Chương II Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015: Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Số hiệu: | 94/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân bao gồm:
a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong phạm vi cả nước (sau đây gọi là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an);
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh);
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp huyện).
2. Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân bao gồm:
a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam (sau đây gọi là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng);
b) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam đối với trại tạm giam, nhà tạm giữ khu vực thuộc phạm vi quản lý;
c) Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh thực hiện quản lý tạm giữ đối với Buồng tạm giữ của đồn biên phòng.
1. Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:
a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an;
b) Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng;
c) Trại tạm giam Công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là trại tạm giam cấp quân khu);
d) Nhà tạm giữ Công an cấp huyện; nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân;
đ) Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập, giải thể, quy mô, thiết kế cơ sở giam giữ; ban hành nội quy của cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể, quy mô, thiết kế cơ sở giam giữ; ban hành nội quy của cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 63 và Điều 64 của Luật này;
b) Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam;
c) Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam;
d) Quyết định việc điều chuyển người bị tạm giữ, tạm giam giữa các cơ sở giam giữ;
đ) Thanh tra, kiểm tra về tạm giữ, tạm giam theo thẩm quyền;
e) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành tạm giữ, tạm giam;
g) Tổng kết công tác thi hành tạm giữ, tạm giam;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu:
a) Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh, thủ trưởng cấp quân khu quản lý công tác thi hành tạm giữ, tạm giam trên địa bàn;
b) Tổ chức thi hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam;
c) Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành tạm giữ, tạm giam đối với trại tạm giam, nhà tạm giữ;
d) Quyết định việc điều chuyển người bị tạm giữ, tạm giam giữa các cơ sở giam giữ trong phạm vi tỉnh, quân khu;
đ) Thanh tra, kiểm tra về tạm giữ, tạm giam theo thẩm quyền;
e) Tổng kết công tác thi hành tạm giữ, tạm giam và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về công tác tạm giữ, tạm giam theo hướng dẫn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Công an cấp huyện, cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân:
a) Giúp Trưởng Công an cấp huyện, thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự khu vực quản lý công tác thi hành tạm giữ, tạm giam trên địa bàn;
b) Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành tạm giữ, tạm giam đối với nhà tạm giữ;
c) Tổng kết công tác thi hành tạm giữ, tạm giam và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp trên;
d) Trực tiếp quản lý nhà tạm giữ thuộc Công an cấp huyện, Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành tạm giữ đối với buồng tạm giữ của đồn biên phòng;
b) Tổng kết công tác thi hành tạm giữ và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo.
1. Nhà tạm giữ, trại tạm giam có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận, lập hồ sơ, lập danh bản, chỉ bản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hoặc người có quyết định điều chuyển theo quy định của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp quản lý giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
c) Áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
d) Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; giải quyết kiến nghị theo thẩm quyền hoặc chuyển kháng cáo, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
đ) Giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh trích xuất, quyết định điều chuyển của người có thẩm quyền;
e) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam, trả tự do là trái pháp luật;
g) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
h) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án 01 ngày trước khi hết thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ, 05 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, 10 ngày trước khi hết thời hạn gia hạn tạm giam và yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án giải quyết theo pháp luật; trường hợp hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam, cơ quan đang thụ lý vụ án không giải quyết thì kiến nghị ngay Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam xử lý;
i) Trả tự do cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
l) Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Đối với nhà tạm giữ Công an cấp huyện và trại tạm giam, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
3. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Quyết định phân loại, tổ chức giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
c) Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý tài liệu, đồ vật thuộc danh mục cấm;
d) Ra lệnh trích xuất để khám, chữa bệnh và phục vụ công tác giam giữ; ra lệnh trích xuất hoặc quyết định cho gặp thân nhân, người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ do luật định;
đ) Thực hiện lệnh trích xuất hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc các tổ chức nhân đạo;
e) Tổ chức bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ; bảo đảm vệ sinh môi trường; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; thông báo cho cơ quan y tế nơi gần nhất khi có dịch bệnh xảy ra để phối hợp dập tắt dịch bệnh.
4. Phó Trưởng nhà tạm giữ, Phó Giám thị trại tạm giam có trách nhiệm giúp Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam và chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
5. Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Phó giám thị trại tạm giam, người thi hành tạm giữ, tạm giam phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình trong việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Nhà tạm giữ được tổ chức như sau:
a) Nhà tạm giữ có buồng tạm giữ, buồng tạm giam, buồng kỷ luật, buồng quản lý phạm nhân; có các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng hình sự. Tùy quy mô giam giữ, nhà tạm giữ có thể có các công trình phục vụ sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; có các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại nhà tạm giữ;
b) Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ trong Công an nhân dân gồm có Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
c) Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân gồm có Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
d) Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
2. Trại tạm giam được tổ chức như sau:
a) Trại tạm giam có phân trại tạm giam, khu giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật, phân trại quản lý phạm nhân; các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại tạm giam;
b) Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Công an nhân dân gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức và được tổ chức thành các đội, phân trại tạm giam, phân trại quản lý phạm nhân để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
c) Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Quân đội nhân dân gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Chính trị viên, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng có thể được tổ chức thành các đội để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
d) Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
3. Buồng tạm giữ, buồng tạm giam trong nhà tạm giữ, trại tạm giam được thiết kế, xây dựng kiên cố, có khóa cửa, có phương tiện kiểm soát an ninh, đủ ánh sáng, bảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng địa phương và yêu cầu công tác quản lý giam giữ.
Phòng làm việc của cơ quan, người tiến hành tố tụng, người bào chữa được thiết kế, xây dựng bảo đảm an toàn, đáp ứng yêu cầu điều tra, xử lý vụ án và bào chữa.
1. Đồn biên phòng đóng ở vùng sâu, vùng xa có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được tổ chức buồng tạm giữ để quản lý, thực hiện chế độ tạm giữ đối với người bị tạm giữ theo quyết định của Đồn trưởng đồn biên phòng và của người có thẩm quyền khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng có Trưởng buồng tạm giữ và chịu sự quản lý trực tiếp của Đồn trưởng đồn biên phòng. Trưởng buồng tạm giữ có các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý người bị tạm giữ như Trưởng nhà tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật này.
ORGANIZATION SYSTEM, DUTY AND POWER OF BODY MANAGING AND EXERCISING THE TEMPORARY AND CUSTODY DETENTION
Article 10. Organization system of body managing and exercising the temporary and custody detention
1. The bodies managing the temporary detention or custody in the people’s Public Security include:
a) The body managing the enforcement of criminal judgement and judicial assistance under the Ministry of Public Security shall manage the temporary detention or custody nationwide (hereafter referred to as the body managing the temporary detention or custody under the Ministry of Public Security).
b) The body enforcing the criminal judgement of Public Security of provinces and centrally-run cities shall manage the temporary detention or custody within the provinces and centrally-run cities (hereafter referred to as the body managing the temporary detention or custody at provincial level).
c) The body enforcing the criminal judgement of Public Security of districts, towns, provincial cities and cities under the centrally-run cities shall manage the temporary detention or custody within the districts, towns, provincial cities and cities under the centrally-run cities (hereafter referred to as the body managing the temporary detention or custody at district level).
2. The bodies managing the temporary detention or custody in the people’s Army include:
a) The body managing the exercise of criminal judgement under the Ministry of Defense shall manage the temporary detention or custody (hereafter referred to as the body managing the temporary detention or custody under the Ministry of Defense).
b) The bodies enforcing the criminal judgement of military zone and the equivalent shall manage the temporary detention or custody of the detention and custody centers of the areas under their management.
c) The Command of Border Guard at provincial level shall manage the temporary detention of detention cells of border posts.
Article 11. Organization system of bodies execising the temporary detention or custody
1. The bodies execising the temporary detention or custody include:
a) Detention center under the Ministry of Public Security;
b) Detention center under the Ministry of Defense;
c) Detention center of Public Security at provincial level and under the military zone and the equivalent (referred to as the detention center at military zone level);
d) Detention center of Public Security at district level and of criminal investigation Body in the people’s Army;
dd) Detention cells of boder posts in the island and border far away from district administrative center.
2. The Minister of Public Security shall decide the establishment, dissolution, size and design of detention facilities; issue rules of detention facilities in the people’s Public Security.
The Minister of Defense shall decide the establishment, dissolution, size and design of detention facilities; issue rules of detention facilities in the people’s Army.
Article 12. Duties and power of bodies managing the temporary detention or custody
1. Duties and power of bodies managing the temporary detention or custody under the Ministry of Defense:
a) Assist the Minister of Public Security and Minister of Defense to perform the duties and power specified in Article 63 and 64 of this Law;
b) Implement the law on temporary detention or custody;
c) Give professional direction and provide instructions on uniform application of law on temporary detention or custody;
d) Decide the transfer of persons held in temporary detention or custody between the detention centers;
dd) Perform the inspection and examination on temporary detention or custody under their authority;
e) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành tạm giữ, tạm giam;
Implement the regulations on statistics and report on exercise of temporary detention or custody;
g) Summarize the activities of temporary detention or custody;
h) Perform other duties and power assigned by the Minister of Public Security and Minister of Defense.
2. Duties and power of bodies managing the temporary detention or custody at provincial and military zone level:
a) Assist the Director of Public Security at provincial level and military zone to manage the activities of temporary detention or custody in the area;
b) Implement the law on temporary detention or custody;
c) Give professional direction and inspect the activities of temporary detention or custody of detention centers and custody centers;
d) Decide the transfer of persons held in temporary detention or custody between the detention centers within province or military zone;
dd) Perform the inspection and examination on temporary detention or custody under their authority;
e) Summarize the activities of temporary detention or custody and perform the regulations on statistics and report on exercise of temporary detention or custody as guided by the bodies managing the temporary detention or custody under the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense;
3. Duties and power of bodies managing the temporary detention or custody under the public security of district level and the criminal investigation bodies of area in the people’s Army:
a) Assist the Police Chief at district level and the Head of criminal investigation bodies of area to manage the activities of temporary detention or custody in the area;
b) Give professional directions and inspect the activities of temporary detention or custody of detention centers;
c) Summarize the activities of temporary detention or custody and perform the regulations on statistics and report as guided by the superior bodies managing the temporary detention;
d) Directly manage the detention centers under the district level Public Security and the criminal investigation bodies of area in the people’s Army.
4. Duties and power of the Command of provincial level Border Guard:
a) Give professional direction and inspect the activities of temporary detention of detention cells of border posts;
b) Summarize the activities of temporary detention and perform the regulations on statistics and report.
Article 13. Duties and power of detention centers and custody centers
1. The detention centers and custody centers have the following duties and powers:
a) Receive, prepare dossiers, personal information form and fingerprint information form of the persons held in temporary custody by the order and decision of the competent persons specified in the Criminal Procedure Code or the person having the transfer decision as stipulated by this Law.
b) Take measures to manage the persons held in temporary detention or custody;
c) Take measures to protect the life, body, properties and to respect the honor and dignity of persons held in temporary detention or custody;
d) Ensure the persons held in temporary detention or custody exercise their rights and obligations as stipulated by this Law and the relevant laws; handle the proposals under their authority or transfer the appeals, complaints, denunciations, requests and proposals of the persons held in temporary detention or custody to the competent authorities for settlement;
dd) Hand over the persons held in temporary detention or custody by the order of extraction or transfer decision of the competent persons.
e) Report to the competent authorites when there are the grounds that the decisions on temporary detention, custody or release are illegal;
g) Coordinate with the relevant bodies, organizations and individuals in investigation, adjudication and judgement enforcement;
h) Inform in writing to the body which is handling the case 01 day before the expiration of duration of temporary detention or extension of detention, 05 days before the expiration of temporary custody, 10 days before the expiration of extension of temporary custody duration and request the settlement from the body which is handling the case in accordance with the regulations of law; where the duration of temporary detention or custody is over but the body which is handling the case does not settle it, request the People’s Procuracy having the authority to control and supervise the management and execution of temporary detention or custody for settlement.
i) Release the persons held in temporary detention or custody under the decision of competent authority or person;
l) Do statistics and report on temporary detention or custody.
2. For the detention centers and custody centers of district public security, in addition to the duties and power specified in Clause 1 of this Article, they also have the duties and power to receive and manage the detention, custody, education and reform towards prisoners and perform other duties and powers in accordance with regulations of law on enforcement of criminal judgement.
3. The head of detention centers and Superintendent of custody centers have the following duties and powers:
a) Perform duties and power of detention centers and custody centers specified in Clause 1 and 2 of this Article;
b) Decide the classification and organize the custody towards the persons held in temporary detention or custody;
c) Decide the inspection, seizure and handling of documents and objects included in the banned list;
d) Give the extraction order for examination and treatment and for custody activity; decide the meeting with relatives, advocate or legal representative to exercise some rights and obligations presribed by law;
dd) Implement the extraction order or decision of competent authorities to the foreigners who are held in temporary detention or custody for consular contact or contact with humanitarian organizations.
e) Organize safe protection of detention centers; ensure environmental sanitation, prevention and control of natural disaster and diseases; inform the nearest medical body upon occurrence of disease for coordinated eradication of disease.
4. The Deputy Head of detention centers and Deputy Suprintendent of custody centers are responsible for assisting the Head of detention center and Suprintendent of custody center under the assignment or authorization of Head of detention center and Suprintendent of custody center and shall take responsibility within their assigned tasks.
5. The Head and Deputy Head of detention centers and the Suprintendent and Deputy Suprintendent of custody centers, the persons exercising the temporary detention or custody must take responsibility for their acts and decisions in compliance with law on enforcement of temporary detention or custody; in case of violation, depending on the nature and seriousness, they shall be disciplined or prosecuted for criminal liability.
Article 14. Structure and organization of detention center and custody centers
1. The detention center is organized as follows:
a) The detention center has detention cells, custody cells, solitary confinement, prisoner managing cells; has works in service of management of custody and criminal proceeding activities. Depending on custody scale, the detention center can have some works for living activities, healthcare and education towards the persons held in temporary detention or custody and enforcement of sentence; works of working and living activities for officers, professional servicemen, non-commissioned officers, soldiers, workers and officials working at the detention center;
b) The organization of detention center in the people’s Public Security includes the Head and the Deputy Head, officers, non-commissioned officers, soldiers, workers and officials working as educator-warden, reconnaissance, security, judicial assistance, general advice, logistics, engineering, education, health, dossier;
c) The organization of detention center of the criminal investigation body of area in the people’s Army includes the Head and Deputy Head, officers, professional servicemen, non-commissioned officers, soldiers, workers and defense officials working as educator-warden, reconnaissance, security, judicial assistance, general advice, logistics, engineering, education, health, dossier;
d) The Head and Deputy Head of detention centers must have police university degree or security university or law bachelor or higher education and ensure the other standards specified by the Government.
2. The custody center is organized as follows:
a) The custody center has custody sub-center, custody areas, custody cells, detention cells towards the persons who are waiting to abide by their imprisonment sentence, cells for persons with death sentence, solitary confinement, prisoner managing sub-center; works in service of custody management, proceedings, judgement enforcement, living, healthcare and education towards the persons held in temporary detention or custody, exercising the imprisonment, works of working and living activities for officers, professional servicemen, non-commissioned officers, soldiers, workers and officials working at the custody center;
b) The organization of custody center in the people’s Public Security includes the Suprintendent, Deputy Suprintendent, Head of sub-center, Deputy Head of sub-center, Team Leader, Deputy Team Leader, Head of medical facility, offficer, non-commissioned officers, soldiers, workers, officials and is organized into custody teams and sub-centers and prisoner managing sub-centers to carry out the duties of educator-warden, reconnaisance, security, judicial assistance, enforcement of criminal judgement, general advice, logistics, engineering, education, health, dossier;
c) The organization of custody center in the people’s Army includes the Suprintendent, Deputy Suprintendent, Political Instructor, Head and Deputy Head of sub-center, Team Leader, Deputy Team Leader, Head of medical facility, offficer, non-commissioned officers, soldiers, workers, defense officials that may be organized into teams to carry out the duties of educator-warden, reconnaisance, security, judicial assistance, enforcement of criminal judgement, general advice, logistics, engineering, education, health, dossier;
d) The Suprintendent, Deputy Suprintendent, Head and Deputy Head of sub-center, Deputy Team Leader specified under Point b and c, Clause 1 of this Article must have police university degree or security university or law bachelor or higher education and ensure the other standards specified by the Government.
3. The detention cells, custody cells in the detention centers and custody centers are designed and built solidly with locks and security control facilities and adequate lighting to ensure health of the persons held in temporary detention or custody, environmental sanitation, fire prevention and fighting safety in accordance with climate properties of each locality and requirements for custody management.
The working offices of body and persons conducting the proceedings and advocate are designed and built to ensure the safety and meet the requirements for investigation and handling of cases and defense.
Article 15. Detention cells of border posts
1. The border posts in remote areas have the authority to conduct some investigations and can organize their detention cells to manage and carry out the regulations on temporary detention towards the persons held in temporary detention under the decision of Head of border post and other competent persons in accordance with the provisions of the Criminal Procedure Code.
2. The detention cells of border posts have Heads who are under direct management of the Head of border post. The head of detention cell has duties and power in managing the persons held in temporary detention like the Head of detention center in accordance with the provisions in Clause 3, Article 13 of this Law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 20. Thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Điều 26. Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết
Điều 27. Chế độ ăn, ở của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Điều 28. Chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Điều 30. Chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam