bỏ và ngày hiệu lực của việc hủy bỏ APA. Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế phát sinh từ giao dịch được đề cập tại APA bị hủy bỏ theo quy định hiện hành về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết cho mục đích khai thuế kể từ ngày việc hủy bỏ có hiệu lực.
11. Thu hồi APA
a) APA có thể bị thu hồi trong các trường hợp sau: Người nộp thuế cố ý cung cấp thông tin sai hoặc có hành vi gian lận trong việc áp dụng APA, thực hiện các chế độ báo cáo hoặc trong quá trình đề nghị sửa đổi APA; cơ quan thuế đối tác đề nghị thu hồi APA và được Bộ Tài chính chấp thuận.
b) Trường hợp APA bị thu hồi, Tổng cục Thuế ban hành văn bản thông báo về việc thu hồi APA trong đó nêu rõ lý do thu hồi và ngày thu hồi có hiệu lực (tính từ ngày đầu tiên của giai đoạn áp dụng APA). Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế phát sinh từ giao dịch được đề cập tại APA bị thu hồi theo quy định hiện hành về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết cho mục đích khai thuế kể từ ngày thu hồi có hiệu lực.
12. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
MISCELLANEOUS ISSUES
Article 38. Prioritized enterprises
Prioritized enterprises are prescribed by the Law on Customs, relevant legislative documents and this Decree. To be specific:
1. Priorities include: tax refund before inspection, tax payment for customs declarations granted customs clearance in the month by the 10th of the next month according to Clause 2 Article 9 of the Law on Export and Import Duties.
2. Mutual recognition agreement on prioritized enterprises
a) The Minister of Finance shall sign the mutual recognition agreement on prioritized enterprises in accordance with regulations of law on conclusion and implementation of international agreements.
b) Prioritized enterprises of other countries that enter the mutual recognition agreements on prioritized enterprises with Vietnam will be given customs-related and tax-related priorities under the agreements. The list of prioritized enterprises shall be included in the agreement.
3. Management of prioritized enterprises
a) General Department of Customs shall carry out periodic or irregular inspections at the enterprise’s premises; post-customs clearance inspection prescribed in Clause 3 Article 78 of the Law on Customs not more than one time in three consecutive years from the day on which the enterprise is recognized as a prioritized enterprise or has its prioritized enterprise status extended by General Department of Customs. A post-customs clearance inspection shall be carried out in accordance with Clause 1 and Clause 2 Article 78 of the Law on Customs when customs offences or tax offences are suspected.
b) Prioritized enterprises shall monitor and manage the entire process of using imported raw materials and supplies, export and import of goods; have a computer network connected to customs authorities to provide data and documents periodically (not more than 05 years from the day on which the customs declaration is registered) about exports and imports for customs authorities; prove the accuracy and adequacy of the information provided for customs authorities.
Article 39. Authorizing collection of tax and other amounts
1. Cases in which collection is authorized:
a) The tax authority authorizes another authority to collect taxes and other amounts from individuals, households and household businesses.
b) Other cases decided by the Minister of Finance.
2. Rules for authorizing collection
a) In consideration of the request of the Provincial Taxation Department or Customs Department, the Director of the General Department of Taxation or the Director of the General Department of Customs shall issue the decision on collection authorization with the following mandatory information: scope of collection, taxes and other amounts to be collected, allocated funding.
b) The authorized collection shall be carried out under an authorization contract or contract annex (if any) between the tax authority and the authorized party, except for the cases in which such a contract is not required by the Minister of Finance. In case more than one Customs Department is authorized, the Director of the General Department of Customs shall sign an authorization contract with the head of the authorized organization.
c) The tax authority and the authorized party shall have an interconnected computer network in order to send and receive electronic data in accordance with regulations of law on electronic tax transactions. The Ministry of Finance shall provide guidance on transmission of data between tax authorities and authorized parties.
3. Collection authorization contract
The collection authorization contract shall be prepared according to Form No. 01/UNT in Appendix III hereof and contain the following information:
a) The taxes and other amounts to be collected;
b) Scope of collection;
c) Entitlements and responsibilities of the tax authority and the authorized party;
d) Contract execution reporting;
dd) Regulations on registration, issuance, use, management of receipts; reporting thereof;
e) Contract duration;
g) Allocated funding.
4. Contract finalization record
The shall finalization record be prepared according to Form No. 02/UNT in Appendix III hereof and contain the following information:
a) Collected taxes and other amounts;
b) Use of receipts;
c) Use of allocated funding.
5. Responsibilities of the authorized party
a) Assigned qualified employees to execute the contract. Do not re-authorize any third party to execute the contract. Prepare a contract finalization record when the contract expires or is terminated when either party violates the contract.
b) Send notices of payment of taxes and other amounts; decision on tax arrears collection and fine imposition; notices of tax debt, fine and late payment interest and urge the taxpayer to pay these amounts. Tax notices to the taxpayer within 05 days from the day on which they are received from the tax authority. Notices of tax debt, fine and late payment interest shall be sent to the taxpayer within 10 working days from the day on which they are received from the tax authority.
c) Organize the collection of taxes and other amounts; issue receipts to the taxpayer; manage and use receipts as per regulations.
c.1) The use of receipts issued by the tax authority must be approved by the tax authority.
c.2) If the receipts are issued by the authorized party, they must be registered and reported to the tax authority.
d) Transfer the collected taxes and other amounts state budget.
d.1) The authorized party shall be issued with a TIN to transfer the collected taxes and other amounts to state budget in accordance with the authorization contract.
d.2) The authorized party shall fully and punctually transfer the collected taxes and other amounts to state budget at State Treasury or a commercial bank where the State Treasury’s account is opened. The amount transferred shall be the total amount on the receipts.
d.3) When transferring money to the State Treasury or a commercial bank where the State Treasury’s account is opened, the authorized party shall prepare a statement and order for payment to state budget. State Treasury shall transfer these documents to the tax authority.
d.4) The authorized party shall transfer taxes and other amounts collected in a working day to state budget within the same day. Amounts that are collected after 4 pm must be transferred before 10 am of the next working day. Amounts that are collected during a public holiday shall be transferred within the next working days. In remote areas where travel is difficult, the Director of Taxation Department or Customs Department may extend the deadline for up to 05 more days.
dd) Reporting collected taxes and other amounts
dd.1) Reporting collected amounts:
By the 5th of the next month, the authorized party shall prepare a statement of taxes and other amounts collected in the previous month according to Form No. 03/UNT in Appendix III hereof and send it to the tax authority. The tax authority shall compare information in the documents sent by the authorized party and information provided by State Treasury.
By the 15th of the next quarter, the tax authority shall prepare a report on state budget collection through authorized parties according to Form No. 04/UNT in Appendix III hereof.
đ.2) Reporting use of receipts
Every quarter by the 30th of the first month of the next quarter, the authorized party shall prepare a report on use of receipts according to Form No. 05/UNT in Appendix II hereof. Used receipts shall be destroyed or collected by the tax authority when the contract is finalized.
Late submission of the report on use of receipts, late transfer of collected taxes and other amounts to state budget; collecting taxes and other amounts without issuance of receipts are considered tax appropriation and shall be dealt with in accordance with applicable law.
e) Provide information for and cooperate with tax authorities in verifying the cases of change of taxpayers, establishment of new businesses or change of business lines in their area.
6. Responsibilities of tax authorities:
a) Announce the cases of authorized collection, authorized parties; taxes and other amounts to be collected by authorized parties.
b) Issue notices of taxes and other amounts; notices of tax debt, fine and late payment interest and other documents (if any) and provide them for the authorized parties. Notices of taxes and other amounts shall be provided for the authorized party at least 10 days before the payment deadline. Notices of tax debt, fine and late payment interest shall be provided for the authorized party as soon as they are issued by the tax authority.
c) If the authorized party uses receipts issued by the tax authority, the tax authority shall provide adequate receipts for the authorized party and instruct the authorize party to use them properly.
d) Pay the collection costs under the authorization contract.
dd) Inspect the collection of taxes and other amounts and use of receipts by the authorized party.
7. g) Allocated funding.
a) Funding for authorized collection shall be provided by state budget for tax authorities. Heads of tax authorities shall choose and directly sign contracts with authorized parties. The Ministry of Finance shall provide guidance on the use and management of this funding.
b) The funding shall be used for intended purposes within the contractual area and transferred to the authorized party’s bank account. Do not use cash to pay collection costs. The tax authority shall reimburse the authorized party for the collection costs in accordance with the authorization contract.
Article 40. Purchase of information, documents and data serving tax administration
1. Tax authorities may purchase information, documents and data serving tax administration from Vietnamese and overseas organizations and individuals that tax authorities or other authorities do not have or provide, or when available information, documents and data are not sufficient.
2. Purchases of information, documents and data serving tax administration can be done regularly and whenever necessary. To be specific:
a) Regular purchases of commercial data serving tax administration of major enterprises, small and medium enterprises, household businesses and individuals; advance pricing agreement; tax administration of enterprises having related-party transactions and other tax administration activities of tax authorities.
b) Purchases information, documents and data that are necessary during tax imposition, inspection and other tax administration activities.
c) Purchases of information serving determination of origin, value, standard and quality of imports; legitimacy of documents and transactions relevant to exports and imports; verification of customs offences.
3. The funding for purchase of information and documents serving tax administration shall be provided by state budget for tax authorities. Heads of tax authorities shall decide the purchase of information and documents serving tax administration and imposition of penalties for tax offences and customs offences in accordance with the Law on State Budget. Purchase contracts shall be directly signed with their providers. The Ministry of Finance shall provide guidance on the use and management of this funding.
4. Tax authorities shall use the purchased information, documents and data for intended purposes.
5. Information, documents and data purchased by tax authorities shall be the basis for determination of tax obligations and imposition of penalties for tax offences and customs offences committed by taxpayers.
Article 41. Application of advance pricing agreement to enterprises having related-party transactions
1. Taxpayers that pay corporate income tax by declaration and have related-party transactions may propose application of advance pricing agreement (APA).
2. The application of APA shall comply with Clause 6 Article 42 of the Law on Tax Administration.
3. The taxpayer that wishes to apply APA shall submit application form No. 02/APA-CT in Appendix III hereof and other documents to General Department of Taxation.
In case of bilateral or multilateral APA, submit Form No. 03/APA-MAP in Appendix III hereof.
The taxpayer may consult with General Department of Taxation before submitting the application by sending Form No. 01/APA-TV in Appendix III hereof to General Department of Taxation.
4. General Department of Taxation shall receive the application, examine the documents, discuss and negotiate with the taxpayer (in case of unilateral APA) or the tax authority of the other party and the taxpayer (in case of bilateral or multilateral APA).
5. On the basis of the negotiation result, General Department of Taxation shall draft the APA and submit it to the Ministry of Finance for approval.
For bilateral and multilateral APAs participated in by foreign tax authorities, the Ministry of Finance shall consult with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice, relevant authorities, the Government and the Prime Minister about conclusion of the APA in accordance with regulations of law on conclusion of international agreements.
6. The final draft APA shall contain the following information:
a) Names and addresses of the related parties that participate in the APA;
b) Description of the related-party transactions regulated by the APA;
c) The method for comparing and determining values of related-party transactions as the basis for tax calculation; method for determination and calculation of prices, rate of return advertisement the basis for determination of taxable values relevant to the related-party transactions to which APA is applied (including standard independent transaction value if appropriate);
d) Important presumptions that may have material considerable impacts on the implementation of the APA (including analyses and forecasts);
dd) Regulations on responsibilities and obligations of taxpayers;
e) Regulations on responsibilities and obligations of tax authorities;
g) Effect;
h) Other regulations that are conformable with regulations of law on fulfillment of tax obligations relevant to the APA;
i) Appendices (if any).
7. The effective date of the APA shall comply with Clause 16 Article 3 of the Law on Tax Administration. The Ministry of Finance shall submit reports on bilateral and multilateral APAs relevant to foreign tax authorities to the Government for consideration and decision.
The taxpayer that applies an APA shall declare taxable prices annually during the effective period of the APA according to Form No. 04/APA-BC in Appendix III hereof and enclose the report with supporting documents and the corporate income tax finalization dossier.
If events that have material impacts on the continuous implementation of an APA occur during its implementation or affect the taxpayer’s business operation and tax declaration, the taxpayer shall submit an ad hoc report to the tax authority within 30 days from the day on which such an event occurs.
8. Extension of APA
a) The taxpayer that wishes to have the APA extended shall submit an extension application to the tax authority at least 06 months before it expires. The extension application shall be processed following the same procedures for processing an APA application.
b) The APA may be extended if the following conditions are fully satisfied: There are no material changes to the related-party transactions and related parties; there are no material changes to important presumptions; the range of values of standard independent transactions or rate of return that are the basis for comparability analysis is stable during the extended period.
9. Revising the APA
a) An APA shall be revised in consideration of the taxpayer’s or the tax authority’s request.
An APA shall be revised in the following cases: There are changes to important presumptions due to objective reasons; changes in law affect the APA; revisions are requested by the other party’s tax authority and are accepted by the Ministry of Finance; other cases.
b) Requests for revising an APA shall be processed following the same procedures for processing an APA application.
10. APA cancellation
a) The APA may be cancelled in the following cases: the taxpayer or any of the related parties fails to comply with the terms and conditions of the APA; there is a material error in the APA application, annual or ad hoc APA report; the taxpayer fails to provide adequate information and documents in the annual or ad hoc APA reports as requested by the tax authority; the taxpayer and tax authority fails to reach a consensus on revisions to the APA; cancellation of the APA is requested by the other party's tax authority and accepted by the Ministry of Finance; the taxpayer submits a request for cancellation of the APA and provides reasonable explanation.
b) In case the APA is cancelled, General Department of Taxation shall issue a notice of APA cancellation. The notice shall specify the reasons for cancellation and cancellation date. The taxpayer shall fulfill tax obligations mentioned in the cancelled APA in accordance with applicable regulations on tax administration of enterprises having related-party transactions from the cancellation date.
11. APA revocation
a) The APA may be revoked in the following cases: the taxpayer deliberately provides false or information or commits fraud in application of THE APA; revocation of the APA is requested by the other party's tax authority and accepted by the Ministry of Finance.
b) In case the APA is cancelled, General Department of Taxation shall issue a notice of APA revocation. The notice shall specify the reasons for revocation and revocation date. The taxpayer shall fulfill tax obligations mentioned in the revoked APA in accordance with applicable regulations on tax administration of enterprises having related-party transactions from the revocation date.
12. The Ministry of Finance shall provide detailed guidance on application of APAs to enterprises having related-party transactions
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực