Chương V Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
Số hiệu: | 123/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/10/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2022 |
Ngày công báo: | 01/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1011 đến số 1012 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử từ ngày 01/11/2020
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn, chứng từ có hiệu lực từ ngày 01/7/2022.
Cụ thể, bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hoá đơn điện tử như sau:
“2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.”
“4. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.”
Như vậy, không còn bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế từ ngày 01/11/2020.
Đồng thời các Nghị định 51/2010/NĐ-CP , Nghị định 04/2014/NĐ-CP và Nghị định 119/2018/NĐ-CP tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30/6/2022.
Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01/7/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có quyền:
a) Tạo hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để sử dụng nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;
b) Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu thuộc trường hợp và đối tượng quy định tại khoản 1, 3, 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;
c) Sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;
d) Sử dụng hóa đơn hợp pháp để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh;nà
đ) Khiếu kiện các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm các quyền tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn hợp pháp.
2. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ:
a) Lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
b) Quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo quy định tại Nghị định này;
c) Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Điều 15 Nghị định này nếu sử dụng hóa đơn điện tử và chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
d) Công khai cách thức tra cứu, nhận file gốc hóa đơn điện tử của người bán tới người mua hàng hóa, dịch vụ;
đ) Báo cáo việc sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Gửi gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế đối với trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
1. Yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ.
2. Cung cấp chính xác thông tin cần thiết để người bán lập hóa đơn.
3. Ký các liên hóa đơn đã ghi đầy đủ nội dung trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc người mua ký trên hóa đơn.
4. Sử dụng hóa đơn đúng mục đích.
5. Cung cấp thông tin trên hóa đơn cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, trường hợp sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì phải cung cấp hóa đơn bản gốc, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì thực hiện quy định về việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
1. Tổng cục Thuế có trách nhiệm:
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế, phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan khác của nhà nước (công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, các cơ quan có liên quan), phục vụ nhu cầu xác minh, đối chiếu hóa đơn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;
b) Thông báo các loại hóa đơn, chứng từ đã được phát hành, được báo mất, không còn giá trị sử dụng.
2. Cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
a) Quản lý hoạt động tạo, phát hành hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
b) Đặt in, phát hành các loại hóa đơn để bán cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định này;
c) Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn.
3. Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
a) Kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; sử dụng chứng từ điện tử trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế;
b) Theo dõi, kiểm tra hoạt động hủy hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế.
1. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo định dạng dữ liệu do Tổng cục Thuế công bố.
2. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản của các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thuế việc cung cấp thông tin khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
3. Tổ chức sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc đối tượng sử dụng tem theo quy định của pháp luật thực hiện kết nối thông tin về in và sử dụng tem, tem điện tử giữa tổ chức sản xuất, nhập khẩu với cơ quan quản lý thuế. Thông tin về in, sử dụng tem điện tử là cơ sở để lập, quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. Các đối tượng sử dụng tem có trách nhiệm chi trả chi phí in và sử dụng tem theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Các tổ chức, đơn vị: Cơ quan quản lý thị trường, Tổng cục quản lý đất đai, Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, cơ quan công an, giao thông, y tế và các cơ quan khác có liên quan kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh vực quản lý của đơn vị với Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
RIGHTS, OBLIGATIONS AND RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN USE AND MANAGEMENT OF INVOICES/RECORDS
Article 55. Rights and obligations of sellers of goods/providers of services
1. A seller of goods or service provider shall have the right to:
a) Generate unauthenticated e-invoices if meeting the requirements laid down in Clause 2 Article 91 of the Law on tax administration No. 38/2019/QH14;
b) Use authenticated e-invoices if being eligible as prescribed in Clauses 1, 3, 4 Article 91 of the Law on tax administration No. 38/2019/QH14;
c) Use tax authority-ordered printed invoices as prescribed in Article 24 hereof;
d) Use legal invoices to serve business operations;
dd) File lawsuits against entities infringing upon rights to generate, issue and use legal invoices.
2. A seller of goods or service provider shall be obliged to:
a) Issue and give invoices when selling goods or providing services to customers;
b) Manage the generation of invoices as prescribed herein;
c) Register for use of e-invoices as prescribed in Article 15 hereof if using e-invoice an transmit e-invoice data to tax authorities in case of use of unauthenticated e-invoices as prescribed in Article 22 hereof;
d) Publish the methods for searching and receipt of original files of e-invoices sent from the seller to buyers;
dd) Submit reports on use of invoices, using Form No. BC26/HDG in Appendix IA enclosed herewith, to the supervisory tax authority in case of purchase of invoices from tax authorities;
e) Send invoice data to tax authorities, using form No. 01/TH-HDDT in Appendix IA enclosed herewith, in case of use of invoices bought from tax authorities, and VAT declaration.
Article 56. Responsibilities of buyers of goods/services
1. Request sellers to issue and give invoices when buying goods/services.
2. Provide accurate information necessary for sellers to issue invoices.
3. Sign copies of invoices which contain adequate information in case two parties have agreed that the buyer shall sign invoices.
4. Use invoices for prescribed purposes.
5. Provide information on invoices for competent authorities at their request; in case of use of tax authority-ordered printed invoices, provide original invoices; in case of use of e-invoices, comply with regulations on searching, provision and use of e-invoice information.
Article 57. Responsibilities of tax authorities to manage e-invoices/electronic records
1. General Department of Taxation shall:
a) Establish e-invoice, tax authority-ordered printed invoice and electronic record databases used for the purposes of tax management, state management by other regulatory authorities (including public security forces, market surveillance forces, border guard forces and relevant authorities) and checking and verification of invoices by enterprises, organizations and individuals;
b) Notify types of invoices/records issued, lost as reported or invalid.
2. Each Provincial Department of Taxation shall:
a) Manage the generation and issuance of invoices/records by local organizations and individuals;
b) Place orders for printing and issue invoices which shall be sold to eligible entities as prescribed herein;
c) Inspect generation, issuance and use of invoices/records in the province.
3. Each Sub-department of Taxation shall:
a) Inspect the use of invoices for sale of goods or provision of services; use of electronic records within the assigned scope of tax management;
b) Monitor and inspect the cancellation of invoices/records as prescribed by the Ministry of Finance within the assigned scope of tax management.
Article 58. Responsibilities for data and information sharing and connection
1. Enterprises and business entities doing business in the following sectors: electricity, petroleum, post and telecommunications, air transport, road transport, rail transport, sea transport, inland water transport, clean water, finance and credit, insurance, healthcare, electronic commerce, supermarket business or trading shall use e-invoices and provide e-invoice data according to data formats announced by the General Department of Taxation.
2. Credit institutions and payment service providers shall provide electronic data about payment transactions through accounts of organizations or individuals at the written request of tax authorities, and provide information about their clients in accordance with regulations of the Law on banking.
3. Manufacturers and importers of products subject to excise tax that are required to use stamps by laws shall make connections of information about printing and use of stamps and electronic stamps with tax authorities. Information about printing and use of electronic stamps shall serve as a basis for formulation, use and management of the e-invoice database. Entities using electronic stamps shall pay fees for printing and use of electronic stamps in accordance with regulations adopted by the Minister of Finance.
4. Organizations and entities such as Market Surveillance Agency, General Department of Land Administration, General Department of Geology and Minerals of Vietnam, public security, transport and health authorities and other entities concerned shall make connections to share data and information necessary for use within their authority with the General Department of Taxation in order to set up the e-invoice database.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực