Chương IV Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015: Chế độ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Số hiệu: | 94/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 với nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạm giam; cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm trong thi hành tạm giữ, tạm giam vừa được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 gồm 11 Chương, 73 Điều, bố cục gồm các Chương sau:
- Quy định chung
- Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Chế độ quản lý giam giữ
- Chế độ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
- Chế độ đối với người bị kết án tử hình đang bị tạm giam tại Chương VI Luật tạm giam 2015.
- Đảm bảo điều kiện quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Trách nhiệm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều khoản thi hành
Theo đó, Luật tạm giữ, tạm giam 2015 có những điểm đáng chú ý sau:
- Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân bao gồm:
+ Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong phạm vi cả nước;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn tỉnh;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn huyện.
- Điều 21 Luật 94/2015/QH13 quy định về chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây:
+ Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác;
+ Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án;
+ Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.
- Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 31 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
Cơ sở giam giữ được trang bị hệ thống truyền thanh. Trung bình 20 người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ sở giam giữ có dưới 20 người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì được cấp một tờ báo địa phương hoặc báo trung ương. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nghe đài phát thanh, đọc báo. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem chương trình truyền hình địa phương và trung ương.
- Chế độ gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự quy định tại Điều 22 của Luật tạm giam tạm giữ năm 2015 với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.
- Những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết tại Điều 45 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
+ Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
+ Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
+ Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
+ Thời hiệu khiếu nại đã hết.
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Luật tạm giữ, tạm giam 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau, thịt, cá, đường, muối, nước chấm, bột ngọt, chất đốt, điện, nước sinh hoạt. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam ăn hết tiêu chuẩn.
Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được ăn thêm nhưng mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường.
2. Người bị tạm giữ được nhận quà của thân nhân gửi trong thời gian bị tạm giữ không quá một lần; nếu gia hạn tạm giữ thì mỗi lần gia hạn tạm giữ được nhận quà một lần. Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá ba lần trong 01 tháng. Định lượng quà là đồ ăn, uống cho mỗi lần gửi không được vượt quá ba lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức tiếp nhận, kiểm tra loại bỏ các vật bị cấm và giao đầy đủ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt quà, đồ dùng sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể loại quà mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được phép gửi.
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm an toàn thực phẩm trong ăn, uống. Cơ sở giam giữ tổ chức bếp ăn và được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc bảo quản lương thực, thực phẩm, nấu ăn, nước uống và chia đồ ăn theo khẩu phần tiêu chuẩn.
4. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi người bị tạm giữ, người bị tạm giam là 02 mét vuông (m2), được bố trí sàn nằm và có chiếu.
1. Trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân; nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được cấp xà phòng, kem đánh răng; nếu là phụ nữ thì được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ.
Cán bộ trực tiếp quản lý giam giữ có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữ gìn và bảo đảm vệ sinh; thu hồi đồ dùng đã cho mượn khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được gửi hoặc nhận thư, sách, báo và tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép. Thư, sách, báo và tài liệu phải để mở và chịu sự kiểm tra, kiểm duyệt của cơ sở giam giữ.
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh. Trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, thương tích thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ; nếu bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị. Cơ sở giam giữ phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, sử dụng thuốc, bồi dưỡng do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận thuốc chữa bệnh từ thân nhân và phải có đơn thuốc của thầy thuốc, chịu sự kiểm tra của cơ sở giam giữ.
2. Đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ sở giam giữ yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Khi có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở chữa bệnh nêu trong quyết định.
3. Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Cơ sở giam giữ được trang bị hệ thống truyền thanh. Trung bình hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ sở giam giữ có dưới hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì được cấp một tờ báo địa phương hoặc báo trung ương. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nghe đài phát thanh, đọc báo. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem chương trình truyền hình địa phương và trung ương.
BENEFITS OF PERSONS HELD IN TEMPORARY DETENTION OR CUSTODY
Article 27. Diet and accommodation benefits of the persons held in temporary detention or custody
1. The persons held in temporary detention or custody shall receive adequate quantity of rice, vegetables, meat, fish, sugar, salt, seasoning sauce, monosodium glutamate, fuel, electricity, water for living activities. The head of custody facility shall decide the change of food quantity to fit the reality to ensure the persons held in temporary detention or custody use adequate prescribed food standard.
On public holidays or New Year holidays, as stipulated by law, the persons held in temporary detention or custody can have additional food but the rate shall not exceed 05 times of food standard in normal days.
Based on the requirements for health assurance of the persons held in temporary detention or custody, the Government shall stipulate the food norm in accordance with the economic condition, budget and market price fluctuations.
2. The persons held in temporary detention can receive the presents from their relatives during the time of temporary detention not more than once and receive presents once for each time of extension of detention. The persons held in temporary custody can receive the presents from their relatives not more than 03 times/month. The quantity of present as food and drink for each time of receipt must not exceed 03 times of food standard of normal day. The head of custody facility shall organize the receipt, check and remove the prohibited objects and fully hand them over to the persons held in temporary detention or custody; check, prevent and stop the acts of misappropriation of presents or personal stuff of the persons held in temporary detention or custody. The Minister of Public Security and Minister of Defense shall specify the kind of present which the relatives of the persons held in temporary detention or custody can send.
3. The persons held in temporary detention or custody receives the food safety in eating and drinking. The custody facility shall organize the kitchen and is provided with equipment necessary for storage of food, foodstuff, cooking, drinking water and division of food according to the standard ration.
4. The minimum area of lying place of each person held in temporary detention or custody is 02 m2 with platform and mat.
Article 28. Benefits of clothes and personal belongings of the persons held in temporary detention or custody
1. During the time of temporary detention or custody, the persons held in temporary detention or custody can use their clothes, blanket, mat and other necessary things for personal living activities and can borrow them from the custody facility. The persons held in temporary detention or custody are provided with shampoo and toothpaste and additional items needed for women's hygiene if being female detainees.
The officer directly managing the custody shall provide instructions and require the persons held in temporary detention or custody to keep and ensure sanitation and recover the lent items when the persons held in temporary detention or custody go out of the custody facility.
2. The Government stipulates in detail this Article.
Article 29. Benfits of sending and receipt of letters, books, newspapers and documents of the persons held in temporary detention or custody
The persons held in temporary detention or custody only send or receive letters, books, newspapers and documents upon permission from the body handling the case. The letters, books, newspapers and documents are left open and checked by the custody facility.
Article 30. Benefits of healthcare for the persons held in temporary detention or custody
1. The persons held in temporary detention or custody shall be entitled to the benefits of checkup, treatment and disease prevention. In case of sickness and injury, they shall be examined and treated at the medical facility of the custody facility and shall be transferred to the district or provincial medical facility, military hospital or central hospital for examination or treatment in case of heavy disease or injury exceeding the ability of the custody facility. The custody facility must inform the relatives or legal representative of such persons for coordinated care and treatment. The diet and medication shall be decided by the medical facility. The persons held in temporary detention or custody can receive medications from their relatives with prescription and are checked by the custody facility.
2. For the persons held in temporary detention or custody with signs of mental illness or other diseases which cause the loss of cognitive ability or the ability to control their behavior, the custody facility shall request the body handling the case to perform the forensic psychiatric assessment. When there is a decision to apply compulsory treatment measures from the competent authorities, the handling the case shall coordinate with the custody facility to take the persons held in temporary detention or custody to the medical facility specified in the decision.
3. The expenses of checkup, treatment and disease prevention to the persons held in temporary detention or custody shall be born by the state budget in accordance with regulations of the Government. Where the persons held in temporary detention or custody have the benefits of health insurance, they shall enjoy the benefits of checkup and treatment in accordance with regulations of law on health insurance.
Article 31. Benefits of spiritual activities for the persons held in temporary detention or custody
The custody facility is equipped with the radio system. On average, twenty persons held in temporary detention or custody or the custody facility has less than twenty persons held in temporary detention or custody shall be provided with one local or central newspaper. The head of detention facility shall organize for the persons held in temporary detention or custody to listen to radio and read newspapers or watch the local or central television program if the condition permits.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực