Luật Thi hành án hình sự 2010 số 53/2010/QH12
Số hiệu: | 53/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 29/09/2010 | Số công báo: | Từ số 570 đến số 571 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khi thực hiện kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Yêu cầu Toà án cùng cấp và cấp dưới ra quyết định thi hành án hình sự đúng quy định của pháp luật;
2. Yêu cầu Toà án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự;
3. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự theo thẩm quyền; quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;
4. Định kỳ và đột xuất kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ thi hành án hình sự của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu đối với trại giam đóng tại địa phương đó trong việc thi hành án phạt tù;
5. Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách;
6. Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Toà án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự trong việc thi hành án hình sự và cá nhân có liên quan; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án hình sự; chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;
7. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án hình sự;
8. Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Toà án, cơ quan quản
lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự.
2. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới:
a) Ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương XIII của Luật này;
b) Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và của cấp dưới; thông báo kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát;
c) Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thi hành án hình sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu, thi hành quyết định của Viện kiểm sát về thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
Đối với kháng nghị quy định tại khoản 6 Điều 141 của Luật này, Toà án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị; nếu không nhất trí với kháng nghị đó thì các cơ quan này có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp; Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải được thi hành.
Đối với quyết định quy định tại khoản 3 Điều 141 của Luật này, cơ quan thi hành án hình sự phải thi hành ngay; nếu không nhất trí với quyết định đó thì vẫn phải thi hành, nhưng có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải giải quyết.
1. Nhà nước bảo đảm biên chế, cán bộ cần thiết cho các cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.
2. Người làm công tác thi hành án hình sự phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng pháp luật phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Căn cứ yêu cầu công tác thi hành án hình sự, địa bàn hoạt động và điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, bao gồm đất đai, trụ sở, công trình; trang thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác; ưu tiên bảo đảm cơ sở vật chất cho cơ quan đóng ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, địa bàn trọng yếu về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự được trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự do Bộ Công an quản lý là một bộ phận của hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin phòng, chống tội phạm nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành án hình sự.
2. Việc xây dựng, thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự do Chính phủ quy định.
Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thi hành án hình sự. Việc lập, dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động thi hành án hình sự được thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước.
1. Cán bộ, công chức; công nhân, viên chức Công an nhân dân; công nhân, viên chức quốc phòng và những người khác làm nhiệm vụ thi hành án hình sự được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ Quân đội nhân dân làm nhiệm vụ thi hành án hình sự được phong, thăng hàm, cấp lực lượng vũ trang nhân dân và hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hình sự có thành tích thì được khen thưởng; người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1. Người chấp hành án hình sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành án hình sự nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày, kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi thi hành án hình sự mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
4. Thời hiệu khiếu nại đã hết.
5. Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Phó thủ trưởng, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này;
b) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có hiệu lực thi hành.
3. Trưởng Công an cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Trưởng Công an cấp huyện có hiệu lực thi hành.
4. Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành hình án hình sự Công an cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Trưởng công an cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Công an cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
6. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này.
7. Bộ trưởng Bộ Công an giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công an có hiệu lực thi hành.
8. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp quân khu, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới. Quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có hiệu lực thi hành.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi pháp luật trong thi hành án hình sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ của đơn vị quân đội, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này.
2. Tư lệnh quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại sau đây:
a) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Tư lệnh quân khu và tương đương có hiệu lực thi hành.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết khiếu nại sau đây:
a) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này;
b) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Tư lệnh quân khu và tương đương, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này;
c) Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Tư lệnh quân khu và tương đương, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành.
1. Người khiếu nại có quyền:
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
b) Khiếu nại trong bất kỳ thời gian nào của quá trình thi hành án hình sự;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ thời gian nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận văn bản trả lời về việc giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có nghĩa vụ:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
1. Người bị khiếu nại có quyền:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi thi hành án hình sự bị khiếu nại;
b) Được nhận văn bản giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi thi hành án hình sự của mình.
2. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ:
a) Giải trình về quyết định, hành vi thi hành án hình sự bị khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi bị khiếu nại;
2. Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại;
3. Thông báo bằng văn bản về việc thụ lý để giải quyết, gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại;
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình.
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
3. Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận đầy đủ mọi khiếu nại trong thi hành án hình sự. Đối với những khiếu nại của phạm nhân quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải chuyển ngay khiếu nại cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 152, Điều 153 của Luật này và khoản 1 Điều này phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Trường hợp không thụ lý đơn khiếu nại để giải quyết thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Hồ sơ giải quyết khiếu nại gồm có:
a) Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại;
b) Văn bản giải trình của người bị khiếu nại;
c) Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận;
d) Quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số bút lục và lưu giữ tại cơ quan giải quyết khiếu nại.
Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 152 và Điều 153 của Luật này tiến hành xác minh, yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; gặp cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực thi hành nếu trong thời hiệu do pháp luật quy định người khiếu nại không khiếu nại tiếp.
Quyết định giải quyết khiếu nại phải bao gồm những nội dung chính sau đây:
1. Ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3. Nội dung khiếu nại;
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
6. Kết luận khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
7. Giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, huỷ bỏ một phần quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại;
8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra;
9. Hướng dẫn quyền khiếu nại tiếp theo của đương sự.
1. Trường hợp tiếp tục khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 152, Điều 153 của Luật này có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại; triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại khi cần thiết; xác minh, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu cầu đó. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.
1. Ngày, tháng, năm ra quyết định.
2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại.
3. Nội dung khiếu nại.
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại.
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại.
6. Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
7. Giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại; việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra.
Người chấp hành án và mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong thi hành án hình sự gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Người tố cáo có quyền:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trả thù.
2. Người tố cáo có nghĩa vụ:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
b) Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
1. Người bị tố cáo có quyền:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được khôi phục danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2. Người bị tố cáo có nghĩa vụ:
a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền;
c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó giải quyết;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng Công an cấp xã;
c) Trưởng Công an cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh;
e) Tư lệnh Quân khu và tương đương giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
g) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự;
h) Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.
2. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.
3. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án hình sự trong phạm vi cả nước.
2. Chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án hình sự.
3. Phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thi hành án hình sự.
4. Định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án hình sự.
1. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án hình sự có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch về thi hành án hình sự; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự;
c) Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về thi hành án hình sự trái với quy định của Luật này;
d) Ban hành các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về thi hành án hình sự;
đ) Phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự;
e) Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân; quyết định thành lập cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân theo quy định của Luật này; đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức Công an nhân dân trong thi hành án hình sự; bồi dưỡng, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự;
g) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp thực hiện phối hợp truy bắt người chấp hành án bỏ trốn; áp giải người có quyết định thi hành án hình sự để thi hành án; giải tán, tạm giữ người có hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án; phối hợp đơn vị vũ trang nhân dân khác và chính quyền địa phương để chủ động triển khai lực lượng hỗ trợ thi hành án hình sự trong trường hợp cần thiết; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này;
h) Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm trong công tác thi hành án hình sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này;
i) Quyết định kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm điều kiện cho hoạt động của cơ quan thi hành án hình sự;
k) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành án hình sự;
l) Tổng kết công tác thi hành án hình sự;
m) Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về thi hành án hình sự;
n) Báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án hình sự.
2. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ yêu cầu quản lý người bị tạm giam, tạm giữ để quyết định đưa người chấp hành án phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở xuống không phải là người chưa thành niên, người nước ngoài, người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc nghiện ma tuý để phục vụ việc tạm giam, tạm giữ. Số lượng người chấp hành án phạt tù phục vụ việc tạm giam, tạm giữ được tính theo tỷ lệ trên tổng số người bị tạm giam, tạm giữ nhưng tối đa không vượt quá 15%.
1. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý công tác thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân;
b) Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân; quyết định thành lập các cơ quan thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này;
c) Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tư pháp trong việc xây dựng chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục công dân; phối hợp với Bộ Công an trong việc tổng kết, thống kê, báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án hình sự;
d) Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án hình sự cho cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân;
đ) Khen thưởng, kỷ luật đối với quân nhân làm công tác thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân;
e) Chỉ đạo lực lượng Cảnh vệ tư pháp thực hiện phối hợp truy bắt người chấp hành án bỏ trốn; áp giải người có quyết định thi hành án hình sự để thi hành án; giải tán, tạm giữ người có hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án; phối hợp đơn vị vũ trang nhân dân khác và chính quyền địa phương để chủ động triển khai lực lượng hỗ trợ thi hành án hình sự trong trường hợp cần thiết; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này;
g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này;
h) Quản lý, lập kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ yêu cầu quản lý người bị tạm giam, tạm giữ để quyết định đưa người chấp hành án phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở xuống không phải là người chưa thành niên, người nước ngoài, người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc nghiện ma tuý để phục vụ việc tạm giam, tạm giữ. Số lượng người chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam được tính theo tỷ lệ trên tổng số người bị tạm giam, tạm giữ nhưng tối đa không vượt quá 15%.
1. Phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan khác trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự.
2. Hướng dẫn Toà án các cấp trong việc ra quyết định thi hành án hình sự; phối hợp với cơ quan, tổ chức quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 của Luật này trong công tác thi hành án hình sự.
3. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc tổng kết công tác thi hành án hình sự.
4. Phối hợp với Bộ Công an trong việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về công tác thi hành án hình sự.
1. Phối hợp với Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan khác trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự.
2. Kiểm sát và chỉ đạo Viện kiểm sát các cấp thực hiện việc kiểm sát thi hành án hình sự theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc tổng kết công tác thi hành án hình sự.
1. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc xây dựng chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục công dân; phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự.
2. Chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc cung cấp thông tin, chuyển giao giấy tờ, tiền, tài sản có liên quan đến phạm nhân là người phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sự khác hoặc được thi hành án dân sự.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn việc phòng, chống dịch bệnh, khám và chữa bệnh cho phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng; tổ chức các cơ sở chuyên khoa y tế để thực hiện biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức lao động, dạy nghề và thực hiện chế độ, chính sách cho phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng.
Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con phạm nhân không có người thân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong chỉ đạo, hướng dẫn trong việc xây dựng chương trình, tài liệu, đào tạo giáo viên, tham gia dạy văn hoá cho phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp dưới trong thi hành các án phạt cải tạo không giam giữ, các hình phạt bổ sung, án treo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp dưới và có chính sách phù hợp để khuyến khích sự đóng góp hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện để người chấp hành xong án phạt tù tìm việc làm, ổn định cuộc sống, học nghề, hòa nhập cộng đồng.
3. Yêu cầu Công an cấp tỉnh báo cáo công tác thi hành án hình sự ở địa phương.
1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp dưới trong thi hành các án phạt cải tạo không giam giữ, các hình phạt bổ sung, án treo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã và có chính sách phù hợp để khuyến khích sự đóng góp hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn trong việc tạo điều kiện để người chấp hành xong án phạt tù tìm việc làm, ổn định cuộc sống, học nghề, hòa nhập cộng đồng.
3. Yêu cầu Công an cấp huyện báo cáo công tác thi hành án hình sự ở địa phương.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
2. Pháp lệnh thi hành án phạt tù ngày 08 tháng 3 năm 1993, Pháp lệnh số 01/2007/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thi hành án phạt tù hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự về thi hành án tử hình, thi hành án phạt tù, thi hành án treo, thi hành án phạt cảnh cáo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, thi hành án phạt trục xuất, thi hành án phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có nội dung khác với Luật này thì áp dụng theo quy định của Luật này.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp; quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự, biện pháp tư pháp.
1. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành:
a) Bản án hoặc phần bản án của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;
b) Bản án của Toà án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án.
2. Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
3. Quyết định của Toà án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài.
4. Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng.
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người chấp hành án là người bị kết tội và phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
3. Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội.
4. Thi hành án tử hình là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyền sống của người chấp hành án theo quy định của Luật này.
5. Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách.
6. Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn và khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nước theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
7. Thi hành án phạt cấm cư trú là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được tạm trú, thường trú ở một số địa phương nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
8. Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
9. Thi hành án phạt trục xuất là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
10. Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước bỏ một hoặc một số quyền công dân của người chấp hành án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
11. Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người phải chấp hành án không được đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
12. Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải điều trị tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo bản án, quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát.
13. Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chưa thành niên phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt phải chịu sự giám sát, giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo bản án, quyết định của Tòa án.
14. Thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa người chưa thành niên phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của Tòa án.
15. Áp giải thi hành án là việc buộc người chấp hành án phạt tù, tử hình, trục xuất đến nơi chấp hành án. Người áp giải được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
16. Trích xuất là việc thực hiện quyết định của người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa phạm nhân, người bị kết án tử hình hoặc người chấp hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng khỏi nơi quản lý và chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám, chữa bệnh, quản lý giam giữ trong thời hạn nhất định.
17. Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lai lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân tay hai ngón trỏ của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
18. Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lai lịch và in dấu vân tay tất cả các ngón của người chấp hành án do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
4. Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
5. Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
6. Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
7. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự.
8. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành án.
Cơ quan, tổ chức và cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình có trách nhiệm phối hợp và thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này trong thi hành án hình sự.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức trong thi hành án hình sự và các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến hoạt động thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về thi hành án hình sự.
Hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
1. Phá huỷ cơ sở quản lý giam giữ phạm nhân; huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở quản lý giam giữ phạm nhân; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi quản lý phạm nhân; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải thi hành án; đánh tháo phạm nhân, người bị áp giải thi hành án.
2. Không chấp hành quyết định thi hành án hình sự; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành án hình sự hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
3. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành án hình sự; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự.
4. Không ra quyết định thi hành án hình sự; không thi hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật.
5. Đưa, nhận, môi giới hối lộ, sách nhiễu trong thi hành án hình sự.
6. Tha trái pháp luật người đang bị giam, người bị áp giải thi hành án; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, canh gác, áp giải thi hành án để người chấp hành án phạt tù, án tử hình hoặc án trục xuất trốn.
7. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ thời hạn chấp hành án cho người không đủ điều kiện được miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ; không đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành án hình sự cho người đủ điều kiện được miễn, giảm; cản trở người chấp hành án thực hiện quyền được đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành án.
8. Cấp hoặc từ chối cấp quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành án hình sự trái quy định của pháp luật.
9. Xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
10. Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành án hình sự.
1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự:
a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;
b) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan thi hành án hình sự:
a) Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);
d) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).
3. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự:
a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);
c) Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành án hình sự;
b) Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
c) Tổng kết công tác thi hành án hình sự.
2. Kiểm tra công tác thi hành án hình sự.
3. Quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án.
4. Trực tiếp quản lý các trại giam thuộc Bộ Công an.
5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công an giao.
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành án hình sự;
b) Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
c) Tổng kết công tác thi hành án hình sự trong quân đội.
2. Kiểm tra công tác thi hành án hình sự trong quân đội.
3. Quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án theo quy định của Luật này.
4. Trực tiếp quản lý trại giam thuộc Bộ Quốc phòng.
5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.
1. Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàn cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành án hình sự đối với trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
b) Tổng kết công tác thi hành án hình sự và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
2. Tiếp nhận quyết định thi hành án hình sự của Tòa án có thẩm quyền; hoàn tất thủ tục, hồ sơ và danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định.
3. Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
4. Tổ chức thi hành án trục xuất; tham gia thi hành án tử hình; quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giam, tạm giữ theo quy định của Luật này.
5. Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức lực lượng truy bắt phạm nhân bỏ trốn khỏi trại tạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
6. Quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
7. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt theo thẩm quyền.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Giúp Tư lệnh quân khu quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàn quân khu và tương đương:
a) Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành án hình sự;
b) Quản lý trại giam thuộc quân khu;
c) Tổng kết công tác thi hành án hình sự và thực hiện thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Tiếp nhận quyết định thi hành án hình sự của Tòa án có thẩm quyền; hoàn tất thủ tục, hồ sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định.
3. Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ việc chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
4. Tham gia thi hành án tử hình; quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giam theo quy định của Luật này.
5. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt theo thẩm quyền.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Giúp Trưởng Công an cấp huyện quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàn cấp huyện:
a) Hướng dẫn nghiệp vụ công tác thi hành án hình sự theo thẩm quyền đối với Ủy ban nhân dân cấp xã; chỉ đạo, kiểm tra Công an cấp xã trong việc giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự theo quy định của Luật này;
b) Thực hiện thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
2. Tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án, các tài liệu có liên quan, lập hồ sơ thi hành án để chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân, quản chế và án treo theo quy định của Luật này.
3. Áp giải thi hành án đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, được hoãn, tạm đình chỉ.
4. Trực tiếp quản lý số phạm nhân phục vụ tại nhà tạm giữ.
5. Tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm giữ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.
6. Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để đề nghị cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm giữ, được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án đi chấp hành án; đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã đối với người trốn thi hành án phạt tù.
7. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt theo thẩm quyền.
8. Quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này.
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân;
b) Thông báo cho thân nhân của phạm nhân về việc tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó;
c) Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét giảm thời hạn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các thủ tục đề nghị đặc xá cho phạm nhân theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền;
e) Nhận tài sản, tiền mà phạm nhân, thân nhân của phạm nhân tự nguyện nộp tại trại giam
để thi hành án, chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có trụ sở; nhận tài sản, tiền do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo quy định của Luật thi hành án dân sự;
g) Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin, chuyển giao giấy tờ có liên quan đến phạm nhân phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sự khác về nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của phạm nhân, nơi về cư trú của người được đặc xá, người được miễn chấp hành án phạt tù, người chấp hành xong án phạt tù, phạm nhân chuyển nơi chấp hành án phạt tù hoặc chết;
h) Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá;
i) Làm thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết theo quy định tại Điều 49 của Luật này;
k) Bàn giao phạm nhân là người nước ngoài theo quyết định của Tòa án về việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án; thực hiện các quy định của Luật này về thi hành án trục xuất;
l) Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành án phạt tù;
m) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Giám thị trại giam có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Ra quyết định phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại;
c) Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý đồ vật, tài liệu thuộc danh mục cấm;
d) Ra quyết định trích xuất phạm nhân phục vụ yêu cầu khám, chữa bệnh, quản lý, lao động, học tập;
đ) Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức lực lượng truy bắt kịp thời phạm nhân trốn trại giam.
3. Phó giám thị trại giam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Giám thị theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám thị và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
4. Trại giam được tổ chức như sau:
a) Trại giam có phân trại, khu giam giữ, nhà giam, các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, phục vụ sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục cải tạo phạm nhân; các công trình phục vụ làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại giam;
b) Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân, viên chức.
Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người đã tốt nghiệp đại học cảnh sát, đại học an ninh, đại học luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Chính phủ.
1. Tiếp nhận, quản lý giam giữ người bị kết án tử hình.
2. Trực tiếp quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam theo quy định của Luật này.
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân và án treo. Công an cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này.
Đơn vị quân đội có nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân và án treo theo quy định của Luật này.
1. Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.
2. Ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; miễn, giảm thời hạn chấp hành án; kéo dài thời hạn trục xuất; rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo.
3. Xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấp hành án tử hình.
4. Gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.
5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự theo thẩm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung. Trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, quyết định thi hành án phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, người bị kết án phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó làm việc.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù và hình phạt bổ sung, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định thi hành án cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người chấp hành án;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
d) Trại tạm giam nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam;
đ) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại;
e) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
1. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam tại trại tạm giam thuộc Bộ Công an thì trại tạm giam phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án, hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc trại tạm giam thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chấp hành án đi chấp hành án.
2. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam tại trại tạm giam cấp quân khu thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, trại tạm giam phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam tại trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng thì trại tạm giam phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án, hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu hoặc trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng ra quyết định đưa người chấp hành án đi chấp hành án.
3. Trong thời gian chờ chuyển đến nơi chấp hành án phạt tù, người chấp hành án được hưởng chế độ như đối với phạm nhân.
4. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, người chấp hành án phải có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được chỉ định trong quyết định thi hành án. Quá thời hạn trên mà người đó không có mặt, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải thi hành án.
1. Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người phải chấp hành án làm việc ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án đã ra quyết định hoãn phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau:
a) Người chấp hành án;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
d) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hoãn thi hành án đang cư trú;
đ) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
1. Khi nhận được quyết định hoãn chấp hành án của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải ngừng việc làm thủ tục đưa người chấp hành án phạt tù đi chấp hành án.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội có nhiệm vụ quản lý người được hoãn chấp hành án. Người được hoãn chấp hành án không được đi khỏi nơi cư trú, nếu không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội đang quản lý người đó.
3. Cơ quan, đơn vị quân đội quy định tại khoản 2 Điều này 03 tháng một lần phải báo cáo việc quản lý người được hoãn chấp hành án với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án.
4. Trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để đề nghị Chánh án Toà án đã ra quyết định hoãn hủy bỏ quyết định đó. Ngay sau khi có quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án để thi hành án. Trường hợp người được hoãn chấp hành án bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.
5. Trong thời gian được hoãn chấp hành án phạt tù mà người được hoãn chấp hành án chết thì thân nhân của người đó hoặc Công an cấp xã, cơ quan được giao quản lý phải báo cáo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Toà án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù ra quyết định đình chỉ thi hành án và giải quyết các thủ tục có liên quan.
6. Chậm nhất là 07 ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Toà án đã quyết định hoãn chấp hành án phạt tù phải thông báo bằng văn bản và gửi ngay thông báo đó cho người chấp hành án, cơ quan được quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.
1. Hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù phải có đủ các giấy tờ sau:
a) Bản án đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì phải có bản án sơ thẩm kèm theo;
b) Quyết định thi hành án phạt tù;
c) Quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự đưa người chấp hành án phạt tù đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
d) Danh bản của người chấp hành án phạt tù;
đ) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh quốc tịch đối với người chấp hành án phạt tù là người nước ngoài;
e) Phiếu khám sức khoẻ và các tài liệu khác có liên quan đến sức khoẻ của người chấp hành án phạt tù;
g) Bản nhận xét việc chấp hành nội quy, quy chế tạm giam đối với người chấp hành án đang bị tạm giam;
h) Các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án phạt tù.
2. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức đưa người bị kết án phạt tù và hồ sơ kèm theo đến bàn giao cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã được chỉ định để thi hành án.
1. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện được chỉ định thi hành án phải tiếp nhận người chấp hành án phạt tù khi có đủ hồ sơ quy định tại Điều 25 của Luật này; việc tiếp nhận phải được lập biên bản. Cơ quan tiếp nhận phải tổ chức khám sức khoẻ ngay cho người được tiếp nhận để lập hồ sơ sức khoẻ phạm nhân.
2. Cơ quan tiếp nhận phổ biến cho phạm nhân thực hiện các quy định sau:
a) Chỉ được đưa vào buồng giam những đồ dùng cần thiết; trường hợp có tư trang chưa dùng đến, có tiền mặt thì phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý; trường hợp phạm nhân có nhu cầu được chuyển số tiền, đồ dùng, tư trang cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp và tự chịu chi phí thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc chuyển hoặc giao trực tiếp cho người đó tại nơi chấp hành án;
b) Không được sử dụng tiền mặt, giấy tờ có giá tại nơi chấp hành án. Việc phạm nhân mua lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác để phục vụ đời sống, sinh hoạt tại nơi chấp hành án được thực hiện bằng hình thức ký sổ;
c) Không được đưa vào nơi chấp hành án đồ vật thuộc danh mục cấm do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận người chấp hành án, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, thân nhân của người chấp hành án phạt tù biết và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự.
1. Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm;
b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm nhưng có kết quả chấp hành án tốt, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 15 năm.
2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
a) Phạm nhân nữ;
b) Phạm nhân là người chưa thành niên;
c) Phạm nhân là người nước ngoài;
d) Phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm;
đ) Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
e) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam.
3. Trong trại tạm giam, những phạm nhân quy định tại điểm a và e khoản 2 Điều này được bố trí giam giữ riêng.
4. Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt. Căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân của phạm nhân, kết quả chấp hành án, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam quyết định việc phân loại, chuyển khu giam giữ.
1. Phạm nhân phải học pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hoá, học nghề. Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hoá để xoá mù chữ. Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm nhân được bố trí ngày thứ bảy để học tập, học nghề và được nghỉ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Căn cứ yêu cầu quản lý, giáo dục phạm nhân và thời hạn chấp hành án, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức dạy học cho phạm nhân theo chương trình, nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định.
2. Phạm nhân được cung cấp thông tin về thời sự, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng; được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và học tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
2. Phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi; không làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ.
3. Phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh tật và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
1. Kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ chi phí vật tư, nguyên liệu, tiền công thuê lao động bên ngoài; chi phí điện, nước; tiền ăn thêm do lao động nặng nhọc, độc hại theo ngành, nghề ngoài tiền ăn của phạm nhân theo tiêu chuẩn do ngân sách nhà nước cấp; tiền bồi dưỡng cho phạm nhân làm thêm giờ hoặc làm ngày nghỉ; khấu hao tài sản, chi phí quản lý trực tiếp cho hoạt động lao động của phạm nhân, được sử dụng như sau:
a) Bổ sung mức ăn cho phạm nhân;
b) Lập quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù;
c) Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam;
d) Chi thưởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động;
đ) Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân.
2. Phạm nhân được gửi số tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, làm trong ngày nghỉ, tiền thưởng do có thành tích trong lao động cho thân nhân hoặc gửi trại giam quản lý, được sử dụng theo quy định hoặc được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.
3. Việc thu, chi từ hoạt động lao động, học nghề của phạm nhân phải thực hiện như sau:
a) Trại giam phải mở sổ sách kế toán và việc ghi chép, hạch toán nghiệp vụ thu, chi tài chính phát sinh, báo cáo tài chính phải thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Mọi khoản thu, chi từ hoạt động lao động, học nghề của phạm nhân được phản ánh qua hệ thống sổ sách tài vụ - kế toán của trại giam;
b) Trại giam phải tập hợp đầy đủ các chi phí quy định tại khoản 1 Điều này vào giá thành sản phẩm;
c) Báo cáo kết quả thu, chi từ hoạt động lao động của phạm nhân trong các trại giam là báo cáo tổng hợp về số liệu, tình hình và kết quả thu, chi từ hoạt động tổ chức lao động cho phạm nhân. Giám thị trại giam chịu trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp và báo cáo thuyết minh chi tiết về kết quả thu, chi từ hoạt động lao động của phạm nhân gửi về cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
d) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo kết quả thu, chi từ hoạt động lao động của phạm nhân và báo cáo cơ quan quản lý tài chính Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.
1. Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù như sau:
a) Trại giam; trại tạm giam thuộc Bộ Công an; trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
c) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
2. Cơ quan có thẩm quyền nơi phạm nhân đang chấp hành án quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và chuyển cho Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phải xem xét, quyết định.
4. Việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc do Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định.
1. Ngay sau khi có quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau:
a) Người được tạm đình chỉ;
b) Cơ quan đề nghị tạm đình chỉ, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ đang chấp hành án;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó;
d) Viện kiểm sát cùng cấp;
đ) Tòa án đã ra quyết định thi hành án;
e) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ có trụ sở.
2. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù thì phải gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Viện kiểm sát đã ra quyết định có trụ sở và cá nhân, cơ quan quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.
3. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi trực tiếp quản lý người được tạm đình chỉ tổ chức giao người được tạm đình chỉ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó; thân nhân của người được tạm đình chỉ có nghĩa vụ tiếp nhận người được tạm đình chỉ.
Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tạm đình chỉ có trách nhiệm theo dõi, giám sát người được tạm đình chỉ, xem xét, giải quyết cho người đó được đi khỏi nơi cư trú, làm việc.
4. Việc tiếp tục thi hành án đối với người được tạm đình chỉ thực hiện như sau:
a) Chậm nhất là 07 ngày trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị được giao quản lý người đó có trách nhiệm thông báo cho người đang được tạm đình chỉ biết và yêu cầu người đó có mặt tại nơi chấp hành án đúng thời gian quy định. Quá thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù mà người được tạm đình chỉ không có mặt tại trại giam, trại tạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiếp tục chấp hành án mà không có lý do chính đáng, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quyết định áp giải thi hành án;
b) Đối với người được tạm đình chỉ do bị bệnh nặng và khó xác định tình trạng sức khỏe của người đó thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người được tạm đình chỉ về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị được giao quản lý người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu. Trường hợp kết quả giám định xác định sức khỏe người được tạm đình chỉ đã phục hồi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc đưa người đó đến nơi chấp hành án và thông báo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ;
c) Trong thời gian được tạm đình chỉ, người được tạm đình chỉ có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người tạm đình chỉ thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị quân đội được giao quản lý để các cơ quan này thông báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định tạm đình chỉ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Chánh án Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ phải xem xét ra quyết định chấm dứt việc tạm đình chỉ và gửi quyết định đó cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thực hiện áp giải thi hành án.
Trường hợp người được tạm đình chỉ bỏ trốn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.
5. Trường hợp người được tạm đình chỉ chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Toà án đã ra quyết định tạm đình chỉ và Toà án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Toà án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 1 Điều này và Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án.
1. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật này có quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
2. Cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trách nhiệm lập hồ sơ và chuyển cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị gồm có:
a) Bản sao bản án; trường hợp xét giảm án từ lần hai thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án;
b) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;
c) Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù hàng tháng, quý, 06 tháng, năm; quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc phạm nhân lập công;
d) Kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật đối với trường hợp phạm nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
đ) Bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với trường hợp đã được giảm.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phải mở phiên họp xét giảm và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được giảm thời hạn chấp hành án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trụ sở.
1. Viện kiểm sát có thẩm quyền nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm việc lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn chấp hành án phạt tù. Hồ sơ gồm có:
a) Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật;
b) Văn bản đề nghị của Viện kiểm sát có thẩm quyền;
c) Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù của người bị kết án;
d) Bản tường trình của người bị kết án về việc lập công hoặc lập công lớn có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với người bị kết án đã lập công, lập công lớn hoặc kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị kết án đối với người bị kết án mắc bệnh hiểm nghèo.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét miễn và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ cần được bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định miễn chấp hành án phạt tù, Toà án đã ra quyết định miễn chấp hành án phạt tù có trách nhiệm gửi quyết định này cho người được miễn chấp hành án, Viện kiểm sát đề nghị, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Toà án đã ra quyết định thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội quản lý người đó, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.
4. Ngay sau khi nhận được quyết định miễn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải làm thủ tục trả tự do cho người được miễn chấp hành án phạt tù và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp trên.
1. Cơ quan, người tiến hành tố tụng khi có yêu cầu trích xuất phạm nhân phải gửi văn bản yêu cầu cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi cơ quan, người tiến hành tố tụng có yêu cầu trích xuất để yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ra lệnh trích xuất. Khi nhận được yêu cầu trích xuất, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải ra lệnh trích xuất phạm nhân.
2. Thẩm quyền trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân thuộc trại giam, trại tạm giam do Bộ Công an quản lý;
b) Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân thuộc trại giam, trại tạm giam do Bộ Quốc phòng quản lý; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam cấp quân khu;
c) Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại tạm giam hoặc phạm nhân do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trực tiếp quản lý.
3. Trường hợp trích xuất phạm nhân để phục vụ yêu cầu giáo dục cải tạo hoặc khám, chữa bệnh, quản lý giam giữ thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ra lệnh trích xuất.
4. Lệnh trích xuất phải có các nội dung sau đây:
a) Cơ quan, họ tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh;
b) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú, ngày bị bắt, tội danh, thời hạn và nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù;
c) Mục đích và thời hạn trích xuất;
d) Cơ quan, họ tên, chức vụ, cấp bậc người nhận phạm nhân được trích xuất;
đ) Người ra lệnh trích xuất phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên, đóng dấu vào lệnh trích xuất.
5. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao, lập biên bản giao nhận phạm nhân được trích xuất và ghi sổ theo dõi. Thời gian trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành án phạt tù, trừ trường hợp phạm nhân đó bỏ trốn trong thời gian được trích xuất. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cơ quan, người tiến hành tố tụng có yêu cầu trích xuất có nhiệm vụ tiếp nhận, áp giải và quản lý phạm nhân được trích xuất trong thời gian trích xuất.
6. Trường hợp đưa phạm nhân được trích xuất ra khỏi nơi chấp hành án thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tiếp nhận phạm nhân được trích xuất phải bảo đảm chế độ ăn, ở, sinh hoạt cho người đó theo quy định của pháp luật trong thời gian trích xuất. Căn cứ lệnh trích xuất, trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ nơi cơ quan điều tra, truy tố, xét xử có yêu cầu phải quản lý phạm nhân được trích xuất.
7. Trường hợp không đưa phạm nhân được trích xuất ra khỏi nơi chấp hành án thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bảo đảm chế độ ăn, ở, sinh hoạt và quản lý phạm nhân đó ngoài thời gian cơ quan, người nhận phạm nhân được trích xuất làm việc với phạm nhân.
8. Hết thời hạn trích xuất, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải gửi thông báo cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu và bàn giao phạm nhân được trích xuất cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiếp tục thi hành án; nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì đề nghị gia hạn trích xuất; thời hạn trích xuất và gia hạn trích xuất không được kéo dài hơn thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân được trích xuất.
1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, có thành tích trong lao động hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức sau:
a) Biểu dương;
b) Thưởng tiền hoặc hiện vật;
c) Tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.
2. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quyết định khen thưởng phạm nhân. Việc khen thưởng phải bằng văn bản, được lưu vào hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân được khen thưởng thì được ưu tiên đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và đề nghị xét đặc xá theo quy định của pháp luật.
1. Khi phạm nhân bỏ trốn, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải tổ chức truy bắt ngay. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện phạm nhân bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.
Mọi trường hợp phạm nhân bỏ trốn đều phải được lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2. Phạm nhân đã bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận phạm nhân đầu thú lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền hoặc giao phạm nhân đó cho cơ quan thi hành án hình sự nơi gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân vi phạm nội quy, quy chế trại giam hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì bị kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.
Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người chưa thành niên, phạm nhân là người già yếu.
2. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ.
3. Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm thuộc quyền hạn điều tra của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; trường hợp không thuộc quyền hạn điều tra của mình thì phải thông báo cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
4. Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc huỷ hoại tài sản nơi chấp hành án thì phải bồi thường.
1. Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm định kỳ 06 tháng một lần thông báo tình hình chấp hành án của phạm nhân cho thân nhân của họ.
2. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phối hợp với gia đình phạm nhân, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm động viên phạm nhân tích cực học tập, lao động, rèn luyện để được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước; hỗ trợ các hoạt động giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù.
1. Hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú, làm việc, cơ quan nhận phạm nhân trích xuất. Nội dung thông báo gồm kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bổ sung mà phạm nhân còn phải chấp hành và thông tin cần thiết khác có liên quan để xem xét, sắp xếp, tạo lập cuộc sống bình thường cho người đó.
Trường hợp không xác định được nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án hoặc cơ quan, tổ chức khác để tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù về cư trú.
2. Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoàn chỉnh thủ tục theo quy định của pháp luật để trả tự do cho phạm nhân; cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù cho người đã chấp hành xong án phạt tù, cấp khoản tiền từ quỹ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng, cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc; trả lại đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác mà phạm nhân đã gửi tại nơi chấp hành án phạt tù quản lý. Trường hợp người đó không có quần áo thì được cấp một bộ quần áo để về nơi cư trú.
3. Trong thời gian trích xuất phạm nhân ra khỏi nơi chấp hành án để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử mà thời hạn chấp hành phần án phạt tù đã hết thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho người được trích xuất và thông báo cho cơ quan nhận người được trích xuất, cơ quan có liên quan. Cơ quan nhận người được trích xuất có trách nhiệm trả tự do ngay cho người đó; chi trả chi phí đi lại, ăn, ở của người được trích xuất để về nơi chấp hành án giải quyết các thủ tục có liên quan. Cơ quan cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù có trách nhiệm giải quyết các thủ tục, nghĩa vụ, quyền, lợi ích có liên quan của người được trích xuất theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù và được lưu trú tại cơ sở lưu trú do cơ quan quản lý thi hành án hình sự chỉ định trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh.
5. Việc giải quyết lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người đã chấp hành xong án phạt tù thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
6. Cơ quan đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan chịu trách nhiệm thi hành các hình phạt bổ sung, cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự.
1. Thi hành quyết định tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam để chấp hành án:
a) Khi có quyết định thi hành quyết định tiếp nhận chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù được chuyển giao từ nước ngoài về Việt Nam để chấp hành án, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp tổ chức tiếp nhận và bàn giao người bị kết án cho trại giam theo quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;
b) Chế độ quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo, xem xét giảm án, tha tù, đặc xá, đại xá người đang chấp hành án phạt tù được chuyển giao được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài:
a) Khi nhận được quyết định thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài, trại giam có trách nhiệm bàn giao phạm nhân cho Cảnh sát hỗ trợ tư pháp. Việc bàn giao phải được lập biên bản, lưu hồ sơ;
b) Cảnh sát hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ áp giải người được chuyển giao đến địa điểm và vào thời gian do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước yêu cầu chuyển giao thỏa thuận trước bằng văn bản.
1. Phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, bột ngọt, chất đốt. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật, thì định lượng ăn được tăng thêm. Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để bảo đảm cho phạm nhân ăn hết tiêu chuẩn.
2. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không được quá ba lần định lượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân.
3. Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống vệ sinh. Việc nấu ăn cho phạm nhân do phạm nhân đảm nhiệm dưới sự giám sát, kiểm tra của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Bếp ăn cho phạm nhân được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho phạm nhân theo khẩu phần tiêu chuẩn.
4. Phạm nhân được ở theo buồng giam tập thể, trừ phạm nhân đang bị giam riêng theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 27 của Luật này. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02 mét vuông (m2). Đối với phạm nhân có con nhỏ ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 mét vuông (m2).
Phạm nhân được cấp quần áo theo mẫu thống nhất, khăn mặt, chăn, chiếu, màn, dép, mũ hoặc nón, xà phòng; phạm nhân nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ. Phạm nhân tham gia lao động được cấp quần áo bảo hộ lao động và căn cứ vào điều kiện công việc cụ thể được cấp thêm dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Phạm nhân được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án.
Mỗi phân trại của trại giam được thành lập thư viện, khu vui chơi, sân thể thao, được trang bị một hệ thống truyền thanh, mỗi buồng giam tập thể được trang bị một máy vô tuyến truyền hình màu.
2. Thời gian hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình của phạm nhân được thực hiện theo quy chế trại giam.
1. Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khoẻ.
2. Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của Bộ luật lao động. Trong thời gian nghỉ sinh con, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp phát thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con.
3. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.
4. Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng, thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, phải đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
5. Trại giam phải tổ chức nhà trẻ ngoài khu giam giữ để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của phạm nhân dưới 36 tháng tuổi và con của phạm nhân từ 36 tháng tuổi trở lên trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.
1. Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ, trường hợp đặc biệt thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết.
Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bố trí nơi phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác.
2. Khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phạm nhân được nhận thư, tiền mặt, đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm. Đối với tiền mặt, phạm nhân phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý. Việc quản lý, sử dụng đồ vật, tiền mặt của phạm nhân được thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này.
3. Phạm nhân được nhận tiền mặt, đồ vật do thân nhân gửi hai lần trong 01 tháng, ngoài trường hợp đã nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận tiền mặt, đồ vật mà thân nhân của phạm nhân gửi cho phạm nhân và bóc mở, kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Thân nhân của phạm nhân đến gặp phạm nhân phải mang theo sổ thăm gặp hoặc đơn xin gặp có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải phổ biến cho thân nhân của phạm nhân về quy định thăm gặp phạm nhân. Thân nhân của phạm nhân phải chấp hành các quy định này.
5. Thủ tục thăm gặp phạm nhân là người nước ngoài:
a) Thân nhân của phạm nhân là người nước ngoài phải có đơn gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Đơn phải viết bằng tiếng Việt, có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc. Trường hợp thân nhân của phạm nhân là người Việt Nam thì đơn phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan quản lý thi hành án hình sự có trách nhiệm trả lời người có đơn; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng thời hạn trả lời không quá 30 ngày.
6. Các trường hợp thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là người nước ngoài thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao quy định chi tiết thi hành khoản này.
1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng hai lá thư; trường hợp cấp bách thì được gửi điện tín. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư, điện tín mà phạm nhân gửi và nhận.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 05 phút. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.
3. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả.
1. Phạm nhân được hưởng chế độ phòng, chống dịch bệnh. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phối hợp với trung tâm y tế cấp huyện hoặc bệnh viện quân đội nơi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đóng tổ chức khám sức khoẻ cho phạm nhân.
2. Phạm nhân bị ốm, bị thương thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của trại giam, trại tạm giam hoặc tại cơ sở chữa bệnh cấp huyện. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị của các cơ sở chữa bệnh đó thì được chuyển đến cơ sở chữa bệnh cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương để điều trị; trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng do cơ sở chữa bệnh chỉ định.
Trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với cơ sở chữa bệnh cấp tỉnh, bệnh viện quân đội xây dựng hoặc bố trí một số buồng riêng trong cơ sở chữa bệnh để điều trị cho phạm nhân.
3. Đối với phạm nhân nghi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự quân khu nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Khi có kết luận giám định là người đó mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình thì Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự quân khu nơi phạm nhân chấp hành án ra quyết định đưa người đó vào cơ sở chuyên khoa y tế để bắt buộc chữa bệnh. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được tính vào thời hạn chấp hành án phạt tù.
4. Phạm nhân nghiện ma tuý được trại giam tổ chức cai nghiện.
5. Kinh phí khám, chữa bệnh, tổ chức cai nghiện ma tuý và kinh phí xây dựng, bố trí các buồng chữa bệnh dành cho phạm nhân tại các cơ sở chữa bệnh do Nhà nước cấp.
1. Khi phạm nhân chết tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ sở chữa bệnh của Nhà nước thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục khai tử và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết trước khi làm thủ tục an táng. Trường hợp phạm nhân chết ở cơ sở chữa bệnh thì cơ sở chữa bệnh đó làm giấy chứng tử gửi cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Trường hợp phạm nhân chết là người nước ngoài, Giám thị trại giam phải báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cấp tỉnh, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân; đồng thời báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trại giam có trách nhiệm tổ chức an táng.
2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của phạm nhân chết và được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức an táng bằng hình thức hỏa táng hoặc địa táng tuỳ điều kiện địa lý, phong tục, tập quán và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Toà án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của phạm nhân chết, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân chết, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định đình chỉ có trụ sở. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết có trách nhiệm phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong việc an táng và quản lý mộ của phạm nhân. Kinh phí cho việc an táng được Nhà nước cấp.
3. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của phạm nhân chết có đơn đề nghị được nhận tử thi, tro cốt hoặc hài cốt và tự chịu chi phí, thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Việc nhận hài cốt, chỉ được giải quyết sau 03 năm, kể từ ngày an táng. Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài thì việc nhận tử thi, tro cốt hoặc hài cốt phải được cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định.
4. Trường hợp phạm nhân chết trong thời gian chấp hành án phạt tù, mà trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc trước đó đang được hưởng lương hưu thì chế độ tử tuất giải quyết theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Phạm nhân là người chưa thành niên chấp hành án theo quy định tại Mục này và các quy định khác không trái với quy định tại Mục này; khi đủ 18 tuổi thì chuyển sang thực hiện chế độ quản lý giam giữ, giáo dục đối với người đã thành niên.
1. Phạm nhân là người chưa thành niên được giam giữ theo chế độ riêng phù hợp với sức khoẻ, giới tính và đặc điểm nhân thân.
2. Trại giam có trách nhiệm giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên về văn hoá, pháp luật và dạy nghề phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hoá, giới tính và sức khoẻ, chuẩn bị điều kiện để họ hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù. Thực hiện bắt buộc học chương trình tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và học nghề.
3. Phạm nhân là người chưa thành niên được lao động ở khu vực riêng và phù hợp với độ tuổi; không phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
1. Phạm nhân là người chưa thành niên được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân là người thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.
2. Ngoài tiêu chuẩn mặc và tư trang như phạm nhân thành niên, mỗi năm phạm nhân là người chưa thành niên được cấp thêm quần áo theo mẫu thống nhất và đồ dùng cá nhân khác theo quy chế trại giam.
3. Thời gian và hình thức tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác phù hợp với đặc điểm của người chưa thành niên.
Phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thân nhân không quá ba lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ, trường hợp đặc biệt được gặp không quá 24 giờ. Phạm nhân được liên lạc với thân nhân qua điện thoại mỗi tháng không quá bốn lần, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí.
Nhà nước khuyến khích thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên quan tâm thăm gặp, gửi sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho phạm nhân.
1. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tử hình. Quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên, chức vụ của người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải gửi quyết định cho cơ quan sau đây:
a) Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp;
b) Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ;
c) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
1. Ngay khi có quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cử đại diện tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên, chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người tham gia Hội đồng.
1. Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Quyết định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án;
b) Tổ chức kiểm tra các điều kiện về người chấp hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự; ra quyết định hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án khi người bị kết án không đủ điều kiện để thi hành án;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi hành án; yêu cầu đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bảo đảm an toàn việc thi hành án trong trường hợp cần thiết;
d) Điều hành việc thi hành án theo kế hoạch;
đ) Thông báo kết quả thi hành án cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự;
e) Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
2. Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình triệu tập họp, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian thi hành án; những nội dung cần giữ bí mật; các điều kiện bảo đảm việc tổ chức thực hiện kế hoạch thi hành án; địa điểm mai táng đối với trường hợp không được nhận tử thi hoặc không có đơn đề nghị được nhận tử thi. Cuộc họp phải được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình.
Hồ sơ thi hành án tử hình do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quản lý.
Chế độ quản lý giam giữ, ăn, ở, mặc, sinh hoạt, gửi và nhận thư, nhận đồ vật, tiền mặt, gặp thân nhân, chăm sóc y tế đối với người bị kết án tử hình trong thời gian chờ thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về tạm giam.
1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp sau:
a) Người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự;
b) Có lý do bất khả kháng;
c) Ngay trước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
2. Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ tên, chức vụ của thành viên hội đồng thi hành án tử hình; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng thi hành án ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cấp quân khu.
3. Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp áp giải, bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình cho trại tạm giam để tiếp tục quản lý giam giữ người đó. Việc giao nhận người được hoãn thi hành án tử hình phải được lập thành biên bản.
4. Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này mà lý do hoãn không còn thì Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án yêu cầu Hội đồng thi hành án tiếp tục thực hiện việc thi hành án. Trường hợp có sự thay đổi thành viên Hội đồng thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định bổ sung thành viên Hội đồng hoặc thành lập Hội đồng thi hành án theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.
2. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự.
3. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
4. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:
a) Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;
c) Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình.
Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ;
d) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng;
đ) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng;
e) Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án;
g) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án;
h) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
5. Chi phí cho việc tổ chức thi hành án tử hình do ngân sách nhà nước bảo đảm.
1. Việc giải quyết nhận tử thi được thực hiện như sau:
a) Trước khi thi hành án tử hình, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người chấp hành án được làm đơn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú gửi Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm đề nghị giải quyết cho nhận tử thi của người chấp hành án để an táng; trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người chấp hành án mang quốc tịch và phải được dịch ra tiếng Việt. Đơn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận tử thi, quan hệ với người chấp hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí;
b) Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị về việc cho nhận tử thi hoặc không cho nhận tử thi khi có căn cứ cho rằng việc nhận tử thi ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường. Trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài, thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó mang quốc tịch;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị ngay sau khi thi hành án để đến nhận tử thi về an táng. Việc giao nhận tử thi phải được thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo và phải lập biên bản, có chữ ký của các bên giao, nhận; hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm an táng.
2. Trường hợp không được nhận tử thi hoặc thân nhân của người bị thi hành án không có đơn đề nghị được nhận tử thi về an táng thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc an táng. Sau 03 năm kể từ ngày thi hành án, thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án được làm đơn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đề nghị Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã thi hành án cho nhận hài cốt. Đơn đề nghị phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận hài cốt, quan hệ với người bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
Trường hợp người bị thi hành án là người nước ngoài thì đơn đề nghị phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người bị thi hành án mang quốc tịch và phải được dịch ra tiếng Việt. Việc giải quyết cho nhận hài cốt do cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định.
1. Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; mức hình phạt tù và thời gian thử thách của người được hưởng án treo; hình phạt bổ sung; Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người được hưởng án treo;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc;
d) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo là người chưa thành niên đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người được hưởng án treo phải có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản án đã có hiệu lực pháp luật;
b) Quyết định thi hành án treo;
c) Cam kết của người được hưởng án treo. Đối với người được hưởng án treo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có sự xác nhận của người đại diện hợp pháp;
d) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
3. Trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để xem xét và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách. Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
b) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
c) Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Biểu dương người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ hoặc lập công;
đ) Giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú;
e) Phối hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó;
g) Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này;
h) Nhận xét bằng văn bản và lưu vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành án của người được hưởng án treo khi người đó chuyển đi nơi khác;
i) Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án;
k) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người được hưởng án treo theo quy định của pháp luật;
l) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án treo theo quy định của Luật này.
2. Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này.
1. Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
2. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.
3. Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.
4. Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.
1. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện để người đó tìm việc làm.
3. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.
4. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1. Khi có đủ điều kiện để rút ngắn thời gian thử thách theo quy định của Bộ luật hình sự, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người được hưởng án treo đang cư trú, Tòa án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo làm việc xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị gồm có:
a) Bản sao bản án. Đối với trường hợp xét rút ngắn thời gian thử thách từ lần thứ hai, thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án treo;
b) Văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
c) Trường hợp được khen thưởng hoặc lập công thì hồ sơ phải có quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người được hưởng án treo lập công;
d) Trường hợp đã được rút ngắn thời gian thử thách thì phải có bản sao quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định rút ngắn thời gian thử thách, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được rút ngắn thời gian thử thách, cơ quan đề nghị rút ngắn thời gian thử thách, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.
Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 64 của Luật này và đã bị nhắc nhở từ hai lần trở lên mà tiếp tục vi phạm nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục phải phối hợp với cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở tổ chức họp tại cộng đồng dân cư nơi người được hưởng án treo cư trú, làm việc để kiểm điểm người đó; trường hợp người được hưởng án treo đang làm việc tại đơn vị quân đội thì việc kiểm điểm được thực hiện tại đơn vị quân đội nơi người đó làm việc.
Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thi hành án treo và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ thi hành án các tài liệu sau:
a) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
b) Bản nhận xét của người trực tiếp được giao giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo;
c) Bản tự nhận xét của người được hưởng án treo về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành pháp luật; trường hợp người được hưởng án treo bị kiểm điểm theo quy định tại Điều 67 của Luật này thì phải có bản kiểm điểm và biên bản cuộc họp kiểm điểm;
d) Trường hợp được rút ngắn thời gian thử thách thì phải có quyết định của Toà án;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo bàn giao hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này. Việc giao nhận hồ sơ được lập thành biên bản và lưu hồ sơ thi hành án treo.
1. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để làm thủ tục chuyển giao hồ sơ thi hành án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được hưởng án treo đến cư trú để giám sát, giáo dục.
Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục chuyển hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hưởng án treo đến cư trú để tổ chức việc thi hành án theo quy định tại Điều 62 của Luật này và thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
2. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi làm việc trong phạm vi quân khu thì đơn vị quân đội có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để làm thủ tục chuyển giao hồ sơ thi hành án cho đơn vị quân đội nơi người được hưởng án treo đến làm việc để giám sát, giáo dục.
Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi làm việc ngoài phạm vi quân khu thì cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm làm thủ tục chuyển hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp nơi người được hưởng án treo đến làm việc để tổ chức việc thi hành án theo quy định tại Điều 62 của Luật này và thông báo bằng văn bản cho Tòa án quân sự khu vực và Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo đến làm việc.
Trường hợp người được hưởng án treo không tiếp tục làm việc trong quân đội thì cơ quan cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục chuyển hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú để tổ chức việc thi hành án theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
1. Gia đình người được hưởng án treo có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và người được phân công trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; thông báo kết quả chấp hành án của người được hưởng án treo với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục khi có yêu cầu.
2. Bồi thường thiệt hại và thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác do người được hưởng án treo là người chưa thành niên gây ra theo bản án, quyết định của Tòa án.
3. Phải có mặt tại cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.
1. Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa do Tòa án tuyên.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, Toà án đã xét xử sơ thẩm phải gửi bản án cho người bị phạt cảnh cáo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội nơi người bị phạt cảnh cáo cư trú hoặc làm việc, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trụ sở.
3. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm theo dõi, thống kê, báo cáo theo quy định của Luật này.
1. Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; bản án được thi hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; hình phạt bổ sung; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người chấp hành án;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc;
d) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người chấp hành án đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người chấp hành án có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản án đã có hiệu lực pháp luật;
b) Quyết định thi hành án;
c) Cam kết của người chấp hành án;
d) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.
3. Trước khi hết thời hạn chấp hành án 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ ngay khi hết thời hạn chấp hành án. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án;
b) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án;
c) Yêu cầu người chấp hành án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Biểu dương người chấp hành án có nhiều tiến bộ hoặc lập công;
đ) Giải quyết cho người chấp hành án được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú;
e) Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án theo quyết định của Toà án để sung quỹ nhà nước;
g) Phối hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó;
h) Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc giảm thời hạn chấp hành án, miễn chấp hành án gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này;
i) Nhận xét bằng văn bản và lưu vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành án của người chấp hành án khi người đó chuyển đi nơi khác;
k) Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án;
l) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
m) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quy định của Luật này.
2. Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này.
1. Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ theo bản án của Tòa án.
2. Phải có mặt theo yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được giao giám sát, giáo dục.
3. Trường hợp người chấp hành án đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.
4. Ba tháng một lần phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho người trực tiếp giám sát, giáo dục về việc chấp hành pháp luật; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.
1. Người chấp hành án là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.
2. Người chấp hành án được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.
3. Người chấp hành án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó chấp hành án tạo điều kiện tìm việc làm.
4. Người chấp hành án thuộc đối tượng quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1. Khi có đủ điều kiện để giảm thời hạn chấp hành án theo quy định của Bộ luật hình sự, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị gồm có:
a) Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật. Đối với trường hợp xét giảm thời hạn chấp hành án từ lần thứ hai, thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án;
b) Văn bản đề nghị giảm thời hạn chấp hành án của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án;
c) Trường hợp được khen thưởng hoặc lập công thì hồ sơ phải có quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người chấp hành án lập công;
d) Trường hợp người chấp hành án bị bệnh hiểm nghèo thì phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật của người đó;
đ) Trường hợp đã được giảm thời hạn chấp hành án thì phải có bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được giảm thời hạn chấp hành án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.
1. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án. Hồ sơ gồm có:
a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật;
b) Văn bản đề nghị của Viện kiểm sát;
c) Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự trong trường hợp cơ quan này đề nghị;
d) Đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật;
đ) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị kết án đã lập công lớn hoặc kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị kết án đối với người bị kết án mắc bệnh hiểm nghèo.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét miễn và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định miễn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được miễn chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.
Trường hợp người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ chấp hành án quy định tại Điều 75 của Luật này và đã bị nhắc nhở từ hai lần trở lên nhưng vẫn còn tiếp tục vi phạm thì Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục phải phối hợp với cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở tổ chức họp tại cộng đồng dân cư nơi người chấp hành án cư trú để kiểm điểm người đó; trường hợp người chấp hành án đang làm việc tại đơn vị quân đội thì việc kiểm điểm được thực hiện tại đơn vị quân đội nơi người đó làm việc.
Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thi hành án và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có trách nhiệm bổ sung hồ sơ thi hành án các tài liệu sau:
a) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án;
b) Bản nhận xét của người được phân công giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người chấp hành án;
c) Bản tự nhận xét của người chấp hành án về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án; trường hợp bị kiểm điểm theo quy định tại Điều 79 của Luật này thì phải có bản kiểm điểm và biên bản cuộc họp kiểm điểm người chấp hành án;
d) Trường hợp đã được giảm thời hạn chấp hành án thì phải có quyết định của Toà án;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu theo quy định tại khoản 3 Điều 73 của Luật này. Việc giao nhận hồ sơ được lập thành biên bản và lưu hồ sơ thi hành án.
1. Gia đình người chấp hành án có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và người được phân công giám sát, giáo dục người chấp hành án để giám sát, giáo dục người đó. Thông báo kết quả chấp hành án của người chấp hành án với Ủy ban nhân dân cấp xã giao giám sát, giáo dục khi có yêu cầu.
2. Bồi thường thiệt hại và thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác do người chấp hành án là người chưa thành niên gây ra theo bản án, quyết định của Tòa án.
3. Phải có mặt tại cuộc họp kiểm điểm người chấp hành án theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.
1. Hai tháng trước khi hết hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là cấm cư trú, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó về cư trú và nơi người đó bị cấm cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú và nơi người đó bị cấm cư trú.
2. Ngay sau khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là cấm cư trú chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó chấp hành án phải gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các văn bản quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó về cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án phạt cấm cư trú và bàn giao hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật, bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
b) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù;
c) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.
4. Trước khi hết thời hạn cấm cư trú 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm cư trú. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm cư trú có trụ sở.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án; tạo điều kiện để họ lao động, học tập bình thường;
b) Nhận xét bằng văn bản và lưu hồ sơ theo dõi về quá trình chấp hành án phạt cấm cư trú khi người đó chuyển nơi cư trú;
c) Yêu cầu người chấp hành án cam kết và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại cho người bị cấm cư trú gửi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
đ) Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án;
e) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quy định của Luật này.
2. Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Không được cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú; chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật.
2. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú.
1. Khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú, thì người chấp hành án phạt cấm cư trú được đến địa phương đó; thời gian lưu trú do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định, nhưng mỗi lần không được quá 05 ngày.
2. Được lựa chọn nơi cư trú ngoài nơi đã bị cấm.
3. Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú theo quy định của Luật này.
1. Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị cấm cư trú về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại. Hồ sơ gồm có:
a) Bản sao bản án; bản sao quyết định thi hành án;
b) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
d) Đơn xin miễn chấp hành án của người bị cấm cư trú;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét miễn và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định miễn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú và nơi người đó bị cấm cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định miễn chấp hành án có trụ sở.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm bổ sung hồ sơ thi hành án cấm cư trú các tài liệu sau:
a) Nhận xét về quá trình chấp hành án phạt cấm cư trú;
b) Quyết định của Tòa án về miễn thời hạn cấm cư trú còn lại;
c) Tài liệu khác có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú bàn giao hồ sơ thi hành án cấm cư trú cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện theo quy định tại khoản 4 Điều 82 của Luật này. Việc giao nhận hồ sơ được lập biên bản và lưu hồ sơ.
1. Hai tháng trước khi hết hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là quản chế, Giám thị trại giam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú để chấp hành án quản chế.
2. Khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là quản chế chấp hành xong án phạt tù, trại giam phải giao người bị quản chế kèm theo bản sao bản án, quyết định thi hành án, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, nhận xét kết quả chấp hành án phạt tù và tài liệu liên quan cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải giao ngay người đó cho Ủy ban nhân dân cấp xã để kiểm soát, giáo dục.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được giao người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ thi hành án quản chế để bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ gồm:
a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
b) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù;
c) Biên bản giao người bị quản chế;
d) Tài liệu về quá trình chấp hành án phạt tù và tài liệu khác có liên quan.
3. Trước khi hết thời hạn quản chế 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt quản chế. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt quản chế có trụ sở.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án phạt quản chế về cư trú có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận người chấp hành án và hồ sơ thi hành án phạt quản chế; tổ chức kiểm soát, giáo dục người chấp hành án; tạo điều kiện để họ lao động, học tập bình thường tại nơi bị quản chế; nhận xét bằng văn bản và lưu hồ sơ theo dõi về quá trình chấp hành án;
b) Yêu cầu người chấp hành án phạt quản chế cam kết và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật; triệu tập người bị quản chế trong trường hợp cần thiết; cấp giấy phép cho người chấp hành án đi khỏi nơi bị quản chế theo quy định tại Điều 93 của Luật này;
c) Định kỳ 03 tháng một lần nhận xét quá trình chấp hành án gửi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
d) Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại cho người chấp hành án gửi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
đ) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quy định của Luật này.
2. Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Người chấp hành án phạt quản chế có nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu sự kiểm soát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;
b) Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng, trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế;
c) Có mặt tại địa điểm quy định khi Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội;
đ) Trường hợp được phép đi khỏi nơi quản chế, người chấp hành án phạt quản chế phải khai báo tạm vắng; trình diện, xuất trình giấy phép, làm thủ tục đăng ký tạm trú, lưu trú với Công an cấp xã nơi đến theo quy định; trở về nơi quản chế đúng thời hạn và trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã. Người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép hoặc vi phạm các quy định ghi trong giấy phép nếu không có lý do chính đáng thì thời gian này không được tính vào thời hạn chấp hành án phạt quản chế.
2. Người chấp hành án phạt quản chế cố ý không chấp hành nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Sinh sống cùng gia đình tại nơi quản chế.
2. Lựa chọn việc làm thích hợp, trừ những ngành, nghề hoặc công việc mà người chấp hành án phạt quản chế không được làm theo quy định của pháp luật; được hưởng thành quả lao động do mình làm ra.
3. Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế.
4. Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
1. Trường hợp có lý do chính đáng, người chấp hành án phạt quản chế có thể được cấp giấy phép đi khỏi nơi quản chế. Thẩm quyền cấp giấy phép như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế cấp giấy phép đi lại trong phạm vi cấp huyện nơi quản chế;
b) Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy phép đi lại trong phạm vi cấp tỉnh nơi quản chế;
c) Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh cấp giấy phép đi ra ngoài phạm vi cấp tỉnh nơi quản chế.
2. Thời hạn người chấp hành án phạt quản chế được phép đi khỏi nơi quản chế do người có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định, nhưng mỗi lần không quá 10 ngày. Trường hợp người chấp hành án phạt quản chế phải đi chữa bệnh thì thời gian đi khỏi nơi quản chế theo thời gian điều trị của cơ sở chữa bệnh.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế có trách nhiệm bổ sung hồ sơ thi hành án phạt quản chế các tài liệu sau:
a) Cam kết của người chấp hành án phạt quản chế;
b) Nhận xét về quá trình chấp hành án phạt quản chế;
c) Quyết định của Tòa án về miễn thời hạn quản chế còn lại;
d) Tài liệu khác có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế bàn giao hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện theo quy định tại khoản 3 Điều 89 của Luật này. Việc giao nhận hồ sơ được lập biên bản và lưu hồ sơ.
1. Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại. Hồ sơ gồm có:
a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
b) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế;
c) Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
d) Đơn xin miễn chấp hành án của người chấp hành án phạt quản chế;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét miễn và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định miễn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại có trụ sở.
1. Trường hợp trục xuất là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung trong trường hợp hình phạt chính là phạt tiền thì Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án. Quyết định phải ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định; bản án được thi hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; hình phạt bổ sung; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành.
2. Trường hợp trục xuất là hình phạt bổ sung thì quyết định thi hành án phải ghi đầy đủ hình phạt chính và hình phạt bổ sung, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trường hợp ra quyết định thi hành án phạt trục xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này, Toà án phải gửi ngay quyết định cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh và Viện kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải tống đạt quyết định thi hành án cho người chấp hành án và thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người chấp hành án là công dân hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam. Trường hợp người chấp hành án đang bị tạm giam thì phải gửi quyết định này cho trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi đang tạm giam người đó để tống đạt cho người chấp hành án.
2. Trường hợp phạm nhân có hình phạt bổ sung là trục xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này thì 02 tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù, Giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho phạm nhân đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi trại giam đóng. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người chấp hành án phạt trục xuất là công dân hoặc cơ quan đại diện tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam.
1. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh lập hồ sơ thi hành án phạt trục xuất.
2. Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm có:
a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định thi hành án phạt trục xuất hoặc bản sao quyết định thi hành án phạt tù trong trường hợp trục xuất là hình phạt bổ sung;
b) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người chấp hành án;
c) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các hình phạt khác hoặc các nghĩa vụ khác;
d) Tài liệu khác có liên quan.
1. Trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp hành án phạt trục xuất phải lưu trú tại nơi được cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chỉ định.
2. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú của Bộ Công an nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có nơi thường trú, tạm trú;
b) Nhập cảnh trái phép hoặc phạm các tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
c) Tự ý rời khỏi nơi lưu trú được chỉ định hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành án phạt trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
g) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
3. Thủ tục đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú như sau:
a) Trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất đang tại ngoại thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải áp giải người chấp hành án phạt trục xuất đến cơ sở lưu trú;
b) Trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất đang bị tạm giam thì sau khi nhận được quyết định thi hành án, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi tạm giam phải giao người chấp hành án phạt trục xuất cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để áp giải vào cơ sở lưu trú;
c) Khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là trục xuất chấp hành xong án phạt tù thì trại giam phải giao người chấp hành án phạt trục xuất cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để áp giải vào cơ sở lưu trú.
4. Trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất chết trong thời gian chờ xuất cảnh thì cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú được chỉ định phải báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để xác định nguyên nhân chết. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản hoặc bằng điện tín cho Toà án đã ra quyết định thi hành án phạt trục xuất, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người chấp hành án là công dân hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức an táng. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết đề nghị được nhận tử thi về an táng và tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xem xét, giải quyết.
5. Chính phủ quy định chi tiết chế độ ăn, ở, sinh hoạt, thăm gặp, khám bệnh, chữa bệnh đối với người chấp hành án phạt trục xuất trong thời gian lưu trú tại cơ sở lưu trú, chi phí an táng đối với người chấp hành án phạt trục xuất chết tại cơ sở lưu trú.
1. Trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn thì cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú chỉ định phải lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú chỉ định. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nhận được thông báo phải tổ chức truy bắt ngay; trường hợp truy bắt không có kết quả thì trong thời hạn 07 ngày phải ra quyết định truy nã.
2. Người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận lập biên bản và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đến nhận và đưa người đó vào cơ sở lưu trú.
1. Đến thời hạn người chấp hành án phạt trục xuất phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền tiến hành kiểm tra căn cước của người chấp hành án phạt trục xuất và áp giải người đó đến địa điểm xuất cảnh và buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Người chấp hành án phạt trục xuất được mang theo tài sản hợp pháp của mình khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thi hành xong án phạt trục xuất, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo việc thi hành án phạt trục xuất cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Toà án đã ra quyết định thi hành án có thẩm quyền quyết định việc kéo dài thời hạn buộc phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người chấp hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên xác nhận;
b) Phải chấp hành bản án khác hoặc thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Có lý do chính đáng khác chưa thể rời khỏi lãnh thổ Việt Nam được Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xác nhận.
Người chấp hành án phạt trục xuất phải chịu chi phí vé máy bay, ôtô, tàu hỏa, tàu biển để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam; trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất không có khả năng tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam giải quyết kinh phí đưa người chấp hành án phạt trục xuất về nước; trường hợp đã yêu cầu mà cơ quan, tổ chức đó vẫn chưa giải quyết được kinh phí nhưng vì lý do an ninh quốc gia cần phải trục xuất ngay thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an quyết định việc sử dụng ngân sách chi trả vé máy bay, ôtô, tàu hỏa, tàu biển cho người chấp hành án phạt trục xuất.
1. Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là tước một số quyền công dân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong trường hợp phạm nhân chấp hành án tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc thi hành hình phạt bổ sung cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người đó về cư trú.
2. Ngay sau khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là tước một số quyền công dân chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam phải gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các văn bản quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó về cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án phạt tước một số quyền công dân và thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú. Hồ sơ thi hành án bao gồm:
a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
b) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù;
c) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.
4. Trường hợp người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân là người được hưởng án treo thì Tòa án ra quyết định thi hành án phải gửi bản sao bản án, quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ và thông báo cho cơ quan nơi người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
5. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc thực hiện thi hành án phạt tước một số quyền công dân theo bản án của Tòa án. Khi hết thời hạn chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tước một số quyền công dân. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt có trụ sở.
1. Trong thời gian bị tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.
2. Uỷ ban nhân dân cấp xã không được đưa người bị tước quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước vào danh sách cử tri. Trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền bầu cử thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xoá tên người đó trong danh sách cử tri, thu hồi thẻ cử tri của người đó và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
1. Trong thời gian bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, người chấp hành án không được phép dự tuyển hoặc tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước.
2. Trường hợp người chấp hành án đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó.
1. Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự; dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân; dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó đang chấp hành án phạt tù phải thông báo bằng văn bản về việc thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cấp huyện nơi người đó về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự và Viện kiểm sát cấp quân khu nơi có đơn vị người đó làm việc.
2. Ngay sau khi phạm nhân có hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự và Viện kiểm sát cấp quân khu nơi có đơn vị người đó làm việc.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các văn bản quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập hồ sơ thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định và thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú. Hồ sơ thi hành án bao gồm:
a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
b) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù;
c) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.
4. Trường hợp người có hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định phải chấp hành hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo thì thời hạn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Tòa án ra quyết định thi hành án phải gửi bản sao bản án, quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú, cơ quan thi hành án hình sự và Viện kiểm sát cấp quân khu nơi có đơn vị người đó làm việc. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nhận được quyết định thi hành án phải lập hồ sơ và thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi người chấp hành án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
5. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án của Tòa án. Khi hết thời hạn chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi người chấp hành án làm việc, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận có trụ sở.
1. Người chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có các quyền sau đây:
a) Được ứng cử, bổ nhiệm, đề bạt vào chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc không bị cấm;
b) Có thể được tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đã bị cấm sau khi chấp hành xong án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định khi hết thời hạn phải chấp hành.
2. Trong thời hạn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, người chấp hành án có các nghĩa vụ sau đây:
a) Báo cáo về chức vụ, nghề hoặc công việc bị cấm đảm nhiệm cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
b) Không được tiếp tục hoặc phải từ chối đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định đã bị cấm;
c) Không được ứng cử vào chức vụ đã bị cấm;
d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền triệu tập liên quan đến việc chấp hành án của mình.
1. Cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc có trách nhiệm:
a) Ra quyết định cách chức hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định cách chức người chấp hành án khỏi chức vụ bị cấm đảm nhiệm và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc;
b) Không được đề cử, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí người chấp hành án vào chức vụ, công việc, nghề bị cấm;
c) Báo cáo kết quả thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
d) Thông báo cho cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án được chuyển đến làm việc về việc người đó đang chấp hành án; cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án chuyển đến có trách nhiệm thực hiện các quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm:
a) Thông báo công khai bản án tại nơi người chấp hành án về cư trú;
b) Báo cáo kết quả thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
c) Trường hợp người chấp hành án chuyển đến nơi cư trú mới phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển đến về việc người đó đang chấp hành án. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chuyển đến có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
1. Quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bao gồm:
a) Quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Bản án, quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên.
2. Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp phải ghi rõ tên cơ quan và họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành biện pháp tư pháp; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan ra quyết định phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người chấp hành biện pháp tư pháp hoặc đại diện hợp pháp của người đó;
b) Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp Tòa án ra quyết định;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành biện pháp tư pháp cư trú;
d) Bệnh viện tâm thần trong trường hợp bắt buộc chữa bệnh;
đ) Cơ quan đề nghị Tòa án, Viện kiểm sát áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người phải chấp hành biện pháp tư pháp.
4. Bảo đảm giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội.
5. Bảo đảm việc điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và ngăn ngừa họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
6. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành biện pháp tư pháp.
1. Tổ chức trốn hoặc trốn khỏi trường giáo dưỡng; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị dẫn giải thi hành biện pháp tư pháp; đánh tháo người bị dẫn giải thi hành biện pháp tư pháp.
2. Không chấp hành quyết định áp dụng biện pháp tư pháp; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành biện pháp tư pháp hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành biện pháp tư pháp.
3. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành biện pháp tư pháp; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành biện pháp tư pháp.
4. Đưa, nhận, môi giới hối lộ, sách nhiễu trong thi hành biện pháp tư pháp; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành biện pháp tư pháp.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị hoặc không đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp, hoãn, đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp trái quy định của pháp luật.
6. Cấp hoặc từ chối cấp quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành biện pháp tư pháp trái quy định của pháp luật.
7. Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành biện pháp tư pháp.
1. Bệnh viện tâm thần có nhiệm vụ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp được thực hiện theo quy định tại Chương này.
2. Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành biện pháp tư pháp theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Nhà nước bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để thi hành các biện pháp tư pháp.
2. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình tham gia vào việc giáo dục người phải chấp hành biện pháp tư pháp tại xã, phường, thị trấn, trường giáo dưỡng.
1. Thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh như sau:
a) Cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra có thẩm quyền đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp;
b) Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong giai đoạn thi hành án có thẩm quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu nơi có trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.
2. Cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh có trách nhiệm lập hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Quyết định của Viện kiểm sát hoặc Toà án về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Kết luận của Hội đồng giám định y khoa;
c) Lý lịch cá nhân của người chấp hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
d) Tài liệu khác có liên quan.
3. Trường hợp Toà án, Viện kiểm sát tự mình quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh thì Toà án, Viện kiểm sát đã ra quyết định có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
1. Ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án có nhiệm vụ giao người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo cho bệnh viện tâm thần được chỉ định theo quyết định của Viện kiểm sát hoặc Toà án, đồng thời sao gửi quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Bệnh viện tâm thần được Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận. Cơ quan có trách nhiệm đưa người vào bệnh viện tâm thần phải thông báo cho gia đình hoặc thân nhân của người bị áp dụng biện pháp tư pháp nơi người đó đang được chữa bệnh.
1. Bệnh viện tâm thần có trách nhiệm quản lý, tổ chức điều trị bệnh cho người bị bắt buộc chữa bệnh và không được phân biệt đối xử.
2. Trong thời gian bắt buộc chữa bệnh, thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh được gặp và phối hợp chăm sóc người bị bắt buộc chữa bệnh và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp, chăm sóc của bệnh viện tâm thần.
3. Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn, bệnh viện tâm thần phải lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và gia đình của người đó biết để phối hợp truy tìm, đưa người đó trở lại bệnh viện tâm thần.
4. Chi phí điều trị cho người bị bắt buộc chữa bệnh do Nhà nước cấp.
1. Khi người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Giám đốc bệnh viện tâm thần thông báo cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh để yêu cầu Hội đồng giám định y khoa tiến hành giám định về tình trạng bệnh của người đó.
Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa về việc người đó đã khỏi bệnh, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đề nghị Tòa án hoặc Viện kiểm sát đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ra quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.
2. Tòa án hoặc Viện kiểm sát đã ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh có trách nhiệm gửi quyết định cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh để thông báo cho bệnh viện tâm thần và thân nhân của họ.
3. Sau khi nhận được quyết định đình chỉ của Tòa án, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người bị bắt buộc chữa bệnh. Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ, thì khi nhận được quyết định đình chỉ, thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người đó. Việc giao nhận phải lập biên bản, trong đó ghi rõ thời gian chữa bệnh tại bệnh viện tâm thần.
1. Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh chết, Giám đốc bệnh viện tâm thần phải báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp tỉnh nơi bệnh viện đóng để xác định nguyên nhân chết, thông báo cho thân nhân của người chết, cơ quan quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 116 của Luật này.
2. Sau khi được cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền cho phép, bệnh viện có trách nhiệm mai táng. Kinh phí cho việc mai táng do ngân sách nhà nước cấp. Trường hợp thân nhân của người chết đề nghị nhận tử thi để an táng và tự chịu chi phí thì bệnh viện giao cho họ thực hiện.
1. Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phải gửi bản án hoặc quyết định cho người đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chưa thành niên được giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải gửi bản sao bản án hoặc quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được Tòa án chỉ định giám sát, giáo dục người chưa thành niên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục người chưa thành niên có trách nhiệm:
a) Lập hồ sơ theo dõi và phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục;
b) Triệu tập người chưa thành niên bị giám sát, giáo dục và mời người đại diện hợp pháp của người đó, người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục có mặt tại trụ sở để thông báo việc phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục; quyền, nghĩa vụ của người chưa thành niên, người đại diện hợp pháp của người đó; quyền, nghĩa vụ của người trực tiếp giám sát, giáo dục; thời hạn thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
c) Trường hợp người chưa thành niên thay đổi nơi cư trú, học tập thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày người chưa thành niên chuyển đến nơi cư trú mới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để chuyển hồ sơ giám sát, giáo dục cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chuyển đến cư trú, cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường nơi người đó chuyển đến học tập. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến cư trú mới, tổ chức xã hội, nhà trường nơi người đó chuyển đến học tập có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại Luật này;
d) Ba tháng một lần báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện về tình hình chấp hành của người chưa thành niên;
đ) Khi người chưa thành niên đã chấp hành được một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì lập hồ sơ đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét và đề nghị Tòa án có thẩm quyền quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Trong thời hạn 05 ngày trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục phải có văn bản thông báo kèm theo hồ sơ gửi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đúng ngày hết thời hạn, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cấp giấy chứng nhận và gửi cho người chưa thành niên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
1. Chủ động gặp gỡ người chưa thành niên để tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng và hướng dẫn người đó chấp hành tốt cam kết, các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
2. Phối hợp với gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên và các tổ chức có liên quan nơi người chưa thành niên cư trú, học tập trong việc giám sát, giáo dục.
3. Hàng tháng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường đã phân công nhiệm vụ trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành của người chưa thành niên; kịp thời đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, xử lý khi người đó vi phạm pháp luật.
1. Người chưa thành niên bị giáo dục tại xã, phường thị trấn có quyền:
a) Không bị phân biệt đối xử; được giúp đỡ, tạo điều kiện học tập, lao động, vui chơi giải trí tại cộng đồng;
b) Được Tòa án xem xét, quyết định chấm dứt chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước thời hạn theo quy định của Luật này;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người chưa thành niên bị giáo dục tại xã, phường thị trấn có nghĩa vụ:
a) Cam kết bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường được giao giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; tích cực thực hiện nghĩa vụ học tập, sửa chữa sai lầm, tu dưỡng, rèn luyện, tham gia lao động. Cam kết phải có ý kiến của người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên;
b) Chịu sự giám sát, giáo dục của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục;
c) Ba tháng một lần làm bản tự kiểm điểm về việc thực hiện cam kết gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực tiếp được giao giám sát, giáo dục;
d) Trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải xin phép người trực tiếp giám sát, giáo dục.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra bản án, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên, Tòa án phải gửi bản án, quyết định cho người đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chưa thành niên cư trú.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chưa thành niên cư trú phải báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ và bàn giao người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm có:
a) Bản sao bản án, quyết định của Toà án;
b) Quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Danh bản;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
5. Khi tiếp nhận người phải chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (sau đây gọi là học sinh), Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải kiểm tra hồ sơ và lập biên bản giao nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận học sinh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải thông báo việc đã tiếp nhận học sinh cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người đó.
1. Người chưa thành niên có thể được hoãn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác mà không thể đi lại được và được cơ sở chữa bệnh hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận;
b) Có lý do chính đáng khác được Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xác nhận.
2. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có nhiệm vụ làm thủ tục đề nghị Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng xem xét, quyết định hoãn. Tòa án ra quyết định hoãn chấp hành biện pháp tư pháp phải gửi quyết định đó cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cùng cấp và người được hoãn chấp hành biện pháp tư pháp.
3. Khi không còn lý do để hoãn theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho Toà án để ra quyết định thi hành.
1. Trường hợp người đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú phải ra quyết định truy tìm, đưa người đó vào trường giáo dưỡng và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
2. Khi phát hiện người phải chấp hành biện pháp tư pháp bỏ trốn đang bị truy tìm thì cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất hoặc bắt giữ và đưa đến các cơ quan này. Khi tiếp nhận, lưu giữ người đó, cơ quan Công an phải lập biên bản và đưa ngay họ vào trường giáo dưỡng.
1. Học sinh phải chịu sự giám sát, quản lý của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường.
2. Căn cứ vào độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, tính chất và mức độ vi phạm, trường giáo dưỡng bố trí học sinh thành các tổ, lớp và phân công giáo viên trực tiếp phụ trách.
3. Trường hợp học sinh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định và tổ chức truy tìm. Thời gian học sinh bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Khi bắt giữ mà học sinh có hành vi chống đối thì được áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật. Uỷ ban nhân dân và cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp trong việc truy tìm, bắt giữ học sinh bỏ trốn. Khi phát hiện người bị truy tìm, mọi người có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an, Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất hoặc bắt giữ và đưa đến các cơ quan này.
Khi bắt được người bỏ trốn hoặc nhận bàn giao người đó, cơ quan Công an phải lập biên bản, lấy lời khai, lưu giữ và quản lý người bỏ trốn, thông báo ngay cho trường giáo dưỡng đã ra quyết định truy tìm. Khi nhận được thông báo, trường giáo dưỡng đã ra quyết định truy tìm phải cử người đến ngay để nhận và đưa học sinh bỏ trốn về trường giáo dưỡng. Việc giao, nhận học sinh bỏ trốn phải lập biên bản. Thời gian lưu giữ được tính vào thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
1. Khi có văn bản yêu cầu của cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền về việc trích xuất học sinh thì Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra lệnh trích xuất.
2. Trường hợp cần trích xuất học sinh phục vụ yêu cầu giáo dục hoặc khám, chữa bệnh thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra lệnh trích xuất.
3. Nội dung lệnh trích xuất thực hiện theo quy định khoản 4 Điều 35 của Luật này.
4. Cơ quan yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa và trả học sinh được trích xuất đến trường giáo dưỡng đúng thời hạn đã ghi trong lệnh trích xuất; khi giao nhận phải lập biên bản. Chi phí cho việc đi lại, ăn, ở của học sinh được trích xuất do Nhà nước cấp và do cơ quan nhận người được trích xuất chi trả.
Thời hạn trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
1. Học sinh ở trường giáo dưỡng được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở thì việc học văn hoá là bắt buộc. Đối với học sinh khác thì tuỳ khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập phù hợp.
2. Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất; không bố trí những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
Thời gian lao động của học sinh không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Thời gian học tập và lao động không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 35 giờ trong 01 tuần.
Kết quả lao động của học sinh được sử dụng phục vụ cải thiện đời sống, sinh hoạt và học tập của học sinh.
3. Học sinh được nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí mua sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh do ngân sách nhà nước cấp.
1. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi hoặc hình thức thi khác.
2. Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc học tập của học sinh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chứng chỉ học văn hoá, học nghề do trường giáo dưỡng cấp cho học sinh có giá trị như chứng chỉ của các trường phổ thông, trường dạy nghề.
Ngoài giờ học văn hoá, học nghề, lao động, học sinh được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức.
1. Học sinh được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, nước mắm, bột ngọt, muối, chất đốt.
Ngày lễ, Tết dương lịch, học sinh được ăn thêm không quá ba lần tiêu chuẩn ăn của ngày thường; ngày Tết nguyên đán học sinh được ăn thêm không quá năm lần tiêu chuẩn ăn của ngày thường.
Chế độ ăn đối với học sinh ốm đau, bệnh tật, thương tích do y sĩ hoặc bác sĩ chỉ định.
Nước sử dụng vào việc ăn, uống và sinh hoạt của học sinh được bảo đảm là nước sạch theo quy định của ngành y tế.
2. Hàng năm, học sinh được cấp quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng sinh hoạt khác; học sinh nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Căn cứ vào giới tính, lứa tuổi, đặc điểm nhân thân, tính chất, mức độ phạm tội của học sinh, trường sắp xếp chỗ ở, sinh hoạt phù hợp trong các buồng tập thể. Buồng ở phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích chỗ nằm tối thiểu cho mỗi học sinh là 2,5 mét vuông (m2).
2. Học sinh được bố trí giường nằm có chiếu trải và được phép sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân của mình, trừ những đồ vật bị cấm sử dụng trong trường giáo dưỡng. Đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của học sinh được trường cho mượn hoặc cấp.
1. Học sinh được khám sức khỏe định kỳ; trường hợp học sinh bị ốm đau, bệnh tật, thương tích được điều trị tại cơ sở y tế của trường giáo dưỡng; trường hợp ốm đau, bệnh tật, thương tích nặng vượt quá khả năng điều trị của trường thì Hiệu trưởng quyết định đưa họ đến điều trị tại cơ sở chữa bệnh của Nhà nước. Kinh phí khám và chữa bệnh do trường chi trả.
2. Tiền khám, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này được bảo đảm theo quy định của Chính phủ. Kinh phí tổ chức cai nghiện ma tuý, điều trị HIV/AIDS cho học sinh theo định mức kinh phí như Nhà nước cấp cho các trung tâm cai nghiện ma tuý, trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an. Trường hợp học sinh được nghỉ học để đưa về gia đình chữa bệnh thì gia đình học sinh phải chi trả chi phí khám, chữa bệnh.
Trường hợp học sinh chết, Hiệu trưởng phải báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp tỉnh nơi có học sinh chết để xác định nguyên nhân chết; đồng thời thông báo ngay cho thân nhân của người đó biết.
Sau khi được cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cho phép mai táng thì trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức mai táng và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để thông báo cho Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Kinh phí cho việc mai táng do ngân sách nhà nước cấp. Trường hợp thân nhân của người chết đề nghị tự tổ chức mai táng và chịu chi phí thì trường giao cho thân nhân của người chết thực hiện. Việc tổ chức mai táng phải bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
1. Học sinh được gặp thân nhân tại nơi tiếp đón của trường giáo dưỡng và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp.
2. Học sinh được gửi và nhận thư, nhận quà trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm kiểm tra thư, quà trước khi học sinh gửi hoặc nhận. Học sinh có tiền hoặc giấy tờ có giá thì phải gửi trường giáo dưỡng để quản lý và sử dụng theo quy định của trường.
Học sinh đã chấp hành được một phần hai thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và thực sự tích cực học tập, tu dưỡng và chấp hành tốt nội quy của trường thì Hiệu trưởng đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện nơi trường đóng xem xét, quyết định chấm dứt việc chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trước thời hạn. Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định đó cho học sinh, trường giáo dưỡng, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an. Ngay sau khi nhận được quyết định, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải làm thủ tục cho học sinh ra trường.
1. Học sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường giáo dưỡng, có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên hoặc lập công thì được Hiệu trưởng quyết định khen thưởng bằng các hình thức sau:
a) Biểu dương, tặng giấy khen, tặng quà;
b) Cho đi tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức.
2. Học sinh vi phạm kỷ luật học tập, lao động hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy của trường giáo dưỡng, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng quyết định xử lý bằng một trong các hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáo dục cá biệt tại phòng riêng.
Học sinh bị giáo dục cá biệt phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước tổ hoặc lớp.
3. Quyết định khen thưởng hoặc xử lý vi phạm được lưu vào hồ sơ học sinh.
1. Chậm nhất là 01 tháng trước khi học sinh trường giáo dưỡng hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú và gia đình họ biết ngày ra trường.
2. Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh ra trường và gửi giấy chứng nhận này cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú.
3. Học sinh khi ra trường phải trả lại đồ dùng được trường cho mượn; được nhận lại tiền, tài sản và đồ vật gửi trường quản lý, các chứng chỉ học văn hoá, học nghề, tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú. Trường hợp hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng mà học sinh vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp giáo dục tiếp theo gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó về cư trú.
4. Đối với học sinh đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng mà không rõ cha, mẹ, nơi cư trú thì trường có trách nhiệm liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trường đóng để đề nghị giúp đỡ, sắp xếp chỗ ăn, ở và tạo việc làm, học tập.
5. Đối với học sinh dưới 16 tuổi hoặc bị ốm đau, bệnh tật đến ngày được ra trường mà không có thân nhân đến đón, thì trường giáo dưỡng phải cử người đưa về gia đình hoặc giao Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra trường, học sinh đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.
1. Chi phí tổ chức thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng do ngân sách nhà nước cấp. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm chi cho việc thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan mình để Bộ Công an gửi Bộ Tài chính xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Trường giáo dưỡng được tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất của Uỷ ban nhân dân địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài để tổ chức dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề, mua sắm đồ dùng học tập và sinh hoạt cho học sinh.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 53/2010/QH12 |
Hanoi, June 17, 2010 |
ON EXECUTION OF CRIMINAL JUDGMENTS
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Execution of Criminal judgments.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides the principles, order and procedures, organization, tasks and powers of competent agencies in the execution of judgments and decisions on prison sentence, the death sentence, caution, non-custodial reform, residence ban, probation, expulsion, deprivation of certain civil rights, ban from holding certain positions, practicing certain professions or doing certain jobs, suspended sentence and judicial measures; and the rights and obligations of persons serving criminal sentences or subject to judicial measures; and responsibilities of agencies, organizations and individuals involved in the execution of criminal judgments or judicial measures.
Article 2. Executable judgments and decisions
1. Judgments and decisions which have become legally effective and have had execution decisions:
a/ Judgments or parts of judgments of first-instance courts which are not appealed or protested against according to appellate procedures;
b/ Judgments of appellate courts;
c/ Cassation or reopening decisions of courts.
2. Court judgments or decisions to be executed without delay under the Criminal Procedure Code.
3. Decisions of Vietnamese courts to receive persons currently serving prison sentences in a foreign country to Vietnam to serve their sentences in Vietnam, which have had execution decisions; decisions to transfer persons currently serving a prison sentence in Vietnam to a foreign country.
4. Judgments or decisions to apply judicial measures of compulsory medical treatment, education in a commune, ward or township and sending to a reformatory.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law. the terms below arc construed as follows:
1. Sentenced person means the person who has been convicted of a crime and subjected to a penalty under a legally effective judgment.
2. Inmate means the person currently serving a termed prison sentence or the life sentence.
3. Execution of prison sentence means that a competent agency or person defined in this Law subjects an inmate to incarceration management; education and reformation in order to turn him/ her into a person useful to the society.
4. Execution of the death sentence means that a competent agency deprives under this Law a sentenced person of the right to live.
5. Execution of suspended sentence means that a competent agency or person defined in this Law supervises and educates a person subjected to a suspended sentence during the probation term.
6. Execution of non-custodial reform sentence means that a competent agency or person defined in this Law supervises and educates a sentenced person in a commune, ward or township and deducts his/her incomes into the state budget under a legally effective judgment.
7. Execution of residence ban sentence means that a competent agency or person defined in this Law compels a sentenced person not to temporarily or permanently reside in certain localities under a legally effective judgment.
8. Execution of probation sentence means that a competent agency or person defined in this Law compels a sentenced person to reside and cam a living in a certain locality under the control and education of the local administration and people under a legally effective judgment.
9. Execution of expulsion sentence means that a competent agency or person defined in this Law compels a sentenced person to leave the territory of the Socialist Republic of Vietnam under a legally effective judgment.
10. Execution of the sentence of deprivation of certain civil rights means that a competent agency defined in this Law deprives a sentenced person of certain civil rights under a legally effective judgment.
11. Execution of the sentence of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs means that a competent agency defined in this Law compels a sentenced person not to hold certain positions, practice certain professions or perform certain jobs under a legally effective judgment.
12. Execution of the judicial measure of compulsory medical treatment means that a competent agency or person defined in this Law compels a person who has committed an act dangerous for the society or a sentenced person who suffers a mental disease or another disease that has deprived him/her of the perception or act control capacity to receive treatment at a compulsory medical treatment establishment under a court or procuracy judgment or decision.
13. Execution of the judicial measure of education in a commune, ward or township means that a competent agency or person defined in this Law compels a minor offender who is not subjected to a penalty to be supervised and educated in a commune, ward or township under a court judgment or decision.
14. Execution of the judicial measure of sending to a reformatory means that a competent agency or person defined in this Law confines a minor offender who is not subjected to a penalty to a reformatory for education under a court or procuracy judgment or decision.
15. Escort for judgment execution means the compelling of a person subject to a prison sentence, the death sentence or expulsion to a place in which he/she will serve the sentence. Escorts shall be equipped with and may use weapons, supporting tools and other necessary devices as prescribed by law.
16. Transfer means the implementation of a decision of a competent person defined in this Law to take an inmate, a person sentenced to death or a person serving the judicial measure of sending to a reformatory out of the place of management and deliver him/her to a competent agency or person for assisting in investigation, prosecution and trial activities, medical examination and treatment or incarceration management for a certain period.
17. Personal identification statement means a document containing brief information on the personal history, identification characteristics, photos of three positions, two index finger prints of a sentenced person or a person serving a judicial measure, which is made and kept by competent authorities.
18. Fingerprint sheet means a document containing brief information on the personal history and all fingerprints of a sentenced person, which is made and kept by competent authorities.
Article 4. Principles of execution of criminal judgments
1. Abidance by the Constitution and law, guarantee of the interests of the State and the legitimate rights and interests of organizations and individuals.
2. Judgments and decisions which have become effective for execution must be respected and strictly complied with by agencies, organizations and individuals.
3. Guarantee of socialist humanism; respect for the dignity and legitimate rights and interests of sentenced persons.
4. Combination of punishment and education and reform in the execution of judgments; application of educational and reform measures must be based on the nature and seriousness of crimes committed, age, gender, educational level and other personal characteristics of sentenced persons.
5. Execution of judgments towards minor offenders mainly aims to educate and help them correct their wrongful acts, healthily develop and become useful to the society.
6. Sentenced persons are encouraged to show repentance, actively study and work to reform themselves and voluntarily pay compensations.
7. Guarantee of the right to complain and denounce illegal acts and decisions in the execution of criminal judgments.
8. Guarantee of the participation of agencies, organizations, individuals and families in the education and reform of sentenced persons.
Article 5. Responsibilities of agencies, organizations and individuals to coordinate in the execution of criminal judgments
Agencies, organizations and individuals shall, within the scope of their tasks, powers and obligations, coordinate with one another and comply with requests of competent agencies under this Law in the execution of criminal judgments.
Article 6. Supervision of execution of criminal judgments
The National Assembly, People's Councils and the Vietnam Fatherland Front shall supervise activities of agencies and organizations in the execution of criminal judgments and other agencies and organizations involved in the execution of criminal judgments in accordance with law.
Article 7. Dissemination of and education about the law on execution of criminal judgments
1. The Government, ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall organize and direct the dissemination of and education about the law on execution of criminal judgments.
2. People's Committees at all levels and other agencies and organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, organize the dissemination of and education about, and mobilize the people to observe, the law on execution of criminal judgments.
Article 8. International cooperation on execution of criminal judgments
International cooperation on execution of criminal judgments between competent agencies of the Socialist Republic of Vietnam and their foreign counterparts shall be carried out on the principle of respect for national independence, sovereignty, territorial integrity and nonintervention in one another's internal affairs, equality and mutual benefit, compliance with the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam and the fundamental principles of international law.
Article 9. Prohibited acts in the execution of criminal judgments
1. Destroying inmate management and incarceration facilities; destroying or intentionally damaging property of inmate management and incarceration facilities; organizing escape or escaping from inmate management places; organizing escape or escaping while being escorted for judgment execution; rescuing inmates or persons being escorted for judgment execution.
2. Failing to abide by decisions to execute criminal judgments; obstructing or resisting the implementation of internal regulations on the execution of criminal judgments or decisions or requests of competent agencies or persons in the execution of criminal judgments.
3. Organizing, provoking, instigating, dragging, enticing, abetting or forcing others to violate the law on execution of criminal judgments; taking revenge on or infringing upon the life, health, honor, dignity and property of persons in charge of executing criminal judgments.
4. Failing to issue decisions to execute criminal judgments; failing to execute decisions to set free persons who are released in accordance with law.
5. Giving, taking, brokering bribes or causing harassment in the execution of criminal judgments.
6. Illegally releasing persons who are in detention, are being escorted for judgment execution; showing irresponsibility in the management, guard and escort for judgment execution resulting in the escape of persons serving a prison sentence, the death sentence or expulsion sentence.
7. Abusing positions and powers to request exemption from or reduction of the duration, postponement or suspension of the serving of a sentence for ineligible persons; failing to request exemption from or reduction of the duration of serving a criminal sentence for eligible persons; obstructing sentenced persons from exercising the right to request exemption from or reduction of the duration of serving a sentence.
8. Issuing or refusing to issue decisions, certificates or other papers regarding execution of criminal judgments in violation of law.
9. Infringing upon the legitimate rights and interests of sentenced persons.
10. Falsifying dossiers and records related to the execution of criminal judgments.
SYSTEM OF CRIMINAL JUDGMENT EXECUTION ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF COMPETENT AGENCIES IN THE EXECUTION OF CRIMINAL JUDGMENTS
Article 10. System of criminal judgment execution organization
1. Criminal judgment execution management agencies:
a/ Criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security;
b/ Criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense.
2. Criminal judgment execution agencies:
a/ Prisons of the Ministry of Public Security, prisons of the Ministry of National Defense and prisons of military zones (below referred to as prisons);
b/ Criminal judgment execution agencies of police departments of provinces and centrally run cities (below referred to as criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments):
c/ Criminal judgment execution agencies of police offices of districts, towns and provincial cities (below referred to as criminal judgment execution agencies of district-level police offices);
d/ Criminal judgment execution agencies of military zones and equivalent level (below referred to as criminal judgment execution agencies of military zones).
3. Agencies which are assigned some tasks of criminal judgment execution:
a/ Detention camps of the Ministry of Public Security, detention camps of the Ministry of National Defense, detention camps of provincial-level police departments, detention camps of military zones (below referred to as detention camps):
b/ People's Committees of communes, wards and townships (below referred to as commune-level People's Committees);
c/ Military units of regiment and equivalent levels (below referred to as military units).
4. The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall specify the organizational apparatuses of criminal judgment execution management agencies and criminal judgment execution agencies.
Article 11. Tasks and powers of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security
1. To assist the Minister of Public Security in performing the following tasks and powers:
a/ Organize enforcement of the law on execution of criminal judgments:
b/ Providing professional instructions and guidance on the uniform application of the law on execution of criminal judgments;
c/ Reviewing the execution of criminal judgments,
2. To examine the execution of criminal judgments.
3. To decide on the sending of persons subject to prison sentences to places in which they will serve their prison sentences.
4. To directly manage prisons of the Ministry of Public Security.
5. To implement the statistics and reporting regime.
6. To settle complaints and denunciations about criminal judgment execution under this Law.
7. To perform other tasks and powers assigned by the Minister of Public Security.
Article 12. Tasks and powers of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense
1. To assist the Minister of National Defense in performing the following tasks and powers:
a/ Organizing enforcement of the law on execution of criminal judgments;
b/ Providing professional instructions and guidance on the uniform application of the law on execution of criminal judgments;
c/ Reviewing the execution of criminal judgments in the army.
2. To examine the execution of criminal judgments in the army.
3. To decide on the sending of persons subject to prison sentences to places in which they will serve their prison sentences under this Law.
4. To directly manage prisons of the Ministry of National Defense.
5. To implement the statistics and reporting regime.
6. To settle complaints and denunciations about criminal judgment execution under this Law.
7. To perform other tasks and powers assigned by the Minister of National Defense.
Article 13. Tasks and powers of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments
1. To assist directors of provincial-level police departments in managing and directing the execution of criminal judgments in their respective provinces or cities:
a/ Providing professional instructions for, and examining the execution of criminal judgments by, detention camps and criminal judgment execution agencies of district-level police offices;
b/ Reviewing the execution of criminal judgments and implementing the statistics and reporting regime as guided by the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security.
2. To receive decisions on the execution of criminal judgments from competent courts; to complete procedures and dossiers and lists of persons subject to prison sentence for reporting and request to competent agencies or persons for decision.
3. To request competent courts to consider and decide on the suspension of the serving of prison sentences and reduction of the duration of serving prison sentences.
4. To organize the execution of the expulsion sentence; to participate in executing the death sentence: to manage inmates employed in detention and custody work under this Law.
5. To issue pursuit warrants and coordinate in organizing forces to hunt inmates escaping from prisons or criminal judgment execution agencies of district-level police offices or persons allowed to postpone or suspend the serving of prison sentences or persons serving the expulsion sentence when they escape.
6. To decide to transfer inmates or implement inmate transfer orders of competent agencies or persons.
7. To issue certificates of complete serving of sentence according to their competence.
8. To settle complaints and denunciations about execution of criminal judgments under this Law.
9. To perform other tasks and powers under this Law.
Article 14. Tasks and powers of criminal judgment execution agencies of military zones
1. To assist commanders of military zones in managing and directing the execution of criminal judgments in their military zones or equivalent zones:
a/ Providing professional instructions on and examine the execution of criminal judgments;
b/ Managing prisons of military zones;
c/ Reviewing the execution of criminal judgments and implement the statistics and reporting regime as guided by the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense.
2. To receive criminal judgment execution decisions of competent courts; to complete procedures and dossiers and lists of persons subject to prison sentence for reporting and request to competent agencies or persons for decision.
3. To request competent courts to consider and decide on the suspension of the serving of prison sentences and reduction of the duration of serving prison sentences.
4. To participate in executing the death sentence; to manage inmates employed in detention work under this Law.
5. To issue certificates of complete serving of sentence according to their competence.
6. To settle complaints and denunciations about criminal judgment execution under this Law.
7. To perform other tasks and powers under this Law.
Article 15. Tasks and powers of criminal judgment execution agencies of district-level police offices
1. To assist chiefs of district-level police offices in managing and directing the execution of criminal judgments in their respective districts:
a/ Providing professional instructions on the execution of criminal judgments according to their competence for commune-level People's Committees; directing and examining commune-level police offices in their assistance for commune-level People's Committees in performing the tasks of executing criminal judgments under this Law:
b/ Implementing the statistics and reporting regime as guided by the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security.
2. To receive criminal judgments and judgment execution decisions and related documents, compile dossiers of execution of criminal judgments and transfer them to commune-level People's Committees for execution of sentences of non-custodial reform, residence ban, ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs, deprivation of certain civil rights, probation and suspended sentences under this Law.
3. To escort for judgment execution persons subject to prison sentence who are on bail or allowed to postpone or suspend the serving of sentences.
4. To directly manage inmates employed in custody houses.
5. To hand judgment execution decisions to persons subject to prison sentence who are held in custody houses and report them to criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments.
6. To compile dossiers and make reports to criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments for request to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security to issue decisions to send persons subject to prison sentence who arc held in custody houses or allowed to postpone or suspend the serving of sentences to places in which they will serve their sentences; to request competent agencies to issue decisions to pursue persons who shirk serving of their prison sentences.
7. To issue certificates of complete serving of sentence according to their competence.
8. To decide to transfer inmates or implement transfer orders of competent agencies or persons.
9. To settle complaints and denunciations about criminal judgment execution under this Law.
10. To perform other tasks and powers under this Law.
Article 16. Tasks, powers and organizational structure of prisons
1. Prisons, as agencies executing prison sentences, have the following tasks and powers:
a/ Admitting inmates and managing the incarceration, education and reformation of inmates;
b/ Notifying relatives of inmates of the admission of inmates and their serving of sentences;
c/ Requesting competent courts to consider reduction of the duration of serving sentences and suspension of the serving of prison sentences for inmates in accordance with law;
d/ Carrying out procedures for requesting amnesty for inmates in accordance with law;
e/ Implementing transfer orders of competent agencies or persons;
f/ Receiving personal possessions and money voluntarily handed by inmates and relatives of inmates for judgment execution, transfer them to civil judgment enforcement agencies of places in which the courts which have conducted first-instance trial of the cases are based; receiving personal possessions and money from civil judgment enforcement agencies and handing them to inmates under the Law on Enforcement of Civil Judgments;
g/ Coordinating with civil judgment enforcement agencies in providing information and transferring documents related to inmates sentenced to payment of fines, confiscation of property and other civil obligations to the places in which they serve their prison sentences, to the exercise of civil rights and performance of civil obligations of inmates, to the places of residence of persons who are granted amnesty, exempted from serving prison sentences or having completely served their prison sentences, and inmates who have changed their places of serving prison sentences or who have died;
h/ Issuing certificates of complete serving of prison sentence and certificates of amnesty;
i/ Carrying out procedures for handling cases of deceased inmates under Article 49 of this Law:
j/ Delivering foreign inmates under court decisions on the transfer of persons currently serving prison sentences; admitting, and managing the incarceration, education and reformation of. Vietnamese inmates who committed crimes and were sentenced to prison in foreign countries and have been transferred to Vietnam for serving their sentences; implementing the provisions of this Law on execution of the expulsion sentence;
k/ Making statistics and reports on the execution of prison sentences;
l/ Performing other tasks and powers in accordance with law.
2. Prison wardens have the following tasks and powers:
a/ Organizing the performance of tasks and powers of prisons defined in Clause 1 of this Article;
b/ Issuing decisions to classify inmates and organize incarceration of inmates according to their categories:
c/ Deciding to check, seize and handle articles and documents on the ban list;
d/ Issuing decisions to transfer inmates for medical examination and treatment, management, labor and learning purposes;
e/ Issuing pursuit warrants and coordinating in organizing forces to promptly pursue inmates escaping from prison.
3. Deputy wardens shall perform tasks and powers of prison wardens as assigned or authorized by prison wardens and take responsibility for assigned tasks.
4. A prison shall be organized as follows;
a/ A prison has prison departments, incarceration sectors and prison cells, facilities serving incarceration management, daily living, health care, education and reformation of inmates; facilities serving work and daily living of officers, professional army men, noncommissioned officers, soldiers, workers and employees in the prison;
b/ The management apparatus of a prison consists of wardens, deputy wardens, heads and deputy heads of prison departments, team leaders and deputy leaders; officers, professional army men and non-commissioned officers; soldiers, workers and employees.
Wardens, deputy wardens, heads and deputy heads of prison departments, team leaders and deputy leaders must possess university or higher degrees in public security, security or law and satisfy other criteria prescribed by the Government.
Article 17. Tasks and powers of detention camps
1. To admit and manage the incarceration of persons sentenced to death.
2. To directly manage the incarceration, education and reformation of inmates serving sentences in detention camps under this Law.
Article 18. Tasks and powers of commune-level People's Committees in the execution of criminal judgments
Commune-level People's Committees have the tasks and powers of supervising and educating persons serving sentences of non-custodial reform, residence ban, probation, ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs, deprivation of certain civil rights or suspended sentences. Commune-level police offices shall advise and assist commune-level People's Committees in performing their tasks and powers under this Law.
Article 19. Tasks and powers of army units in the execution of criminal judgments
Army units have the tasks and powers of supervising and educating persons serving sentences of non-custodial reform, residence ban, ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs, deprivation of certain civil rights or suspended sentences under this Law.
Article 20. Tasks and powers of courts in the execution of criminal judgments
1. To issue judgment execution decisions; to decide to set up councils for execution of the death sentence.
2. To issue decisions to postpone, suspend or terminate the serving of prison sentences; exempt from or reduce the duration of the serving of sentences; prolong the time limit for expulsion; reduce the probation term for persons subject to suspended sentence.
3. To consider and permit the receipt of corpses of persons sentenced to death.
4. To send judgments and decisions to be executed and decisions stated in Clauses 1 and 2 of this Article, and related documents to agencies, organizations and individuals under this Law.
5. To implement the regime of making statistics and reports on the execution of criminal judgments according to their competence and perform other tasks and powers under this Law.
Section 1. PROCEDURES FOR EXECUTION OF PRISON SENTENCES AND REGIME OF MANAGEMENT OF INCARCERATION AND EDUCATION OF INMATES
Article 21. Decisions to execute prison sentences
1. A judgment execution decision must clearly indicate the full name and position of the issuer: the judgment or decision to be executed; name of the agency responsible for executing the decision; full name, date of birth and place of residence of the sentenced person; the duration of serving the prison sentence and the duration of serving additional penalty(ies). In case the sentenced person is on bail, the decision must clearly state that, within 7 days after receiving the decision, the sentenced person must be present at the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which he/she resides or the criminal judgment execution agency of the military zone in which he/she works.
2. Within 3 working days after issuing a decision to execute a prison sentence and additional penalty(ies), the issuing court shall send the decision to the following individuals and agencies:
a/ The sentenced person;
b/ The same-level procuracy;
c/ The criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone;
d/ The detention camp in which the sentenced person is held;
e/ The criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the sentenced person is detained in a custody house or is on bail;
f/ The provincial-level Justice Department of the place in which the issuing court is based.
Article 22. Execution of decisions to execute prison sentences
1. In case the person sentenced to prison is currently in detention, within 3 working days after receiving the judgment execution decision, the detention camp of the provincial-level police department or the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall hand the judgment execution decision to such person and report it to the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department. Within 5 working days after receiving the report, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall complete the dossier and make a list of persons sentenced to prison for reporting to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security. In case the person sentenced to prison is currently held in a detention camp of the Ministry of Public Security, this detention camp shall hand the judgment execution decision lo such person, complete the dossier and report it to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security.
Within 5 working days after receiving the report of the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or detention camp of the Ministry of Public Security, the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security shall issue a decision to send the sentenced person to serve the sentence.
2. In case the person sentenced to prison is currently held in a detention camp of a military zone, within 3 working days after receiving the judgment execution decision, the detention camp shall hand the judgment execution decision to such person and report it to the criminal judgment execution agency of the military zone. Within 5 working days after receiving the report, the criminal judgment execution agency of the military zone shall complete the dossier and make a list of persons sentenced to prison for reporting to the criminal judgment management agency of the Ministry of National Defense. In case the person sentenced to prison is currently held in a detention camp of the Ministry of National Defense, this detention camp shall hand the judgment execution decision to such person. complete the dossier and report it to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense.
Within 5 working days after receiving the report of the criminal judgment execution agency of the military zone or detention camp of the Ministry of National Defense, the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense shall issue a decision to send the sentenced person to serve the sentence.
3. Pending transfer to a place for serving his/ her prison sentence, the sentenced person is subject to the regime applicable to inmates.
4. If the person sentenced to prison is on bail, within 7 days after receiving the judgment execution decision, he/she must be present at the head office of the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone indicated in the decision. Past this time limit, if he/she docs not show up, the judicial assistance police or judicial guards shall escort him/her to serve his/her sentence.
Article 23. Procedures for postponement of the serving of a prison sentence
1. For a person sentenced to prison who is on bail, the president of the court which has issued the judgment execution decision may himself/ herself or at the written request of the sentenced person or the written request of the same-level procuracy, the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which such person resides or the criminal judgment execution agency of the military zone in which such person works, issue a decision to postpone the serving of the sentence. Such written requests must be addressed to the court which has issued the judgment execution decision and enclosed with related papers.
2. Within 7 days after receiving a written request for postponement of the serving of a prison sentence, the president of the court which has issued the judgment execution decision shall consider it and make decision.
3. Within 3 working days after issuing the decision to postpone the serving of a prison sentence, the court shall send this decision to the following individuals and agencies:
a/ The sentenced person;
b/ The same-level procuracy;
c/ The criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone;
d/ The criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the sentenced person resides;
e/ The provincial-level Justice Department of the place in which the issuing court is based.
Article 24. Execution of decisions to postpone the serving of prison sentences
1. Upon receiving a court decision to postpone the serving of the sentence, the criminal judgment execution agency of the district-level police office or the criminal judgment execution agency of the military zone shall stop carrying out procedures for sending the sentenced person to serve his/her sentence.
2. The commune-level People's Committee or the army unit shall manage the person allowed to postpone the serving of his/her sentence. Such person may not leave his/her place of residence without consent of the managing commune-level People's Committee or army unit.
3. The agency or military unit referred to in Clause 2 of this Article shall report once every three months on the management of the person allowed to postpone the serving of his/her sentence to the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone for notification to the court which has issued the postponement decision.
4. While postponing the serving of his/her sentence, if the sentenced person seriously violates the law or there is a ground to believe that he/she intends to escape, the agency referred to in Clause 2 of this Law shall report it to the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone for requesting the president of the court which has issued the postponement decision to cancel such decision. Immediately after obtaining the decision to cancel the postponement decision, the judicial assistance police or judicial guards shall escort the sentenced person for judgment execution. If the sentenced person concerned has escaped, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall issue a pursuit warrant and coordinate in organizing the pursuit.
5. If the sentenced person die while postponing the serving of his/her sentence, his/ her relatives or the commune-level police office or the agency assigned to manage him/her shall report his/her death to the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone for notification to the court which has issued the postponement decision for issuing a decision to terminate the judgment execution and carrying out related procedures.
6. At least 7 days before the expiration of the postponement duration of the serving of a prison sentence, the president of the court which has decided to postpone the serving of the prison sentence shall make a written notice and send it to the sentenced person and the agency referred to in Clause 3, Article 23 of this Law.
Article 25. Dossiers of sending of sentenced persons to serve their prison sentences
1. A dossier of sending of a sentenced person to serve his/her prison sentence must fully comprise the following papers;
a/ The legally effective judgment; in case of appellate, cassation or re-opening trial, the first-instance judgment is also required;
b/ The decision to execute the prison sentence;
c/ The decision of the criminal judgment execution management agency to send the sentenced person to a prison or detention camp or a criminal judgment execution agency of a district-level police office;
d/ The personal identification statement of the sentenced person;
e/ A copy of the passport or paper evidencing the citizenship of the sentenced person who is a foreigner;
f/ The health certificate and other documents related to the health of the sentenced person;
g/ A remark sheet on the observance of detention regulations by the sentenced person while being held in temporary detention;
h/ Other documents related to the execution of the prison sentence.
2. The criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security, criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense, criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments, district-level police offices and military zones shall complete dossiers referred to in Clause 1 of this Article and organize the delivery of sentenced persons and their dossiers to prisons, detention camps or criminal judgment execution agencies of district-level police offices designated for judgment execution.
Article 26. Admission of persons sentenced to imprisonment
1. The prisons, detention camps or criminal judgment execution agencies of district-level police offices designated for judgment execution shall receive persons sentenced to prison with complete dossiers as prescribed in Article 25 of this Law; the admission must be recorded in a minutes. The admitting agencies shall immediately give medical checks to the admitted persons to make their health records.
2. The admitting agencies shall inform inmates of the following regulations for compliance:
a/ Taking only necessary articles in the prison cell; handing unused personal possessions and cash to the prison, detention camp or the criminal judgment execution agency of the district-level police office for management. Should an inmate wish to send cash and personal possessions to a relative or lawful representative at his/her own expenses, the prison or detention camp or the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall send such cash and possessions to such person or hand them over directly to such person at the place in which the inmate serves his/her sentence;
b/ Inmates are not allowed to use cash and valuable papers in the place in which they serve their sentences. Inmates may buy food, foodstuffs and other commodities for their daily needs at the place in which they serve their sentences in the form of making book entries;
c/ Inmates are not allowed to bring in the place in which they serve their sentences articles on the ban list issued by the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense.
3. Within 5 working days after admitting a sentenced person, the prison or detention camp or the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall notify it to the court which has issued the judgment execution decision and to relatives of such person and report it to the criminal judgment execution management agency.
Article 27. Incarceration of inmates
1. A prison shall organize inmate incarceration as follows:
a/ Prison sectors for inmates serving sentences of over 15 years' imprisonment or life imprisonment and inmates committing dangerous recidivism:
b/ Prison sectors for incarcerating inmates serving sentences of 15 years or less in prison, inmates serving sentences of over 15 years" imprisonment which have been reduced to under 15 years for good rehabilitation records.
2. In prison sectors referred to in Clause 1 of this Article, the following inmates shall be held separately:
a/ Female inmates;
b/ Minor inmates;
c/ Foreign inmates;
d/ Inmates with extremely dangerous infectious diseases;
e/ Inmates showing signs of suffering a mental disease or another disease that deprives them of perception or act control capacity pending a court decision;
f/ Inmates who repeatedly violate detention regulations.
3. In a detention camp, inmates specified at Points a and f. Clause 2 of this Article shall be separately held.
4. Inmates shall be divided into teams and groups for working, learning and other activities. Depending on the characteristics of crimes, sentence levels and personal characteristics of inmates and their rehabilitation records, wardens of prisons or detention camps shall decide on the classification and transfer of inmates between prison sectors.
Article 28. Regimes of learning and vocational training and access to information of inmates
1. Inmates shall be obliged to learn law and civil education and arc entitled to learn literacy skills and jobs. Illiterate inmates shall be obliged to learn how to read and write. Foreign inmates are encouraged to learn Vietnamese. Learning and job training shall be organized on Saturdays for inmates while they have days off on Sundays and other holidays prescribed by law. Based on management and education requirements and length of imprisonment of inmates, prisons, detention camps and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall organize teaching for inmates according to programs and contents prescribed by the Ministry of Education and Training, the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense.
2. Inmates shall be provided with information on current affairs and state policies and laws.
Article 29. Labor regime of inmates
1. Labor shall be organized for inmates to suit their age, health and meet management, education and community integration requirements; they are entitled to days off on Saturdays, Sundays and public holidays as prescribed by law. They shall work and learn for 8 hours at most per day. In unexpected or seasonal cases, prison wardens may ask inmates to work overtime for 2 hours at most per day. Inmates working overtime or on Saturdays and Sundays are entitled to offsetting days off or allowances in cash or kind.
2. Female inmates shall be assigned jobs suitable to their gender, health and age; it is prohibited to assign them heavy and hazardous jobs on the list of jobs banned from employment of female laborers.
3. Inmates suffering a disease or physical or mental defects are entitled to exemption from work or reduction of working hours, depending on the degree and nature of such disease and prescriptions of the health center of their prison or detention camp.
Article 30. Use of inmates' labor fruits
1.. Inmates' labor fruits, after deducting costs of supplies and materials and wages paid to hired workers: power and water charges supplementary meal allowances for heavy and hazardous jobs in addition to inmates' standard meal expenses paid by the state budget; pays for working overtime or on holidays; asset depreciation and expenses for inmate labor management, shall be used for:
a/ Increasing food rations for inmates;
b/ Forming a community integration fund to support inmates after completely serving their prison sentences;
c/ Supplementing the prison's welfare and reward funds;
d/ Rewarding inmates for good working results;
e/ Re-investing in the prison to fund the organization of labor, education and job training for inmates.
2. Inmates may send their allowances earned from working overtime and on holidays and monetary rewards for good working results to their relatives, deposit them at their prisons' safekeeping, use them under regulations or receive them back upon completely serving their prison sentences.
3. The collection and spending of money generated from work and job learning activities of inmates is stipulated as follows:
a/ The prison shall open accounting books and record and account all arising financial revenues and expenses and make financial statements according to the non-business administrative accounting regime. All revenues and expenses arising from work and job learning activities of inmates shall be reflected in the prison's accounting book system;
b/ The prison shall include all expenses specified in Clause 1 of this Article in product costs:
c/ A report on revenues from and expenditures for inmate labor in the prison is a general report on figures, status and results of revenues and expenses arising from the organization of inmate labor. Prison wardens shall make such general reports and detailed explanation reports on results of revenues from and expenditures for inmate labor and send them to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense;
d/ The criminal judgment execution management agencies of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall evaluate and approve reports on results of revenues from and expenditures for inmate labor and report them to the financial management agencies of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense for inclusion in annual budget settlement reports of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in accordance with law.
Article 31. Procedures for requesting suspension the serving of prison sentences
1. The competence to request suspension of the serving of a prison sentence rests with:
a/ Prisons and detention camps of the Ministry of Public Security; detention camps of the Ministry of National Defense;
b/ Criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments and of military zones;
c/ Provincial-level people's procuracies and military procuracies of military zones.
2. Competent agencies in the places in which inmates are serving their sentences referred to in Clause 1 of this Article shall compile dossiers to request suspension of the serving of prison sentences and send them to competent courts for consideration and decision.
3. Within 7 days after receiving dossiers of request, presidents of provincial-level courts of the places or military courts of military zones in which inmates are serving prison sentences shall consider these dossiers and make decision.
4. Suspension of the serving of a prison sentence for trial according to cassation or reopening procedures shall be decided by persons who have lodged protests or by courts of cassation or re-opening level.
Article 32. Execution of decisions to suspend the serving of prison sentences
1. Immediately after issuing a decision to suspend the serving of a prison sentence, the issuing court shall send this decision to the following individuals and agencies:
a/ The person allowed to suspend the serving;
b/ The agency requesting the suspension, the prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the person concerned is serving his/her prison sentence;
c/ The criminal judgment execution agency of the district-level police office or the commune-level People's Committee of the place in which the person concerned will come to reside or the army unit assigned to manage such person;
d/ The same-level procuracy:
e/ The court that issued the judgment execution decision;
f/ The provincial-level Justice Department of the place in which the issuing court is based.
2. If the director of a procuracy issues a decision to suspend the serving of a prison sentence, this decision shall be sent to the provincial-level Justice Department of the place in which the procuracy is based and to the individual and agencies specified at Points a. b, c and e, Clause 1 of this Article,
3. The prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the district-level police office directly managing the person allowed to suspend the serving of his/her prison sentence shall deliver such person to the commune-level People's Committee of the place in which he/she comes to reside or to the army unit assigned to manage such person; his/her relatives are obliged to receive such person.
The commune-level People's Committee or the army unit assigned to manage the person allowed to suspend the serving of his/her prison sentence shall monitor and supervise such person and consider and allow him/her to leave his/her place of residence or workplace.
4. The resumption of the serving of a prison sentence by a person allowed to suspend such serving is as follows:
a/ At least 7 days before the expiration of the suspension duration, the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the person concerned resides shall notify this to such person, ordering him/her to show up at the place to serve his/her prison sentence on prescribed time. Past this 7-day time limit from the expiration of the suspension duration, should the person concerned not show up at the prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the district-level police office lo continue serving his/ her prison sentence without a plausible reason, the head of the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone shall decide to escort him/her to serve his/her sentence;
b/ For a person allowed to suspend the serving of his/her prison sentence on account of a serious disease and whose health conditions are difficult to assess, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department of the place in which such person resides or the criminal judgment execution agency of the military zone in which the army unit assigned to manage such person is based shall seek provincial-level or military zone-level medical examination. If the examination result shows that such person's health has been rehabilitated, the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone shall take him/her to serve his/her prison sentence and notify such to the president of the court which has issued the suspension decision;
c/ In the suspension duration, if the person allowed to suspend the serving of his/her prison sentence commits a serious violation of law or there is a ground to believe that he/she may escape, the commune-level People's Committee of the place in which he/she resides or the army unit assigned to manage him/her shall notify the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which such person resides or the criminal judgment execution agency of the military zone in which the army unit assigned to manage such person is based for further notification to the president of the court which has issued the suspension decision. Within 3 working days after receiving the notice, the president of the court which has issued the suspension decision shall consider and issue a decision to terminate the suspension and send it to the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone for escorting such person to serve his/her sentence.
if the person allowed to suspend the serving of his/her prison sentence escapes, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or the criminal judgment execution agency of the military zone shall issue a pursuit warrant and join in organizing the pursuit.
5. If the person allowed to suspend the serving of his/her prison sentence dies, the commune-level People's Committee of the place in which such person resides or the army unit assigned to manage such person shall notify the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone for further notification to the court which has issued the suspension decision and the court which has issued the judgment execution decision. Within 3 working days after receiving the notice, the president of the court which has issued the judgment execution decision shall issue a decision to terminate the judgment execution and send it to the agencies specified at Points b, c, d and c. Clause 1 of this Article and to the court which has issued the suspension decision.
Article 33. Procedures for reduction of the duration of serving prison sentences
1. Competent agencies specified at Points a and b. Clause 1. Article 31 of this Law may request reduction of the duration of serving prison sentences.
2. Agencies competent to request reduction of the duration of serving prison sentences shall compile dossiers and send them to provincial-level People's Courts and military courts of military zones in which the inmates concerned are serving their sentences for consideration and decision. A dossier of request comprises:
a/ A copy of the judgment: for consideration of reduction of the sentence from the second time on, a copy of the judgment execution decision is required instead;
b/ Written request of the competent agency for the reduction:
c/ Monthly, quarterly, biannual and annual assessment results of the serving of the prison sentence; commendation decisions or certificates of the inmate's merits issued by competent agencies;
d/ The conclusion of a provincial- or military zone- or higher-level hospital on the illness, for inmates suffering a dangerous disease;
e/ A copy of the decision to reduce the duration of serving the prison sentence, for inmates who have been granted a reduction.
3. Within 15 days after receiving a dossier of request for reduction of the duration of serving the prison sentence, the provincial-level People's Court of the place or the military court of the military zone in which the inmate is serving his/ her sentence shall hold a meeting to consider the request and notify in writing such meeting to the same-level procuracy, which shall appoint a procurator to attend the meeting. In case a dossier needs to be supplemented, the time limit for holding a meeting shall be counted from the date of receiving the supplemented dossier.
4. Within 3 working days after issuing a decision to reduce the duration of serving the prison sentence, the court shall send this decision to the person concerned, the requesting agency, the same-level procuracy, the immediate superior procuracy, the court which has issued the judgment execution decision and the provincial-level Justice Department of the place in which such court is based.
Article 34. Procedures for exemption from the serving of prison sentences
1. The competent procuracy of the place in which the person serving a prison sentence resides or works shall compile a dossier to request the provincial-level people's court or the military court of the military zone to consider exempting such person from serving his/her prison sentence Such a dossier comprises:
a/ A copy of the legally effective judgment;
b/ The written request of the competent procuracy;
c/ The inmate's petition for exemption from serving the prison sentence;
d/ The inmate's statement on the merit or great merit he/she has made, certified by a competent agency, for inmates who have recorded merits or great merits, or the conclusion of a provincial-or military zone- or higher-level hospital on the illness of the inmate, for inmates suffering a dangerous disease.
2. Within 15 days after receiving a dossier, the competent court shall hold a meeting to consider the request and notify in writing such meeting to the same-level procuracy, which shall appoint a procurator to attend the meeting. In case a dossier needs to be supplemented, the time limit for holding a meeting shall be counted from the date of receiving the supplemented dossier.
3. Within 3 working days after issuing a decision to exempt from the serving of the prison sentence, the issuing court shall send this decision to the exempted person, the requesting procuracy. the immediate superior procuracy, the same-level criminal judgment execution agency, the court which has issued the judgment execution decision, the commune-level People's Committee of the place in which such person resides or the army unit managing such person, and the provincial-level Justice Department of the place in which the issuing court is based.
4.-Immediately after receiving the exemption decision, the prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the district-level police office shall carry out procedures to set free such person and report the result to the superior criminal judgment execution management agency or criminal judgment execution agency.
Article 35. Transfer of inmates
1. A procedure-conducting agency or person shall, when requiring transfer of an inmate, send a written request to the criminal judgment management agency, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department of the place in which the requesting procedure-conducting agency or person is based or works for requesting the competent criminal judgment execution agency specified in Clause 2 of this Article to issue a transfer order. Upon receiving the transfer request, the competent criminal judgment execution agency shall issue an order to transfer the inmate.
2. The competence to transfer inmates for assisting in investigation, prosecution or trial activities is as follows:
a/ The head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security shall issue transfer orders with respect to inmates in prisons and detention camps of the Ministry of Public Security;
b/ The head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense shall issue transfer orders with respect to inmates in prisons and detention camps of the Ministry of National Defense; heads of criminal judgment execution agencies of military zones shall issue transfer orders with respect to inmates currently serving their sentences in prisons and detention camps of military zones:
c/ Heads of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments shall issue transfer orders with respect to inmates currently serving sentences in detention camps or to inmates directly managed by criminal judgment execution agencies of district-level police offices.
3. In case of transfer of inmates for education and reformation or medical examination and treatment or incarceration management, wardens of prisons, wardens of detention camps or heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall issue transfer orders.
4. A transfer order must have the following details:
a/ Agency, full name, position and rank of the issuer;
b/ Full name, date of birth, registered place of residence of the inmate to be separated, his/ her date of arrest, crime, duration and place of serving the prison sentence;
c/ Purpose and length of transfer;
d/ Agency, full name, position and rank of the person to receive the transferred inmate;
e/ The issuer shall write the date, sign and seal the order.
5. Wardens of prisons, wardens of detention camps or heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall check, deliver and make a minutes of the delivery and receipt of the transferred inmate and record it in the monitoring book. The length of transfer shall be included in the period of serving the prison sentence, except for inmates who escape during the time of transfer. The criminal judgment execution agency of the provincial-level police department of the place or the criminal judgment execution agency of the military zone with the procedure-conducting agency or person requesting the transfer shall receive, escort and manage the transferred inmate during the time of transfer.
6. In case the transferred inmate needs to be taken out of the place in which he/she is serving his/her sentence, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone receiving such inmate must ensure meal and lodging for him/her under law during the time of transfer. Pursuant to the transfer order, the detention camp or custody house in the place of the investigative, prosecution or trial agency requesting the transfer shall manage the transferred inmate.
7. In case the transferred inmate is not taken out of the place in which he/she is serving his/ her prison sentence, the prison, the detention camp or the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall provide meal and lodging for and manage such inmate when the agency or person receiving the transferred inmate does not work with him/her.
8. At the expiration of the transfer duration, the agency receiving the transferred inmate shall send a notice to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense and the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone and deliver the transferred inmate to the prison, detention camp or district-level criminal judgment execution agency for further serving his/her sentence. If needing to extend the transfer duration, it shall request extension of the transfer duration; the transfer duration and extension of this duration must not be longer than the remainder of the sentence served by the transferred inmate.
Article 36. Commendation of inmates
1. While serving his/her prison sentence, an inmate who properly observes prison rules and regulations, makes achievements in work or records merits shall be commended and rewarded in one or more of the following forms:
a/ Praise:
b/ Reward in cash or in kind;
c/ Increase of the number of telephone conversations and meetings with relatives, the number of receipt and quantities of presents.
2. Wardens of prisons or detention camps of the Ministry of Public Security, wardens of detention camps of the Ministry of National Defense, heads of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments and heads of criminal judgment execution agencies of military zones shall decide on commendation of inmates. Commendation shall be expressed in writing and recorded in inmates' files. Commended inmates will be given priority in the process of requesting reduction of the duration of serving prison sentences and amnesty under law.
Article 37. Handling of cases of run-away inmates
1. When an inmate escapes, the prison or detention camp, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or district-level police office or the criminal judgment execution agency of the military zone shall promptly organize pursuit for such inmate. Past 24 hours from the time of detecting that an inmate has escaped, if the pursuit is still in vain, the warden of the prison or detention camp of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense, the head of the criminal judgment execution agency of the provincial- level police department or military zone shall issue a pursuit warrant and coordinate the pursuit.
Every case of escape must be recorded in a minutes and subject to deterrent measures, investigation and handling under the criminal procedure law.
2. When a run-away inmate surrenders himself/herself, the agency receiving him/her shall make a minutes and handle him/her according to its competence or deliver him/her to the nearest criminal judgment execution agency for handling under law.
Article 38. Handling of violating inmates
1. While serving his/her prison sentence, an inmate violating prison regulations or committing an illegal act shall be disciplined in any of the following forms:
a/ Reprimand;
b/ Caution;
c/ Confinement to a disciplinary room for up to 10 days.
When confined to a disciplinary room, the inmate is not allowed to meet his/her relatives and may have his/her legs put in stocks. Having legs put in stocks is not applied to female, minor and old and weak inmates.
2. Wardens of prisons, wardens of detention camps or heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall issue decisions to discipline inmates and insert these decisions in their files.
3. If the violation of an inmate show signs of a crime failing under the investigating power of the warden of the prison or detention camp, the warden of the prison or detention camp shall issue a decision to institute a criminal case and carry out investigative activities under law; if such violation does not fall under his/her investigating power, the warden shall notify it to a competent investigative agency.
4. Inmates shall pay compensations for property damage, loss or destruction caused by them.
Article 39. Notification of the situation of serving of sentences; collaboration of inmates' families, agencies, organizations and individuals in educating and reforming inmates
1. Prisons and detention camps of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense, criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments and military zones shall biannually notify the situation of the serving of sentences by inmates to their relatives.
2. Prisons, detention camps and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall coordinate with families of inmates, local administrations, agencies, organizations and individuals in paying attention to and encouraging inmates to actively learn, work and reform themselves in order to enjoy the Slate's clemency; support education and job training activities for inmates and prepare necessary conditions for their community integration after they completely serve their sentences.
Article 40. Release of inmates
1. Two months before an inmate finishes his/ her prison sentence, the prison or detention camp of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense or the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or the military zone shall notify the criminal judgment execution agency of the district-level police office, the commune-level People's Committee of the place and the agency or organization in which such person w ill return to reside and work, and the agency receiving the inmate during transfer. Such a notice must state the result of serving of the prison sentence, additional penalty(ies) which the inmate still has to serve, and other relevant information necessary for the consideration, arrangement and building of a normal life for such person.
In case the inmate, upon finishing his/her prison sentence, does not know where to live, the prison or detention camp of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense or the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall request the commune-level People's Committee of the place in which the inmate serves his/her sentence or another agency or organization to receive such person.
2. On the final day of the prison sentence of an inmate, the prison or detention camp of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense or the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall complete procedures as prescribed by law to release the inmate; issue a certificate of complete serving of prison sentence to the inmate and provide him/her with a sum of money from the community integration support fund and travel and meal allowances for returning to his/her place of residence or workplace: return to the inmate all papers, objects, money and possessions which he/she deposited at the place of serving the prison sentence. An inmate who has no clothing shall be provided with a set of clothes to wear when going to his/her place of residence.
3. During the time of transfer of an inmate from the place of serving his/her sentence for assistance in investigation, prosecution or trial activities, if the term of his/her prison sentence expires, the competent agency specified in Clause 2 of this Article shall issue a certificate of complete serving of the prison sentence to such inmate and notify it to the agency receiving such person and related agencies. The agency receiving the transferred inmate shall immediately release him/her; pay meal and travel allowances for him/her to go to the place of serving his/her sentence to carry out related procedures. The agency issuing the certificate of complete serving of prison sentence shall deal with related procedures, obligations, rights and interests of the transferred person under Clause 2 of this Article.
4. Upon finishing his/her prison sentence, a foreign inmate shall be granted a certificate of complete serving of prison sentence and may stay at an accommodation establishment designated by the criminal judgment management agency pending completion of exit procedures.
5. Pensions and social insurance allowances shall be paid to persons who finish their prison sentences under the law on social insurance.
6. The agency which has issued a certificate of complete serving of prison sentence or amnesty certificate shall send it to the national judicial record center, the court which has issued the judgment execution decision, the agency responsible for executing additional penalty(ies) and the agency specified in Clause 1 of this Article, and send a written notice to (he agency responsible for enforcing the civil part of the criminal judgment or decision.
Article 41. Execution of decisions to receive persons currently serving prison sentences
1. Execution of decisions to receive persons currently serving prison sentences overseas to Vietnam to serve their sentences:
a/ When receiving a decision to execute the decision to receive a person currently serving a prison sentence from overseas to Vietnam to serve such sentence, the judicial assistance police shall receive such person and deliver him/her to a prison under a decision of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security;
b/ The regime of incarceration management, education and reformation, consideration of reduction of prison sentences, release and amnesty applicable to delivered persons currently serving prison sentences complies with this Law and other relevant laws.
2. Execution of decisions to transfer persons currently serving prison sentences in Vietnam to overseas:
a/ Upon receiving a decision to execute the decision to transfer a person currently serving a prison sentence in Vietnam to overseas, the prison shall deliver the inmate to the judicial assistance police. Such delivery shall be recorded in a minutes to be inserted in this person's dossier;
b/ The judicial assistance police shall escort the transferred person to the place and at the time as agreed upon in writing by competent authorities of Vietnam and the transfer-requesting country.
Section 2. REGIMES OE MEAL, CLOTHING, ACCOMMODATION, DAILY LIVING AND HEALTH CAKE FOR INMATES
Article 42. Regime of meal and accommodation for inmates
1. Inmates shall be provided with prescribed rations of rice, green vegetable, meat, fish, sugar, salt, fish sauce, food seasonings and fuel. For inmates doing heavy and hazardous jobs as prescribed by law, their food rations shall be increased. On holidays prescribed by law, inmates will have additional food but not exceeding five times the standard rations for normal days.
Based on requirements of ensuring the health of inmates during incarceration, work and learning at the places of serving their sentences, the Government shall prescribe specific food rations suitable to economic and budget conditions and market price fluctuations. Wardens of prisons, wardens of detention camps and heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices may decide to swap food rations to meet practical needs in order to ensure that inmates cat up their food rations.
2. In addition of food rations prescribed in Clause 1 of this Article, inmates may use their presents and money to afford more food but not higher than three times the monthly food ration per inmate.
3. Inmates shall be provided with hygienic food and drink. Cooking for inmates shall be done by inmates themselves under the supervision and examination of the prison or detention camp or the criminal judgment execution agency of the district-level police office.
Inmate kitchens shall be equipped with necessary utensils for cooking food, boiling water and dividing food to inmates according to standard rations.
4. Inmates shall live in communal prison cells, excluding those who must be separately held under Points d, e and f, Clause 2, Article 27 of this Law. The minimum sleeping area per inmate is 2 square meters (m2). For an inmate having a small child to nurse, he/she must have a sleeping area of at least 3 m2.
Article 43. Regime of clothing and personal articles of inmates
Inmates shall be provided with uniform clothing, face towels, blankets, mats, mosquito nets, hats and soap. Female inmates shall be additionally provided with necessary articles for women hygiene. Working inmates shall be provided with labor protection outfits and, depending on specific working conditions, additional labor protection tools as necessary. The Government shall detail this Article.
Article 44. Regime of physical exercise, sports and cultural and art activities of inmates
1. Inmates may participate in physical exercise, sports, cultural and art activities, read books, listen to radio and watch television suitable to the conditions of the places in which they serve their sentences.
Each prison department may have a library, playing and sports grounds and equipped with a public-address system and each communal prison cell be equipped with a color television set.
2. The timing of physical exercise, sports, cultural and art activities, reading books, listening to radio and watching television complies with prison regulations.
Article 45. Regimes toward female inmates who are pregnant or nursing children under 36 months old
1. Pregnant female inmates, unless they are allowed to postpone the serving of prison sentences, shall be placed in reasonable cells, are entitled to regular or irregular maternity checks and medical care when necessary; they are entitled to a shorter working time and a food and drink regime suitable to their health.
2. Pregnant female inmates are entitled to maternity leave before and after delivery under the Labor Code. During maternity leave, they shall be provided with food rations as prescribed by assistant doctors or doctors, as well as food and. necessary items for nursing their babies. Female inmates nursing children under 36 months old shall be given appropriate time to care for and nurse their children.
3. Prisons, detention camps and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall carry out procedures to request birth registration for inmates' children. Commune-level People's Committees of the places in which inmates serve their sentences shall register and grant birth certificates to these children.
4. When their children reach 36 months, female inmates shall send them to their relatives for rearing. If no relatives receive to rear such children, the prisons or detention camps of the Ministry of Public Security, detention camps of the Ministry of National Defense or the criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments shall request the provincial-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place in which the inmate serves her sentence to designate a social relief center to receive and rear the child. Within 15 days after receiving such request, the provincial-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall designate a social relief center to receive and rear the child. After completely serving her prison sentence, the inmate is entitled to receive back her child from the social relief center.
5. A prison shall organize a nursery outside the incarceration sector to care for and rear children of inmates who are under 36 months old or children of inmates who are 36 months or older pending admission to social relief center.
Article 46. Regime of meetings with relatives and receipt of presents
1. Inmates may meet their relatives once a month for no more than one hour, or three hours in special cases. Commended inmates may meet their relatives one more time a month. Inmates who properly observe prison regulations or record merits may meet their spouses in a private-room for not more than 24 hours. When a representative of an agency or organization or another individual requests to meet an inmate, the warden of the prison or detention camp or the head of the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall consider and settle the request.
Prisons, detention camps and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall arrange places for inmates to meet their relatives and representatives of agencies or organizations or other individuals.
2. When meeting their relatives and representatives of agencies or organizations or other individuals, inmates may receive letters, cash and articles, except those on the ban list. For cash, inmates shall deposit it with their prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the district-level police office for management. The management and use of articles and cash of inmates comply with Points a and b. Clause 2. Article 26 of this Law.
3. Inmates may receive cash and articles from their relatives twice a month, in addition to the receipt prescribed in Clause 2 of this Article. Prisons, detention camps and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall receive cash and articles sent to inmates from their relatives and open, check and handle them under law.
4. In order to meet inmates, relatives of inmates shall bring with them visit books or visit applications certified by the commune-level People's Committee or police office of the place in which they reside or by the agency or organization at which they work or study. Prisons, detention camps and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall inform relatives of inmates of regulations on visits to inmates. Relatives of inmates shall observe these regulations.
5. Procedures for visiting foreign inmates:
a/ A relative of a foreign inmate shall file an application with the criminal judgment execution management agency. Such application must be written in Vietnamese and certified by the diplomatic mission or consular office of the country of which the applicant is a citizen or the Vietnam-based representative office of the international organization in which the applicant works. If the relative of a foreign inmate is Vietnamese, such application must be certified by the commune-level People's Committee of the place in which the relative resides;
b/ Within 15 days after receiving an application, (he criminal judgment execution management agency shall issue a reply to the applicant: in special cases, this time limit may be prolonged to 30 days at most.
6. Consular visits to and contacts with foreign inmates comply with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
The Ministry of Public Security shall assume the responsibility for, and coordinate with the Ministry of National Defense and the Ministry of Foreign Affairs in detailing this Clause.
Article 47. Regime of correspondence of inmates
1. Inmates may send 2 letters a month; in case of urgency, they may send a telex. Wardens of prisons or detention camps and heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall examine and censor letters and telegrams sent and received by inmates.
2. Inmates may have domestic telephone conversations with their relatives once a month for not more than 5 minutes each. Wardens of prisons or detention camps and heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall consider and decide to allow inmates to have telephone conversations and organize the control of this form of communication.
3. Inmates shall pay for their communication prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 48. Regime of medical care for inmates
1. Inmates are entitled to the disease prevention and tight regime. Prisons, detention camps and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall coordinate with district-level health centers or military hospitals of the places in which the prisons, detention camps and criminal judgment execution agencies of district-level police offices are based to organize medical checks for inmates.
2. Sick or injured inmates shall be examined and treated at health stations of their prisons or detention camps or at district-level medical treatment centers. An inmate who suffers a serious disease or an injury beyond the treatment capability of these establishments shall be transferred to a provincial-level medical treatment establishment, a military hospital or a central hospital for treatment. Prisons, detention camps and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall notify relatives of inmates or their lawful representatives for joining in treating and caring for such inmates. Their food, medicine and health restoration regimes shall be prescribed by medical treatment establishments.
Prisons and criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments or military zones shall coordinate with provincial-level medical treatment establishments and military hospitals in building or arranging a number of separate rooms in these establishments to treat sick inmates.
3. For an inmate suspected of suffering a mental disease or another disease which deprives him/her of perception or act control capacity, his/ her prison, detention camp or the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall request the provincial-level court of the place or the military court of the military zone in which the inmate serves his/her sentence to seek mental medical assessment. If the assessment concludes such inmate suffers a mental disease or another disease which deprives him/her of perception or act control capacity, the president of the provincial-level court of the place or the military court of the military zone in which the inmate serves his/ her sentence shall issue a decision to send him/ her to a specialized clinic for compulsory medical treatment. The time of compulsory medical treatment shall be included in the duration of serving the prison sentence.
4. A drug-addicted inmate shall be detoxified by his/her prison.
5. Funds for medical examination and treatment, drug detoxification and building and arrangement of separate medical treatment rooms for inmates in medical treatment establishments shall be paid by the State.
Article 49. Handling of cases of deceased inmates
1. When an inmate dies in the prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the district-level police office or a state-owned medical treatment establishment, such agency or establishment shall promptly notify the case to the district-level investigation agency and people's procuracy of the place or the military investigation agency and procuracy of the military zone in which the inmate dies for identifying the cause of his/her death. The prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the district-level police office shall carry out death declaration procedures and notify the relatives or lawful representative of the deceased inmate before carrying out the funeral. For an inmate who dies in a medical treatment establishment, such establishment shall make a death certificate and send it to the prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the district-level police office.
When a foreign inmate dies, the warden of his/her prison shall promptly notify such to the provincial-level investigation agency and people's procuracy of the place or the military investigation agency and procuracy of the military zone in which the inmate dies for identifying the cause of his/her death, and concurrently to the criminal judgment execution management agency and the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs for notification to the representative mission of the country of which the deceased is a citizen. After obtaining permission of a competent agency, the prison shall organize a funeral for the foreign inmate.
2. Within 24 hours after notifying a relative or lawful representative of the deceased inmate and obtaining permission of a competent agency. the prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the district-level police office shall organize the cremation or burial in the ground, depending on geographical conditions and local customs and practices, and notify it to the court which has issued the judgment execution decision. Within 3 working days after receiving the notice, the court which has issued the judgment execution decision shall issue a decision to terminate the termination of the serving of prison sentence and send it to a relative of the deceased and the prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the district-level police office in which the inmate died, the provincial-level Justice Department of the place in which the court which has issued the termination decision is based. The commune-level People's Committee of the place in which the inmate died shall coordinate with the prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the district-level police office in burying the deceased and managing his/her grave. Burial expenses shall be covered by the Slate.
3. In case the relative or lawful representative of the deceased inmate makes a petition for receiving the corpse, bone ash or remains of the deceased and bear all related costs, the prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the district-level police office may consider and accept such petition, unless there is a ground to believe that such would affect security, order and environmental sanitation. The receipt of the remains shall be considered and decided after three years from the date of burial. For a foreign inmate, the receipt of his/her corpse, bone ash or remains shall be considered and decided by the criminal judgment execution management agency.
4. If an inmate who dies in prison already paid compulsory social insurance premiums or enjoyed retirement pension, the survivorship regime shall be settled under the Law on Social Insurance.
Section 3. PROVISIONS APPLICABLE TO MINOR INMATES
Article 50. Scope of application
Minor inmates shall serve their sentences under this Section and other provisions not contrary to those of this Section; when reaching 18 years, they shall be put under the incarceration management and education regime applicable to adult inmates.
Article 51. Regime of management, education, literacy learning, job training and work
1. Minor inmates shall be incarcerated under a separate regime suitable to their health, gender and personal characteristics.
2. Prisons shall teach minor inmates in literacy skills, law and jobs suitable to (heir age. educational level, sender and health in order to prepare their community integration after they finish their prison sentences. It is compulsory for minor inmates to finish primary education and lower secondary education and learn jobs.
3. Minor inmates shall work in separate areas and do jobs suitable to their age; shall not do heavy or dangerous jobs or work in contact with hazardous substances.
Article 52. Regime of food, clothing and cultural, art and recreation activities
1. Minor inmates shall be provided with standard food rations like adult inmates and additional meat and fish not exceeding 20% of standard rations.
2. In addition to clothing and personal articles like adult inmates, each minor inmate shall be provided with extra uniform clothing and other-personal articles under prison regulations.
3. The time and forms of organization of physical exercise, sports, cultural and art activities, listening to radio, reading books and newspapers, watching television and other playing and recreation activities must be suitable to characteristics of minors.
Article 53. Regime of meeting and correspondence with relatives
Minor inmates may meet their relatives three times at most a month, each lasting for not more than three hours, or 24 hours in special cases. They may contact via telephone their relatives four times at most a month, each lasting for not more than 10 minutes, under the supervision of prison officers, and pay for these telephone calls.
The State encourages relatives of minor inmates to pay attention to, visit, send educational books, notebooks and learning equipment and physical exercise, sports, playing and recreation equipment for these inmates.
EXECUTION OF THE DEATH SENTENCE
Article 54. Decision to execute the death sentence
1. The president of the court which has conducted the first-instance trial shall issue a decision to execute the death sentence. Such decision must clearly indicate the date of issuance, full name and position of the issuer; the judgment or decision to be executed; the full name, date of birth and place of residence of the sentenced person.
2. Within 3 working days after issuing a decision lo execute the sentence, the court shall send it lo the following agencies:
a/ The same-level procuracy and criminal judgment execution agency;
b/ The detention camp in which the sentenced person is held:
c/ The provincial-level Justice Department of the place in which the issuing court is based.
Article 55. Decision to form a death sentence execution council
1. Immediately after issuing a decision to execute the death sentence, the president of the issuing court shall send a written request to the chairman of the same-level procuracy and the head of the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone to appoint representatives to the death sentence execution council.
2. Within 7 days after issuing the execution decision, the president of the issuing court shall issue a decision to form a death sentence execution council chaired by the president or vice president of the court. A decision to form a death sentence execution council must clearly indicate the date of issuance, full name and position of the issuer: ground for issuing the decision; and full names and positions of council members.
Article 56. Tasks and powers of a death sentence execution council
1. A death sentence execution council has the following tasks and powers:
a/ To decide the plan and prepare conditions to ensure the execution;
b/ To examine conditions on the person to be executed as required by the Penal Code and the Criminal Procedure Code; to issue a decision to postpone the execution and report it to the president of the court having issued the execution decision, if the sentenced person is ineligible for execution;
c/ To request related agencies and organizations to provide information and documents necessary for the execution; to request the people's armed forces unit, agencies and organizations to assist in assuring safety for the execution when necessary;
d/ To administer the execution according to plan:
e/ To notify the execution result to the criminal judgment execution management agency;
f/ To dissolve after fulfilling its tasks.
2. The chairman of the death sentence execution council shall hold a meeting to announce decisions related to the execution, decide on the lime of execution: contents to be kept secret: conditions to ensure the implementation of the execution plan: and the burial location in case receipt of the corpse is disallowed or there is no petition for receipt of the corpse. The meeting must be recorded in a minutes to be included in the death sentence execution dossier.
Death sentence execution dossiers shall be managed by criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments or military zones.
Article 57. Regime of incarceration management, food, living, clothing, daily activities, sending and receipt of letters, articles and cash, meeting with relatives, and medical care
The regime of incarceration management, food, living, clothing, daily activities, sending and receipt of letters, articles and cash, meeting with relatives, and medical care complies with the law on temporary detention.
Article 58. Postponement of execution of the death sentence
1. A death sentence execution council may decide to postpone execution of the death sentence in the following cases:
a/ The sentenced person falls into a case specified in Article 35 of the Penal Code;
b/ There is a force, majeure circumstance;
c/ Immediately before the execution, the sentenced person reports new circumstances of the crime.
2. When deciding to postpone execution of the death sentence, the council must make a minutes clearly indicating the hour, date and place of execution; full names and positions of the council members; and reason for the postponement. The minutes must be signed by all council members and inserted in the death sentence execution dossier and reported to the president of the court which has issued the execution decision, the chairman of the provincial-level or military zone-level procuracy and the provincial-level or military zone-level criminal judgment execution agency.
3. Judicial assistance police or judicial security guards shall escort and deliver the person whose execution is postponed to the detention camp for continued incarceration. The delivery and receipt of the person whose execution is postponed shall be recorded in a minutes.
4. Cases of postponed execution under Point a, Clause 1 of this Article comply with the provisions of the Criminal Procedure Code.
For cases of postponed execution under Points b and cs Clause 1 of this Article, when the reason for postponement no longer exists, the president of the court which has issued the execution decision shall request the death sentence execution council to proceed with the execution. In case of change of a council member, the president of the court which has issued the execution decision shall decide on the addition of the council member or form a death sentence execution council under Article 55 of this Law.
Article 59. Form and sequence of execution of the death sentence
1. The death sentence shall be executed by lethal injection. The process of lethal injection shall be stipulated by the Government.
2. Prior to execution, the death sentence execution council shall examine the personal identification statement, fingerprint sheet and personal history records of the person to be executed: in case the person to be executed is a female, the council shall examine all documents related to conditions for non-execution as prescribed by the Penal Code.
3. Prior to being taken out for execution, the sentenced person shall be given food and drink, write letters and have his/her messages recorded for sending to his/her relatives.
4. The death sentence shall be executed in the following order:
a/ Pursuant to the death sentence execution decision and request of the death sentence execution council, the judicial assistance police or judicial security guards shall escort the person to be executed to the working place of the death sentence execution council:
b/ At the request of the death sentence execution council, a professional officer of the people's police or army shall press the fingerprints, check the personal identification statement and fingerprint sheet and compare them with related dossiers and documents; take photo and video-record the process of carrying out the procedures of taking the fingerprints, checking and making a minutes; and report checking results to the death sentence execution council;
c/ The chairman of the death sentence execution council shall announce the death sentence execution decision, the non-protest decision of the President of the Supreme People's Court and the non-protest decision of the Chairman of the Supreme People's Procuracy, the decision of the Judges* Council of the Supreme People's Court rejecting the protest of the President of the People's Supreme Court or the Chairman of the Supreme People's Procuracy, the decision of the State President rejecting the petition for death sentence commutation.
Immediately after the chairman of the death sentence execution council announces the decisions, the judicial assistance police or judicial security guards shall hand over these decisions to the person to be executed for reading. If such person does not know Vietnamese or cannot read these decisions, the death sentence execution council shall appoint a person to read or translate these decisions to such person. The process of announcing and reading the decisions shall be photographed, video and audio recorded for filing;
d/ By the order of the chairman of the death sentence execution council, professional officers of the provincial-level or military zone-level criminal judgment execution agency shall execute the sentence and report the result to the council chairman;
e/ By the order of the chairman of the death sentence execution council, a forensic medicine doctor shall determine the conditions of the executed person and report the result to the council;
f/ The death sentence execution council shall make a minutes of the execution; report on the process and result of the execution to the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the criminal judgment management agency, the provincial-level or military zone-level criminal judgment execution agency for carrying out death declaration procedures at the commune-level People's Committee of the place in which the execution is carried out:
g/ The criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone shall preserve the corpse of the executed person, organize burial and draw a map of the grave. The commune-level People's Committee of the place in which the execution was carried out shall coordinate with the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone in the burial and management of the grave of the executed person;
h/ Within 3 days after the execution is carried out, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone shall inform it to relatives of the executed person, except for the case specified in Clause 1, Article 60 of this Law.
5. Expenses for organizing execution of the death sentence shall be covered by the state budget.
Article 60. Settlement of requests for receipt of corpses and remains of executed persons
1. The settlement of the receipt of the corpse is as follows:
a/ Prior to the execution, a relative or lawful representative of the sentenced person shall make a petition and have it certified by the commune-level People's Committee of the place of his/her residence then send it to the president of the court which has conducted the first-in stance trial for settling the receipt of the corpse of the person to be executed for burial; if the sentenced person is a foreigner, such petition must be certified by a competent agency or a Vietnam-based representative mission of the country of which the sentenced person is a citizen, and be translated into Vietnamese. Such petition must clearly indicate the full name and address of the person to receive the corpse; his/her relationship with the sentenced person and commitments to ensure security, order and environmental sanitation requirements and to pay all arising expenses;
b/ The president of the court which has conducted the first-instance trial shall notify in writing the petitioner of the permission to receive the corpse or the rejection if there is a ground to believe that receipt of the corpse would affect security, order and environmental sanitation. If the sentenced person is a foreigner, the president of the court which has conducted the first-instance trial shall notify its decision to the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs for notification to a competent agency or a Vietnam-based representative mission of the country of which the sentenced person is a citizen;
c/ Immediately after the execution is carried out, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone shall notify it to the petitioner to come to receive the corpse for burial. The delivery and receipt of the corpse shall be carried out within 24 hours after the notification and recorded in a minutes signed by the delivering and receiving persons; past this time limit, if the petitioner fails to receive the corpse, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone shall bury it.
2. In case the receipt of the corpse is rejected or relatives of the executed person make no petition for receipt of the corpse for burial, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone shall organize the burial. Past 3 years after the date of execution, relatives or lawful representative of the executed person may make a petition and have it certified by the commune-level People's Committee of the place of his/her residence then send it to the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department of the place or the criminal judgment execution agency of the military zone in which the execution was carried out for permission to receive the remains. Such petition must clearly indicate the full name and address of the person to receive the remains, relationship with the executed person: and commitments to meet security, order and environmental sanitation requirements and to pay all arising expenses. Within 7 days after receiving the petition the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone shall consider and settle it.
If the executed person is a foreigner, the petition must be certified by a competent agency or a Vietnam-based representative mission of the country of which the sentenced person is a citizen, and be translated into Vietnamese. Such petition shall be considered and decided by the criminal judgment management agency.
EXECUTION OF SUSPENDED SENTENCE, CAUTION PENALTY AND NON-CUSTODIAL REFORM SENTENCE
Section 1. EXECUTION OF SUSPENDED SENTENCE
Article 61. Decision to execute a suspended sentence
1. A decision to execute a sentence must clearly indicate the full name of the issuer; the judgment or decision to be executed; name of the agency responsible for the execution; full name, date of birth and place of residence of the person subject to the suspended sentence; the imprisonment sentence and probation term to be served by such person; additional penalty (ies); the commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate such person.
2. Within 3 working days after issuing the judgment execution decision, the court shall send it to the following individuals and agencies:
a/ The person subject to the suspended sentence;
b/ The same-level procuracy;
c/ The criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the person concerned resides or the criminal judgment execution agency of the military zone in which such person works;
d/ The provincial-level Justice Department of the place in which the issuing court is based.
Article 62. Execution of decisions to execute suspended sentences
1. Within 3 working days after receiving the judgment execution decision, the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone shall summon the person subject to the suspended sentence or a lawful representative of the minor subject to the suspended sentence to the head office of the criminal judgment execution agency to determine the time by which such person must be present at the commune-level People's Committee of the place in which such person resides or the army unit for which such person works, and he/she shall commit to serve the sentence, and to compile a judgment execution dossier. Such dossier comprises:
a/ The legally effective judgment;
b/ The decision to execute the suspended sentence;
c/ Commitment of the person subject to the suspended sentence. If such person is between full 14 years and under 16 years old, his/her commitment must be certified by his/her lawful representative;
d/ Other documents related to the judgment execution.
2. Within 7 days after summoning the person subject to the suspended sentence or a lawful representative of such person, the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone shall deliver the judgment execution dossier to the commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate such person.
3. Three days before the expiration of the probation term, the commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate the person subject to the suspended sentence shall hand the judgment execution dossier to the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone for consideration and grant of a certificate of complete serving of the probation term. This certificate shall be sent to the person subject to the suspended sentence, the commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate such person, the court which has issued the judgment execution decision and the provincial-level Justice Department of the place in which such court is based.
Article 63. Tasks of commune-level People's Committees, army units assigned to supervise and educate persons subject to suspended sentence
1. The commune-level People's Committee assigned to supervise and educate a person subject to the suspended sentence has the following tasks and powers:
a/ To receive the dossier and organize supervision and education of such person;
b/ To assign a person to directly supervise and educate such person;
c/ To request such person to fulfill all of his/ her obligations; and to take measures to educate such person and prevent him/her from committing illegal acts;
d/ To praise such person for marked improvement or a great merit;
e/ To allow or disallow such person to leave the place of residence under this Law and the residence law:
f/ To collaborate with the family of such person and the agency or organization at which he/she works or studies in supervising and educating him/her;
g/ To compile a dossier of request for consideration of the reduction of the probation term and send it to an agency to make such request as defined in Clause 1, Article 66 of this Law;
h/ To give written remarks and file them in the book of monitoring the serving of sentence of such person when he/she moves to another locality;
i/ To make statistics and report to a competent criminal judgment execution agency on results of judgment execution:
j/ To sanction according to its competence or request competent agencies to sanction under law administrative violations committed by such person;
k/ To settle complaints and denunciations related to the execution of the suspended sentence under this Law.
2. The commune-level police office chief shall advise and assist the commune-level People's Committee in performing the tasks defined in Clause 1 of this Article.
3. The army unit assigned to supervise and education a sentenced person has the tasks and powers specified at Points a. b. c. d. e, f. g. h and i, Clause 1 of this Article.
Article 64. Obligations of a person subject to suspended sentence
1. To strictly observe his/her commitment on abidance by law. fulfill all civil obligations, regulations of the place of residence or workplace; to actively work or learn; to serve all additional penalties and fulfill the compensation obligation.
2. To be present at the request of the commune-level People's Committee assigned to supervise and educate him/her.
3. To declare his/her temporary absence when leaving the place of residence for one or more days.
4. Every quarter, during the probation term, to submit a self-remark report on his/her observance of law to the person in charge of supervising and educating him/her; if going away from the place of residence for three to six months, to get remarks of the commune-level police office of the place in which he/she comes to stay and submit them to the commune-level People's Committee assigned to supervise and educate him/her.
Article 65. Work and learning of persons subject to suspended sentence
1. A person subject to a suspended sentence who is a cadre, civil servant, public employee, military officer, professional serviceman, noncommissioned officer, soldier, defense worker, police worker or another employee, if allowed to continue working at an agency or organization, shall be given a job which meets supervision and education requirements, receive a pay and other benefits suitable to the job he/she performs, and this working duration shall be included in his/ her working or service time under law.
2. During the probation term, a person subject to a suspended sentence falling outside the cases specified in Clause 1 of this Article shall be assisted by the commune-level People's Committee in finding a job.
3. A person subject to a suspended sentence, if admitted by a general education or vocational education institution, is entitled to all benefits under regulations of such institution.
4. A person subject to a suspended sentence who is eligible for preferences under the law on preferential treatment toward persons with meritorious services to the revolution or for social insurance benefits is still entitled to such benefits and. policies under law.
Article 66. Procedures for reduction of the probation term
1. When a person subject to a suspended sentence meets all conditions for reduction of the probation term under the Penal Code, the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone shall compile a dossier and request the district-level people's court of the place in which such person resides or the military court of the region in which such person works, for consideration and decision. A dossier of request comprises:
a/ A copy of the judgment. In case of consideration of the second-time reduction of the probation term, a copy of the suspended sentence execution decision is required instead:
b/ A written request for reduction of the probation term, made by the commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate the person subject to the suspended sentence;
c/ The commendation decision or certificate of merit issued by a competent agency, for those who have received commendation or made a great merit;
d/ A copy of the decision to reduce the probation term, for those whose probation term was already reduced.
2. Within 15 days after receiving a dossier of request for reduction of the probation term, a competent court shall hold a meeting to consider the request and notify in writing such meeting to the same-level procuracy, which shall appoint a procurator to attend. If the dossier needs to be supplemented at the request of the court, the time limit for holding such meeting shall be counted from the date of receipt of the supplemented dossier.
3. Within 3 working days after issuing a decision to reduce the probation term, the court shall send it to the person concerned, the requesting agency, the same-level procuracy, the immediate superior procuracy, the court which has issued the suspended prison sentence and the provincial-level Justice Department of the place in which such court is based.
Article 67. Criticism of persons subject to suspended sentence
During the probation term, if the person subject to a suspended sentence keeps breaching his/her obligations specified in Article 64 of this Law though he/she has been admonished twice or more and such breaches are not serious enough for penal liability, the commune-level People's Committee assigned to supervise and educate such person shall collaborate with his/her agency, organization and grassroots Vietnam Fatherland Front Committee in holding a meeting of the community population in the place in which such person resides or works to criticize him/her; if such person is working in an army unit, such criticism meeting shall be held at his/her army unit,
Criticism shall be recorded in a minutes to be included in the suspended sentence execution dossier, and reported to the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone.
Article 68. Supplementation of suspended sentence execution dossiers
1. The commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate a person subject to a suspended sentence shall add to the execution judgment dossier the following documents:
a/ Its decision to assign a person(s) to directly supervise and educate such person:
b/ Written remarks of the person directly supervising and educating such person on the latter's observance of obligations;
c/ Written self-remarks of such person on his/ her performance of the law abidance obligation; if such person faced criticism under Article 67 of this Law, a self-criticism paper and the minutes of the criticism meeting are required;
d/ In case the probation term was reduced, a court decision is required;
e/ Other relevant documents.
2. The commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate a person subject to suspended sentence shall deliver the suspended sentence execution dossier to the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone under Clause 3, Article 62 of this Law. The delivery and receipt of such dossier shall be recorded in a minutes to be included in the dossier.
Article 69. Settlement of cases in which persons subject to suspended sentence change places of residence or workplaces
1. If a person subject to a suspended sentence changes his/her place of residence within a district, town or provincial city, the commune-level People's Committee shall notify the criminal judgment execution agency of the district-level police office to deliver his/her suspended sentence execution dossier to the commune-level People's Committee of the place in which such person comes to reside, for supervision and education.
If a person subject to a suspended sentence changes his/her place of residence to another district, town or provincial city, the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall deliver his/her suspended sentence execution dossier to the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which such person comes to reside, for judgment execution under Article 62 of this Law, and notify in writing the same-level people's court and procuracy thereof.
2. Should a person subject to a suspended sentence change his/her workplace within a military zone, the army unit shall notify the criminal judgment execution agency of the military zone to deliver his/her criminal judgment dossier to the army unit in which he/she comes to work, for supervision and education.
Should a person subject to a suspended sentence change his/her place of residence to another military zone, the criminal judgment execution agency of the military zone shall deliver his/her judgment execution dossier to the same-level criminal judgment execution agency of the place in which he/she comes to work, for judgment execution under Article 62 of this Law, and notify in writing the regional military court and military procuracy thereof.
Should a person subject to a suspended sentence no longer work in the army, the criminal judgment execution agency of the military zone shall deliver his/her judgment execution dossier to the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which he/she resides, for judgment execution under Article 62 of this Law.
Article 70. Responsibilities of families of persons subject to suspended sentence
1. Families of persons subject to suspended sentence shall collaborate with commune-level People's Committees and assigned persons in supervising and educating these persons: and notify the results of serving of the sentences by these persons to the assigned commune-level People's Committees upon request.
2. To pay compensations and fulfill other civil obligations for damage caused by minor persons subjected to suspended sentence under court judgments or decisions.
3. To be present at criticism meetings on the persons subject to suspended sentence at the request of commune-level People's Committees assigned to supervise and educate these persons.
Section 2. EXECUTION OF CAUTION PENALTY
Article 71. Execution of the caution penalty
1. The caution penalty shall be immediately executed at the hearing as pronounced by the court.
2. Within 7 days after the judgment becomes legally effective, the court which has conducted the first-instance trial shall send the judgment to the person subject to the caution penalty, the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone, the commune-level People's Committee of the place or the army unit in which he/she resides or works, and the provincial-level Justice Department of the place in which the court is based.
3. Criminal judgment execution agencies of district-level police offices or military zones shall conduct supervision and make statistics and reports under this Law.
Section 3. EXECUTION OF NONCUSTODIAL REFORM SENTENCE
Article 72. Non-custodial reform sentence execution decisions
1. A judgment execution decision must clearly indicate the full name of the issuer; the judgment to be executed; the full name, date of birth and place of residence of the sentenced person; the non-custodial reform sentence term; additional penalty(ies); the name of the agency in charge of execution; the commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate the sentenced person.
2. Within 3 working days after issuing a judgment execution decision, the court shall send the decision to the following individual and agencies:
a/ The sentenced person;
b/ The same-level procuracy;
c/ The criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the sentenced person resides or the criminal judgment execution agency of the military zone in which such person works;
d/ The provincial-level Justice Department of the place in which the issuing court is based.
Article 73. Procedures for execution of non-custodial reform sentence execution decisions
1. Within 3 working days after receiving a judgment execution decision, the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone shall summon the sentenced person to its head office for determining the time for the latter to be present at the commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate him/ her and to commit to serve the sentence, and for compiling a judgment execution dossier. Such a dossier comprises:
a/ The legally effective judgment;
b/ The judgment execution decision;
c/ The commitment of the sentenced person;
d/ Other documents related to the judgment execution.
2. Within 7 days after summoning the sentenced person, the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone shall deliver his/her dossier to the commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate him/her.
3. Three days before the expiration of the sentence term, the commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate the sentenced person shall deliver the judgment execution dossier to the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone for the latter to grant a certificate of complete serving of the non-custodial reform sentence upon the expiration of the sentence term. This certificate shall be sent to the sentenced person, the commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate him/her, the court which has issued the judgment execution decision and the provincial-level Justice Department of the place in which the issuing court is based.
Article 74. Tasks of commune-level People's Committees or army units assigned to supervise and educate sentenced persons
1. The commune-level People's Committee assigned to supervise and educate a sentenced person has the following tasks and powers:
a/ To receive his/her dossier and organize the supervision and education of the sentenced person;
b/ To assign a person to directly supervise and educate the sentenced person;
c/ To request the sentenced person to fulfill his/her obligations; to take educational and preventive measures when he/she shows signs of law violation;
d/ To commend the sentenced person for his/ her improvements or merits;
e/ To permit the sentenced person to be absent from his/her place of residence under this Law and the law on residence;
f/ To coordinate with a civil judgment execution agency in deducting part of the sentenced person's incomes under a court decision for remittance into the state budget;
g/ To collaborate with the family of the sentenced person or agency or organization in which he/she works or learns in supervising and educating him/her;
h/ To compile and send a dossier of request for reduction of the sentence term or exemption from serving the sentence to a competent agency specified in Clause 1, Article 77 of this Law;
i/To give a written assessment on the process of the serving of the sentence by the sentenced person and include it in the monitoring book when he/she moves to another place;
j/ To make statistics and send reports to a competent criminal judgment execution agency on judgment execution results;
k/ To sanction according to its competence or propose a competent agency to sanction under law administrative violations committed by the sentenced person;
l/ To settle complaints or denunciations about judgment execution under this Law.
2. The commune-level police chief shall advise and assist the commune-level People's Committee in organizing the performance of the tasks specified in Clause 1 of this Article.
3. The army unit assigned to supervise and educate the sentenced person has the tasks and powers specified at Points a, b. c, d, e, f, g, h, i and j, Clause 1 of this Article.
Article 75. Obligations of a sentenced person
1. To seriously realize his/her commitments on law observance, fulfillment of all civil obligations, compliance with internal rules and regulations of his/her place of residence or workplace; to actively work and learn; to serve all additional penalties and fulfill the obligations to pay damages and to remit the deducted part of his/her incomes under a court ruling.
2. To show up him/herself at the request of the commune-level People' Committee which is assigned lo supervise and educate him/her.
3. To declare his/her temporary absence when leaving his/her place of residence for one or more days.
4. To submit once every 3 months a written self-assessment of the serving of his/her sentence to the person directly supervising and educating him/her in law observance. In case of absence from his/her place of residence for between 3 and 6 months, to get a written assessment of the commune-level police office of the place in which he/she stayed and submit it to the commune-level People's Committee assigned to supervise and educate him/her.
Article 76. Work and learning of sentenced persons
1. A sentenced person who is a cadre, civil servant, public employee, military officer or professional serviceman, non-commissioned officer, soldier, defense worker, public security worker or laborer, if allowed to continue working in an agency or organization, shall be assigned to a job which meets supervision and education requirements and objectives and is entitled to salary and other benefits suitable to his/her job and have the period of performing this job included in his/her working or service time under law.
2. A sentenced person who is admitted by a general or vocational education institution is entitled to benefits under regulations of such institution.
3. A sentenced person who does not fall into the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be assisted by the commune-level People's Committee of the place in which he/ she serves his/her sentence in seeking employment.
4. A sentenced persons who is eligible under law for preferential treatment applicable to people with meritorious services to the revolution or social insurance benefits may continue enjoying such benefits and preferential policies provided for by law.
Article 77. Procedures for reduction of sentence term
1. When a sentenced person satisfies all conditions for reduction of a sentence term as specified in the Penal Code, the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone shall compile a dossier to request the district-level people's court or the regional military court of the place in which the sentenced person resides or works to consider and decide on the reduction. Such a dossier comprises:
a/ A copy of the legally effective judgment. In case of consideration for sentence term reduction for the second time on, a copy of the judgment execution decision is required instead;
b/ The written request for sentence term reduction made by the commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate the sentenced person;
c/ A commendation decision or certificate of merit issued by a competent agency to the sentenced person in case he/she has been commended or recorded a merit;
d/ The written conclusion of a provincial-, military zone- or higher-level hospital on the illness of the sentenced person in case he/she suffers a dangerous disease:
e/ A copy of the sentence term reduction decision in case the sentenced person has already been granted a reduction.
2. Within 15 days after receiving a sentence term reduction request dossier, a competent court shall hold a meeting to consider the sentence term reduction and notify in writing such meeting to the same-level procuracy, which shall send a procurator to attend the meeting. In case the dossier needs to be supplemented at the request of the court, the time limit for holding a meeting shall be counted from the date of receipt of the supplemented dossier.
3. Within 3 working days after issuing a sentence term reduction decision, the court shail send this decision to the sentenced person, the sentence term reduction-requesting agency, the same-level procuracy, the immediate superior procuracy, the court which has issued the judgment execution decision and the provincial-level Justice Department of the place in which such court is based.
Article 78. Procedures for exemption from serving sentences
1. The district-level people's procuracy or regional military procuracy of the place in which a sentenced person resides or works shall consider and. at its own initiative or the request of the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone, compile a dossier to request the court at the same level to consider exemption from serving the sentence. Such a dossier comprises:
a/ A copy of the legally effective judgment;
b/ The written request of the procuracy;
c/ The written request of the criminal judgment execution agency in case this agency makes the request;
d/ A petition of the sentenced person or his/ her lawful representative for exemption from serving the sentence;
e/ A written certification of a competent agency that the sentenced person has recorded a great merit or conclusion of a provincial-, military zone- or higher level hospital on the illness of the sentenced person in case he/she suffers a dangerous disease.
2. Within 15 days after receiving a dossier specified in Clause 1 of this Article, the competent court shall hold a meeting to consider the exemption and notify in writing such meeting to the same-level procuracy, which shall send a procurator to attend the meeting. In case the dossier needs to be supplemented at the request of the court, the time limit for holding a meeting shall be counted from the date of receipt of the supplemented dossier.
3. Within 3 working days after issuing a decision on the exemption, the court shall send the decision to the person enjoying the exemption, the same-level procuracy, the immediate superior procuracy, the court which has issued the judgment execution decision, the criminal judgment execution agency at the same level, the communc-lcvel People's Committee or army unit assigned to supervise and educate the sentenced person and the provincial-level Justice Department of the place in which the issuing court is based.
Article 79. Criticisms of sentenced persons
In case a sentenced person had breached his/ her judgment execution obligation specified in Article 75 of this Law and has been admonished twice or more but still re-commits the breach, the commune-level People's Committee assigned to supervise and educate him/her shall coordinate with the managing agency or organization and the grassroots Vietnam Fatherland Front chapter in holding a meeting in the community of the place in which the sentenced person resides for making criticisms against such person. In case the sentenced person works at an army unit, the criticism shall be made in such army unit.
Criticisms must be recorded in a minutes to be included in the judgment execution dossier and reported to the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone.
Article 80. Supplementation of judgment execution dossiers
1. The commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate a sentenced person shall add to his/her judgment execution dossier the following documents:
a/ A decision of the commune-level People's Committee or army unit to assign a person to directly supervise and educate the sentenced person;
b/ A written assessment of the sentenced person's performance of his/her obligation, made by the person assigned to supervise and educate the sentenced person;
c/ A written self-assessment of the sentenced person's performance of his/her judgment execution obligation. In case of criticisms made under Article 79 of this Law, there must be a written self-criticism and a minutes of the criticism meeting;
d/ A court decision in case the sentence term has already been reduced;
e/ Other related documents.
2. The commune-level People's Committee or army unit assigned to supervise and educate the sentenced person shall deliver the judgment execution dossier to the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone defined in Clause 3, Article 73 of this Law. The handover and receipt of the dossier shall be recorded in a minutes to be included in the judgment execution dossier.
Article 81. Responsibilities of families of sentenced persons
1. To coordinate with commune-level People's Committees and persons assigned to supervise and educate sentenced persons in supervising and educating these persons, and notify results of serving of the sentences by such persons to the commune-level People's Committees upon request.
2. To pay compensations for damage caused by and fulfill other civil obligations of sentenced persons being minors under court, judgments or decisions.
3. To attend meetings to criticize sentenced persons at the request of commune-level People's Committees assigned to supervise and educate such persons.
EXECUTION OF RESIDENCE BAN OR PROBATION SENTENCE
Section I. EXECUTION OF RESIDENCE BAN SENTENCE
Article 82. Procedures for execution of residence ban sentence
1. Two months before the expiration of the term of the prison sentence against an inmate subject to the additional penalty of residence ban, the warden of the prison or detention camp or the head of the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall notify such in writing the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place to which such person will come to reside and of the place in which he/she is banned from residing and the commune-level People's Committees of the place in which such person will come to reside and of the place in which he/she is banned from residing.
2. Immediately after an inmate subject to the additional penalty of residence ban completely serves his/her prison sentence, the prison or detention camp or the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which he/she has served the sentence shall send a certificate of complete serving of the prison sentence or a copy of the judgment and a copy of the judgment execution decision to the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the sentenced person will come to reside.
3. Within 5 working days after receiving documents specified in Clause 2 of this Article, the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the sentenced person will come to reside shall compile and hand over a residence ban sentence execution dossier to the commune-level People's Committee of the place in which such person will come to reside. Such a dossier comprises:
a/ A copy of the legally effective judgment or the prison sentence execution decision;
b/ A certificate of complete serving of the prison sentence:
c/ Other documents related to the judgment execution.
4. Three days before the expiration of the residence ban term, the commune-level People's Committee shall deliver the judgment execution dossier to the criminal judgment execution agency of the district-level police office for granting a certificate of complete serving of the residence ban sentence. Such certificate shall be sent to the sentenced person, the commune-level People's Committee of the place in which he/ she resides, the court which has issued the judgment execution decision and the provincial-level Justice Department of the place in which the certificate-granting criminal judgment execution agency is based.
Article 83. Tasks and powers of commune-level People's Committees of places in which sentenced persons come to reside
1. A commune-level People's Committee of the place in which a sentenced person comes to reside has the following tasks and powers:
a/ To receive the dossier and organize supervision and education of the sentenced person; to create conditions for him/her to normally work and learn;
b/ To make a written assessment of the sentenced person's serving of the residence ban sentence to be included in the monitoring dossier when he/she changes the place of residence;
c/ To request the sentenced person to commit to fulfilling his/her obligations and to fulfill such obligations; to take educational and preventive measures when such person shows signs of law violation;
d/ To compile a dossier to request consideration of exemption from serving the remainder of the residence ban sentence for the sentenced person, and send it to the criminal judgment execution agency of the district-level police office;
e/ To make statistics and report on judgment execution results to a competent criminal judgment execution agency;
f/ To sanction according to its competence or request a competent agency to sanction under law administrative violations committed by the sentenced person:
g/ To settle complaints and denunciations about judgment execution under this Law.
2. The commune-level police chief shall advise and assist the commune-level People's Committee in organizing the performance of the tasks specified in Clause 1 of this Article.
Article 84. Obligations of persons subject to residence ban sentence
1. To refrain from residing in areas in which they are banned from residing; to seriously realize their commitments on law observance.
2. To show up themselves at the request of commune-level People's Committees of places in which they reside.
Article 85. Rights of persons subject to residence ban sentence
1. To travel to places in which they are banned from residing when having a plausible reason and obtaining approval of commune-level People's Committees of these places. The duration of each sojourn shall be decided by commune-level People's Committees of places of destination but must not exceed 5 days.
2. To choose places of residence other than those in which they are banned from residing.
3. To be considered for exemption from serving the residence ban sentence as provided by this Law when satisfying all the conditions specified by law.
Article 86. Procedures for exemption from serving the remainder of the residence ban sentence
1. At the request of the commune-level People's Committee of the place in which a person subject to residence ban comes to reside, the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall compile a dossier to request the court at the same level to consider exemption from serving the remainder of the residence ban sentence. Such a dossier comprises:
a/ A copy of the judgment; a copy of the judgment execution decision;
b/ The written request of the commune-level People's Committee;
c/ The written request of the criminal judgment execution agency of the district-level police office;
d/ A petition of the person subject to residence ban for the exemption;
e/ Other related documents.
2. Within 15 days after receiving a dossier specified in Clause 1 of this Article, the competent court shall hold a meeting to consider the exemption and notify in writing such meeting to the same-level procuracy, which shall appoint a procurator to attend the meeting. In case the dossier needs to be supplemented at the request of the court, the time limit for holding a meeting shall be counted from the date of receipt of the supplemented dossier.
3. Within 3 working days after issuing the exemption decision, the court shall send this decision to the person enjoying the exemption, the same-level procuracy, the immediate superior procuracy, the court which has issued the judgment execution decision, the criminal judgment execution agency at the same level, the commune-level People's Committees of the place in which such person comes to reside and of the place in which he/she is banned from residing, and the provincial-level Justice Department of the place in which the issuing court is based.
Article 87. Supplementation of residence ban sentence execution dossiers
1. The commune-level People's Committee of the place in which a sentenced person resides shall add to his/her residence ban sentence execution dossier the following documents;
a/ A written assessment of the process of the serving of the residence ban sentence:
b/ The court decision to exempt from serving the remainder of the residence ban sentence;
c/ Other related documents.
2. The commune-level People's Committee of the place in which the sentenced person resides shall hand over the residence ban sentence execution dossier to the criminal judgment execution agency of the district-level police office under Clause 4, Article 82 of this Law. The dossier handover and receipt shall be recorded in a minutes to be included in the dossier.
Article 88. Responsibilities of commune-level People's Committees of places in which sentenced persons are banned from residing
When becoming aware of the presence of a person subject to residence ban in its locality, the commune-level People's Committee shall check and make a minutes on his/her breach and compel him/her to leave the locality, except the case specified in Clause 1, Article 85 of this Law, and then notify such to the commune-level People's Committee of the place in which he/ she resides.
Section 2. EXECUTION OF PROBATION SENTENCE
Article 89. Procedures for execution of probation sentence
1. Two months before the expiration of the term of the prison sentence against an inmate subject to the additional penalty of probation, the warden of the prison shall notify such in writing the criminal judgment execution agency of the district-level police office and the commune-level People's Committee of the place in which the inmate comes to reside for serving the probation sentence.
2. After an inmate subject to the additional penalty of probation completely serves the prison sentence, the prison shall hand over the person subject to probation together with copies of the judgment and judgment execution decision, the certificate of complete serving of the prison sentence, written assessment of results of the serving of the prison sentence and related documents to the criminal judgment execution agency of the district-level police office at the office of the commune-level. People's Committee of the place in which such person will come to reside. The criminal judgment execution agency of the district-level police office shall immediately hand over such person to the commune-level People's Committee for control and education.
Within 5 working days after receiving the sentenced person, the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall compile and deliver a probation sentence execution dossier to the commune-level People's Committee. Such a dossier comprises:
a/ A copy of the legally effective judgment; a copy of the prison sentence execution decision;
b/ The certificate of complete serving of the prison sentence;
c/ A minutes on the handover of the person subject to probation;
d/ Documents on the process of the serving of the prison sentence and other related documents.
3. Three days before the expiration of the probation term, the commune-level People's Committee shall deliver the judgment execution dossier to the criminal judgment execution agency of the district-level police office for granting a certificate of complete serving of the probation sentence. Such certificate shall be sent to the sentenced person, the commune-level People's Committee of the place in which he/ she resides, the court which has issued the judgment execution decision and the provincial-level Justice Department of the place in which the certificate-granting criminal judgment execution agency is based.
Article 90. Tasks and powers of commune-level People's Committees of places in which sentenced persons subject to probation reside
1. A commune-level People's Committee of the place in which a sentenced person subject to probation resides has the following tasks and powers:
a/ To receive the sentenced person and the probation sentence execution dossier; to organize control and education of the sentenced person; to create conditions for him/her to normally work and learn in the place of probation; to make a written assessment of the process of the serving of the sentence to be included in the monitoring dossier;
b/ To request the sentenced person to commit to fulfilling his/her obligations and to fulfill such obligations; to take educational and preventive measures when he/she shows signs of law violation; to summon him/her when necessary; to grant permission for him/her to leave the place of probation under Article 93 of this Law;
c/ To make and send a written assessment of the process of the serving of the sentence to the criminal judgment execution agency of the district-level police office once every 3 months;
d/ To compile a dossier to request consideration of exemption from serving the remainder of the probation sentence for the sentenced person, and send it to the criminal judgment execution agency of the district-level police office:
e/ To sanction according to its competence or request a competent agency to sanction under law administrative violations committed by the sentenced person;
f/ To make statistics and report on judgment execution results to a competent criminal judgment execution agency;
g/ To settle complaints and denunciations about judgment execution under this Law.
2. The commune-level police chief shall advise and assist the commune-level People's Committee in organizing the performance of the tasks specified in Clause 1 of this Article.
Article 91. Obligations of persons subject to probation sentence
1. A person subject to probation sentence has the following obligations:
a/ To submit to the control and education by the commune-level People's Committee and local people; to refrain from leaving the place of probation without permission;
b/ To show up him/herself and report on his/ her observance of probation rules to the commune-level People's Committee in the place of probation once in the first week of a month;
c/ To be present at a prescribed place when summoned by the commune-level People's Committee or to give a plausible reason in case of absence;
d/ To strictly observe policies, laws and regulations of the local administration; to actively work, learn and reform him/herself into a person useful for the society;
e/ To declare his/her permitted temporary absence from the place of probation; to show up him/herself, produce the written permission and register his/her temporary residence or sojourn with the commune-level police office of the place of destination under regulations; to return to the place of probation within the prescribed time limit and show up him/herself to the commune-level People's Committee. If he/she leaves the place of probation without permission or in violation of the permission without plausible reasons, that time limit shall not be included in the probation sentence-serving duration.
2. Persons subject to probation sentence who intentionally refuse to perform the obligations specified in Clause 1 of this Article shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability.
Article 92. Rights of persons subject to probation sentence
1. To live with their families in places of probation.
2. To choose appropriate jobs, except for occupations, .sectors or jobs which they are banned from doing or working as specified by law; to enjoy their labor fruits.
3. To freely travel within communes, wards or townships of probation.
4. To be considered for exemption from the serving of the remainder of the probation sentence under Article 95 of this Law.
Article 93. Permission for persons subject to probation sentence to leave their places of probation
1. When having a plausible reason, a person subject to probation sentence may be permitted to leave his/her place of probation. The competence to grant permission is as follows:
a/ The chairperson of the commune-level People's Committee in the place of probation shall grant permission for travel within the district of the place of probation;
b/ The head of the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall grant permission for travel within the province of the place of probation;
c/ The head of the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall grant permission for travel out of the province of the place of probation.
2. The duration in which a person subject to probation sentence is permitted to be absent from the place of probation shall be decided by the person competent to grant the permission but must not exceed 10 days. In case such person needs medical treatment, his/her duration of absence from the place of probation may be equal to the duration of medical treatment at a health establishment.
Article 94. Supplementation of probation sentence execution dossiers
1. The commune-level People's Committee of the place of probation shall add to a probation sentence execution dossier the following documents:
a/ A written commitment of the person subject to probation sentence;
b/ A written assessment of the process of the serving of the probation sentence;
c/ The court decision to exempt from serving the remainder of the probation sentence;
d/ Other related documents.
2. The commune-level People's Committee of the place of probation shall hand over a dossier specified in Clause 1 of this Article to the criminal judgment execution agency of the district-level police office under Clause 3, Article 89 of this Law. The dossier handover and receipt shall be recorded in a minutes to be included in the dossier.
Article 95. Procedures for exemption from the serving of the remainder of the probation sentence
1. At the request of the commune-level People's Committee of the place of probation, the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall compile a dossier to request the court at the same level to consider exemption from the serving of the remainder of the probation sentence. Such a dossier comprises:
a/ A copy of the legally effective judgment: a copy of the prison sentence execution decision;
b/ The written request of the commune-level People's Committee of the place of probation;
c/ The written request of the criminal judgment execution agency of the district-level police office;
d/ A petition of the person subject to the probation sentence for exemption from serving the sentence;
c/ Other related documents.
2. Within 15 days after receiving a dossier specified in Clause 1 of this Article, the competent court shall hold a meeting to consider the exemption and notify in writing such meeting to the same-level procuracy, which shall appoint a procurator to attend the meeting. In case the dossier needs to be supplemented, the time limit for holding a meeting shall be counted from the date of receipt of the supplemented dossier.
3. Within 3 working days after issuing a decision to exempt from serving the sentence, the court shall send such decision to the person enjoying the exemption, the same-level procuracy, the immediate superior procuracy, the court which has issued the judgment execution decision, the criminal judgment execution agency at the same level, the commune-level People's Committee in the place of probation, and the provincial-level Justice Department of the place-in which the court which has issued the exemption decision is based.
EXECUTION OF EXPULSION SENTENCE
Article 96. Expulsion sentence execution decisions
1. In case expulsion is the principal penalty or an additional penalty while the principal penalty is a fine, the court which has conducted the first-instance trial shall issue a judgment execution decision. Such a decision must clearly indicate the full name and position of the issuer; the judgment to be executed; the full name, date of birth and place of residence of the sentenced person; additional penalty(ies); and the name of the agency responsible for executing the sentence.
2. In case expulsion is an additional penalty, the judgment execution decision must fully indicate the principal penalty and the additional penalty, except the case specified in Clause 1 of this Article.
Article 97. Notification of expulsion sentence execution
1. A court which issues an expulsion sentence execution decision under Clause 1 of Article 96 of this Law shall promptly send this decision to the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department, the same-level procuracy and the provincial-level Justice Department of the place in which the issuing court is based. The criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall deliver the judgment execution decision to the sentenced person and promptly notify such to the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam, the diplomatic representation mission or the consular office of the country of which the sentenced person is a citizen or the representative office of the international organization in which he/she works, and the agency or organization which has guaranteed his/her entry in Vietnam. In case the sentenced person is in temporary detention, the decision shall be sent to the detention camp and the criminal judgment execution agency of the district-level police office in the place of detention for subsequent delivery to such person.
2. In case an inmate is subject to the additional penalty of expulsion under Clause 2, Article 96 of this Law, 2 months before the expiration of the prison sentence term, the warden of the prison notify in writing to such inmate and the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department of the place in which the prison is based. The criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall notify such to the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam, the diplomatic representation mission or the consular office of the country of which the person subject to the expulsion sentence is a citizen or the representative office of the international organization in which he/she works, and the agency or organization which has guaranteed his/ her entry in Vietnam.
Article 98. Expulsion sentence execution dossiers
1. Criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments shall compile expulsion sentence execution dossiers.
2. An expulsion sentence execution dossier comprises:
a/ A copy of the legally effective judgment; the expulsion sentence execution decision or a copy of the prison sentence execution decision in case expulsion is an additional penalty;
b/ A copy of the passport or a copy of a valid substitute paper of the sentenced person;
c/ Written certification of complete serving of other penalties or fulfillment of other obligations;
d/ Other related documents.
1. Pending his/her exit from Vietnam, a person subject to the expulsion sentence shall stay in a place designated by the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department.
2. The criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall send a person subject to expulsion to an accommodation establishment of the Ministry of Public Security in case he/she:
a/ Has no place of permanent residence or temporary residence:
b/ Has illegally entered the country or committed a serious, very serious or extremely serious crime;
c/ Has left the previously designated accommodation establishment without permission or failed to comply with management and supervision measures of a competent agency;
d/ Has committed an illegal act or is believed to be likely to commit an illegal act pending his/ her exit:
e/ Has escaped, prepared for escape or otherwise obstructed the execution of the expulsion sentence;
f/ Has contracted a particularly dangerous infectious disease specified in the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases;
g/ Wishes to stay in an accommodation establishment.
3. Procedures for sending a person subject to the expulsion sentence to an accommodation establishment are as follows:
a/ In case he/she is on bail, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall escort him/her to an accommodation establishment;
b/ In case he/she is in temporary detention, the detention camp or the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place of detention shall, upon receiving the judgment execution decision, hand over him/her to the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department for escorting him/her to an accommodation establishment:
c/ If the inmate subject to the additional penalty of expulsion has completely served the prison sentence, the prison shall hand over him/ her to the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department for escorting him/her to an accommodation establishment.
4. In case a person subject to the expulsion sentence dies pending his/her exit from Vietnam, the designated accommodation establishment or place of stay shall promptly notify the death to the criminal judgment execution agency of the provincial level police department, an investigative agency or a competent procuracy for identifying the cause of the death. The criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall notify the death in writing or via telegraph to the court which has issued the expulsion sentence execution decision, the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam, the diplomatic mission or consular office of the country of which he/she is a citizen or the representative office of the international organization in which he/she works and the agency or organization which has guaranteed his/her entry in Vietnam. After obtaining permission of a competent agency, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall organize his/her burial. In case his/her relative or lawful representative requests to receive his/her corpse for burial and bear burial expenses, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall consider and settle the request.
5. The Government shall specify food rations, accommodation and other daily-life activities, visits, medical examination and treatment for persons subject to the expulsion sentence during their stay in accommodation establishments, and expenses for burial of those who die in these establishments.
Article 100. Handling of cases of run-away persons subject to the expulsion sentence
1. In case a person subject to the expulsion sentence escapes, the designated accommodation establishment or place of stay shall make a minutes thereon and promptly notify such to the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department of the place in which exists the designated accommodation establishment or place of stay. Upon receiving such notice, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall promptly organize the pursuit of the runaway. If the pursuit is in vain, it shall issue a pursuit warrant within 7 days.
2. If the run-away person surrenders him/ herself, the receiving agency shall make a minutes thereon and notify such to the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department for the latter to receive and send him/her to an accommodation establishment.
Article 101. Compulsion of exit from Vietnamese territory
1. Upon the expiration of the time limit for a person subject to the expulsion sentence to leave the Vietnamese territory, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall coordinate with a competent immigration management agency in checking the personal identity paper of such person and escort him/her to the place of exit and compel his/her to leave the Vietnamese territory. Such person may carry along his/her lawful personal possessions on his/her exit. Within 10 days after completely executing the expulsion sentence, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall notify the execution to the court which has issued the judgment execution decision, the same-level procuracy and the national center for personal judicial records.
2. The court which has issued the judgment execution decision is competent to decide on prolongation of the time limit for compelled exit from the Vietnamese territory of the sentenced person who:
a/ Is seriously ill or under intensive medical care and therefore unable to move as certified by a medical agency or a provincial- or higher-level hospital;
b/ Is currently serving another judgment or performing another obligation under Vietnam's law; or,
c/ Cannot leave the Vietnamese territory for a plausible reason as certified by the head of the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department.
Article 102. Expulsion expenses
Persons serving the expulsion sentence shall bear all air, road, railway and sea travel fares for their exit from the Vietnamese territory. In case such a person is unable to bear these expenses him/herself, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall coordinate with the immigration management agency in requesting the diplomatic mission or consular office of the country of which such person is a citizen or the representative office of the international organization in which he/she works or the agency or organization which has guaranteed his/her entry in Vietnam to pay expenses for sending him/her to his/her country. In case a request has already been made but such agency or organization still fails to pay expenses and expulsion must be executed immediately for a national security reason, the head of the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall report such to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security for decision on use of the slate budget to pay air, road, railway and sea travel fares for such person.
EXECUTION OF THE SENTENCE OF DEPRIVATION OF CERTAIN CIVIL RIGHTS
Article 103. Procedures for execution of the sentence of deprivation of certain civil rights
1. Two months before the expiration of the term of the prison sentence against an inmate subject to the additional sentence of deprivation of certain civil rights, the warden of the prison or detention camp, or the head of the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department in case this inmate serves the sentence at the criminal judgment execution agency of the district-level police office, shall notify in writing the execution of the additional penalty to the commune-level People's Committee, the criminal judgment execution agency of the district-level police office and the district-level people's procuracy of the place in which this inmate will come to reside.
2. After an inmate subject to the additional sentence of deprivation of certain civil rights completely serves the prison sentence, the prison or detention camp shall send the certificate of complete serving of the prison sentence and copies of the judgment and judgment execution decision to the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which this inmate will come to reside.
3. Within 5 working days after receiving the documents specified in Clause 2 of this Article, the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the inmate will come to reside shall compile a dossier for execution of the sentence of deprivation of certain civil rights and notify such to the commune-level People's Committee of the locality in which the inmate comes to reside. Such a dossier comprises:
a/ A copy of the legally effective judgment; a copy of the prison sentence execution decision;
b/ The certificate of complete serving of the prison sentence;
c/ Other documents related to the judgment execution.
4. In case a person subject to the sentence of deprivation of certain civil rights is allowed to serve a suspended sentence, the court which has issued the judgment execution decision shall send copies of the judgment and the judgment execution decision to the criminal judgment execution agency of the district-level police office. The criminal judgment execution agency of the district-level police office shall compile a dossier and notify such to the agency in which such person works or the commune-level People's Committee of the place in which such person resides.
5. The criminal judgment execution agency of the district-level police office shall monitor and supervise the execution of the sentence of deprivation of certain civil rights under the court judgment. Upon the expiration of the sentence term, the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall grant a certificate of complete serving of the sentence of deprivation of certain civil rights. Such certificate shall be sent to the sentenced person, the commune-level People's Committee of the place in which he/she resides, the court which has issued the judgment execution decision and the provincial-level Justice Department of the place in which the certificate-issuing criminal judgment execution agency is based.
Article 104. Deprivation of the right to elect or stand as candidates for deputies to a state power agency
1. During the period of deprivation of the right to elect or stand as a candidate for a deputy to a state power agency, a sentenced person may neither elect nor stand as a candidate for a deputy to a state power agency.
2. A commune-level People's Committee may not include a person subject to deprivation of the right to elect deputies to a slate power agency in a list of electors. In case a person whose name has been included in a list of electors but he/she has the right to election deprived of by a court before the vote-casting time, the commune-level People's Committee shall delete his/her name from the list of electors, withdraw his/her elector card and notify such to the criminal judgment execution agency of the district-level police office.
Article 105. Deprivation of the right to work in state agencies
1. During the period of deprivation of the right to work in state agencies, a sentenced person may neither apply for a job nor continue working in a state agency.
2. In case a sentenced person who is a cadre, civil servant or public employee in a state agency is deprived of the right to work in state agencies, the agency in which he/she works shall issue a decision or request a competent state agency to issue a decision to compel such person to resign from office or stop working during the period of deprivation of the right to work in state agencies.
Article 106. Deprivation of the right to serve in people's armed forces
1. During the period of deprivation of the right to serve in people's armed forces, a sentenced person may not conscribe him/herself for military service; may neither be recruited nor continue working as a civil servant, public employee or defense worker in the People's Army; may neither be recruited nor continue serving in the People's Public Security Force.
2. In case a sentenced person who is a serviceman, civil servant, public employee or defense worker in the People's Army or who serves in a People's Public Security Force agency or unit is deprived of the right to serve in people's armed forces, the unit in which he/she serves or works shall issue a decision or request a competent agency to issue a decision to compel him/her to leave people's armed forces.
EXECUTION OF THE SENTENCE OF BAN FROM HOLDING CERTAIN POSITIONS, PRACTICING CERTAIN PROFESSIONS OR PERFORMING CERTAIN JOBS
Article 107. Procedures for execution of the sentence of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs
1. Two months before the expiration of the term of the prison sentence against an inmate subject to the additional sentence of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs, the warden of the prison or detention camp, or the head of the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which this inmate serves the prison sentence shall notify in writing the execution of the sentence of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs to the commune-level People's Committee, the criminal judgment execution agency of the district-level police office and the district-level people's procuracy of the place in which this inmate will come to reside or to the criminal judgment execution agency and the procuracy of the military zone in which the unit such person will work in is based.
2. Right after an inmate subject to the additional sentence of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs completely serves the prison sentence, the prison, detention camp or criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall send the certificate of complete serving of the prison sentence and copies of the judgment and the judgment execution decision to the criminal judgment execution agency of the district-level police office and the district-level procuracy of the place in which this inmate will come to reside or to the criminal judgment execution agency and the procuracy of the military zone in which the unit such person will work in is based.
3. Within 5 working days after receiving the documents specified in Clause 2 of this Article, the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone shall compile a dossier for execution of the sentence of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs and notify such in writing to the commune-level People's Committee of the locality in which the sentenced person will reside. Such a dossier comprises;
a/ A copy of the legally effective judgment; a copy of the prison sentence execution decision;
b/ The certificate of complete serving of the prison sentence;
c/ Other documents related to the judgment execution.
4. In case a person subject to an additional penalty of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs is obliged to serve the principal penalty of caution, fine or non-custodial reform or is allowed to serve a suspended sentence, the term of the ban on holding certain positions, practicing certain professions or doing certain jobs shall be counted from the date the judgment becomes legally effective. The court which has issued the judgment execution decision shall send copies of the judgment and the judgment execution decision to the criminal judgment execution agency of the district-level police office and procuracy of the place in which such person will reside or the criminal judgment execution agency and procuracy of the military zone in which the unit such person will work in is based. Upon receiving the judgment execution decision, the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone shall compile a dossier and notify such to the agency, organization or army unit in which the person serving the sentence will work or the commune-level People's Committee of the place in which such person will reside.
5. The criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone shall monitor and supervise the serving of the sentence of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs under the court judgment. Upon the expiration of the sentence term, the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall grant a certificate of complete serving of the sentence. Such certificate shall be sent to the sentenced person, the commune-level People's Committee of the place in which he/ she resides, the agency, organization or army unit in which he/she works, the court which has issued the judgment execution decision and the provincial-level Justice Department of the place in which the certificate-issuing criminal judgment execution agency is based.
Article 108. Rights and obligations of persons serving the sentence of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs
1. A person serving the sentence of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs has the following rights:
a/ To stand as a candidate for, be appointed or promoted to a position, practice a profession or do a job not subject to the ban;
b/ To resume holding a position, practicing a profession or doing a job subject to the ban after completely serving the sentence;
c/ To be granted a certificate of complete serving of the sentence upon the expiration of the sentence term.
2. While being banned from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs, a sentenced person has the following obligations:
a/ To report on positions, professions or jobs he/she is banned from holding, practicing or doing to the agency or organization in which he/ she works and to the commune-level People's Committee of the place in which he/she resides;
b/ To refrain from further holding, practicing or doing or to be forced to refuse holding, practicing or doing certain positions, professions or jobs subject to the ban;
c/ To refrain from standing as a candidate for a position subject to the ban;
d/ To show up him/herself when being summoned by a competent agency in relation to his/her judgment execution.
Article 109. Responsibilities to execute the sentence of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs
1. The agency or organization in which a sentenced person works shall:
a/ Issue a decision to relieve him/her of a position he/she is banned from holding or request a competent authority to issue such a decision and publicly notify it within the agency or organization;
b/ Refrain from nominating, promoting, appointing or arranging him/her to a position, job or profession banned to him/her;
c/ Report judgment execution results to the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone;
d/ Notify the agency or organization in which he/she is transferred to work of his/her serving of the sentence. This agency or organization shall comply with Points a, b and c of this Clause.
2. The commune-level People's Committee of the place in which a sentenced person resides shall:
a/ Publicly notify the judgment in the place in which he/she comes to reside;
b/ Report on judgment execution results to the criminal judgment execution agency of the district-level police office;
c/ In case he/she moves to a new place of residence, notify the commune-level People's Committee in this place of his/her serving of the sentence. The commune-level People's Committee the new place of residence shall comply with Points a and b of this Clause.
EXECUTION OF JUDICIAL MEASURES
Section I. GENERAL PROVISIONS ON EXECUTION OF JUDICIAL MEASURES
Article 110. Decisions to apply judicial measures
1. Decisions to apply judicial measures include:
a/ Decisions of courts or procuracies to apply the measure of compulsory medical treatment;
b/ Judgments or decisions of courts to apply the measure of sending minor offenders to a reformatory or educating them in communes, wards or townships.
2. A decision to apply a judicial measure must clearly indicate the name of the agency and full name and position of the issuer; full name, date of birth and place of residence of the person subject to the judicial measure; and name of the agency responsible for the execution.
3. Within 3 working days after issuing a decision, the issuing agency shall send such decision to the following individual and agencies:
a/ The person subject to the judicial measure or his/her lawful representative;
b/ The same-level procuracy, in case the decision is issued by a court;
c/ The criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the person subject to the judicial measure resides;
d/ The mental hospital, in case of compulsory medical treatment:
e/ The agency which has requested the court or procuracy to apply the measure of compulsory medical treatment.
Article 111. Principles of execution of judicial measures
1. Compliance with the Constitution and laws and assurance of the interests of (he State and the lawful rights and interests of organizations and individuals.
2. Strict observance of legally effective judgments and decisions by agencies, organizations and individuals.
3. Guarantee of socialist humanism: respect for the dignity and lawful rights and interests of persons subject to judicial measures.
4. Guarantee of education of and assistance for minor offenders in correcting their errors, developing healthily and becoming persons useful for the society.
5. Guarantee of medical treatment and care and functional rehabilitation for persons subject to the measure of compulsory medical treatment and prevention of their commission of acts dangerous to the society.
6. Guarantee of participation of agencies, organizations, individuals and families in education and reformation of persons subject to judicial measures.
Article 112. Prohibited acts in the execution of judicial measures
1. Organizing an escape or escaping from a reformatory; organizing an escape or escaping while being escorted for execution of judicial measures; rescuing persons being escorted for execution of judicial measures.
2. Failing to comply with decisions to apply judicial measures; obstructing or opposing the implementation of internal rules or regulations on the execution of judicial measures or decisions or requests of competent agencies or persons in executing judicial measures.
3. Inciting, instigating, dragging, enticing, helping or forcing others to violate the law on execution of judicial measures; infringing upon the life, health, honor, dignity and assets of persons responsible for executing judicial measures.
4. Giving, taking or acting as intermediaries for bribes or causing troubles in the execution of judicial measures; infringing upon the lawful rights and interests of persons subject to judicial measures.
5. Abusing ones' positions and powers to request or not to request exemption from the execution or reduction of the term of judicial measures, postponement or termination of the execution of judicial measures in contravention of law.
6. Granting or refusing to grant decisions, certificates, written certifications or other papers on the execution of judicial measures in contravention of law.
7. Falsifying dossiers or records of execution of judicial measures.
Article 113. Agencies and organizations tasked to execute judicial measures
1. Mental hospitals are tasked to execute the measure of compulsory medical treatment.
2. Reformatories are tasked to execute the measure of sending to a reformatory.
3. People's Committees of communes, wards or townships are tasked to execute the measure of education in communes, wards or townships.
Article 114. Tasks and powers of procuracies in executing judicial measures
1. Tasks and powers of procuracies in applying and executing judicial measures comply with the provisions of this Chapter.
2. Procuracies shall supervise the observance of law by agencies, organizations and individuals in executing judicial measures under this Law and relevant laws.
Article 115. Guarantee of conditions for execution of judicial measures
1. The State guarantees physical foundations and funds for execution of judicial measures.
2. The State encourages agencies, organizations, individuals and families to participate in educating persons subject to judicial measures in communes, wards, townships or reformatories.
Section 2. EXECUTION OF THE MEASURE OF COMPULSORY MEDICAL TREATMENT
Article 116. Competence to request application of the judicial measure of compulsory medical treatment, dossiers for sending persons to an establishment for compulsory medical treatment
1. The competence to request application of the judicial measure of compulsory medical treatment is as follows:
a/ An agency which has accepted and is handling a case at the stage of investigation is competent to request application of the measure by the same-level procuracy;
b/ A prison, detention camp or criminal judgment execution agency of a provincial-level police department at the stage of judgment execution is competent to request application of the measure by a provincial-level people's court of the place or the military court of the military zone in which it is based.
2. An agency requesting application of the judicial measure of compulsory medical treatment shall compile a dossier for sending a person to an establishment for compulsory medical treatment. Such a dossier comprises:
a/ A decision of a procuracy or court to apply the measure of compulsory medical treatment:
b/ Conclusions of a medical examination council;
c/ Resume of the person subject to compulsory medical treatment;
d/ Other related documents.
3. A court or procuracy which has decided at its own initiative to apply the judicial measure of compulsory medical treatment shall compile a dossier and request an agency currently handling the case at the stage of investigation or a prison, detention camp or criminal judgment execution agency of a district-level police office at the stage of judgment execution to send the person concerned to an establishment for compulsory medical treatment.
Article 117. Sending of persons to establishments for compulsory medical treatment
1. Upon receiving a decision to apply the measure of compulsory medical treatment, an agency currently handling a case at the stage of investigation or a prison, detention camp or criminal judgment execution agency of a district-level police office shall hand over the person subject to compulsory medical treatment and his/ her dossier to a mental hospital designated under a procuracy or court decision, and concurrently send copies of the decision to apply the measure of compulsory medical treatment to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense.
2. The designated mental hospital shall receive the person subject to compulsory medical treatment and his/her dossier, and make a minutes on the handover and receipt. The agency responsible for sending the person to the mental hospital shall notify his/her family or relatives of the establishment in which he/she is medically treated.
Article 118. Medical treatment for persons subject to compulsory medical treatment
1. Mental hospitals shall manage and organize medical treatment for persons subject to compulsory medical treatment and may not discriminate against these persons.
2. During the period of compulsory medical treatment, relatives of a person subject to compulsory medical treatment may meet and jointly take care of such person and shall strictly comply with the mental hospital's regulations on patient visits and care.
3. In case a person subject to compulsory medical treatment escapes, the mental hospital shall make a minutes thereon and promptly notify such to the agency which has requested application of the measure of compulsory medical treatment and his/her family for coordination in pursuing and sending him/her back to the hospital.
4. Expenses for treatment of persons subject to compulsory medical treatment shall be paid by the State.
Article 119. Termination of execution of the measure of compulsory medical treatment
1. When a person subject to compulsory medical treatment has fully recovered, the director of the mental hospital shall notify such to the agency which has requested application of this measure so that the latter requests a medical examination council to examine such person's illness.
Based on the conclusion of the medical examination council that such person has fully recovered, the agency which has requested application of the measure of compulsory medical treatment shall request the court or procuracy which has issued the decision to apply the measure to issue a decision to terminate the execution of this measure.
2. The court or procuracy which has issued the decision to terminate the execution of the measure of compulsory medical treatment shall send this decision to the agency which has requested application of this measure for subsequent notification to the mental hospital and relatives of the person subject to the measure.
3. After receiving the termination decision from the court, the agency which has requested application of the measure of compulsory medical treatment shall come to receive the person subject to compulsory medical treatment. In case such decision is issued by a procuracy, upon receiving this decision, relatives of the person subject to compulsory medical treatment shall come to receive such person. The handover and receipt must be recorded in a minutes, clearly indicating the duration of medical treatment at the mental hospital.
Article 120. Handling of cases in which persons subject to compulsory medical treatment die
1. In case a person subject to compulsory medical treatment dies, the director of the mental hospital shall promptly notify such to an investigative agency or the provincial-level procuracy of the place in which the hospital is based for identifying the cause of the death and notify it to relatives of the deceased and agencies specified in Clauses 1 and 3, Article 116 of this Law.
2. After obtaining permission of competent investigative agency and procuracy, the hospital shall organize the burial. Burial expenses shall be paid by the state budget. In case relatives of the deceased wish to receive the corpse for burial and bear burial expenses, the hospital shall hand over the corpse to them for burial.
Section 3. EXECUTION OF THE MEASURE OF EDUCATION OF MINORS IN COMMUNES, WARDS OR TOWNSHIPS
Article 121. Procedures for execution of the measure of education in a commune, ward or township
1. A court which has issued a judgment or decision to apply the measure of education of a minor in a commune, ward or township shall send the judgment or decision to such minor and the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which he/she is educated.
Within 3 working days after receiving the court judgment or decision, the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall send copies thereof to the commune-level People's Committee and the social organization or school designated by the court to supervise and educate the minor.
2. The chairperson of the commune-level People's Committee, the head of the social organization or the principal of the school designated by the court to supervise and educate the minor shall:
a/ Compile a dossier for monitoring and assign a person to directly supervise and educate the minor;
b/ Summon the minor subject to supervision and education and invite his/her lawful representative and the person assigned to directly supervise and educate him/her to its office to notify the assignment of a person to directly supervise and educate the minor; the rights and obligations of the minor and his/her lawful representative; the rights and obligations of the person directly supervising and educating the minor; and the term of the measure;
c/ In case the minor changes his/her place of residence or learning, within 3 working days after he/she moves to a new place, notify such in writing to the criminal judgment execution agency of the district-level police office for transferring the supervision and education dossier to the commune-level People's Committee of the place in which he/she comes to reside, the agency, social organization or school in which he/she comes to learn. The commune-level People's Committee in the new locality or the new agency, social organization or school shall perform the tasks specified in this Law;
d/ Once every 3 months, report to the criminal judgment execution agency of the district-level police office on the serving of the measure by the minor;
e/ When the minor has served half of the sentence term and show considerable improvements, compile a dossier to request the criminal judgment execution agency of the district-level police office to consider and request a competent court to terminate the execution of the measure.
3. Within 5 days before the expiration of the term of the measure of education in a commune, ward or township against the minor, the chairperson of the commune-level People's Committee, the head of the social organization or the principal of the school designated by the court to supervise and educate the minor shall send a written notice enclosed with the dossier to the criminal judgment execution agency of the district-level police office for granting a certificate of complete serving of this measure. Upon the expiration of the term of the measure, the head of the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall grant a certificate and send it to the minor, the chairperson of the commune-level People's Committee, the head of the social organization or (he principal of the school designated by the court to supervise and educate the minor, and the court which has issued the decision to apply the measure.
Article 122. Tasks of persons directly supervising and educating minors
1. To take the initiative in meeting these minors in order to identify the causes of, conditions and circumstances for their offenses and know their feelings and aspirations, and guide them in properly realizing his/her commitments and fulfilling other obligations under this Law.
2. To collaborate with families, schools, Youth Union organizations and related organizations in the places in which these minors reside or learn in supervising and educating them.
3. To report on a monthly basis to chairpersons of commune-level People's Committees, heads of social organizations and principals of schools who have assigned persons to directly supervise and educate these minors on the serving of the measure by these minors; and to promptly propose measures to prevent and handle these persons when they commit illegal acts.
Article 123. Rights and obligations of minors subject to education in communes, wards or townships
1. A minor subject to education in a commune, ward or township has the following rights:
a/ To be treated without discrimination: to be entitled to assistance and favorable conditions for their learning, work and entertainment in the community;
b/ To be considered by a court for ahead-of-time termination of the measure of education in a commune, ward or township under this Law;
c/ Other rights provided for by law.
2. A minor subject to education in a commune, ward or township has the following obligations:
a/ To make a written commitment with the commune-level People's Committee or the agency, social organization or school designated to supervise and educate him/her to strictly observe law; to actively learn, correct his/her errors, train him/herself and work. His/her commitment must have opinions of his/her lawful representative;
b/ To submit to supervision and education by the person assigned to directly supervise and educate him/her;
c/ To send once every three months a written self-criticism about the realization of his/her commitment to the chairperson of the commune-level People's Committee, the head of the social organization or the principal of the school designated to supervise and educate him/her. Such written self-criticism must contain assessments of the person directly supervising and educating him/her:
d/ To ask for permission of the person directly supervising and educating him/her before leaving his/her place of residence for more than 30 days.
Section 4. EXECUTION OF THE MEASURE OF SENDING MINOR OFFENDERS TO A REFORMATORY
Article 124. Procedures for execution of the measure of sending minor offenders to a reformatory
1. Within 3 working days after issuing a judgment or decision to apply the measure of sending a minor offender to a reformatory- the court shall send such judgment or decision to the minor and the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which he/she resides.
2. Within 3 working days after receiving the court judgment or decision, the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the minor resides shall report such to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security for issuance of a decision to send him/her to a reformatory.
3. Within 3 working days after receiving the report of the criminal judgment execution agency of the district-level police office, the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security shall issue a decision to send the minor to a reformatory and send it to the criminal judgment execution agency of the district-level police office.
4. Within 5 working days after receiving the decision of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security, the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall compile a dossier and hand over the minor to the reformatory. Such a dossier comprises:
a/ A copy of the court judgment or decision;
b/ The decision to send the minor to a reformatory:
c/ The minor's resume certified by the commune-level People's Committee;
d/ The personal identification statement;
e/ Other related documents.
5. Upon receiving the person subject to the measure of sending to a reformatory (below referred to as pupil), the principal of the reformatory shall examine the dossier and make a minutes on the handover and receipt. Within 5 working days after receiving the pupil, the principal of the reformatory shall notify the receipt of the pupil to his/her parents or lawful representative.
Article 125. Postponement of the serving of the measure of sending to a reformatory
1. A minor may be allowed to postpone the serving of the measure of sending to a reformatory in the following cases:
a/ He/she is seriously ill, receiving an intensive medical care or physically unable lo move as certified by a medical treatment establishment or a hospital of district or higher level;
b/ He/she has another plausible reason as certified by the head of the criminal judgment execution agency of the district-level police office,
2. The criminal judgment execution agency of the district-level police office shall carry out procedures for requesting the court which has issued the decision to apply the measure of sending to a reformatory to consider and decide on the postponement. The court issuing the decision to postpone the serving of the judicial measure shall send this decision to the criminal judgment execution agency of the district-level police office, the same-level procuracy and the person allowed to postpone the serving of the judicial measure.
3. When the reason for postponement specified in Clause 1 of this Article no longer exists, the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall notify such to the court for issuance of an execution decision.
Article 126. Handling of cases in which persons subject to the judicial measure of sending to a reformatory escape
1. In case a person against whom a decision to apply the measure of sending to a reformatory has been issued escapes, the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which he/she resides shall issue a decision lo pursue and take him/her back to the reformatory and report results to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security.
2. Upon detecting a run-away person subject to the judicial measure who is being pursued, an individual, family, agency or organization shall report such to the nearest police office or administration or arrest and take him/her lo such an agency. Upon receiving and detaining such person, the police office shall make a minutes thereon and promptly send him/her to a reformatory.
Article 127. Management of pupils
1. Pupils shall submit to supervision and management of cadres and teachers of reformatories and strictly observe these reformatories' internal rules.
2. Depending on the pupils' age, gender, education as well as the nature and severity of offenses, reformatories shall divide pupils into groups and classes and assign teachers to directly take charge of them.
3. In case a pupil escapes, the principal of the reformatory shall issue a pursuit decision and organize the pursuit. The period during which a pupil escapes shall not be included in the period of execution of the measure of sending to a reformatory. A run-away pupil who resists the arrest will be subject to a necessary coercive measure as specified by law. People's Committees and police offices at all levels shall coordinate with one another in pursuing and arresting run-away pupils. Anyone who detects a pursued pupil shall promptly notify such to the nearest police office or People's Committee or arrest and take him/her to such an agency.
Upon arresting or receiving a run-away pupil, the police office shall make a written minutes take testimonies of, detain and manage such person, and promptly notify such to the reformatory which has issued a pursuit decision. Upon receiving such notification, the reformatory shall promptly send a person to receive and take the run-away pupil back to the reformatory. The handover and receipt of run-away pupils must be recorded in minutes. The detention period shall be included in the period of execution of the measure of sending to a reformatory.
Article 128. Implementation of transfer orders
1. Upon receiving a written request of a competent procedure-conducting agency or person for transfer of a pupil, the head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security shall issue a transfer order.
2. When necessary to transfer a pupil for educational or medical examination and treatment purposes, the principal of the reformatory shall issue a transfer order.
3. A transfer order must contain details specified in Clause 4, Article 35 of this Law.
4. The transfer-requesting agency shall receive the transferred pupil and return him/her to the reformatory within the time limit indicated in the transfer order, and make a minutes of the handover and receipt. Expenses for travel and accommodation of transferred pupils shall be paid from the state budget by agencies receiving them.
The transfer period shall be included in the period of serving the measure of sending to a reformatory.
Article 129. General education, vocational educational and job training
1. Pupils in reformatories shall be provided with general education, vocational education and job training under programs promulgated by the Ministry of Education and Training, the Ministry of Public Security and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
General education is compulsory for pupils who have not yet completed primary education or lower secondary education. Appropriate forms of education shall be organized for other pupils depending on practical capability and conditions.
2. After class, pupils shall participate in labor activities organized by their reformatories. Reformatories shall assign jobs suitable to the age and health of pupils so as to assure their normal physical development and may not assign heavy, dangerous or hazardous jobs to them.
The labor time of a pupil must not exceed 2 hours per day. The learning and labor lime of a pupil must not exceed 7 hours per day and 35 hours per week.
Pupils' labor fruits shall be used for improving their living and learning conditions.
3. Pupils are entitled to days off being Saturdays, Sundays and public holidays as specified by law.
4. Expenses for purchase of textbooks and notebooks and learning equipment for pupils shall be covered by the state budget.
Article 130. Examination, assessment and grading of pupils and organization of exams
1. Reformatories shall organize examination, assessment and ranking of their pupils and organize term, year-end and grade exams, exams for selection of excellent pupils or other exams.
2. Mark books, school reports, dossiers and forms relevant to the learning of pupils shall be made according to forms uniformly set by the Ministry of Education and Training.
3. General education and job training certificates granted by reformatories to their pupils are as valid as certificates granted by general education and job training schools.
Article 131. Cultural, artistic, entertainment and recreational activities
After learning or laboring hours, pupils may participate in cultural activities, art performances, sports and physical exercise, read books and newspapers, watch television and other recreational activities organized by reformatories.
Article 132. Meals and clothing of pupils of reformatories
1. Pupils arc entitled to standard rations of rice, vegetable, meat, fish, sugar, fish sauce, seasonings, salt and fuel.
On public holidays and the calendar new year day, pupils shall be provided with higher food rations not exceeding three times the normal daily one. On the lunar new year days, pupils shall be provided with higher food rations not exceeding five times the normal daily one.
Meals for ill, diseased or injured pupils shall be prescribed by medical doctors.
Drinking water and water for daily-life activities of pupils must be clean water meeting the criteria prescribed by the health sector.
2. Annually, pupils shall be provided with clothing, blankets, mats, mosquito nets and other items for daily-life use. Female pupils will be additionally provided with items necessary for their personal hygiene.
3. The Government shall specify this Article.
Article 133. Lodging conditions and daily-life items of pupils
1. Depending on the gender, age, personal characteristics, nature and severity of offense of each pupil, a reformatory shall arrange a suitable lodging place for him/her in a communal room. Such a room must be airy in summer, tight in winter and environmentally sanitary. The minimum sleeping space for each pupil is 2.5 square meters (m2).
2. Pupils shall be provided with beds and mats and may use their personal items in daily life activities, except those banned in reformatories-Items necessary for daily life activities of pupils shall be lent or provided by reformatories.
Article 134. Healthcare for pupils
1. Pupils shall be given periodical health checks. Ill, diseased or injured pupils shall be treated in medical facilities of reformatories. For pupils whose illness, diseases or injuries are beyond the treatment capacity of their reformatories, their principals shall decide to send them to a state medical treatment establishment. Expenses for medical examination and treatment shall be paid by reformatories.
2. Expenses for medical examination and treatment specified in Clause 1 of this Article shall be paid under the Government's regulations. Expenses for detoxification or treatment of drug-addicted or HTV/AIDS-affected pupils in these reformatories shall be paid as stale allocations for drug addict detoxification centers within prescribed limits upon request of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security. For pupils allowed to leave reformatories for medical treatment in their families, their families shall pay medical examination and treatment expenses.
Article 135. Handling of cases in which pupils die
In case a pupil dies, the principal of his/her reformatory shall promptly notify such to the provincial-level investigative agency and procuracy of the place in which the pupil dies for identifying the causes of the death and concurrently notify such to his/her relatives.
After obtaining permission of the investigative agency and procuracy for burial, the reformatory shall organize the burial and report such to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security for notification to the court which has issued the decision to apply the measure of sending to a reformatory. Burial expenses shall be paid by the state budget. In case relatives of the deceased wish to organize the burial themselves and pay burial expenses, the corpse of the deceased shall be handed over to their relatives. The burial shall be conducted in a secure, order and environmentally hygiene manner.
Article 136. Visits, correspondence and receipt of money, items and personal possessions of pupils
1. Pupils may meet their relatives at places of reception in their reformatories and strictly comply with regulations on visits.
2. Pupils may send and receive letters and presents, except liquor, beer, cigarettes, other stimulants and banned articles and cultural matters. Reformatories shall check letters and presents before they are sent or received by pupils. Pupils shall deposit their money or valuable papers at their reformatories for management and use under regulations of the reformatories.
Article 137. Termination of the serving of the measure of sending to a reformatory
A pupil who has served half of the term of the of sending to a reformatory and actively learned and trained him/herself and properly observed internal rules of the reformatory may be considered, at the proposal of the reformatory's principal, by the district-level court of the place in which the reformatory is based for ahead-of-time termination of the serving of the measure. The court issuing the termination decision shall send it to the pupil. the reformatory, the court which has issued the decision to apply the measure of sending to a reformatory, the same-level procuracy, and the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security. Upon receiving the decision, the principal of the reformatory shall carry out procedures for discharging the pupil.
Article 138. Commendation, reward, and handling of violations
1. Pupils who have strictly observed the law and internal rules of reformatories, recorded good or better learning results or merits are entitled to the following forms of commendation or reward under decisions of reformatory principals:
a/ Receiving commendation, certificates of merit or presents;
b/ Going on sightseeing trips organized by the reformatory.
2. Pupils who have violated learning or labor discipline or committed other acts in violation of internal rules of reformatories shall, depending on the nature and severity of their violations, be subjected to the following measures under decisions of reformatory principals:
a/ Reprimand;
b/ Caution;
c/ Special education in a separate room.
Pupils subject to special education shall make written self-criticisms and criticize themselves before their group or class.
3. Decisions on commendation, reward or handling of violations shall be inserted in dossiers of pupils.
Article 139. Procedures for pupils to be discharged from reformatory
1. At least 1 month before the expiration of the term of the measure of sending to a reformatory for a pupil, the principal of the reformatory shall notify in writing the commune-level People's Committee of the locality in which such pupil will come to reside and his/her family of the date of discharge from the reformatory.
2. On the last day of the term of the measure of sending to a reformatory, the principal shall issue a certificate of complete serving of the measure for the discharged pupil and send it to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security, the court which has issued the decision to apply the measure and the commune-level People's Committee of the place in which such pupil will come to reside.
3. When discharged from a reformatory, a pupil shall return all items lent by the reformatory and may receive his/her money, articles and personal possessions previously deposited at the reformatory, certificates of general education and job training, travel fare and meal allowance for their return to their places of residence. For a pupil who has made no considerable improvement by the expiration of the term of the measure of sending to a reformatory, the reformatory principal shall make a separate assessment and propose subsequent educational measures to be applied by the commune-level People's Committee and the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which such person will come to reside.
4. For a pupil who has completely served the measure of sending to a reformatory but whose parents and place of residence arc unknown, the reformatory shall contact and request the commune-level People's Committee of the place in which it is based to provide housing and employment or learning supports.
5. For an under-16, ill or diseased pupil who has no relative coming to receive him/her on the date of discharge, the reformatory shall assign a person to bring him/her back to his/her family or hand him/her over to the commune-level People's Committee of the place in which he/ she will come to reside.
6. Within 10 days after the dale of discharge, a pupil who has completely served the measure of sending to a reformatory shall report him/herself to the commune-level People's Committee of the place in which he/she comes to reside.
Article 140. Expenses for execution of the measure of sending to a reformatory
1. Expenses for execution of the measure of sending to a reformatory shall be paid by the state budget. The criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security shall make annual budget estimates for execution of the measure of sending to a reformatory and incorporate them in its annual budget estimates for submission to the Ministry of Finance for consideration and submission to a competent authority for decision.
2. Reformatories may receive material supports of local People's Committees, domestic agencies, organizations and individuals, foreign individuals and organizations for organizing general education, vocational education, job training, and purchase of learning equipment and daily-life items for their pupils.
INSPECTION OF EXECUTION OF CRIMINAL JUDGMENTS
Article 141. Tasks and powers of procuracies in inspecting criminal judgment execution
In inspecting criminal judgment execution, a procuracy has the following tasks and powers:
1. To request courts at the same level and lower levels to issue decisions to execute criminal judgments in accordance with law;
2. To request courts, criminal judgment execution agencies, agencies and organizations assigned to perform some tasks of criminal judgment execution to self-examine their criminal judgment execution and notify examination results to it; to supply dossiers and documents related to criminal judgment execution;
3. To detect and promptly handle illegal acts in the criminal judgment execution according to its competence; to decide on immediate release of persons currently serving groundless and unlawful prison sentences;
4. To inspect on a periodical or extraordinary basis the observance of law in the judgment execution by criminal judgment execution agencies at the same level and lower levels, agencies and organizations assigned to perform some tasks of criminal judgment execution; to inspect criminal judgment execution dossiers of criminal judgment execution agencies at the same level and lower levels, and agencies and organizations assigned to perform some tasks of criminal judgment execution. Provincial-level people's procuracies shall directly inspect the observance of law, make protests, proposals or requests regarding the execution of prison sentences by local prisons;
5. To request exemption from, postponement, suspension or termination of the serving of sentences; to participate in the consideration of reduction of the term of or exemption from serving sentences or judicial measures, or reduction of the probation term:
6. To make protests, proposals or requests regarding the execution of criminal judgments by courts, criminal judgment execution agencies at the same level and lower levels, agencies and organizations assigned to perform some tasks of criminal judgment execution and related persons; to request termination of the execution, amendment or annulment of unlawful decisions in the criminal judgment execution; to terminate illegal acts;
7. To receive and settle complaints and denunciations about management and education of persons subject to prison sentence; to inspect the observance of law in the settlement of complaints and denunciations about criminal judgment execution;
8. To institute lawsuits or request investigative agencies to institute criminal lawsuits upon detecting signs of crime in the criminal judgment execution under law.
Article 142. Inspection of the observance of law in the settlement of complaints and denunciations
1. Procuracies shall directly inspect the settlement of complaints and denunciations by courts, criminal judgment execution management agencies, criminal judgment execution agencies, and agencies and organizations assigned to perform some tasks of criminal judgment execution.
2. In inspecting the settlement of complaints and denunciations in the criminal judgment execution, procuracies may request courts, criminal judgment execution management agencies, criminal judgment execution agencies. and agencies and organizations assigned to perform some tasks of criminal judgment execution at the same level and lower levels:
a/ To issue documents on settlement of complaints and denunciations under Chapter XIII of this Law;
b/ To examine the settlement of complaints and denunciations falling within their competence and by their subordinates; to notify settlement results to procuracies;
c/ To supply dossiers and documents relevant to the settlement of complaints and denunciations to procuracies.
Article 143. Settlement of proposals, protests and requests, execution of procuracy decisions on criminal judgment execution
Agencies, organizations and individuals involved in the criminal judgment execution shall, within the ambit of their tasks and powers, examine, settle and reply to proposals, protests and requests, and execute procuracy decisions on criminal judgment execution.
Within 15 days after receiving protests specified in Clause 6, Article 141 of this Law, courts, criminal judgment execution management agencies, criminal judgment execution agencies, or agencies or organizations assigned to perform some tasks of criminal judgment execution shall issue replies. In case of disagreement with these protests, these agencies and organizations may lodge complaints with immediate superior procuracies, which shall settle these complaints within 15 days after receiving them. Decisions of immediate superior procuracies must be executed.
Criminal judgment execution agencies shall promptly execute decisions specified in Clause 3. Article 141 of this Law. Even if disagreeing with these decisions, they shall still execute them but may lodge complaints with immediate superior procuracies. Within 10 days after receiving a complaint, the director of the immediate superior procuracy shall settle it.
GUARANTEE OF CONDITIONS FOR EXECUTION OF CRIMINAL JUDGMENTS
Article 144. Guarantee of payrolls and personnel for criminal judgment execution
1. The Slate shall assure necessary payrolls and personnel for criminal judgment execution management agencies and criminal judgment execution agencies.
2. Persons engaged in criminal judgment execution must be provided with professional training and legal knowledge necessary for their assigned tasks and powers.
Article 145. Guarantee of physical foundations for criminal judgment execution
Based on requirements of criminal judgment execution, areas of operation and socio-economic conditions, the State shall assure physical foundations of criminal judgment execution management agencies and criminal judgment execution agencies, including land, offices and other works; equipment, weapons, supporting tools, vehicles, communications and professionally technical equipment and other physical and technical conditions. It shall prioritize assurance of physical foundations of agencies located in deep-lying, remote and mountainous regions, regions meeting with exceptional difficulties and areas of strategic importance to national security, social order and safety.
Article 146. Equipping and use of weapons, professionally technical equipment and supporting tools in criminal judgment execution
While executing criminal judgments, officers, non-commissioned officers, professional servicemen and soldiers of the People's Public Security Force and the People's Army shall be equipped with and allowed to use weapons, professionally technical equipment and supporting tools in accordance with law.
Article 147. Database on criminal judgment execution
1. The database on criminal judgment execution managed by the Ministry of Public Security constitutes part of the national database system of crime prevention and combat information and serves the state management of criminal judgment execution.
2. The development, data collection, storage, processing, protection, exploitation and use of the database on criminal judgment execution shall be specified by the Government.
Article 148. Allocation of funds for criminal judgment execution
The State shall allocate funds for criminal judgment execution activities. The estimation, use and settlement of funds for criminal judgment execution activities comply with the Law on the State Budget.
Article 149. Entitlements and policies for agencies, organizations and individuals engaged in criminal judgment execution
1. Cadres, civil servants; workers and public employees of the People's Public Security Force; defense workers and public employees and other persons performing criminal judgment execution tasks are entitled to entitlements and preferential policies provided for by law.
2. Officers, non-commissioned officers and soldiers of the People's Public Security Force; officers, non-commissioned officers, professional servicemen and soldiers of the People's Army performing criminal judgment execution tasks may be bestowed with titles or promoted to higher ranks of people's armed forces and enjoy entitlements arid preferential policies provided for by law.
3. Agencies, organizations and individuals that record merits in the execution of criminal judgments shall be commended and rewarded. Persons who suffer loss of life, health or property and their families enjoy entitlements and policies provided for by law.
SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS IN CRIMINAL JUDGMENT EXECUTION
Section L COMPLAINTS IN CRIMINAL JUDGMENT EXECUTION AND SETTLEMENT THEREOF
Article 150. Right to lodge complaints in criminal judgment execution
1. Criminally sentenced persons and other related agencies, organizations and individuals may lodge complaints about decisions or acts of agencies and persons competent to execute criminal judgments if they have grounds to believe that these decisions or acts are unlawful and infringe upon their lawful rights and interests.
2. The statute of limitations for lodging first-lime complaints is 30 days after receiving or becoming aware of a decision or an act of criminal judgment execution which (he complainant considers unlawful.
In case a person is unable to lodge his/her complaint within the statute of limitations due to illness, natural disaster or enemy sabotage or working or learning far away or another objective impediment, the period during which such impediment exists shall be excluded from the statute of limitations for lodging complaints.
For subsequent complaints, the applicable statute of limitations is 15 days after receiving a complaint settlement decision of a competent person.
Article 151. Cases in which a complaint about criminal judgment execution is not accepted for settlement
1. The complained decision or act is not directly related to the lawful rights and interests of the complainant.
2. The complainant has neither full civil act capacity nor a lawful representative, unless otherwise provided by law.
3. The representative has not paper evidencing that his/her representation is lawful.
4. The statute of limitations for lodging a complaint has expired.
5. The complaint has been already settled under a legally effective decision.
Article 152. Competence to settle complaints in criminal judgment execution
1. Chairpersons of commune-level People's Committees shall settle complaints about unlawful decisions or acts of agencies, organizations and individuals assigned to supervise and educate persons serving criminal sentences in their communes, wards or townships.
2. Heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall settle complaints about:
a/ Unlawful decisions or acts of deputy heads, officers, non-commissioned officers and soldiers under their agencies' management, except the case specified in Clause 8 of this Article;
b/ Unlawful decisions or acts of chairpersons of commune-level People's Committees;
c/ Complaint settlement decisions of chairpersons of commune-level People's Committees. Their legally effective complaint settlement decisions.
3. District-level police chiefs shall settle complaints about:
a/ Unlawful decisions or acts of heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices;
b/ Complaint settlement decisions of heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices. Their legally effective complaint settlement decisions.
4. Heads of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments shall settle complaints about unlawful decisions or acts of officers, non-commissioned officers and soldiers under their agencies' management, except the case specified in Clause 8 of this Article.
5. Directors of provincial-level police departments shall settle complaints about:
a/ Unlawful decisions or acts of heads of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments;
b/ Complaint settlement decisions of heads of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments and district-level police chiefs. Their legally effective complaint settlement decisions.
6. The head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security shall settle complaints about unlawful decisions or acts of officers, noncommissioned officers and soldiers under his/ her agency's management, except the case specified in Clause 8 of this Article.
7. The Minister of Public Security shall settle complaints about:
a/ Unlawful decisions or acts of the head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security, except the case specified in Clause 8 of this Article;
b/ Complaint settlement decisions of directors of provincial-level police departments and the head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security, except the case specified in Clause 8 of this Article. His/her legally effective complaint settlement decisions.
8. Chairmen of provincial-level, military zone-level and district-level procuracies shall settle complaints about unlawful decisions or acts of persons assigned to manage and educate inmates in performing their assigned tasks. Chairmen of higher-level procuracies are competent to settle complaints about decisions of lower-level procuracies. Complaint settlement decisions of chairmen of higher-level procuracies are legally effective for execution.
Article 153. Competence to settle complaints about criminal judgment execution in the People's Army
1. Heads of criminal judgment execution agencies of military zones shall settle complaints about unlawful decisions or acts of officers, professional servicemen, noncommissioned officers and soldiers of army units and criminal judgment execution agencies of military zones in criminal judgment execution, except the case specified in Clause 8, Article 152 of this Law.
2. Military zone commanders and holders of equivalent ranks shall settle complaints about:
a/ Unlawful decisions or acts of heads of criminal judgment execution agencies of military zones, except the case specified in Clause 8, Article 152 of this Law;
b/ Complaint settlement decisions of heads of criminal judgment execution agencies of military zones, except the case specified in Clause 8. Article 152 of this Law. Their legally effective complaint settlement decisions.
3. The head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense shall settle complaints about unlawful decisions or acts of officers, noncommissioned officers, professional servicemen and soldiers under his/her agency's management, except the case specified in Clause 8. Article 152 of this Law.
4. The Minister of National Defense shall settle complaints about:
a/ Unlawful decisions or acts of the head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense, except the case specified in Clause 8, Article 152 of this Law;
b/ Unlawful decisions or acts of military zone commanders and holders of equivalent ranks, except the case specified in Clause 8, Article 152 of this Law;
c/ Complaint settlement decisions of the head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense, military-zone commanders and holders of equivalent ranks, except the case specified in Clause 8, Article 152 of this Law. His/her legally effective complaint settlement decisions.
Article 154. Rights and obligations of complainants in criminal judgment execution
1. A complainant has the following rights:
a/ To personally lodge his/her complaint or authorize his/her lawful representative to do so;
b/ To lodge complaints in any stage of the criminal judgment execution process;
c/ To withdraw his/her complaints in any stage of the complaint settlement process;
d/ To receive written replies on complaint settlement;
e/ To have his/her infringed lawful rights and interests restored and receive compensations for damage in accordance with law.
2. A complainant has the following obligations:
a/ To truthfully report on the case and provide information and documents to the complaint-settling person; to take responsibility before law for reported contents and provided information and documents;
b/ To abide by legally effective complaint settlement decisions.
Article 155. Rights and obligations of complained persons in criminal judgment execution
1. A complained person has the following rights:
a/ To furnish proof of the lawfulness of his/ her complained criminal judgment execution decision or act:
b/ To receive a document on the settlement of the complaint about his/her criminal judgment execution decision or act.
2. A complained person has the following obligations:
a/ To explain his/her complained criminal judgment execution decision or act. and provide relevant information and documents at the request of competent agencies, organizations and individuals;
b/ To abide by legally effective complaint settlement decisions.
Article 156. Tasks and powers of persons competent to settle complaints in criminal judgment execution
A person competent to settle complaints in criminal judgment execution has the following tasks and powers:
1. To receive and settle complaints about criminal judgment execution decisions or acts:
2. To request complainants and complained persons to give explanations and provide information and documents relevant to the complaints;
3. To notify in writing the acceptance of complaints for settlement and send settlement decisions to complainants:
4. To take responsibility before law for their settlement of complaints.
Article 157. Time limit for settlement of complaints in criminal judgment execution
1. The time limit for settlement of a first-time complaint is 15 days after this complaint is accepted for settlement.
2. The time limit for settlement of a second-lime complaint is 30 days after this complaint is accepted for settlement.
3. The time limit for settlement of a complaint may be prolonged when necessary in complicated cases for 30 days at most after the expiration of the prescribed time limit.
Article 158. Complaints about elaboration of a list of persons proposed to enjoy amnesty and settlement thereof
The lodging of complaints about elaboration of a list of persons proposed to enjoy amnesty and the competence and time limit for settlement of these complaints comply with Articles 32 and 33 of the Law on Amnesty.
Article 159. Receipt and acceptance for settlement of complaints in criminal judgment execution
1. Competent agencies and persons shall receive all complaints in criminal judgment execution. Within 24 hours after receiving complaints lodge by inmates as specified in Clause 8, Article 152 of this Law. wardens of prisons or detention camps and heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall promptly forward these complaints to competent procuracies.
2. Within 3 working days after receiving complaints, competent agencies and persons defined in Articles 152 and 153 of this Law and Clause 1 of this Article shall accept them for settlement and notify in writing complainants of the acceptance. In case of refusal to accept a complaint for settlement, they shall reply in writing clearly stating the reason.
Article 160. Dossiers for settlement of complaints in criminal judgment execution
1. A complaint settlement dossier comprises:
a/ Written complaint or written record of complaint details;
b/ Written explanations of the complained person;
c/ Written records of appraisal, verification and conclusion;
d/ Complaint settlement decision; e/ Other related documents.
2. Complaint settlement dossiers shall be numbered and preserved at complaint-settling agencies.
Article 161. Order of settlement of first-time complaints in criminal judgment execution
After accepting a complaint for settlement, a person competent to settle complaints defined in Articles 152 and 153 of this Law shall verify it by requesting the complainant and the complained person to give explanations and provide information and documents relevant to the complaint and meeting concerned agencies, organizations and individuals to clarify complaint details, and issue a first-time complaint settlement decision.
Should, within the statute of limitations prescribed by law. the complainant make no further complaint, the first-time complaint settlement decision will become legally effective for execution.
Article 162. Contents of first-time complaint settlement decisions in criminal judgment execution
A first-time complaint settlement decision must contain the following principal details:
1. Date of issuance;
2. Full names and addresses of the complainant and complained person;
3. Complaint details;
4. Results of verification of complaint details;
5. Legal grounds for the settlement of the complaint;
6. Conclusion that the complaint is totally right, partially right or totally wrong;
7. Upholding, modification, cancellation or request for partial modification or cancellation of the complained decision or forced termination of the execution of the complained decision or complained act;
8. Compensation for damage and remedy of consequences caused by the unlawful decision or act;
9. Guidance on the right of the complainant to lodge further complaints.
Article 163. Procedures for settlement of second-time complaints in criminal judgment execution
1. In case of further lodging a complaint, a complainant shall send a written complaint enclosed with a copy of the first-time complaint settlement decision and relevant documents to a person competent to settle second-time complaints.
2. In the course of second-time complaint settlement, a person competent to settle complaints defined in Articles 152 and 153 of this Law may request the person who has settled the first-time complaint and concerned agencies, organizations and individuals to provide information and documents related to complaint details; summon the complained person and the complainant when necessary; and shall conduct verification and take other measures specified by law to settle the complaint. Upon receiving a request, agencies, organizations and individuals shall comply with such request. Second-time complaint settlement decisions are legally effective for execution.
Article 164. Contents of a second-time complaint settlement decision in criminal judgment decisions
1. Date of issuance.
2. Full names and addresses of the complainant and complained person.
3. Complaint details.
4. Results of verification of complaint details.
5. Legal grounds for the settlement of the complaint.
6. Conclusion on complaint details and the settlement by the person competent to settle the first-time complaint.
7. Upholding, modification, cancellation or request for partial modification or cancellation of the complained decision or forced termination of the execution of the complained decision or complained act; compensation for damage and remedy of consequences caused by the unlawful decision or act.
Section 2. DENUNCIATIONS IN CRIMINAL JUDGMENT EXECUTION AND SETTLEMENT THEREOF
Article 165. Persons with the right to lodge denunciations in criminal judgment execution
Sentenced persons and all citizens may lodge with competent agencies and persons denunciations about illegal acts of any competent persons in criminal judgment execution which cause or threaten to cause damage to the interests of the State and the lawful rights and interests of agencies, organizations or individuals.
Article 166. Rights and obligations of denouncers in criminal judgment execution
1. A denouncer has the following rights:
a/ To lodge written denunciations with or make verbal denunciations to competent agencies or persons;
b/ To request confidentiality of his/her full name, address and writings;
c/ To request notification of denunciation settlement results;
d/ To request protection by a competent agency against intimidation or revenge.
2. A denouncer has the following obligations:
a/ To truthfully present denunciation details;
b/ To clearly indicate his/her full name and address;
c/ To take responsibility before law for untruthful denunciation.
Article 167. Rights and obligations of denounced persons in criminal judgment execution
1. A denounced person has the following rights:
a/ To be notified of denunciation details;
b/ To furnish proof of the untruthfulness of denunciation details:
c/ To have his/her infringed lawful rights and interests and honor restored, to receive compensation for damage caused by an untruthful denunciation;
d/ To request a competent agency, organization or person to handle the person making an untruthful denunciation.
2. A denounced person has the following obligations:
a/ To explain his/her denounced act, and provide relevant information and documents at the request of competent agencies or persons;
b/ To abide by denunciation settlement decisions of competent agencies or persons;
c/ To pay compensation for damage and remedy consequences caused by his/her illegal act.
Article 168. Competence, time limit and procedures for denunciation settlement
1. The competence to settle denunciations is as follows:
a/ Denunciations about illegal acts in criminal judgment execution shall be settled by heads of agencies or organizations which manage denounced persons;
b/ Chairpersons of commune-level People's Committees shall settle denunciations about illegal acts of commune-level police chiefs;
c/ District-level police chiefs shall settle denunciations about illegal acts of heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices;
d/ Chairpersons of district-level People's Committees shall settle denunciations about illegal acts of chairpersons of commune-level People's Committees;
e/ Directors of provincial-level police departments shall settle denunciations about illegal acts of heads of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments;
f/ Military zone commanders and holders of equivalent ranks shall settle denunciations about illegal acts of heads of criminal judgment execution agencies of military zones;
g/ The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall settle denunciations about illegal acts of heads of criminal judgment execution management agencies:
h/ Directors of competent procuracies shall settle denunciations about illegal acts of persons assigned to manage and educate inmates.
2. The time limit for settlement of a denunciation is 60 days after the date of its acceptance. This time limit may be prolonged for settlement of denunciations in complicated cases but must not exceed 90 days.
3. Denunciations about illegal acts showing signs of crime shall be settled under the Criminal Procedure Code.
Article 169. Responsibilities of persons competent to settle denunciations
1. Competent agencies and persons shall, within the ambit of their tasks and powers, receive and settle denunciations in a prompt and lawful manner; strictly handle violators; take necessary measures to prevent damage; and assure that their settlement decisions are strictly executed and take responsibility before law for their decisions.
2. Persons competent to settle denunciations who fail to settle denunciations or lack responsibility in settling denunciations or unlawfully settle denunciations shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations under law.
TASKS AND POWERS OF STATE AGENCTES IN THE MANAGEMENT OF CRIMINAL JUDGMENT EXECUTION
Article 170. Tasks and powers of the Government in the state management of criminal judgment execution
1. To perform unified state management of criminal judgment execution nationwide.
2. To direct its attached agencies and provincial-level People's Committees in executing criminal judgments.
3. To coordinate with the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy in executing criminal judgments.
4. To annually report on criminal judgment execution to the National Assembly .
Article 171. Tasks and powers of the Ministry of Public Security in the management of criminal judgment execution
1. The Ministry of Public Security is answerable to the Government for performing the unified state management of criminal judgment execution and has the following tasks and powers:
a/ To promulgate or submit to competent agencies for promulgation legal documents on execution of criminal judgments;
b/ To formulate, and organize the implementation of. policies and plans on criminal judgment execution; to direct and organize the implementation of legal documents on execution of criminal judgments;
c/ To suspend or annul according to its competence or propose competent authorities to annul regulations on execution of criminal judgments which are contract to this Law;
d/ To promulgate forms, papers and books on criminal judgment execution;
e/ To disseminate and educate about the law on execution of criminal judgments;
f/ To manage the organizational system. payrolls and operation of criminal judgment execution agencies in the People's Public Security Force under this Law; to decide on the establishment of criminal judgment execution agencies in the People's Public Security Force under this Law; to train and retrain officers, noncommissioned officers, soldiers, workers and public employees of the People's Public Security Force in criminal judgment execution; to train, retrain, direct and professionally guide cadres, civil servants and staff members of agencies and organizations assigned to perform some tasks of criminal judgment execution;
g/ To direct the Judicial Assistance Police in coordinated pursuit of run-away sentenced persons; to escort persons against whom decisions to execute criminal judgments have been issued for judgment execution: to dismiss or hold in custody persons who commit acts of obstructing or opposing judgment execution; to coordinate with other People's Armed Forces units and local administrations in proactively deploying forces to support the execution of criminal judgments when necessary; to perform other tasks and exercise other powers under this Law;
h/ To examine, inspect, commend, reward, and handle violations in the criminal judgment execution; to settle complaints and denunciations about criminal judgment execution under this Law;
i/ To decide on plans on allocation of funds and guarantee of conditions for operations of criminal judgment execution agencies;
j/ To conduct international cooperation on criminal judgment execution;
k/ To review the work of criminal judgment execution;
l/ To promulgate and implement regulations on making of statistics on criminal judgment execution:
m/ To report on criminal judgment execution to the Government.
2. The Minister of Public Security shall base him/herself on requirements of the management of persons held in detention or custody to decide to employ persons serving prison sentences of 5 years or less who are not minors, foreigners or drug addicts and suffer no dangerously infectious disease in detention or custody work. The number of persons serving prison sentences who are employed in detention or custody work shall be calculated at a certain percentage of the total number of persons held in detention or custody but must not exceed 15%.
Article 172. Tasks and powers of the Ministry of National Defense in the management of criminal judgment execution
1. The Ministry of National Defense is responsible for managing the criminal judgment execution in the People's Army and has the following tasks and powers:
a/ To promulgate or submit to competent agencies for promulgation legal documents on execution of criminal judgments in the People's Army;
b/ To manage the organizational system, payrolls and operation of criminal judgment execution agencies in the People's Army: to decide on the establishment of criminal judgment execution agencies in the People's Army under this Law;
c/ To coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Justice in elaborating programs on law education and civil education: to coordinate with the Ministry of Public Security in reviewing, making statistics and reporting on criminal judgment execution to the Government;
d/ To provide professional guidance and directions on execution of criminal judgments to military zone-level criminal judgment execution agencies; to disseminate and educate about the law on execution of criminal judgments in the People's Army;
e/ To commend, reward or discipline army-men engaged in the execution of criminal judgments in the People's Army;
f/ To direct the judicial guard force in coordinated pursuit of run-away sentenced persons; to escort persons against whom decisions to execute criminal judgments have been issued for judgment execution: to dismiss or hold in custody persons who commit acts of obstructing or opposing judgment execution; to coordinate with other people's armed forces units and local administrations in proactively deploying forces to support the execution of criminal judgments when necessary; to perform other tasks and exercise other powers under this Law:
g/To examine, inspect, and settle complaints and denunciations and handle violations about execution of criminal judgments in the People's Army under this Law;
h/ To manage and workout plans on allocation of funds and guarantee of physical foundations and means for criminal judgment execution activities in the People's Army.
2. The Minister of National Defense shall base him/herself on requirements of the management of persons held in detention or custody to decide to employ persons serving prison sentences of 5 years or less who are not minors, foreigners or drug addicts and suffer no dangerously infectious diseases in detention or custody work. The number of persons serving prison sentences who are employed in detention or custody work shall be calculated at a certain percentage of the total number of persons held in detention or custody but must not exceed 15%.
Article 173. Tasks and powers of the Supreme People's Court in criminal judgment execution
1. To coordinate with (he Ministry of Public Security, the Supreme People's Procuracy and other concerned agencies in promulgating legal documents on execution of criminal judgments.
2. To guide courts at all levels in issuing criminal judgment execution decisions; to coordinate with agencies and organizations defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 10 of this Law in the execution of criminal judgments.
3. To coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in reviewing the execution of criminal judgments.
4. To coordinate with the Ministry of Public Security in implementing regulations on statistics and reporting on criminal judgment execution.
Article 174. Tasks and powers of the Supreme People's Procuracy in criminal judgment execution
1. To coordinate with the Ministry of Public Security, the Supreme People's Court and other concerned agencies in promulgating legal documents on execution of criminal judgments.
2. To inspect and direct procuracies at all levels in inspecting the execution of criminal judgments under this Law and other relevant laws.
3. To coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in reviewing the execution of criminal judgments.
Article 175. Tasks and powers of the Ministry of Justice in criminal judgment execution
1. To coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in elaborating programs on law education and civic education and to disseminate and educate about the law on execution of criminal judgments.
2. To direct civil judgment execution agencies in coordinating with prisons, detention camps and criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments, district-level police offices and military zones in providing information and handing over papers, money and assets related to inmates who are subject to the fine or asset confiscation penalty or other civil obligations or in favor of whom civil judgments arc enforced.
Article 176. Tasks and powers of the Ministry of Health in criminal judgment execution
The Ministry of Health shall coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in directing and guiding the disease and epidemic prevention and combat, providing medical examination and treatment for inmates and reformatory pupils: and organize specialized medical establishments to execute the judicial measure of compulsory medical treatment under this Law.
Article 177. Tasks and powers of the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs in criminal judgment execution
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the Ministry of Public Security in directing and guiding the organization of work, job training and implementation of regimes and policies for inmates and reformatory pupils.
It shall direct provincial-level Departments of Labor. War Invalids and Social Affairs and social relief centers in receiving, caring for and nurturing children of inmates who have no relatives wanting to care for and nurture them under this Law and other relevant laws.
Article 178. Tasks and powers of the Ministry of Education and Training in criminal judgment execution
The Ministry of Education and Training shall coordinate with the Ministry of Public Security in directing and guiding the elaboration of programs and materials, training teachers and participating in providing general education for inmates and reformatory pupils under this Law and other relevant laws.
Article 179. Tasks and powers of provincial-level People's Committees in criminal judgment execution
1. To direct coordination among concerned agencies and lower-level People's Committees in executing the non-custodial reform sentence, additional penalties and suspended sentences under this Law and other relevant laws.
2. To direct specialized agencies and lower-level People's Committees in adopting and adopt appropriate policies to mobilize contributions and supports of agencies, organizations and enterprises to create favorable conditions for persons who have completely served their prison sentences to find jobs, stabilize their life, learn jobs and integrate themselves into the community.
3. To request provincial-level police departments to report on the execution of criminal judgments in their localities.
Article 180. Tasks and powers of district-level People's Committees in criminal judgment execution
1. To direct coordination among concerned agencies and lower level People's Committees in executing the non-custodial reform sentence, additional penalties and suspended sentences under this Law and other relevant laws.
2. To direct specialized agencies and commune-level People's Committees in adopting and adopt appropriate policies to mobilize contributions and supports of agencies. organizations and enterprises in their localities to create favorable conditions for persons who have completely served their prison sentences to find jobs, stabilize their life, learn jobs and integrate themselves into the community.
3. To request district-level police offices to report on the execution of criminal judgments in their localities.
1. This Law takes effect on July 1, 2011.
2. The March 8, 1993 Ordinance on Execution of Prison Sentences and Ordinance No. 01/2007/UBTVQH12 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Execution of Prison Sentences cease to be effective on the effective date of this Law.
3. As of the effective date of this Law, if the provisions of the Penal Code and the Criminal Procedure Code concerning execution of the death penalty, prison sentences, suspended sentences, caution penalty, non-custodial reform sentence, expulsion sentence, probation sentence, residence ban sentence and sentence of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs are different from this Law, the provisions of this Law will prevail.
Article 182. Implementation detailing and guidance
The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the ambit of their tasks and powers, detail and guide the implementation of articles and clauses of this Law as assigned to them; and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.
This Law was passed on June 17, 2010, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 7th session.-
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |