Chương V Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015: Chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Số hiệu: | 94/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 với nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạm giam; cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm trong thi hành tạm giữ, tạm giam vừa được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 gồm 11 Chương, 73 Điều, bố cục gồm các Chương sau:
- Quy định chung
- Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Chế độ quản lý giam giữ
- Chế độ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
- Chế độ đối với người bị kết án tử hình đang bị tạm giam tại Chương VI Luật tạm giam 2015.
- Đảm bảo điều kiện quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Trách nhiệm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều khoản thi hành
Theo đó, Luật tạm giữ, tạm giam 2015 có những điểm đáng chú ý sau:
- Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân bao gồm:
+ Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong phạm vi cả nước;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn tỉnh;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn huyện.
- Điều 21 Luật 94/2015/QH13 quy định về chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây:
+ Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác;
+ Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án;
+ Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.
- Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 31 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
Cơ sở giam giữ được trang bị hệ thống truyền thanh. Trung bình 20 người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ sở giam giữ có dưới 20 người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì được cấp một tờ báo địa phương hoặc báo trung ương. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nghe đài phát thanh, đọc báo. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem chương trình truyền hình địa phương và trung ương.
- Chế độ gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự quy định tại Điều 22 của Luật tạm giam tạm giữ năm 2015 với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.
- Những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết tại Điều 45 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
+ Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
+ Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
+ Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
+ Thời hiệu khiếu nại đã hết.
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Luật tạm giữ, tạm giam 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được thực hiện theo quy định tại Chương này và các quy định khác của Luật này.
Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đủ 18 tuổi hoặc phụ nữ có con đủ 36 tháng tuổi trở lên thì chế độ tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định chung.
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.
2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bố trí giam giữ riêng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này.
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe; nếu sinh con thì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 mét vuông (m2).
2. Cơ sở giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng; trường hợp không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cơ sở giam giữ chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau khi được trả tự do được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi tại cơ sở giam giữ.
BENEFITS TO THE PERSONS HELD IN TEMPORARY DETENTION OR CUSTODY WHO ARE UNDER 18 YEARS OF AGE, PREGNANT WOMEN OR WOMEN TAKING CARE OF CHILDREN UNDER 36 MONTHS OF AGE
Article 32. Scope of application
The temporary detention or custody to the persons under 18 years of age, pregnant women or women with children under 36 months of age shall comply with the provisions in this Chapter and other provisions of this Law.
When the persons held in temporary detention or custody are full 18 years of age or women with their children of full 36 months of age or more, the benefits of temporary detention or custody shall comply with the general regulations.
Article 33. Benefits of diet, accommodation and management to the persons held in temporary detention or custody under 18 years of age
1. The persons held in temporary detention or custody under 18 years of age shall receive the food quantity as the persons held in temporary detention or custody who are adults and receive additional quantity of meat and fish but not exceeding 20% compared with the quantity.
2. The persons held in temporary detention or custody under 18 years of age shall be held in custody separately, except for the cases specified in Clause 3, Article 18 of this Law.
Article 34. Benefits of meeting relatives, advocate, consular contact of the persons held in temporary detention or custody under 18 years of age
The persons held in temporary detention or custody under 18 years of age are permitted to meet their relatives, advocate or contact the consular officials specified in Article 22 of this Law with the times of meeting to be doubled compared with the persons held in temporary detention or custody who are over 18 years of age.
Article 35. Benefits of diet, accommodation and management to the persons held in temporary detention or custody as pregnant women or women with children under 36 months of age.
1. The persons held in temporary detention or custody as pregnant women shall receive the proper accommodation, healthcare and diet to ensure their health; in case of giving birth, they shall receive the diet standard and quantity as prescribed by the doctor; are provided with food, personal objects and medications necessary for taking care of newborn child; have time to breast-feed their babies during the time of breastfeeding. The custody facility is responsible for go through the procedures for birth registration. The communal People’s Committee where the custody facility is located shall register and issue the certificate of birth.
The persons held in temporary detention or custody as pregnant women or women with children under 36 months of age shall be arranged the lying area of at least 03 m2.
2. The custody facility must take care of and nurture the children under 36 months of age. The persons held in temporary detention or custody who have their children over 36 months of age must send their children to their relatives to nurture them. Where they have no relative, the head of custody facility shall request the Department of Labour, Invalids and Social Affairs where the custody facility is located to appoint a social welfare facility to receive and nurture such children. After being released, the persons held in temporary detention or custody shall get back their children from the social welfare facility.
3. The Government stipulates in detail the regulations on care and nurturing of children under 36 months of age at the custody facilities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực