Chương IX Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015: Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Số hiệu: | 94/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
3. Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
4. Thời hiệu khiếu nại đã hết.
5. Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhận được đơn khiếu nại quy định tại Điều 44 của Luật này, thì phải chuyển khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; Người khiếu nại được trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại thông qua cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
b) Rút khiếu nại trong bất kỳ thời gian nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
d) Tiếp tục khiếu nại trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của mình.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi bị khiếu nại.
2. Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại.
3. Thông báo bằng văn bản về việc thụ lý khiếu nại và gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại và người bị khiếu nại.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình.
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ là 02 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 05 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ là 03 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 10 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
3. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày trong quản lý, thi hành tạm giữ, không quá 20 ngày trong quản lý, thi hành tạm giam kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, người ra quyết định giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định cho người khiếu nại và người bị khiếu nại.
1. Hồ sơ giải quyết khiếu nại gồm có:
a) Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại;
b) Văn bản giải trình của người bị khiếu nại;
c) Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận;
d) Quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang và lưu giữ tại cơ quan giải quyết khiếu nại.
1. Sau khi thụ lý khiếu nại, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu tiến hành xác minh, yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật nếu trong thời hiệu do Luật này quy định người khiếu nại không khiếu nại tiếp.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải bao gồm những nội dung sau đây:
1. Tên cơ quan, ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3. Nội dung khiếu nại;
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
6. Kết luận khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai;
7. Giữ nguyên, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại;
8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra;
9. Hướng dẫn quyền khiếu nại tiếp theo của đương sự.
1. Trường hợp tiếp tục khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có quyền yêu cầu Viện kiểm sát giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại; làm việc với người bị khiếu nại, người khiếu nại khi cần thiết; xác minh, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu cầu đó. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải bao gồm những nội dung sau đây:
1. Tên cơ quan, ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3. Nội dung khiếu nại;
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
6. Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu;
7. Giữ nguyên, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại;
8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra.
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và mọi người có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải chuyển tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo.
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
b) Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được khôi phục danh dự, nhân phẩm, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền;
c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
1. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo bao gồm:
a) Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo;
b) Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo;
c) Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;
d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo;
đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh;
e) Kết luận nội dung tố cáo;
g) Quyết định xử lý;
h) Tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu. Việc lưu giữ, khai thác, sử dụng hồ sơ giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo.
1. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 23 và Điều 29 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
2. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.
3. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
COMPLAINT, DENUNCIATION AND SETTLEMENT OF COMPLAINT AND DENUNCIATION IN MANAGEMENT AND EXECUTION OF TEMPORARY DETENTION OR CUSTODY
Section 1. COMPLAINT AND SETTLEMENT OF COMPLAINT IN MANAGEMENT AND EXECUTION OF TEMPORARY DETENTION OR CUSTODY
Article 44. Complaint in management and execution of temporary detention or custody
1. The persons held in temporary detention or custody and other relevant bodies, organizations and individuals have the right to lodge complaint about decisions and acts of the bodies and persons having the authority in management and execution of temporary detention or custody if there are the grounds that such decisions and acts have infringed their legitimate rights and interests.
2. The first statute of limitations is 30 days from the day of receiving or knowing the decisions or acts in management and execution of temporary detention or custody the complainant think they violate the law.
In case of sickness, natural disaster, business travel or study in remote areas or due to other objective difficulties that make it difficult for the the complainant to do their rights of complaint in line with the statute of limitations. Therefore, the period of time with such obstacles shall not be included in the statute of limitations of complaint.
The next statute of limitations is 15 days after receiving the decision on complaint settlement from the competent person.
Article 45. Cases of complaint about management and execution of temporary detention or custody which cannot be handled and settled
1. The decisions and acts complained are not directly related to the complainant’s legitimate rights and interests.
2. The complainants do not have adequate capacity and civil acts and legal representative, except that the complainants are the persons held in temporary detention or custody.
3. The representatives do not have papers evidencing their legal representation.
4. The statute of limitations is over.
5. The complaints already have complaint settlement decisions with legal effect.
Article 46. Authority to settle complaints in management and execution of temporary detention and custody
1. The Head of district People’s Procuracy, Head of provincial People’s Procuracy, Head of military Procuracy of area and Head of military Procuracy of military zone and the equivalent shall settle the complaints about the illegal decisions and acts in management and execution of temporary detention and custody from the competent body and person under their control and supervision responsibility.
The Head of superior People’s Procuracy has the authority to settle the complaints about the complaint settlement of the Head of inferior People’s Procuracy; the decision on complaint settlement of the Head of superior People’s Procuracy is the decision with legal effect.
2. When the bodies and persons having the authority in management and execution of temporary detention and custody receive the complaint petition specified in Article 44 of this Law, they have to transfer the complaint of the persons held in detention or custody to the People’s Procuracy within 24 hours after receiving the such complaints.
Article 47. Rights and obligations of complainants in management and execution of temporary detention and custody
1. The complainants have the following rights:
a) Lodge a complaint by themselves or through their legal representatives for complaint; the complainant can make a complaint directly or send the complaint petition through the body or person having the authority in management and execution of temporary detention and custody;
b) Withdraw their complaints in any time of the process of complaint settlement;
c) Receive the decision on complaint settlement;
d) Continue their complaints in case of not disagreement with the first complaint settlement decision;
dd) Their infringed legitimate rights and interests are restored and their damages are compensated in accordance with regulations of law.
2. The complainants have the following obligations:
a) Truthfully present the case, provide information and documents for the persons handling their complaints and take responsibility before law for the presented contents and the provision of such information and documents;
b) Comply with the decision on complaint settlement with legal effect.
Article 48. Rights and obligations of complainees in management and execution of temporary detention and custody
1. The complainees have the following rights:
a) Provide evidence of legality of the complained decisions and acts in management and execution of temporary detention and custody;
b) Receive the complaint settlement decisions on their acts and decisions in management and execution of temporary detention and custody.
2. The complainees have the following obligations:
a) Explain about their acts and decisions in management and execution of temporary detention and custody which have been complained; provide relevant information and documents upon requirements from the competent bodies and persons;
b) Comply with the complaint settlement decisions with legal effect.
Article 49. Duties and power of the People’s Procuracy upon complaint settlement in management and execution of temporary detention and custody
1. Receives and settles the complaints about the complained decisions and acts.
2. Requires the complainants and complainees to explain and provide information and documents related to the complaints.
3. Informs in writing of complaint handling and sends the complaint settlement decision to the complainants and complainees.
4. Take responsibility before law concerning its complaint settlement.
Article 50. Time limit for settlement of complaint and sending of complaint settlement decision in management and execution of temporary detention and custody
1. The time limit for first complaint settlement in management and execution of temporary detention is 02 days and 05 days for management and execution of temporary custody from the date of handling of complaint.
2. The time limit for second complaint settlement in management and execution of temporary detention is 03 days and 10 days for management and execution of temporary custody from the date of handling of complaint.
3. In case of necessity, for the complex cases, the time limit for complaint settlement may last but must not exceed 05 days in management and execution of temporary detention and 20 days in management and execution of temporary custody from the expiry date of complaint settlement.
4. Within 24 hours after the complaint settlement decisions, the person issuing the complaint settlement decisions must send such decision to the complainants and complainees.
Article 51. Dossier for complaint settlement in management and execution of temporary detention and custody
1. The dossier for complaint settlement includes:
a) Complaint petition or document recording the complaint contents;
b) Written explanation of the complainee;
c) Record of verification and conclusion;
d) Complaint settlement decisions;
dd) Other relevant documents.
2. The pages of dossier for complaint settlement must be numbered and the dossiers shall be stored at the body settling the complaints.
Article 52. Order of first complaint settlement in management and execution of temporary detention and custody
1. After handling the complaints, the Procuracy having the authority to settle the complaints for the first time shall conduct the verification and require the complainants and the complainees to explain and provide information and documents related to the complaints; work with the relevant bodies, organizations and individuals to clarify the complaint contents and issue the first complaint settlement decision.
2. The first complaint settlement decision shall take legal effect if the complainant shall not make further complaint.
Article 53. Contents of first complaint settlement decision in management and execution of temporary detention and custody
The first complaint settlement decision must include the following contents:
1. Name of body, date of decision;
2. Full name and address of the complainant and the complainee;
3. Content of complaint;
4. Verification result of complaint content;
5. Legal grounds for complaint settlement;
6. Conclusion of complaint is correct, partially correct or wrong;
7. Keep integrity, cancel or require the modification or cancel a part of complained decision or force termination of compliance with the complained decisions or acts.
8. Compensation for damages and remedy of consequences caused by such illegal decisions and acts;
9. Instruction on rights to make further complaints of the persons concerned.
Article 54. Procedures for second complaint settlement in management and execution of temporary detention and custody
1. In case of futher complaint, the complainants must send their petition with the copy of the first complaint settlement decision and other relevant documents to the Procuracy having the authority to settle the second complaint.
2. During the process of complaint settlement, the Procuracy having the authority to settle the second complaint has the right to request the Procuracy which has settled the first complaint and the relevant bodies, organizations and individuals to provide the information and documents related to the complaint contents; work with the complainees and complainants when necessary; verify and take other measures in accordance with regulations of law for complaint settlement. When the bodies, organizations and individuals receive the requirements, they must follow such requirements. The second complaint settlement decision shall take legal effect.
Article 55. Content of second complaint settlement decision in management and execution of temporary detention and custody
The second complaint settlement decision must include the following contents:
1. Name of body, date of decision;
2. Full name and address of the complainant and the complainee;
3. Content of complaint;
4. Verification result of complaint content;
5. Legal grounds for complaint settlement;
6. Conclusion of complaint content and settlement of person having the authority to settle the complaint the first time.
7. Keep integrity, cancel or require the modification or cancel a part of complained decision or force termination of compliance with the complained decisions or acts.
8. Compensation for damages and remedy of consequences caused by such illegal decisions and acts;
Section 2. DENUNCIATION AND SETTLEMENT OF DENUNCIATION IN MANAGEMENT AND EXECUTION OF TEMPORARY DETENTION AND CUSTODY
Article 56. Denunciation in management and execution of temporary detention and custody
1. The persons held in temporary detention and custody and anyone have the right to denounce the illegal acts of any competent person in management and execution of temporary detention and custody causing damages or threatening to cause damages to the interests of the State and legitimate rights and interests of bodies, organizations and individuals.
2. The bodies and persons having the authority in management and execution of temporary detention and custody must transfer the denunciation to the Procuracy at the same level within 24 hours after receiving it.
Article 57. Rights and obligations of denouncer in management and execution of temporary detention and custody
1. The denouncer has the following rights:
a) Sends petition or directly makes denunciation to the competent body or person;
b) Requests to keep secret his/her name, address and autograph;
c) Requests to be informed of result of denunciation settlement;
d) Requests the competent bodies to protect upon being threatened or revenged.
2. The denouncer has the following obligations:
a) Truthfully presents the denunciation contents;
b) Specifies full name and address;
c) Take responsibility before law for making false denunciation.
Article 58. Rights and obligations of denounced persons in management and execution of temporary detention and custody
1. The denounced persons have the following rights:
a) Being informed of the denunciation contents;
b) Show evidence to demonstrate the denunciation contents are not true;
c) Their infringed legitimate rights and interests, honor and dignity are restored and compensated due to improper denunciation;
d) Request the competent bodies, organizations or individuals to handle the persons making false denunciation.
2. The denounced persons have the following obligations:
a) Explain about their acts of denunciation; provide relevant information and documents upon requirement from the competent bodies or persons;
b) Comply with the denunciation settlement decision of the competent bodies or persons;
c) Make compensation for damages and remedy consequences due to their illegal acts.
Article 59. Dossier for denunciation settlement in management and execution of temporary detention and custody
1. The denunciation settlement must be documented. The dossier for denunciation settlement includes:
a) Denunciation petition or document recordding the denunciation contents;
b) Decision on handling the denunciation settlement;
c) Verification record, assessment result, information, documents and evidence collected during the course of settlement.
d) Written explanation of the denounced person;
dd) Report on result of verification of denunciation contents where the person handling the denunciation assigns the others to conduct the verification;
e) Conclusion of denunciation contents;
g) Handling decision;
h) Other relevant documents.
2. The pages of dossier for denunciation settlement must be numbered in order of documents. The storage and use of dossier for denunciation settlement shall comply with regulations of law and ensure no disclosure of information about the denouncer.
Article 60. Authority, procedures and time limit for denunciation settlement
1. The authority and procedures for denunciation settlement of the People’s Procuracy shall comply with the provisions in Clause 4, Article 23 and 29 of the Law on organization of People’s Procuracy.
2. The time limit for denunciation settlement is 60 days from the date of handling; for complex cases, the time limit may be longer but must not exceed 90 days.
3. The denunciation of illegal acts with criminal signs shall be settled in accordance with the provisions of the Criminal Procedure Code.
Article 61. Responsibility of the persons having the authority to settle denunciation
1. The bodies and persons having the authority within their duties and power must receive and settle in a timely manner and in accordance with the laws; strictly handle the violators; take necessary measures to prevent damages which can occur; ensure the settlement decisions must be properly followed and they must take responsibility before law for their decisions.
2. The persons having the authority to settle the denunciations but fail to do so or lack responsibility in settlement or conduct the illegal settlement, depending on the nature and seriousness of violation, they shall be disciplined or prosecuted for criminal liability or make compensation in accordance with regulations of law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 20. Thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Điều 26. Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết
Điều 27. Chế độ ăn, ở của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Điều 28. Chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Điều 30. Chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam