Chương I Luật Thi hành án hình sự 2010: Những quy định chung
Số hiệu: | 53/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 29/09/2010 | Số công báo: | Từ số 570 đến số 571 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp; quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự, biện pháp tư pháp.
1. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành:
a) Bản án hoặc phần bản án của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;
b) Bản án của Toà án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án.
2. Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
3. Quyết định của Toà án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài.
4. Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng.
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người chấp hành án là người bị kết tội và phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
3. Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội.
4. Thi hành án tử hình là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyền sống của người chấp hành án theo quy định của Luật này.
5. Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách.
6. Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn và khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nước theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
7. Thi hành án phạt cấm cư trú là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được tạm trú, thường trú ở một số địa phương nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
8. Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
9. Thi hành án phạt trục xuất là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
10. Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước bỏ một hoặc một số quyền công dân của người chấp hành án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
11. Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người phải chấp hành án không được đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
12. Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải điều trị tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo bản án, quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát.
13. Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chưa thành niên phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt phải chịu sự giám sát, giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo bản án, quyết định của Tòa án.
14. Thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa người chưa thành niên phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của Tòa án.
15. Áp giải thi hành án là việc buộc người chấp hành án phạt tù, tử hình, trục xuất đến nơi chấp hành án. Người áp giải được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
16. Trích xuất là việc thực hiện quyết định của người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa phạm nhân, người bị kết án tử hình hoặc người chấp hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng khỏi nơi quản lý và chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám, chữa bệnh, quản lý giam giữ trong thời hạn nhất định.
17. Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lai lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân tay hai ngón trỏ của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
18. Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lai lịch và in dấu vân tay tất cả các ngón của người chấp hành án do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
4. Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
5. Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
6. Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
7. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự.
8. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành án.
Cơ quan, tổ chức và cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình có trách nhiệm phối hợp và thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này trong thi hành án hình sự.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức trong thi hành án hình sự và các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến hoạt động thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về thi hành án hình sự.
Hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
1. Phá huỷ cơ sở quản lý giam giữ phạm nhân; huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở quản lý giam giữ phạm nhân; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi quản lý phạm nhân; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải thi hành án; đánh tháo phạm nhân, người bị áp giải thi hành án.
2. Không chấp hành quyết định thi hành án hình sự; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành án hình sự hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
3. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành án hình sự; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự.
4. Không ra quyết định thi hành án hình sự; không thi hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật.
5. Đưa, nhận, môi giới hối lộ, sách nhiễu trong thi hành án hình sự.
6. Tha trái pháp luật người đang bị giam, người bị áp giải thi hành án; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, canh gác, áp giải thi hành án để người chấp hành án phạt tù, án tử hình hoặc án trục xuất trốn.
7. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ thời hạn chấp hành án cho người không đủ điều kiện được miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ; không đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành án hình sự cho người đủ điều kiện được miễn, giảm; cản trở người chấp hành án thực hiện quyền được đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành án.
8. Cấp hoặc từ chối cấp quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành án hình sự trái quy định của pháp luật.
9. Xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
10. Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành án hình sự.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides the principles, order and procedures, organization, tasks and powers of competent agencies in the execution of judgments and decisions on prison sentence, the death sentence, caution, non-custodial reform, residence ban, probation, expulsion, deprivation of certain civil rights, ban from holding certain positions, practicing certain professions or doing certain jobs, suspended sentence and judicial measures; and the rights and obligations of persons serving criminal sentences or subject to judicial measures; and responsibilities of agencies, organizations and individuals involved in the execution of criminal judgments or judicial measures.
Article 2. Executable judgments and decisions
1. Judgments and decisions which have become legally effective and have had execution decisions:
a/ Judgments or parts of judgments of first-instance courts which are not appealed or protested against according to appellate procedures;
b/ Judgments of appellate courts;
c/ Cassation or reopening decisions of courts.
2. Court judgments or decisions to be executed without delay under the Criminal Procedure Code.
3. Decisions of Vietnamese courts to receive persons currently serving prison sentences in a foreign country to Vietnam to serve their sentences in Vietnam, which have had execution decisions; decisions to transfer persons currently serving a prison sentence in Vietnam to a foreign country.
4. Judgments or decisions to apply judicial measures of compulsory medical treatment, education in a commune, ward or township and sending to a reformatory.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law. the terms below arc construed as follows:
1. Sentenced person means the person who has been convicted of a crime and subjected to a penalty under a legally effective judgment.
2. Inmate means the person currently serving a termed prison sentence or the life sentence.
3. Execution of prison sentence means that a competent agency or person defined in this Law subjects an inmate to incarceration management; education and reformation in order to turn him/ her into a person useful to the society.
4. Execution of the death sentence means that a competent agency deprives under this Law a sentenced person of the right to live.
5. Execution of suspended sentence means that a competent agency or person defined in this Law supervises and educates a person subjected to a suspended sentence during the probation term.
6. Execution of non-custodial reform sentence means that a competent agency or person defined in this Law supervises and educates a sentenced person in a commune, ward or township and deducts his/her incomes into the state budget under a legally effective judgment.
7. Execution of residence ban sentence means that a competent agency or person defined in this Law compels a sentenced person not to temporarily or permanently reside in certain localities under a legally effective judgment.
8. Execution of probation sentence means that a competent agency or person defined in this Law compels a sentenced person to reside and cam a living in a certain locality under the control and education of the local administration and people under a legally effective judgment.
9. Execution of expulsion sentence means that a competent agency or person defined in this Law compels a sentenced person to leave the territory of the Socialist Republic of Vietnam under a legally effective judgment.
10. Execution of the sentence of deprivation of certain civil rights means that a competent agency defined in this Law deprives a sentenced person of certain civil rights under a legally effective judgment.
11. Execution of the sentence of ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs means that a competent agency defined in this Law compels a sentenced person not to hold certain positions, practice certain professions or perform certain jobs under a legally effective judgment.
12. Execution of the judicial measure of compulsory medical treatment means that a competent agency or person defined in this Law compels a person who has committed an act dangerous for the society or a sentenced person who suffers a mental disease or another disease that has deprived him/her of the perception or act control capacity to receive treatment at a compulsory medical treatment establishment under a court or procuracy judgment or decision.
13. Execution of the judicial measure of education in a commune, ward or township means that a competent agency or person defined in this Law compels a minor offender who is not subjected to a penalty to be supervised and educated in a commune, ward or township under a court judgment or decision.
14. Execution of the judicial measure of sending to a reformatory means that a competent agency or person defined in this Law confines a minor offender who is not subjected to a penalty to a reformatory for education under a court or procuracy judgment or decision.
15. Escort for judgment execution means the compelling of a person subject to a prison sentence, the death sentence or expulsion to a place in which he/she will serve the sentence. Escorts shall be equipped with and may use weapons, supporting tools and other necessary devices as prescribed by law.
16. Transfer means the implementation of a decision of a competent person defined in this Law to take an inmate, a person sentenced to death or a person serving the judicial measure of sending to a reformatory out of the place of management and deliver him/her to a competent agency or person for assisting in investigation, prosecution and trial activities, medical examination and treatment or incarceration management for a certain period.
17. Personal identification statement means a document containing brief information on the personal history, identification characteristics, photos of three positions, two index finger prints of a sentenced person or a person serving a judicial measure, which is made and kept by competent authorities.
18. Fingerprint sheet means a document containing brief information on the personal history and all fingerprints of a sentenced person, which is made and kept by competent authorities.
Article 4. Principles of execution of criminal judgments
1. Abidance by the Constitution and law, guarantee of the interests of the State and the legitimate rights and interests of organizations and individuals.
2. Judgments and decisions which have become effective for execution must be respected and strictly complied with by agencies, organizations and individuals.
3. Guarantee of socialist humanism; respect for the dignity and legitimate rights and interests of sentenced persons.
4. Combination of punishment and education and reform in the execution of judgments; application of educational and reform measures must be based on the nature and seriousness of crimes committed, age, gender, educational level and other personal characteristics of sentenced persons.
5. Execution of judgments towards minor offenders mainly aims to educate and help them correct their wrongful acts, healthily develop and become useful to the society.
6. Sentenced persons are encouraged to show repentance, actively study and work to reform themselves and voluntarily pay compensations.
7. Guarantee of the right to complain and denounce illegal acts and decisions in the execution of criminal judgments.
8. Guarantee of the participation of agencies, organizations, individuals and families in the education and reform of sentenced persons.
Article 5. Responsibilities of agencies, organizations and individuals to coordinate in the execution of criminal judgments
Agencies, organizations and individuals shall, within the scope of their tasks, powers and obligations, coordinate with one another and comply with requests of competent agencies under this Law in the execution of criminal judgments.
Article 6. Supervision of execution of criminal judgments
The National Assembly, People's Councils and the Vietnam Fatherland Front shall supervise activities of agencies and organizations in the execution of criminal judgments and other agencies and organizations involved in the execution of criminal judgments in accordance with law.
Article 7. Dissemination of and education about the law on execution of criminal judgments
1. The Government, ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall organize and direct the dissemination of and education about the law on execution of criminal judgments.
2. People's Committees at all levels and other agencies and organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, organize the dissemination of and education about, and mobilize the people to observe, the law on execution of criminal judgments.
Article 8. International cooperation on execution of criminal judgments
International cooperation on execution of criminal judgments between competent agencies of the Socialist Republic of Vietnam and their foreign counterparts shall be carried out on the principle of respect for national independence, sovereignty, territorial integrity and nonintervention in one another's internal affairs, equality and mutual benefit, compliance with the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam and the fundamental principles of international law.
Article 9. Prohibited acts in the execution of criminal judgments
1. Destroying inmate management and incarceration facilities; destroying or intentionally damaging property of inmate management and incarceration facilities; organizing escape or escaping from inmate management places; organizing escape or escaping while being escorted for judgment execution; rescuing inmates or persons being escorted for judgment execution.
2. Failing to abide by decisions to execute criminal judgments; obstructing or resisting the implementation of internal regulations on the execution of criminal judgments or decisions or requests of competent agencies or persons in the execution of criminal judgments.
3. Organizing, provoking, instigating, dragging, enticing, abetting or forcing others to violate the law on execution of criminal judgments; taking revenge on or infringing upon the life, health, honor, dignity and property of persons in charge of executing criminal judgments.
4. Failing to issue decisions to execute criminal judgments; failing to execute decisions to set free persons who are released in accordance with law.
5. Giving, taking, brokering bribes or causing harassment in the execution of criminal judgments.
6. Illegally releasing persons who are in detention, are being escorted for judgment execution; showing irresponsibility in the management, guard and escort for judgment execution resulting in the escape of persons serving a prison sentence, the death sentence or expulsion sentence.
7. Abusing positions and powers to request exemption from or reduction of the duration, postponement or suspension of the serving of a sentence for ineligible persons; failing to request exemption from or reduction of the duration of serving a criminal sentence for eligible persons; obstructing sentenced persons from exercising the right to request exemption from or reduction of the duration of serving a sentence.
8. Issuing or refusing to issue decisions, certificates or other papers regarding execution of criminal judgments in violation of law.
9. Infringing upon the legitimate rights and interests of sentenced persons.
10. Falsifying dossiers and records related to the execution of criminal judgments.