Chương II Luật Thi hành án hình sự 2010: Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự
Số hiệu: | 53/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 29/09/2010 | Số công báo: | Từ số 570 đến số 571 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giam giữ riêng phạm nhân có mức án tù trên 15 năm
Ngày 17/06/2010, Quốc hội đã thông qua Luật Thi hành án hình sự số 53/2010/QH12. Luật gồm 15 chương, 182 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011.
Luật quy định trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau: Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm; Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm nhưng có kết quả chấp hành án tốt, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 15 năm.
Trong các khu giam giữ nêu trên, những phạm nhân là nữ, là người chưa thành niên, là người nước ngoài, là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, là người có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án, là người thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam được bố trí giam giữ riêng.
Đối với kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ chi phí vật tư, nguyên liệu, tiền công thuê lao động bên ngoài; chi phí điện, nước; tiền ăn thêm do lao động nặng nhọc, độc hại… được sử dụng để bổ sung mức ăn cho phạm nhân; lập quỹ hòa nhập cộng đồng; bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam; chi thưởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động; chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự:
a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;
b) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan thi hành án hình sự:
a) Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);
d) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).
3. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự:
a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);
c) Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành án hình sự;
b) Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
c) Tổng kết công tác thi hành án hình sự.
2. Kiểm tra công tác thi hành án hình sự.
3. Quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án.
4. Trực tiếp quản lý các trại giam thuộc Bộ Công an.
5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công an giao.
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành án hình sự;
b) Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
c) Tổng kết công tác thi hành án hình sự trong quân đội.
2. Kiểm tra công tác thi hành án hình sự trong quân đội.
3. Quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án theo quy định của Luật này.
4. Trực tiếp quản lý trại giam thuộc Bộ Quốc phòng.
5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.
1. Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàn cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành án hình sự đối với trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
b) Tổng kết công tác thi hành án hình sự và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
2. Tiếp nhận quyết định thi hành án hình sự của Tòa án có thẩm quyền; hoàn tất thủ tục, hồ sơ và danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định.
3. Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
4. Tổ chức thi hành án trục xuất; tham gia thi hành án tử hình; quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giam, tạm giữ theo quy định của Luật này.
5. Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức lực lượng truy bắt phạm nhân bỏ trốn khỏi trại tạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
6. Quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
7. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt theo thẩm quyền.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Giúp Tư lệnh quân khu quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàn quân khu và tương đương:
a) Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành án hình sự;
b) Quản lý trại giam thuộc quân khu;
c) Tổng kết công tác thi hành án hình sự và thực hiện thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Tiếp nhận quyết định thi hành án hình sự của Tòa án có thẩm quyền; hoàn tất thủ tục, hồ sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định.
3. Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ việc chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
4. Tham gia thi hành án tử hình; quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giam theo quy định của Luật này.
5. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt theo thẩm quyền.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Giúp Trưởng Công an cấp huyện quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàn cấp huyện:
a) Hướng dẫn nghiệp vụ công tác thi hành án hình sự theo thẩm quyền đối với Ủy ban nhân dân cấp xã; chỉ đạo, kiểm tra Công an cấp xã trong việc giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự theo quy định của Luật này;
b) Thực hiện thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
2. Tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án, các tài liệu có liên quan, lập hồ sơ thi hành án để chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân, quản chế và án treo theo quy định của Luật này.
3. Áp giải thi hành án đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, được hoãn, tạm đình chỉ.
4. Trực tiếp quản lý số phạm nhân phục vụ tại nhà tạm giữ.
5. Tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm giữ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.
6. Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để đề nghị cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm giữ, được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án đi chấp hành án; đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã đối với người trốn thi hành án phạt tù.
7. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt theo thẩm quyền.
8. Quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này.
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân;
b) Thông báo cho thân nhân của phạm nhân về việc tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó;
c) Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét giảm thời hạn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các thủ tục đề nghị đặc xá cho phạm nhân theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền;
e) Nhận tài sản, tiền mà phạm nhân, thân nhân của phạm nhân tự nguyện nộp tại trại giam
để thi hành án, chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có trụ sở; nhận tài sản, tiền do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo quy định của Luật thi hành án dân sự;
g) Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin, chuyển giao giấy tờ có liên quan đến phạm nhân phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sự khác về nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của phạm nhân, nơi về cư trú của người được đặc xá, người được miễn chấp hành án phạt tù, người chấp hành xong án phạt tù, phạm nhân chuyển nơi chấp hành án phạt tù hoặc chết;
h) Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá;
i) Làm thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết theo quy định tại Điều 49 của Luật này;
k) Bàn giao phạm nhân là người nước ngoài theo quyết định của Tòa án về việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án; thực hiện các quy định của Luật này về thi hành án trục xuất;
l) Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành án phạt tù;
m) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Giám thị trại giam có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Ra quyết định phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại;
c) Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý đồ vật, tài liệu thuộc danh mục cấm;
d) Ra quyết định trích xuất phạm nhân phục vụ yêu cầu khám, chữa bệnh, quản lý, lao động, học tập;
đ) Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức lực lượng truy bắt kịp thời phạm nhân trốn trại giam.
3. Phó giám thị trại giam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Giám thị theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám thị và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
4. Trại giam được tổ chức như sau:
a) Trại giam có phân trại, khu giam giữ, nhà giam, các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, phục vụ sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục cải tạo phạm nhân; các công trình phục vụ làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại giam;
b) Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân, viên chức.
Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người đã tốt nghiệp đại học cảnh sát, đại học an ninh, đại học luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Chính phủ.
1. Tiếp nhận, quản lý giam giữ người bị kết án tử hình.
2. Trực tiếp quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam theo quy định của Luật này.
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân và án treo. Công an cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này.
Đơn vị quân đội có nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân và án treo theo quy định của Luật này.
1. Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.
2. Ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; miễn, giảm thời hạn chấp hành án; kéo dài thời hạn trục xuất; rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo.
3. Xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấp hành án tử hình.
4. Gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.
5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự theo thẩm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
SYSTEM OF CRIMINAL JUDGMENT EXECUTION ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF COMPETENT AGENCIES IN THE EXECUTION OF CRIMINAL JUDGMENTS
Article 10. System of criminal judgment execution organization
1. Criminal judgment execution management agencies:
a/ Criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security;
b/ Criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense.
2. Criminal judgment execution agencies:
a/ Prisons of the Ministry of Public Security, prisons of the Ministry of National Defense and prisons of military zones (below referred to as prisons);
b/ Criminal judgment execution agencies of police departments of provinces and centrally run cities (below referred to as criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments):
c/ Criminal judgment execution agencies of police offices of districts, towns and provincial cities (below referred to as criminal judgment execution agencies of district-level police offices);
d/ Criminal judgment execution agencies of military zones and equivalent level (below referred to as criminal judgment execution agencies of military zones).
3. Agencies which are assigned some tasks of criminal judgment execution:
a/ Detention camps of the Ministry of Public Security, detention camps of the Ministry of National Defense, detention camps of provincial-level police departments, detention camps of military zones (below referred to as detention camps):
b/ People's Committees of communes, wards and townships (below referred to as commune-level People's Committees);
c/ Military units of regiment and equivalent levels (below referred to as military units).
4. The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall specify the organizational apparatuses of criminal judgment execution management agencies and criminal judgment execution agencies.
Article 11. Tasks and powers of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security
1. To assist the Minister of Public Security in performing the following tasks and powers:
a/ Organize enforcement of the law on execution of criminal judgments:
b/ Providing professional instructions and guidance on the uniform application of the law on execution of criminal judgments;
c/ Reviewing the execution of criminal judgments,
2. To examine the execution of criminal judgments.
3. To decide on the sending of persons subject to prison sentences to places in which they will serve their prison sentences.
4. To directly manage prisons of the Ministry of Public Security.
5. To implement the statistics and reporting regime.
6. To settle complaints and denunciations about criminal judgment execution under this Law.
7. To perform other tasks and powers assigned by the Minister of Public Security.
Article 12. Tasks and powers of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense
1. To assist the Minister of National Defense in performing the following tasks and powers:
a/ Organizing enforcement of the law on execution of criminal judgments;
b/ Providing professional instructions and guidance on the uniform application of the law on execution of criminal judgments;
c/ Reviewing the execution of criminal judgments in the army.
2. To examine the execution of criminal judgments in the army.
3. To decide on the sending of persons subject to prison sentences to places in which they will serve their prison sentences under this Law.
4. To directly manage prisons of the Ministry of National Defense.
5. To implement the statistics and reporting regime.
6. To settle complaints and denunciations about criminal judgment execution under this Law.
7. To perform other tasks and powers assigned by the Minister of National Defense.
Article 13. Tasks and powers of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments
1. To assist directors of provincial-level police departments in managing and directing the execution of criminal judgments in their respective provinces or cities:
a/ Providing professional instructions for, and examining the execution of criminal judgments by, detention camps and criminal judgment execution agencies of district-level police offices;
b/ Reviewing the execution of criminal judgments and implementing the statistics and reporting regime as guided by the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security.
2. To receive decisions on the execution of criminal judgments from competent courts; to complete procedures and dossiers and lists of persons subject to prison sentence for reporting and request to competent agencies or persons for decision.
3. To request competent courts to consider and decide on the suspension of the serving of prison sentences and reduction of the duration of serving prison sentences.
4. To organize the execution of the expulsion sentence; to participate in executing the death sentence: to manage inmates employed in detention and custody work under this Law.
5. To issue pursuit warrants and coordinate in organizing forces to hunt inmates escaping from prisons or criminal judgment execution agencies of district-level police offices or persons allowed to postpone or suspend the serving of prison sentences or persons serving the expulsion sentence when they escape.
6. To decide to transfer inmates or implement inmate transfer orders of competent agencies or persons.
7. To issue certificates of complete serving of sentence according to their competence.
8. To settle complaints and denunciations about execution of criminal judgments under this Law.
9. To perform other tasks and powers under this Law.
Article 14. Tasks and powers of criminal judgment execution agencies of military zones
1. To assist commanders of military zones in managing and directing the execution of criminal judgments in their military zones or equivalent zones:
a/ Providing professional instructions on and examine the execution of criminal judgments;
b/ Managing prisons of military zones;
c/ Reviewing the execution of criminal judgments and implement the statistics and reporting regime as guided by the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense.
2. To receive criminal judgment execution decisions of competent courts; to complete procedures and dossiers and lists of persons subject to prison sentence for reporting and request to competent agencies or persons for decision.
3. To request competent courts to consider and decide on the suspension of the serving of prison sentences and reduction of the duration of serving prison sentences.
4. To participate in executing the death sentence; to manage inmates employed in detention work under this Law.
5. To issue certificates of complete serving of sentence according to their competence.
6. To settle complaints and denunciations about criminal judgment execution under this Law.
7. To perform other tasks and powers under this Law.
Article 15. Tasks and powers of criminal judgment execution agencies of district-level police offices
1. To assist chiefs of district-level police offices in managing and directing the execution of criminal judgments in their respective districts:
a/ Providing professional instructions on the execution of criminal judgments according to their competence for commune-level People's Committees; directing and examining commune-level police offices in their assistance for commune-level People's Committees in performing the tasks of executing criminal judgments under this Law:
b/ Implementing the statistics and reporting regime as guided by the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security.
2. To receive criminal judgments and judgment execution decisions and related documents, compile dossiers of execution of criminal judgments and transfer them to commune-level People's Committees for execution of sentences of non-custodial reform, residence ban, ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs, deprivation of certain civil rights, probation and suspended sentences under this Law.
3. To escort for judgment execution persons subject to prison sentence who are on bail or allowed to postpone or suspend the serving of sentences.
4. To directly manage inmates employed in custody houses.
5. To hand judgment execution decisions to persons subject to prison sentence who are held in custody houses and report them to criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments.
6. To compile dossiers and make reports to criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments for request to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security to issue decisions to send persons subject to prison sentence who arc held in custody houses or allowed to postpone or suspend the serving of sentences to places in which they will serve their sentences; to request competent agencies to issue decisions to pursue persons who shirk serving of their prison sentences.
7. To issue certificates of complete serving of sentence according to their competence.
8. To decide to transfer inmates or implement transfer orders of competent agencies or persons.
9. To settle complaints and denunciations about criminal judgment execution under this Law.
10. To perform other tasks and powers under this Law.
Article 16. Tasks, powers and organizational structure of prisons
1. Prisons, as agencies executing prison sentences, have the following tasks and powers:
a/ Admitting inmates and managing the incarceration, education and reformation of inmates;
b/ Notifying relatives of inmates of the admission of inmates and their serving of sentences;
c/ Requesting competent courts to consider reduction of the duration of serving sentences and suspension of the serving of prison sentences for inmates in accordance with law;
d/ Carrying out procedures for requesting amnesty for inmates in accordance with law;
e/ Implementing transfer orders of competent agencies or persons;
f/ Receiving personal possessions and money voluntarily handed by inmates and relatives of inmates for judgment execution, transfer them to civil judgment enforcement agencies of places in which the courts which have conducted first-instance trial of the cases are based; receiving personal possessions and money from civil judgment enforcement agencies and handing them to inmates under the Law on Enforcement of Civil Judgments;
g/ Coordinating with civil judgment enforcement agencies in providing information and transferring documents related to inmates sentenced to payment of fines, confiscation of property and other civil obligations to the places in which they serve their prison sentences, to the exercise of civil rights and performance of civil obligations of inmates, to the places of residence of persons who are granted amnesty, exempted from serving prison sentences or having completely served their prison sentences, and inmates who have changed their places of serving prison sentences or who have died;
h/ Issuing certificates of complete serving of prison sentence and certificates of amnesty;
i/ Carrying out procedures for handling cases of deceased inmates under Article 49 of this Law:
j/ Delivering foreign inmates under court decisions on the transfer of persons currently serving prison sentences; admitting, and managing the incarceration, education and reformation of. Vietnamese inmates who committed crimes and were sentenced to prison in foreign countries and have been transferred to Vietnam for serving their sentences; implementing the provisions of this Law on execution of the expulsion sentence;
k/ Making statistics and reports on the execution of prison sentences;
l/ Performing other tasks and powers in accordance with law.
2. Prison wardens have the following tasks and powers:
a/ Organizing the performance of tasks and powers of prisons defined in Clause 1 of this Article;
b/ Issuing decisions to classify inmates and organize incarceration of inmates according to their categories:
c/ Deciding to check, seize and handle articles and documents on the ban list;
d/ Issuing decisions to transfer inmates for medical examination and treatment, management, labor and learning purposes;
e/ Issuing pursuit warrants and coordinating in organizing forces to promptly pursue inmates escaping from prison.
3. Deputy wardens shall perform tasks and powers of prison wardens as assigned or authorized by prison wardens and take responsibility for assigned tasks.
4. A prison shall be organized as follows;
a/ A prison has prison departments, incarceration sectors and prison cells, facilities serving incarceration management, daily living, health care, education and reformation of inmates; facilities serving work and daily living of officers, professional army men, noncommissioned officers, soldiers, workers and employees in the prison;
b/ The management apparatus of a prison consists of wardens, deputy wardens, heads and deputy heads of prison departments, team leaders and deputy leaders; officers, professional army men and non-commissioned officers; soldiers, workers and employees.
Wardens, deputy wardens, heads and deputy heads of prison departments, team leaders and deputy leaders must possess university or higher degrees in public security, security or law and satisfy other criteria prescribed by the Government.
Article 17. Tasks and powers of detention camps
1. To admit and manage the incarceration of persons sentenced to death.
2. To directly manage the incarceration, education and reformation of inmates serving sentences in detention camps under this Law.
Article 18. Tasks and powers of commune-level People's Committees in the execution of criminal judgments
Commune-level People's Committees have the tasks and powers of supervising and educating persons serving sentences of non-custodial reform, residence ban, probation, ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs, deprivation of certain civil rights or suspended sentences. Commune-level police offices shall advise and assist commune-level People's Committees in performing their tasks and powers under this Law.
Article 19. Tasks and powers of army units in the execution of criminal judgments
Army units have the tasks and powers of supervising and educating persons serving sentences of non-custodial reform, residence ban, ban from holding certain positions, practicing certain professions or performing certain jobs, deprivation of certain civil rights or suspended sentences under this Law.
Article 20. Tasks and powers of courts in the execution of criminal judgments
1. To issue judgment execution decisions; to decide to set up councils for execution of the death sentence.
2. To issue decisions to postpone, suspend or terminate the serving of prison sentences; exempt from or reduce the duration of the serving of sentences; prolong the time limit for expulsion; reduce the probation term for persons subject to suspended sentence.
3. To consider and permit the receipt of corpses of persons sentenced to death.
4. To send judgments and decisions to be executed and decisions stated in Clauses 1 and 2 of this Article, and related documents to agencies, organizations and individuals under this Law.
5. To implement the regime of making statistics and reports on the execution of criminal judgments according to their competence and perform other tasks and powers under this Law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực