Chương I Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015: Quy định chung
Số hiệu: | 94/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 với nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạm giam; cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm trong thi hành tạm giữ, tạm giam vừa được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 gồm 11 Chương, 73 Điều, bố cục gồm các Chương sau:
- Quy định chung
- Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Chế độ quản lý giam giữ
- Chế độ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
- Chế độ đối với người bị kết án tử hình đang bị tạm giam tại Chương VI Luật tạm giam 2015.
- Đảm bảo điều kiện quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Trách nhiệm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều khoản thi hành
Theo đó, Luật tạm giữ, tạm giam 2015 có những điểm đáng chú ý sau:
- Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân bao gồm:
+ Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong phạm vi cả nước;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn tỉnh;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn huyện.
- Điều 21 Luật 94/2015/QH13 quy định về chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây:
+ Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác;
+ Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án;
+ Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.
- Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 31 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
Cơ sở giam giữ được trang bị hệ thống truyền thanh. Trung bình 20 người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ sở giam giữ có dưới 20 người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì được cấp một tờ báo địa phương hoặc báo trung ương. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nghe đài phát thanh, đọc báo. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem chương trình truyền hình địa phương và trung ương.
- Chế độ gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự quy định tại Điều 22 của Luật tạm giam tạm giữ năm 2015 với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.
- Những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết tại Điều 45 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
+ Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
+ Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
+ Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
+ Thời hiệu khiếu nại đã hết.
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Luật tạm giữ, tạm giam 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạm giam; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành tạm giữ, tạm giam.
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
3. Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
4. Viện kiểm sát nhân dân.
5. Tòa án nhân dân.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
3. Chế độ tạm giữ, tạm giam là chế độ quản lý giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam và chế độ ăn, ở, mặc, tư trang, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo và tài liệu, gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
4. Cơ sở giam giữ là nơi tổ chức giam giữ, quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bao gồm trại tạm giam, nhà tạm giữ, buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng.
5. Trích xuất là việc đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ trong thời gian nhất định theo lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền để thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, khám bệnh, chữa bệnh, thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, thực hiện quyền, nghĩa vụ khác do luật định.
6. Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân hai ngón tay trỏ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
7. Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch và in dấu vân tay của tất cả các ngón của người bị tạm giữ, người bị tạm giam do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
8. Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định về tạm giữ, tạm giam, trả tự do của cơ quan, người có thẩm quyền.
3. Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
4. Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan.
5. Áp dụng các biện pháp quản lý giam giữ phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp và thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam theo quy định của Luật này, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.
1. Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
2. Không chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về tạm giữ, tạm giam, trả tự do.
3. Giam giữ người trái pháp luật; trả tự do trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam; vi phạm quy định trong quản lý, canh gác, áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
4. Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
5. Phá hủy cơ sở giam giữ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháo người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
6. Không chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
7. Thực hiện hoặc tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, che giấu, ép buộc người khác vi phạm pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác trong thi hành tạm giữ, tạm giam.
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:
a) Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
b) Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
c) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
đ) Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
e) Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
g) Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
h) Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
i) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
k) Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for the principles, order and procedures for temporary detention or custody; organization, duties and power of the body managing and executing the temporary detention or custody; rights and obligations of persons in temporary detention or custody; responsibility of bodies, organizations and individuals related to the execution of temporary detention or custody.
Article 2. Subjects of application
1. The persons in temporary detention or custody.
2. Bodies and persons having the authority to manage and execute the temporary detention or custody.
3. Investigation bodies and bodies assigned tasks to conduct some investigation activities.
4. People's Procuracy
5. People's Court
6. Relevant bodies, organizations and individuals.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the below terms are construed as follows:
1. Person in temporary detention is the person who is being manageled at the detention facility within the duration of temporary detention and extension of temporary detention under the provisions of the Criminal Procedure Code.
2. Person in temporary custody is the person who is being manageled at the detention facility within the duration of temporary custody and extension of temporary custody under the provisions of the Criminal Procedure Code, including the accused, defendant; persons sentenced to imprisonment, sentenced to death but the judgment has no legal effect or pending judgement enforcement; persons in temporary custody for extradition.
3. Regulation on temporary detention or custody is the regulation on management and custody of persons held in temporary custody and detention and regulation on diet accommodation, clothes, personal belongings, sending and receipt of letters, gifts, books, newspapers and materials, meeting of relatives, advocate, consular contact of the persons held in temporary detention or custody.
4. Custody and detention facility is the place where the custody and detention of persons held in temporary detention or custody are manageled including the custody center and detention center and detention cell of border post.
5. Extraction means to take the persons held in temporary detention or custody out of the custody center within a definite time by the order or decision of the competent body or person to conduct the criminal proceedings, checkup, treatment, meeting, consular contact and exercise of other prescribed rights and obligations.
6. Personal information form means the brief information about the résumé, identity, photo of three positions, fingerprint of index finger of the person held in temporary detention or custody and is made and kept by the competent authority.
7. Fingerprint information form means the brief information about the résumé and fingerprint of all fingers of the person held in temporary detention or custody and is made and kept by the competent authority.
8. Relative of the person held in temporary detention or custody is the person having the parental and maternal relation; is the natural parents, adoptive parents, spouse’s husband, spouse, siblings, natural child, adopted child, son-in-law, daughter-in-law, parental and maternal grandparents of the person held in temporary detention or custody;
Article 4. Principles of manage and execution of temporary detention or custody
1. Comply with the Constitution and the law; ensure the human rights and interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and individuals.
2. Ensure strict compliance with order and decision on temporary detention or custody and release of the competent body or person.
3. Ensure the humanity, no torture, coercion, corporal punishment or any other form of treatment that infringes the legitimate rights and interests of the person held in temporary detention or custody.
4. Ensure the exercise of human rights, citizen’s rights and obligations of the person held in temporary detention or custody if not being restricted by this Law or other relevant laws.
5. Application of measures of manage and custody must be based on the nature and seriousness of offense, age, sex, health; ensure gender equality, rights and legitimate interests of women, children and other personal characteristics of the persons held in temporary detention or custody.
Article 5. Coordination responsibility of bodies, organizations and individuals in management
The bodies, organizations and individuals within their duties and power must coordinate and comply with the requirements of the competent authorities as stipulated by this Law in management and execution of temporary detention or custody.
Article 6. Control and supervision of management and execution of temporary detention or custody.
The People’s Procuracy controls and supervises the compliance with law of relevant bodies, organizations and individuals in management and execution of temporary detention or custody in accordance with the provisions of this Law, the Law on organization of People’s Procuracy and the Criminal Procedure Code
Article 7. Supervision of execution of temporary detention or custody
The National Assembly, the People's Councils, the Vietnam Fatherland Front shall supervise the activties of the bodies managing and executing the temporary detention or custody and other bodies, organizations and individuals related to the temporary detention or custody in accordance with regulations of law.
1. Execute the torture, coercion, corporal punishment and the forms of brutal and inhumane treatment and punishment, and human humiliation or any other form of infringement of the legitimate rights and interests of persons held in temporary detention or custody.
2. Fail to obey the order or decision of the bodies or persons having the authority in temporary detention, custody and release.
3. Illegally detain or release the persons in temporary detention or custody; commit violation in managing, guarding and escorting the persons held in temporary detention or custody.
4. Hinder the persons held in temporary detention or custody to exercise their rights of relative visitation, counsel, legal assistance, consular contact, complaint, denunciation, human rights and other rights and obligations of citizens in accordance with this Law and other relevant laws.
5. Destroy the detention center, damage or intentionally damage the assets of detention center; organize the escape or escape from detention center or escape while being escorted; rescue the persons held in temporary detention or custody.
6. Fail to comply with the rules of detention center, regulations on custody management, decision or requirement of body or person having the authority to manage and execute the temporary detention or custody.
7. Exercise or organize, excite, incite, entice, seduce, assist, hide or force others to commit law violation on enforcement of temporary detention or custody; take revenge, infringe life, health, honor, dignity or assets of other persons in exercising the temporary detention or custody.
Article 9. Rights and obligations of persons held in temporary detention or custody
1. The persons held in temporary detention or custody have the following rights:
a) Their life, body and properties are protected; their honor and dignity are respected; they can disseminate their rights and obligations or rules of detention center;
b) They can exercise their election rights in accordance with regulation of the Law on Election of National Assembly deputies and People's Council deputies and referendum rights in accordance with the Law on referendum.
c) Their benefits of diet, accommodation, clothing, personal living supplies, medical care, mental activities, sending, receipt of letters, gifts, books, newspapers and materials;
d) They can meet their relatives, advocate or make consular contact;
dd) Receive instructions and explanation and exercise self-defense, ask for advocate and legal assistance;
e) Meet with legal representative to carry out civil transactions;
g) Require to be released upon the end of temporary detention or custody period.
h) Make complaint, denunciation of acts of law violation;
i) Receive compensation in accordance with the provisions of Law on compensation liability of the State in case of illegal detention or custody;
k) Be entitled to other rights of citizens if not being restricted by this Law or other relevant laws, except that such rights cannot be exercised because they are held in temporary detention or custody.
2. The persons held in temporary detention or custody have the following obligations:
a) Comply with decisions, requirements and instructions of the body and person having the authority to manage and exercise the temporary detention or custody.
b) Comply with the rules of detention center, the provisions of this Law and other relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực