Chương III Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015: Chế độ quản lý giam giữ
Số hiệu: | 94/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 với nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạm giam; cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm trong thi hành tạm giữ, tạm giam vừa được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 gồm 11 Chương, 73 Điều, bố cục gồm các Chương sau:
- Quy định chung
- Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Chế độ quản lý giam giữ
- Chế độ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
- Chế độ đối với người bị kết án tử hình đang bị tạm giam tại Chương VI Luật tạm giam 2015.
- Đảm bảo điều kiện quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Trách nhiệm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều khoản thi hành
Theo đó, Luật tạm giữ, tạm giam 2015 có những điểm đáng chú ý sau:
- Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân bao gồm:
+ Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong phạm vi cả nước;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn tỉnh;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn huyện.
- Điều 21 Luật 94/2015/QH13 quy định về chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây:
+ Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác;
+ Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án;
+ Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.
- Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 31 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
Cơ sở giam giữ được trang bị hệ thống truyền thanh. Trung bình 20 người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ sở giam giữ có dưới 20 người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì được cấp một tờ báo địa phương hoặc báo trung ương. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nghe đài phát thanh, đọc báo. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem chương trình truyền hình địa phương và trung ương.
- Chế độ gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự quy định tại Điều 22 của Luật tạm giam tạm giữ năm 2015 với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.
- Những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết tại Điều 45 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
+ Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
+ Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
+ Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
+ Thời hiệu khiếu nại đã hết.
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Luật tạm giữ, tạm giam 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ sở giam giữ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra thông tin để xác định đúng người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền;
2. Lập biên bản giao nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra thân thể của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có). Việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, người bị tạm giam là nam giới do cán bộ nam thực hiện, nữ giới do cán bộ nữ thực hiện và được tiến hành ở nơi kín đáo;
3. Chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản và vào sổ theo dõi người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
4. Phổ biến, hướng dẫn, giải thích quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam và nội quy của cơ sở giam giữ; kiểm tra và xử lý đồ vật mang theo trước khi đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.
1. Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam bao gồm:
a) Các lệnh, quyết định, biên bản về việc bắt, tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam, truy nã, trả tự do, trích xuất, điều chuyển nơi giam giữ; các quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân;
b) Biên bản giao nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; biên bản giao nhận tiền, tài sản khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam gửi lưu ký hoặc giao cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý; quyết định, biên bản hủy đồ vật thuộc danh mục cấm;
c) Danh bản, chỉ bản, lý lịch và tài liệu về nhân thân; tài liệu liên quan đến việc chấp hành các quy định về giam giữ; biên bản, quyết định kỷ luật về việc vi phạm nội quy, pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; tài liệu về sức khỏe, khám, chữa bệnh; tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thời gian bị giam giữ; tài liệu liên quan đến việc giải quyết chuyển kháng cáo, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; tài liệu về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
d) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án; quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Đối với người bị tạm giam mà trước đó đã bị tạm giữ thì hồ sơ tạm giam còn bao gồm các tài liệu trong hồ sơ tạm giữ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam.
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại như sau:
a) Người bị tạm giữ;
b) Người bị tạm giam;
c) Người dưới 18 tuổi;
d) Phụ nữ;
đ) Người nước ngoài;
e) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
g) Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;
h) Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
i) Người bị kết án tử hình;
k) Người đang chờ chấp hành án phạt tù;
l) Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;
m) Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
2. Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
3. Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.
4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:
a) Người đồng tính, người chuyển giới;
b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;
c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.
1. Cơ sở giam giữ phải được canh gác, bảo vệ, quản lý, kiểm tra, giám sát 24/24 giờ trong ngày.
2. Người bị tạm giữ phải ở trong buồng tạm giữ; người bị tạm giam phải ở trong buồng tạm giam. Khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ thì mới được ra khỏi buồng tạm giữ, buồng tạm giam để thực hiện lệnh trích xuất và các hoạt động khác theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của Luật này và nội quy của cơ sở giam giữ.
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án.
4. Việc điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Thẩm quyền điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như sau:
a) Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu quyết định;
b) Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ không thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi nhận;
c) Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ Công an cấp tỉnh, cấp quân khu với cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định;
d) Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân với cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi nhận.
1. Việc trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự và Luật này, trong trường hợp sau đây:
a) Để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
b) Đưa đi khám bệnh, chữa bệnh, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;
c) Gặp thân nhân, người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ do luật định;
d) Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo sự thỏa thuận giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc vì lý do đối ngoại đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Trường hợp Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ của đồn biên phòng trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam đi khám bệnh, chữa bệnh thì phải thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền.
3. Lệnh trích xuất phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Cơ quan, họ tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh;
b) Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hành vi vi phạm pháp luật, ngày bị tạm giữ, ngày bị tạm giam của người được trích xuất;
c) Mục đích và thời hạn trích xuất;
d) Họ tên, chức vụ, cấp bậc, cơ quan của người làm nhiệm vụ áp giải người được trích xuất hoặc cơ quan làm nhiệm vụ áp giải;
đ) Họ tên, chức vụ, cấp bậc (nếu có) của người nhận trích xuất của cơ quan có thẩm quyền ra lệnh trích xuất;
e) Ngày, tháng, năm ra lệnh; chữ ký của người ra lệnh và đóng dấu.
4. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải. Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải có trách nhiệm bàn giao người được trích xuất cho người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất. Việc giao nhận phải được lập biên bản, có ghi rõ tình trạng sức khỏe của người đó và ghi sổ theo dõi.
Người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất có trách nhiệm tiếp nhận người được trích xuất. Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải phối hợp với cơ sở giam giữ và người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất quản lý và bảo đảm thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với người được trích xuất theo quy định của Luật này. Việc áp giải, quản lý và kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với người được trích xuất do Chính phủ quy định.
Khi chưa hết thời hạn trích xuất nhưng đã hoàn thành mục đích trích xuất hoặc hết thời hạn trích xuất, người có yêu cầu trích xuất bàn giao người được trích xuất cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải để giao người được trích xuất cho cơ sở giam giữ, trừ trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được trả tự do theo bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì phải có lệnh gia hạn trích xuất. Thời hạn trích xuất và gia hạn trích xuất không được dài hơn thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại.
5. Trong trường hợp thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này bên trong khu vực cơ sở giam giữ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi buồng tạm giữ, buồng tạm giam mà không cần lệnh trích xuất.
Cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây:
1. Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác.
2. Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án.
3. Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.
1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;
không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
4. Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:
a) Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
b) Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
c) Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
d) Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
đ) Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.
5. Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Việc tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Việc tiếp xúc, thăm gặp có thể mời đại diện của cơ quan ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Cách ly ở buồng kỷ luật từ 01 ngày đến 02 ngày và có thể bị gia hạn đến 02 ngày đối với người bị tạm giữ; cách ly ở buồng kỷ luật từ 03 ngày đến 07 ngày và có thể bị gia hạn đến 10 ngày đối với người bị tạm giam. Thời hạn cách ly không quá thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại.
2. Việc kỷ luật bằng hình thức cách ly được thực hiện nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hai lần trở lên hoặc có các hành vi quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 8 của Luật này.
3. Người bị cách ly ở buồng kỷ luật nếu có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì bị cùm một chân. Thời gian bị cùm chân do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Không áp dụng cùm chân đối với người bị kỷ luật là người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người khuyết tật nặng trở lên, người đủ 70 tuổi trở lên. Trong thời gian bị cách ly ở buồng kỷ luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế việc thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà.
4. Việc kỷ luật và việc hạn chế thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản. Biên bản về việc vi phạm và quyết định kỷ luật được đưa vào hồ sơ quản lý giam giữ. Nếu người bị kỷ luật có tiến bộ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc giảm thời hạn kỷ luật, bãi bỏ việc hạn chế thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà đối với người đó.
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam đồ dùng cần thiết cho cá nhân. Đồ vật, tư trang, tiền và tài sản khác của họ mang theo phải gửi lưu ký tại nơi quy định của cơ sở giam giữ hoặc ủy quyền cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý. Những đồ vật không thể bảo quản được trong thời hạn tạm giữ, tạm giam và những đồ vật thuộc danh mục cấm mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam nếu phải hủy bỏ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải ra quyết định bằng văn bản hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Khi hủy bỏ phải có sự chứng kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và phải lập biên bản về việc hủy bỏ. Nếu họ được trả tự do, chuyển nơi giam giữ khác thì đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác đã gửi lưu ký được trả lại; trường hợp cơ sở giam giữ làm hư hỏng hoặc mất thì phải bồi thường.
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.
Căn cứ vào danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam, thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định không được đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam các đồ vật cụ thể có khả năng dùng để tự sát, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của người đó hoặc người khác.
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng tiền gửi lưu ký để mua đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt của họ bằng hình thức ký sổ.
1. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn, thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức truy bắt ngay, lập biên bản; đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền phối hợp xử lý. Mọi trường hợp bỏ trốn đều phải được áp dụng các biện pháp truy bắt, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận lập biên bản, báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ để xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.
2. Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
3. Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết.
Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt sau khi an táng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ trao đổi với chính quyền địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc an táng phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế và của chính quyền địa phương.
4. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết thì giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết. Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuận thống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết.
5. Kinh phí liên quan tới việc an táng do ngân sách nhà nước bảo đảm. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
6. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang được hưởng lương hưu thì chế độ tử tuất giải quyết theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
REGULATION ON MANAGEMENT OF DETENTION AND CUSTODY
Article 16. Receiving the persons held in temporary detention or custody
When receiving the persons held in temporary detention or custody, the detention and custody centers must:
1. Check the information to identify the correct persons held in temporary detention or custody by the order and decision of the competent persons;
2. Make record of handover and receipt of persons held in temporary detention or custody and accompanying documents and dossiers; conduct health checkup, body check of persons held in temporary detention or custody and accompanying children under 36 months of age (if any). The body check shall be done by male officers if the persons held in temporary detention or custody are male and vice versa.
3. Take photos, prepare personal information form and fingerprint information form and record in the monitoring book.
4. Disseminate, provide instructions and give explaination about the rights and obligations of the persons held in temporary detention and the rules of detention and custody facility; check and handle the accompanying objects before entering the detention cells and custody cells.
Article 17. Dossier for management of temporary detention or custody
1. The dossier for management of temporary detention or custody includes:
a) The orders, decisions and records of arrest, detention, custody, extension of detention and custody, wanted notice, release, extraction, transfer, transfer from custody and approval decisions of the People’s Procuracy;
b) Record of handover and receipt of persons held in temporary detention or custody and accompanying documents and dossiers; record of handover and receipt of money and other properties of persons held in temporary detention or custody deposited or delivered to their relatives or legal representatives for management; decisions and records of destructions of objects included in the banned list.
c) The personal information form, fingerprint information form, résumé and documents of identity; documents related to the compliance with regulations on custody, discipline record and decision on breach of rules and laws on exercising the temporary detention or custody; documents of health, checkup and treatment; documents related to the implementation of rights and obligations of the persons held in temporary detention or custody during the time of custody; documents related to the transfer of appeal, complaint, denunciation, request, recommendation and proposal of the persons held in temporary detention or custody; documents of consular meeting and contact;
d) Decision of competent authority to take the persons sentenced to the place of judgement execution; decision of death sentence execution Board to take the persons with death judgement to place of execution;
dd) Other relevant documents.
2. For the persons in custody but held in detention before, the dossier of custody also includes documents of detention dossier.
3. The Minister of Public Security, Minister of Defense shall stipulate the regulation on management, storage and use of dossier of management of temporary detention or custody.
Article 18. Management classification of persons held in temporary detention or custody
1. The persons held in temporary detention or custody are arranged in areas and classified as follows:
a) Persons held in temporary detention;
b) Persons held in temporary custody;
c) Persons under 18 years of age;
d) Women;
dd) Foreigners;
e) Persons with infectious diseases of Group A;
g) Persons committing criminal acts with delinquent nature; killing; robbery subject to the type of particularly serious crime; dangerous recidivism;
h) Persons committing acts of national security infringement;
i) Persons with death sentence;
k) Persons waiting for execution of imprisonment;
l) Persons regularly breaching the rules of custody facility;
m) Persons with signs of mental illness or another illness which causes the loss of ability to perceive or ability to control their acts but have not been assessed, waiting for the results of the assessment or being sent to the compulsory medical facility.
2. The persons in the same case which is being investigated, prosecuted or judged must not be held in the same cell.
3. In special cases, due to the practical conditions, the detention center or custody center cannot meet the requirements for separate custody or in order to ensure the requirements for investigation, prosecution, judgement or ensure the safety to the persons held in temporary detention or custody, the Head of detention center, Suprintendent of custody center, Head of detention cell of border post shall coordinate with the body which is handling the case to decide in writing the persons who are detained in common.
4. The following persons held in temporary detention or custody can be detained in separate cells:
a) Gays/lesbiens, transgender people;
b) Persons specified under Points e, i and medical equipment, Clause 1 of this Article;
c) Pregnant women or women having child under 36 months of age sharing the same cell.
Article 19. Management regulation towards the persons held in temporary detention or custody
1. The custody facility must be guarded, protected, managed, inspected and monitor 24/24 hours a day.
2. The persons held in temporary detention or custody must be in the detention cell and custody cell and only go out of the detention cell and custody cell to comply with the extraction order and other activities specified in Clause 5, Article 20 of this Law and the rules of custody facility.
3. The travel, transaction, contact, communication, dissemination of belief and religion of persons held in temporary detention or custody are restricted. In case of required civil transaction, it must be done through the legal representative and with the consent of the body handling the case.
4. The transfer of persons held in temporary detention or custody between the custody facilities shall be decided by the head of body managing the temporary detention or custody after reaching an agreement with the head of body handling the case and notified to the Procuracy at the same level for information. The authority to transfer the persons held in temporary detention or custody is stipulated as follows:
a) The transfer between custody facilities in the same province or centrally-run city or of a military zone or the equivalent shall be decided by the head of custody or detention facility at provincial level or military zone level;
b) The transfer between custody facilities not in the same province or centrally-run city or of a military zone or the equivalent shall be decided by the head of custody or detention facility at provincial level or military zone level of the transferring place after reaching an agreement with the head of custody or detention facility at provincial level or military zone level of the receiving place;
c) The transfer between custody facilities of Public Security at provincial level or military zone level and the custody facilities of the Ministry of Public Security or Ministry of Defense shall be decided by the head of body managing the temporary detention or custody of the Ministry of Public Security or Ministry of Defense.
d) The transfer between custody facilities in people’s Public Security and the custody facilities in the people’s Army shall be decided by the head of body managing the temporary detention or custody of the transferring place after reaching an agreement with the head of body managing the temporary detention or custody of the receiving place;
Article 20. Extraction of persons held in temporary detention or custody
1. The extraction of persons held in temporary detention or custody is only done when there is the extraction order of the competent person as stipulated by the Criminal Procedure Code, the Law on Criminal Enforcement and this Law in the following cases:
a) For investigation, prosecution, judgment and execution;
b) For examination, treatment, forensic assessment, forensic psychiatric assessment;
c) For meeting relative, advocate or legal representative to exercise some rights and obligations prescribed by law;
d) The foreigners held in temporary detention or custody upon consular contact or contact with humanitarian organizations in accordance with the international agreements in which the Socialist Republic of Vietnam is a member or by the agreement between the Socialist Republic of Vietnam with the country having the persons held in temporary detention or custody or for foreign reasons for each specific case.
2. Where the Suprintendent of custody center, the Head of detention center and the Head of detention cell of border post carry out the extraction of persons held in temporary detention or custody for examination or treatment, they must inform immediately the body handling the case and the competent Procuracy.
3. The extraction order must have the following main contents:
a) Name of body, full name, position and rank of person giving the order;
b) Full name, date of birth, nationality, residence, acts of law violation, date of temporary detention or custody of the extracted person.
c) Purpose and duration of extraction;
d) Full name, position, rank and body of the person escorting the extracted person or the body carrying out the escorting;
dd) Full name, position, rank (if any) of the person receiving the extraction of the body having the authority to order the extraction;
e) Date, month and year of order and signature of the ordering person and seal.
4. The custody facilities must check and hand over the persons held in temporary detention or custody to the escorting body or person. Such escorting body or person must hand over the extracted person to the person having the authority to order the extraction. The handover and receipt must be recorded and the health condition of such persons is also recorded in the monitoring book.
The person having the authority to give the extraction order shall receive the extracted person. The escorting body or person shall coordinate with the custody facility and the person having the authority to give the extraction order to manage and ensure the implementation of diet, accommodation and living activities of the extracted persons in accordance with the provisions of this Law. The escorting, management and expenses to ensure the implementation of diet, accommodation and living activities of the extracted persons shall be stipulated by the Government.
When the duration of extraction is not over but its purpose is completed or when the duration of extraction is over, the person requesting the extraction shall hand over the extracted person to the escorting body or person to hand over such escorted person to the custody facility, except that the persons held in temporary detention or custody are released by the judgement or decision of the competent body or person. In case of need for further extraction, there must be an extraction extension order. The duration and extension of extraction must not be longer than the remaining duration of temporary detention or custody.
5. In case of performing the activities specified in Clause 1 of this Article inside the custody facility, the head of detention facility shall decide to remove the persons held in temporary detention or custody out of the detention or custody cells without extraction order.
Article 21. Handover of persons held in temporary detention or custody
The custody facilities must hand over the persons held in temporary detention or custody in the following cases:
1. When there is a decision of body managing the temporary detention or custody to transfer the persons held in temporary detention or custody to another custody facility.
2. When there is a decision of a competent body to take the sentenced persons to the place of judgement execution.
3. When there is a decision of death sentence execution Board to take the persons with death judgement to place of execution;
Article 22. Meeting of relatives, advocate or consular contact of persons held in temporary detention or custody
1. The persons held in temporary detention can meet their relatives one time during temporary detention and one time in each time of detention extension. The persons held in temporary custody can meet their relatives one time in a month; in case of increased times of meeting or the persons to be met are not their relatives, there must be the approval from the body handling the case. The time for each meeting is within an hour.
2. The persons coming for meeting must present their personal papers and papers demonstrating the relation with the persons held in temporary detention or custody if they are their relatives. The meeting must be under the strict control and monitoring of detention facility and does not affect the criminal proceedings of the competent body or person; must comply with regulations on meeting. In case of requirements from the body handling the case, coordinate with the custody facility to monitor and follow the meetings.
The head of custody facility shall decide the time of meeting and inform the body handling the case of such meeting.
3. The advocate can meet the persons held in temporary detention or custody for his/her advocacy in accordance with the provisions of the Criminal Procedure Code and this Law at the working room of the custody facility or the place where the persons held in temporary detention or custody are being examined or treated; must present personal papers and advocacy papers.
4. The head of custody facility shall not agree upon the meeting to the persons held in temporary detention or custody in the following cases with stated reasons:
a) The relatives fail to present their personal papers or papers demonstrating the relation with the persons held in temporary detention or custody or the body handling the case issues a written requirement not permitting the persons held in temporary detention or custody to meet their relatives due to possible serious effect on the settlement of the case; the advocate fails to present his/her personal papers or papers concerning the advocacy to the persons held in temporary detention or custody;
b) In case of emergency to safely protect the custody facility or arrest the persons held in temporary detention or custody who flee;
c) When there is disease occurrence in the area with custody facility;
d) When giving the emergency aid to the persons held in temporary detention or custody or when they are suffering from infectious diseases of Group A;
dd) When questioning or interrogating the persons held in temporary detention or custody or when they are involved in other procedural activities;
e) The persons held in temporary detention or custody do not want to have a meeting. In this case, the person coming for meeting can see the persons held in temporary detention or custody directly to confirm the refusal of meeting.
g) The persons coming for meeting intentionally breach the rules of custody facility or regulations on custody management from 02 times or more;
h) The persons held in temporary detention or custody are being disciplined in accordance with the provisions in Clause 3, Article 23 of this Law.
5. Meeting the persons held in temporary detention or custody who are foreigners shall comply with the provisions in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article. The consular contact or contact with humanitarian organizations shall comply with the international treaties in which the Socialist Republic of Vietnam is a member or under the international agreements or agreements on each specific case between the Socialist Republic of Vietnam and the country having the persons held in temporary detention or custody or the humanitarian organizations. The representative of Vietnam’s diplomatic mission or representative of Vietnam Red Cross can be invited during the contact or meeting.
The government stipulates in detail this Clause.
Article 23. Disciplining the persons held in temporary detention or custody who breach rules of custody facility or regulations on custody management
1. Where the persons held in temporary detention or custody breach the rules of custody or regulations on custody management, depending on the nature and seriousness, they shall be disciplined by one of the following forms:
a) Caution;
b) Being isolated in solitary confinement from 01 to 02 days and can be extended up to 02 days for the persons held in temporary detention; being isolated in the discipline cell from 03 to 07 days and can be extended up to 10 days for the persons held in temporary custody. The duration of isolation shall not exceed the remaining duration of temporary detention or custody.
2. The discipline is exercised in the form of isolation if the persons held in temporary detention or custody breach the rules of custody facility or regulation on custody management from 02 times or more or have acts specified in Clause 5 and 7, Article 8 of this Law.
3. If the persons are isolated in the solitary confinement have drastic acts against the custody facility, commit suicide, self-injury, infringe the others’ life and health, they shall be shackled on one leg. The time of shackling shall be decided by the head of custody facility. Do not apply the shackling to the disciplined persons under 18 years of age, women, heavy disabled persons and persons of full 70 years of age or more. During the time of isolation in the solitary confinement, the persons held in temporary detention or custody are restricted to meet, send, receive letter or presents.
4. The discipline and restricted meeting, sending or receipt of letters or presents to the persons held in temporary detention or custody shall be decided in writing by the head of custody facility. The record of breach and discipline decision are included in the custody management dossier. If the disciplined persons make progress, the head of custody facility shall decide in writing the reduction of duration of discipline, cancel the restricted meeting, sending or receipt of letters or presents towards such persons.
Article 24. Management of objects, personal belongings, money, properties of the persons held in temporary detention or custody
1. The persons held in temporary detention or custody are permitted to bring with them the personal necessary objects into the detention or custody cells. Their other objects, personal belongings, money and properties must be deposited at the prescribed place of the custody facility or authorized to their relatives or legal representative for management. The objects which cannot be stored during the time of temporary detention or custody and the objects subject to the list banned from bringing into the detention cells and custody cells if being destroyed, the head of custody facility must issue a written decision or handle them in accordance with regulations of law. Upon destruction, there must be the presence of the persons held in temporary detention or custody and the destruction must be recorded. If they are released or transferred to other custody facilities, their other objects, personal belongings, money and properties deposited shall be returned to them. Where the custody facility damages or loses them, it shall make compensation.
2. The Minister of Public Security, Minister of Defense shall stipulate the list of objects banned from bringing into the detention or custody cells.
Based on the list of objects banned from bringing into the detention or custody cells, the head of custody facility shall not permit to bring into the detention or custody cells the objects which can be used to commit suicide, flee from custody, cause injury or harm to health or life of such persons or others.
3. The persons held in temporary detention or custody can use the deposited money to buy necessary things for their living activities in the form of book signing.
Article 25. Handling the case of fleeing of the persons held in temporary detention or custody
1. When the persons held in temporary detention or custody flee, the head of custody facility must organize the arrest immediately, make the record and notify the body handling the case and the competent Procuracy for coordinated settlement. All measures to arrest, investigate and handle any case of fleeing must be taken in accordance with regulations of law.
2. Where the persons held in temporary detention or custody have fled but gave themselves up, the receiving body shall record the case and notify immediately to the body handling the case and the custody facility for settlement as prescribed by law.
Article 26. Handling the case of death of the persons held in temporary detention or custody
1. Where the persons held in temporary detention or custody die during the time of temporary detention or custody, the head of custody facility must protect the scene and immediately inform the investigation body and the competent Procuracy to identify the cause of death while informing the relatives and legal representative of the deceased. The representative of custody must witness the the scene examination and autopsy. Where the deceased is a foreigner, the body handling the case shall inform the consular agency and his/her relatives or legal representative.
2. The custody facility shall do the death declaration procedure in accordance with law on civil status.
3. When the investigation body and the Procuracy permit the burial procedures for the deceased, the custody facility must infom the relatives of the deceased.
Where the relatives of the deceased have a written request, the body shall be handed over to them, except that there are the grounds that it affects the security, order and environmental sanitation. After a time limit of 24 hours from the notice but noone receives the body, the custody facility shall organize the burial. Where the relatives of the deceased request in writing to receive the ashes or bones after burial, the head of custody facility shall discuss with the local authorities for settlement in accordance with regulations of law. The burial must comply with the regulations of the Ministry of Health and the local authorities.
4. Where the foreigners held in temporary detention or custody die, apply the regulations of international treaties in which the Socialist Republic of Vietnam is a member or under international agreements or direct agreements on each specific case between the Socialist Republic of Vietnam and the country where the persons held in temporary detention or custody die. Where there is no corresponding international treaties or international agreements or between the Socialist Republic of Vietnam and the country where the persons held in temporary detention or custody die, there is no agreement on settlement of specific case or when the nationality of the deceased cannot be identified, the case shall be settled like the Vietnamese held in temporary detention or custody die.
5. The expenses related to the burial shall be born by the state budget. The Government stipulates in detail this clause.
6. Where the persons held in temporary detention or custody die but they have had the time to participate in social insurance or are enjoying their pension, the death benefits shall be applied by the provisions of the Law on social insurance.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực