Chương X Luật Thi hành án hình sự 2010: Thi hành biện pháp tư pháp
Số hiệu: | 53/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 29/09/2010 | Số công báo: | Từ số 570 đến số 571 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bao gồm:
a) Quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Bản án, quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên.
2. Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp phải ghi rõ tên cơ quan và họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành biện pháp tư pháp; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan ra quyết định phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người chấp hành biện pháp tư pháp hoặc đại diện hợp pháp của người đó;
b) Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp Tòa án ra quyết định;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành biện pháp tư pháp cư trú;
d) Bệnh viện tâm thần trong trường hợp bắt buộc chữa bệnh;
đ) Cơ quan đề nghị Tòa án, Viện kiểm sát áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người phải chấp hành biện pháp tư pháp.
4. Bảo đảm giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội.
5. Bảo đảm việc điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và ngăn ngừa họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
6. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành biện pháp tư pháp.
1. Tổ chức trốn hoặc trốn khỏi trường giáo dưỡng; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị dẫn giải thi hành biện pháp tư pháp; đánh tháo người bị dẫn giải thi hành biện pháp tư pháp.
2. Không chấp hành quyết định áp dụng biện pháp tư pháp; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành biện pháp tư pháp hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành biện pháp tư pháp.
3. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành biện pháp tư pháp; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành biện pháp tư pháp.
4. Đưa, nhận, môi giới hối lộ, sách nhiễu trong thi hành biện pháp tư pháp; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành biện pháp tư pháp.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị hoặc không đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp, hoãn, đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp trái quy định của pháp luật.
6. Cấp hoặc từ chối cấp quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành biện pháp tư pháp trái quy định của pháp luật.
7. Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành biện pháp tư pháp.
1. Bệnh viện tâm thần có nhiệm vụ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp được thực hiện theo quy định tại Chương này.
2. Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành biện pháp tư pháp theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Nhà nước bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để thi hành các biện pháp tư pháp.
2. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình tham gia vào việc giáo dục người phải chấp hành biện pháp tư pháp tại xã, phường, thị trấn, trường giáo dưỡng.
1. Thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh như sau:
a) Cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra có thẩm quyền đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp;
b) Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong giai đoạn thi hành án có thẩm quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu nơi có trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.
2. Cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh có trách nhiệm lập hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Quyết định của Viện kiểm sát hoặc Toà án về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Kết luận của Hội đồng giám định y khoa;
c) Lý lịch cá nhân của người chấp hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
d) Tài liệu khác có liên quan.
3. Trường hợp Toà án, Viện kiểm sát tự mình quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh thì Toà án, Viện kiểm sát đã ra quyết định có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
1. Ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án có nhiệm vụ giao người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo cho bệnh viện tâm thần được chỉ định theo quyết định của Viện kiểm sát hoặc Toà án, đồng thời sao gửi quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Bệnh viện tâm thần được Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận. Cơ quan có trách nhiệm đưa người vào bệnh viện tâm thần phải thông báo cho gia đình hoặc thân nhân của người bị áp dụng biện pháp tư pháp nơi người đó đang được chữa bệnh.
1. Bệnh viện tâm thần có trách nhiệm quản lý, tổ chức điều trị bệnh cho người bị bắt buộc chữa bệnh và không được phân biệt đối xử.
2. Trong thời gian bắt buộc chữa bệnh, thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh được gặp và phối hợp chăm sóc người bị bắt buộc chữa bệnh và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp, chăm sóc của bệnh viện tâm thần.
3. Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn, bệnh viện tâm thần phải lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và gia đình của người đó biết để phối hợp truy tìm, đưa người đó trở lại bệnh viện tâm thần.
4. Chi phí điều trị cho người bị bắt buộc chữa bệnh do Nhà nước cấp.
1. Khi người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Giám đốc bệnh viện tâm thần thông báo cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh để yêu cầu Hội đồng giám định y khoa tiến hành giám định về tình trạng bệnh của người đó.
Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa về việc người đó đã khỏi bệnh, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đề nghị Tòa án hoặc Viện kiểm sát đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ra quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.
2. Tòa án hoặc Viện kiểm sát đã ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh có trách nhiệm gửi quyết định cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh để thông báo cho bệnh viện tâm thần và thân nhân của họ.
3. Sau khi nhận được quyết định đình chỉ của Tòa án, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người bị bắt buộc chữa bệnh. Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ, thì khi nhận được quyết định đình chỉ, thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người đó. Việc giao nhận phải lập biên bản, trong đó ghi rõ thời gian chữa bệnh tại bệnh viện tâm thần.
1. Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh chết, Giám đốc bệnh viện tâm thần phải báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp tỉnh nơi bệnh viện đóng để xác định nguyên nhân chết, thông báo cho thân nhân của người chết, cơ quan quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 116 của Luật này.
2. Sau khi được cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền cho phép, bệnh viện có trách nhiệm mai táng. Kinh phí cho việc mai táng do ngân sách nhà nước cấp. Trường hợp thân nhân của người chết đề nghị nhận tử thi để an táng và tự chịu chi phí thì bệnh viện giao cho họ thực hiện.
1. Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phải gửi bản án hoặc quyết định cho người đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chưa thành niên được giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải gửi bản sao bản án hoặc quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được Tòa án chỉ định giám sát, giáo dục người chưa thành niên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục người chưa thành niên có trách nhiệm:
a) Lập hồ sơ theo dõi và phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục;
b) Triệu tập người chưa thành niên bị giám sát, giáo dục và mời người đại diện hợp pháp của người đó, người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục có mặt tại trụ sở để thông báo việc phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục; quyền, nghĩa vụ của người chưa thành niên, người đại diện hợp pháp của người đó; quyền, nghĩa vụ của người trực tiếp giám sát, giáo dục; thời hạn thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
c) Trường hợp người chưa thành niên thay đổi nơi cư trú, học tập thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày người chưa thành niên chuyển đến nơi cư trú mới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để chuyển hồ sơ giám sát, giáo dục cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chuyển đến cư trú, cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường nơi người đó chuyển đến học tập. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến cư trú mới, tổ chức xã hội, nhà trường nơi người đó chuyển đến học tập có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại Luật này;
d) Ba tháng một lần báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện về tình hình chấp hành của người chưa thành niên;
đ) Khi người chưa thành niên đã chấp hành được một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì lập hồ sơ đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét và đề nghị Tòa án có thẩm quyền quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Trong thời hạn 05 ngày trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục phải có văn bản thông báo kèm theo hồ sơ gửi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đúng ngày hết thời hạn, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cấp giấy chứng nhận và gửi cho người chưa thành niên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
1. Chủ động gặp gỡ người chưa thành niên để tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng và hướng dẫn người đó chấp hành tốt cam kết, các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
2. Phối hợp với gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên và các tổ chức có liên quan nơi người chưa thành niên cư trú, học tập trong việc giám sát, giáo dục.
3. Hàng tháng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường đã phân công nhiệm vụ trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành của người chưa thành niên; kịp thời đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, xử lý khi người đó vi phạm pháp luật.
1. Người chưa thành niên bị giáo dục tại xã, phường thị trấn có quyền:
a) Không bị phân biệt đối xử; được giúp đỡ, tạo điều kiện học tập, lao động, vui chơi giải trí tại cộng đồng;
b) Được Tòa án xem xét, quyết định chấm dứt chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước thời hạn theo quy định của Luật này;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người chưa thành niên bị giáo dục tại xã, phường thị trấn có nghĩa vụ:
a) Cam kết bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường được giao giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; tích cực thực hiện nghĩa vụ học tập, sửa chữa sai lầm, tu dưỡng, rèn luyện, tham gia lao động. Cam kết phải có ý kiến của người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên;
b) Chịu sự giám sát, giáo dục của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục;
c) Ba tháng một lần làm bản tự kiểm điểm về việc thực hiện cam kết gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực tiếp được giao giám sát, giáo dục;
d) Trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải xin phép người trực tiếp giám sát, giáo dục.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra bản án, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên, Tòa án phải gửi bản án, quyết định cho người đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chưa thành niên cư trú.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chưa thành niên cư trú phải báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ và bàn giao người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm có:
a) Bản sao bản án, quyết định của Toà án;
b) Quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Danh bản;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
5. Khi tiếp nhận người phải chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (sau đây gọi là học sinh), Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải kiểm tra hồ sơ và lập biên bản giao nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận học sinh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải thông báo việc đã tiếp nhận học sinh cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người đó.
1. Người chưa thành niên có thể được hoãn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác mà không thể đi lại được và được cơ sở chữa bệnh hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận;
b) Có lý do chính đáng khác được Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xác nhận.
2. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có nhiệm vụ làm thủ tục đề nghị Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng xem xét, quyết định hoãn. Tòa án ra quyết định hoãn chấp hành biện pháp tư pháp phải gửi quyết định đó cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cùng cấp và người được hoãn chấp hành biện pháp tư pháp.
3. Khi không còn lý do để hoãn theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho Toà án để ra quyết định thi hành.
1. Trường hợp người đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú phải ra quyết định truy tìm, đưa người đó vào trường giáo dưỡng và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
2. Khi phát hiện người phải chấp hành biện pháp tư pháp bỏ trốn đang bị truy tìm thì cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất hoặc bắt giữ và đưa đến các cơ quan này. Khi tiếp nhận, lưu giữ người đó, cơ quan Công an phải lập biên bản và đưa ngay họ vào trường giáo dưỡng.
1. Học sinh phải chịu sự giám sát, quản lý của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường.
2. Căn cứ vào độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, tính chất và mức độ vi phạm, trường giáo dưỡng bố trí học sinh thành các tổ, lớp và phân công giáo viên trực tiếp phụ trách.
3. Trường hợp học sinh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định và tổ chức truy tìm. Thời gian học sinh bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Khi bắt giữ mà học sinh có hành vi chống đối thì được áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật. Uỷ ban nhân dân và cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp trong việc truy tìm, bắt giữ học sinh bỏ trốn. Khi phát hiện người bị truy tìm, mọi người có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an, Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất hoặc bắt giữ và đưa đến các cơ quan này.
Khi bắt được người bỏ trốn hoặc nhận bàn giao người đó, cơ quan Công an phải lập biên bản, lấy lời khai, lưu giữ và quản lý người bỏ trốn, thông báo ngay cho trường giáo dưỡng đã ra quyết định truy tìm. Khi nhận được thông báo, trường giáo dưỡng đã ra quyết định truy tìm phải cử người đến ngay để nhận và đưa học sinh bỏ trốn về trường giáo dưỡng. Việc giao, nhận học sinh bỏ trốn phải lập biên bản. Thời gian lưu giữ được tính vào thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
1. Khi có văn bản yêu cầu của cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền về việc trích xuất học sinh thì Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra lệnh trích xuất.
2. Trường hợp cần trích xuất học sinh phục vụ yêu cầu giáo dục hoặc khám, chữa bệnh thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra lệnh trích xuất.
3. Nội dung lệnh trích xuất thực hiện theo quy định khoản 4 Điều 35 của Luật này.
4. Cơ quan yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa và trả học sinh được trích xuất đến trường giáo dưỡng đúng thời hạn đã ghi trong lệnh trích xuất; khi giao nhận phải lập biên bản. Chi phí cho việc đi lại, ăn, ở của học sinh được trích xuất do Nhà nước cấp và do cơ quan nhận người được trích xuất chi trả.
Thời hạn trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
1. Học sinh ở trường giáo dưỡng được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở thì việc học văn hoá là bắt buộc. Đối với học sinh khác thì tuỳ khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập phù hợp.
2. Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất; không bố trí những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
Thời gian lao động của học sinh không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Thời gian học tập và lao động không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 35 giờ trong 01 tuần.
Kết quả lao động của học sinh được sử dụng phục vụ cải thiện đời sống, sinh hoạt và học tập của học sinh.
3. Học sinh được nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí mua sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh do ngân sách nhà nước cấp.
1. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi hoặc hình thức thi khác.
2. Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc học tập của học sinh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chứng chỉ học văn hoá, học nghề do trường giáo dưỡng cấp cho học sinh có giá trị như chứng chỉ của các trường phổ thông, trường dạy nghề.
Ngoài giờ học văn hoá, học nghề, lao động, học sinh được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức.
1. Học sinh được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, nước mắm, bột ngọt, muối, chất đốt.
Ngày lễ, Tết dương lịch, học sinh được ăn thêm không quá ba lần tiêu chuẩn ăn của ngày thường; ngày Tết nguyên đán học sinh được ăn thêm không quá năm lần tiêu chuẩn ăn của ngày thường.
Chế độ ăn đối với học sinh ốm đau, bệnh tật, thương tích do y sĩ hoặc bác sĩ chỉ định.
Nước sử dụng vào việc ăn, uống và sinh hoạt của học sinh được bảo đảm là nước sạch theo quy định của ngành y tế.
2. Hàng năm, học sinh được cấp quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng sinh hoạt khác; học sinh nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Căn cứ vào giới tính, lứa tuổi, đặc điểm nhân thân, tính chất, mức độ phạm tội của học sinh, trường sắp xếp chỗ ở, sinh hoạt phù hợp trong các buồng tập thể. Buồng ở phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích chỗ nằm tối thiểu cho mỗi học sinh là 2,5 mét vuông (m2).
2. Học sinh được bố trí giường nằm có chiếu trải và được phép sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân của mình, trừ những đồ vật bị cấm sử dụng trong trường giáo dưỡng. Đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của học sinh được trường cho mượn hoặc cấp.
1. Học sinh được khám sức khỏe định kỳ; trường hợp học sinh bị ốm đau, bệnh tật, thương tích được điều trị tại cơ sở y tế của trường giáo dưỡng; trường hợp ốm đau, bệnh tật, thương tích nặng vượt quá khả năng điều trị của trường thì Hiệu trưởng quyết định đưa họ đến điều trị tại cơ sở chữa bệnh của Nhà nước. Kinh phí khám và chữa bệnh do trường chi trả.
2. Tiền khám, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này được bảo đảm theo quy định của Chính phủ. Kinh phí tổ chức cai nghiện ma tuý, điều trị HIV/AIDS cho học sinh theo định mức kinh phí như Nhà nước cấp cho các trung tâm cai nghiện ma tuý, trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an. Trường hợp học sinh được nghỉ học để đưa về gia đình chữa bệnh thì gia đình học sinh phải chi trả chi phí khám, chữa bệnh.
Trường hợp học sinh chết, Hiệu trưởng phải báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp tỉnh nơi có học sinh chết để xác định nguyên nhân chết; đồng thời thông báo ngay cho thân nhân của người đó biết.
Sau khi được cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cho phép mai táng thì trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức mai táng và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để thông báo cho Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Kinh phí cho việc mai táng do ngân sách nhà nước cấp. Trường hợp thân nhân của người chết đề nghị tự tổ chức mai táng và chịu chi phí thì trường giao cho thân nhân của người chết thực hiện. Việc tổ chức mai táng phải bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
1. Học sinh được gặp thân nhân tại nơi tiếp đón của trường giáo dưỡng và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp.
2. Học sinh được gửi và nhận thư, nhận quà trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm kiểm tra thư, quà trước khi học sinh gửi hoặc nhận. Học sinh có tiền hoặc giấy tờ có giá thì phải gửi trường giáo dưỡng để quản lý và sử dụng theo quy định của trường.
Học sinh đã chấp hành được một phần hai thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và thực sự tích cực học tập, tu dưỡng và chấp hành tốt nội quy của trường thì Hiệu trưởng đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện nơi trường đóng xem xét, quyết định chấm dứt việc chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trước thời hạn. Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định đó cho học sinh, trường giáo dưỡng, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an. Ngay sau khi nhận được quyết định, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải làm thủ tục cho học sinh ra trường.
1. Học sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường giáo dưỡng, có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên hoặc lập công thì được Hiệu trưởng quyết định khen thưởng bằng các hình thức sau:
a) Biểu dương, tặng giấy khen, tặng quà;
b) Cho đi tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức.
2. Học sinh vi phạm kỷ luật học tập, lao động hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy của trường giáo dưỡng, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng quyết định xử lý bằng một trong các hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáo dục cá biệt tại phòng riêng.
Học sinh bị giáo dục cá biệt phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước tổ hoặc lớp.
3. Quyết định khen thưởng hoặc xử lý vi phạm được lưu vào hồ sơ học sinh.
1. Chậm nhất là 01 tháng trước khi học sinh trường giáo dưỡng hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú và gia đình họ biết ngày ra trường.
2. Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh ra trường và gửi giấy chứng nhận này cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú.
3. Học sinh khi ra trường phải trả lại đồ dùng được trường cho mượn; được nhận lại tiền, tài sản và đồ vật gửi trường quản lý, các chứng chỉ học văn hoá, học nghề, tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú. Trường hợp hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng mà học sinh vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp giáo dục tiếp theo gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó về cư trú.
4. Đối với học sinh đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng mà không rõ cha, mẹ, nơi cư trú thì trường có trách nhiệm liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trường đóng để đề nghị giúp đỡ, sắp xếp chỗ ăn, ở và tạo việc làm, học tập.
5. Đối với học sinh dưới 16 tuổi hoặc bị ốm đau, bệnh tật đến ngày được ra trường mà không có thân nhân đến đón, thì trường giáo dưỡng phải cử người đưa về gia đình hoặc giao Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra trường, học sinh đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.
1. Chi phí tổ chức thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng do ngân sách nhà nước cấp. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm chi cho việc thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan mình để Bộ Công an gửi Bộ Tài chính xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Trường giáo dưỡng được tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất của Uỷ ban nhân dân địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài để tổ chức dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề, mua sắm đồ dùng học tập và sinh hoạt cho học sinh.
EXECUTION OF JUDICIAL MEASURES
Section I. GENERAL PROVISIONS ON EXECUTION OF JUDICIAL MEASURES
Article 110. Decisions to apply judicial measures
1. Decisions to apply judicial measures include:
a/ Decisions of courts or procuracies to apply the measure of compulsory medical treatment;
b/ Judgments or decisions of courts to apply the measure of sending minor offenders to a reformatory or educating them in communes, wards or townships.
2. A decision to apply a judicial measure must clearly indicate the name of the agency and full name and position of the issuer; full name, date of birth and place of residence of the person subject to the judicial measure; and name of the agency responsible for the execution.
3. Within 3 working days after issuing a decision, the issuing agency shall send such decision to the following individual and agencies:
a/ The person subject to the judicial measure or his/her lawful representative;
b/ The same-level procuracy, in case the decision is issued by a court;
c/ The criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the person subject to the judicial measure resides;
d/ The mental hospital, in case of compulsory medical treatment:
e/ The agency which has requested the court or procuracy to apply the measure of compulsory medical treatment.
Article 111. Principles of execution of judicial measures
1. Compliance with the Constitution and laws and assurance of the interests of (he State and the lawful rights and interests of organizations and individuals.
2. Strict observance of legally effective judgments and decisions by agencies, organizations and individuals.
3. Guarantee of socialist humanism: respect for the dignity and lawful rights and interests of persons subject to judicial measures.
4. Guarantee of education of and assistance for minor offenders in correcting their errors, developing healthily and becoming persons useful for the society.
5. Guarantee of medical treatment and care and functional rehabilitation for persons subject to the measure of compulsory medical treatment and prevention of their commission of acts dangerous to the society.
6. Guarantee of participation of agencies, organizations, individuals and families in education and reformation of persons subject to judicial measures.
Article 112. Prohibited acts in the execution of judicial measures
1. Organizing an escape or escaping from a reformatory; organizing an escape or escaping while being escorted for execution of judicial measures; rescuing persons being escorted for execution of judicial measures.
2. Failing to comply with decisions to apply judicial measures; obstructing or opposing the implementation of internal rules or regulations on the execution of judicial measures or decisions or requests of competent agencies or persons in executing judicial measures.
3. Inciting, instigating, dragging, enticing, helping or forcing others to violate the law on execution of judicial measures; infringing upon the life, health, honor, dignity and assets of persons responsible for executing judicial measures.
4. Giving, taking or acting as intermediaries for bribes or causing troubles in the execution of judicial measures; infringing upon the lawful rights and interests of persons subject to judicial measures.
5. Abusing ones' positions and powers to request or not to request exemption from the execution or reduction of the term of judicial measures, postponement or termination of the execution of judicial measures in contravention of law.
6. Granting or refusing to grant decisions, certificates, written certifications or other papers on the execution of judicial measures in contravention of law.
7. Falsifying dossiers or records of execution of judicial measures.
Article 113. Agencies and organizations tasked to execute judicial measures
1. Mental hospitals are tasked to execute the measure of compulsory medical treatment.
2. Reformatories are tasked to execute the measure of sending to a reformatory.
3. People's Committees of communes, wards or townships are tasked to execute the measure of education in communes, wards or townships.
Article 114. Tasks and powers of procuracies in executing judicial measures
1. Tasks and powers of procuracies in applying and executing judicial measures comply with the provisions of this Chapter.
2. Procuracies shall supervise the observance of law by agencies, organizations and individuals in executing judicial measures under this Law and relevant laws.
Article 115. Guarantee of conditions for execution of judicial measures
1. The State guarantees physical foundations and funds for execution of judicial measures.
2. The State encourages agencies, organizations, individuals and families to participate in educating persons subject to judicial measures in communes, wards, townships or reformatories.
Section 2. EXECUTION OF THE MEASURE OF COMPULSORY MEDICAL TREATMENT
Article 116. Competence to request application of the judicial measure of compulsory medical treatment, dossiers for sending persons to an establishment for compulsory medical treatment
1. The competence to request application of the judicial measure of compulsory medical treatment is as follows:
a/ An agency which has accepted and is handling a case at the stage of investigation is competent to request application of the measure by the same-level procuracy;
b/ A prison, detention camp or criminal judgment execution agency of a provincial-level police department at the stage of judgment execution is competent to request application of the measure by a provincial-level people's court of the place or the military court of the military zone in which it is based.
2. An agency requesting application of the judicial measure of compulsory medical treatment shall compile a dossier for sending a person to an establishment for compulsory medical treatment. Such a dossier comprises:
a/ A decision of a procuracy or court to apply the measure of compulsory medical treatment:
b/ Conclusions of a medical examination council;
c/ Resume of the person subject to compulsory medical treatment;
d/ Other related documents.
3. A court or procuracy which has decided at its own initiative to apply the judicial measure of compulsory medical treatment shall compile a dossier and request an agency currently handling the case at the stage of investigation or a prison, detention camp or criminal judgment execution agency of a district-level police office at the stage of judgment execution to send the person concerned to an establishment for compulsory medical treatment.
Article 117. Sending of persons to establishments for compulsory medical treatment
1. Upon receiving a decision to apply the measure of compulsory medical treatment, an agency currently handling a case at the stage of investigation or a prison, detention camp or criminal judgment execution agency of a district-level police office shall hand over the person subject to compulsory medical treatment and his/ her dossier to a mental hospital designated under a procuracy or court decision, and concurrently send copies of the decision to apply the measure of compulsory medical treatment to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense.
2. The designated mental hospital shall receive the person subject to compulsory medical treatment and his/her dossier, and make a minutes on the handover and receipt. The agency responsible for sending the person to the mental hospital shall notify his/her family or relatives of the establishment in which he/she is medically treated.
Article 118. Medical treatment for persons subject to compulsory medical treatment
1. Mental hospitals shall manage and organize medical treatment for persons subject to compulsory medical treatment and may not discriminate against these persons.
2. During the period of compulsory medical treatment, relatives of a person subject to compulsory medical treatment may meet and jointly take care of such person and shall strictly comply with the mental hospital's regulations on patient visits and care.
3. In case a person subject to compulsory medical treatment escapes, the mental hospital shall make a minutes thereon and promptly notify such to the agency which has requested application of the measure of compulsory medical treatment and his/her family for coordination in pursuing and sending him/her back to the hospital.
4. Expenses for treatment of persons subject to compulsory medical treatment shall be paid by the State.
Article 119. Termination of execution of the measure of compulsory medical treatment
1. When a person subject to compulsory medical treatment has fully recovered, the director of the mental hospital shall notify such to the agency which has requested application of this measure so that the latter requests a medical examination council to examine such person's illness.
Based on the conclusion of the medical examination council that such person has fully recovered, the agency which has requested application of the measure of compulsory medical treatment shall request the court or procuracy which has issued the decision to apply the measure to issue a decision to terminate the execution of this measure.
2. The court or procuracy which has issued the decision to terminate the execution of the measure of compulsory medical treatment shall send this decision to the agency which has requested application of this measure for subsequent notification to the mental hospital and relatives of the person subject to the measure.
3. After receiving the termination decision from the court, the agency which has requested application of the measure of compulsory medical treatment shall come to receive the person subject to compulsory medical treatment. In case such decision is issued by a procuracy, upon receiving this decision, relatives of the person subject to compulsory medical treatment shall come to receive such person. The handover and receipt must be recorded in a minutes, clearly indicating the duration of medical treatment at the mental hospital.
Article 120. Handling of cases in which persons subject to compulsory medical treatment die
1. In case a person subject to compulsory medical treatment dies, the director of the mental hospital shall promptly notify such to an investigative agency or the provincial-level procuracy of the place in which the hospital is based for identifying the cause of the death and notify it to relatives of the deceased and agencies specified in Clauses 1 and 3, Article 116 of this Law.
2. After obtaining permission of competent investigative agency and procuracy, the hospital shall organize the burial. Burial expenses shall be paid by the state budget. In case relatives of the deceased wish to receive the corpse for burial and bear burial expenses, the hospital shall hand over the corpse to them for burial.
Section 3. EXECUTION OF THE MEASURE OF EDUCATION OF MINORS IN COMMUNES, WARDS OR TOWNSHIPS
Article 121. Procedures for execution of the measure of education in a commune, ward or township
1. A court which has issued a judgment or decision to apply the measure of education of a minor in a commune, ward or township shall send the judgment or decision to such minor and the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which he/she is educated.
Within 3 working days after receiving the court judgment or decision, the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall send copies thereof to the commune-level People's Committee and the social organization or school designated by the court to supervise and educate the minor.
2. The chairperson of the commune-level People's Committee, the head of the social organization or the principal of the school designated by the court to supervise and educate the minor shall:
a/ Compile a dossier for monitoring and assign a person to directly supervise and educate the minor;
b/ Summon the minor subject to supervision and education and invite his/her lawful representative and the person assigned to directly supervise and educate him/her to its office to notify the assignment of a person to directly supervise and educate the minor; the rights and obligations of the minor and his/her lawful representative; the rights and obligations of the person directly supervising and educating the minor; and the term of the measure;
c/ In case the minor changes his/her place of residence or learning, within 3 working days after he/she moves to a new place, notify such in writing to the criminal judgment execution agency of the district-level police office for transferring the supervision and education dossier to the commune-level People's Committee of the place in which he/she comes to reside, the agency, social organization or school in which he/she comes to learn. The commune-level People's Committee in the new locality or the new agency, social organization or school shall perform the tasks specified in this Law;
d/ Once every 3 months, report to the criminal judgment execution agency of the district-level police office on the serving of the measure by the minor;
e/ When the minor has served half of the sentence term and show considerable improvements, compile a dossier to request the criminal judgment execution agency of the district-level police office to consider and request a competent court to terminate the execution of the measure.
3. Within 5 days before the expiration of the term of the measure of education in a commune, ward or township against the minor, the chairperson of the commune-level People's Committee, the head of the social organization or the principal of the school designated by the court to supervise and educate the minor shall send a written notice enclosed with the dossier to the criminal judgment execution agency of the district-level police office for granting a certificate of complete serving of this measure. Upon the expiration of the term of the measure, the head of the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall grant a certificate and send it to the minor, the chairperson of the commune-level People's Committee, the head of the social organization or (he principal of the school designated by the court to supervise and educate the minor, and the court which has issued the decision to apply the measure.
Article 122. Tasks of persons directly supervising and educating minors
1. To take the initiative in meeting these minors in order to identify the causes of, conditions and circumstances for their offenses and know their feelings and aspirations, and guide them in properly realizing his/her commitments and fulfilling other obligations under this Law.
2. To collaborate with families, schools, Youth Union organizations and related organizations in the places in which these minors reside or learn in supervising and educating them.
3. To report on a monthly basis to chairpersons of commune-level People's Committees, heads of social organizations and principals of schools who have assigned persons to directly supervise and educate these minors on the serving of the measure by these minors; and to promptly propose measures to prevent and handle these persons when they commit illegal acts.
Article 123. Rights and obligations of minors subject to education in communes, wards or townships
1. A minor subject to education in a commune, ward or township has the following rights:
a/ To be treated without discrimination: to be entitled to assistance and favorable conditions for their learning, work and entertainment in the community;
b/ To be considered by a court for ahead-of-time termination of the measure of education in a commune, ward or township under this Law;
c/ Other rights provided for by law.
2. A minor subject to education in a commune, ward or township has the following obligations:
a/ To make a written commitment with the commune-level People's Committee or the agency, social organization or school designated to supervise and educate him/her to strictly observe law; to actively learn, correct his/her errors, train him/herself and work. His/her commitment must have opinions of his/her lawful representative;
b/ To submit to supervision and education by the person assigned to directly supervise and educate him/her;
c/ To send once every three months a written self-criticism about the realization of his/her commitment to the chairperson of the commune-level People's Committee, the head of the social organization or the principal of the school designated to supervise and educate him/her. Such written self-criticism must contain assessments of the person directly supervising and educating him/her:
d/ To ask for permission of the person directly supervising and educating him/her before leaving his/her place of residence for more than 30 days.
Section 4. EXECUTION OF THE MEASURE OF SENDING MINOR OFFENDERS TO A REFORMATORY
Article 124. Procedures for execution of the measure of sending minor offenders to a reformatory
1. Within 3 working days after issuing a judgment or decision to apply the measure of sending a minor offender to a reformatory- the court shall send such judgment or decision to the minor and the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which he/she resides.
2. Within 3 working days after receiving the court judgment or decision, the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the minor resides shall report such to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security for issuance of a decision to send him/her to a reformatory.
3. Within 3 working days after receiving the report of the criminal judgment execution agency of the district-level police office, the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security shall issue a decision to send the minor to a reformatory and send it to the criminal judgment execution agency of the district-level police office.
4. Within 5 working days after receiving the decision of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security, the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall compile a dossier and hand over the minor to the reformatory. Such a dossier comprises:
a/ A copy of the court judgment or decision;
b/ The decision to send the minor to a reformatory:
c/ The minor's resume certified by the commune-level People's Committee;
d/ The personal identification statement;
e/ Other related documents.
5. Upon receiving the person subject to the measure of sending to a reformatory (below referred to as pupil), the principal of the reformatory shall examine the dossier and make a minutes on the handover and receipt. Within 5 working days after receiving the pupil, the principal of the reformatory shall notify the receipt of the pupil to his/her parents or lawful representative.
Article 125. Postponement of the serving of the measure of sending to a reformatory
1. A minor may be allowed to postpone the serving of the measure of sending to a reformatory in the following cases:
a/ He/she is seriously ill, receiving an intensive medical care or physically unable lo move as certified by a medical treatment establishment or a hospital of district or higher level;
b/ He/she has another plausible reason as certified by the head of the criminal judgment execution agency of the district-level police office,
2. The criminal judgment execution agency of the district-level police office shall carry out procedures for requesting the court which has issued the decision to apply the measure of sending to a reformatory to consider and decide on the postponement. The court issuing the decision to postpone the serving of the judicial measure shall send this decision to the criminal judgment execution agency of the district-level police office, the same-level procuracy and the person allowed to postpone the serving of the judicial measure.
3. When the reason for postponement specified in Clause 1 of this Article no longer exists, the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall notify such to the court for issuance of an execution decision.
Article 126. Handling of cases in which persons subject to the judicial measure of sending to a reformatory escape
1. In case a person against whom a decision to apply the measure of sending to a reformatory has been issued escapes, the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which he/she resides shall issue a decision lo pursue and take him/her back to the reformatory and report results to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security.
2. Upon detecting a run-away person subject to the judicial measure who is being pursued, an individual, family, agency or organization shall report such to the nearest police office or administration or arrest and take him/her lo such an agency. Upon receiving and detaining such person, the police office shall make a minutes thereon and promptly send him/her to a reformatory.
Article 127. Management of pupils
1. Pupils shall submit to supervision and management of cadres and teachers of reformatories and strictly observe these reformatories' internal rules.
2. Depending on the pupils' age, gender, education as well as the nature and severity of offenses, reformatories shall divide pupils into groups and classes and assign teachers to directly take charge of them.
3. In case a pupil escapes, the principal of the reformatory shall issue a pursuit decision and organize the pursuit. The period during which a pupil escapes shall not be included in the period of execution of the measure of sending to a reformatory. A run-away pupil who resists the arrest will be subject to a necessary coercive measure as specified by law. People's Committees and police offices at all levels shall coordinate with one another in pursuing and arresting run-away pupils. Anyone who detects a pursued pupil shall promptly notify such to the nearest police office or People's Committee or arrest and take him/her to such an agency.
Upon arresting or receiving a run-away pupil, the police office shall make a written minutes take testimonies of, detain and manage such person, and promptly notify such to the reformatory which has issued a pursuit decision. Upon receiving such notification, the reformatory shall promptly send a person to receive and take the run-away pupil back to the reformatory. The handover and receipt of run-away pupils must be recorded in minutes. The detention period shall be included in the period of execution of the measure of sending to a reformatory.
Article 128. Implementation of transfer orders
1. Upon receiving a written request of a competent procedure-conducting agency or person for transfer of a pupil, the head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security shall issue a transfer order.
2. When necessary to transfer a pupil for educational or medical examination and treatment purposes, the principal of the reformatory shall issue a transfer order.
3. A transfer order must contain details specified in Clause 4, Article 35 of this Law.
4. The transfer-requesting agency shall receive the transferred pupil and return him/her to the reformatory within the time limit indicated in the transfer order, and make a minutes of the handover and receipt. Expenses for travel and accommodation of transferred pupils shall be paid from the state budget by agencies receiving them.
The transfer period shall be included in the period of serving the measure of sending to a reformatory.
Article 129. General education, vocational educational and job training
1. Pupils in reformatories shall be provided with general education, vocational education and job training under programs promulgated by the Ministry of Education and Training, the Ministry of Public Security and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
General education is compulsory for pupils who have not yet completed primary education or lower secondary education. Appropriate forms of education shall be organized for other pupils depending on practical capability and conditions.
2. After class, pupils shall participate in labor activities organized by their reformatories. Reformatories shall assign jobs suitable to the age and health of pupils so as to assure their normal physical development and may not assign heavy, dangerous or hazardous jobs to them.
The labor time of a pupil must not exceed 2 hours per day. The learning and labor lime of a pupil must not exceed 7 hours per day and 35 hours per week.
Pupils' labor fruits shall be used for improving their living and learning conditions.
3. Pupils are entitled to days off being Saturdays, Sundays and public holidays as specified by law.
4. Expenses for purchase of textbooks and notebooks and learning equipment for pupils shall be covered by the state budget.
Article 130. Examination, assessment and grading of pupils and organization of exams
1. Reformatories shall organize examination, assessment and ranking of their pupils and organize term, year-end and grade exams, exams for selection of excellent pupils or other exams.
2. Mark books, school reports, dossiers and forms relevant to the learning of pupils shall be made according to forms uniformly set by the Ministry of Education and Training.
3. General education and job training certificates granted by reformatories to their pupils are as valid as certificates granted by general education and job training schools.
Article 131. Cultural, artistic, entertainment and recreational activities
After learning or laboring hours, pupils may participate in cultural activities, art performances, sports and physical exercise, read books and newspapers, watch television and other recreational activities organized by reformatories.
Article 132. Meals and clothing of pupils of reformatories
1. Pupils arc entitled to standard rations of rice, vegetable, meat, fish, sugar, fish sauce, seasonings, salt and fuel.
On public holidays and the calendar new year day, pupils shall be provided with higher food rations not exceeding three times the normal daily one. On the lunar new year days, pupils shall be provided with higher food rations not exceeding five times the normal daily one.
Meals for ill, diseased or injured pupils shall be prescribed by medical doctors.
Drinking water and water for daily-life activities of pupils must be clean water meeting the criteria prescribed by the health sector.
2. Annually, pupils shall be provided with clothing, blankets, mats, mosquito nets and other items for daily-life use. Female pupils will be additionally provided with items necessary for their personal hygiene.
3. The Government shall specify this Article.
Article 133. Lodging conditions and daily-life items of pupils
1. Depending on the gender, age, personal characteristics, nature and severity of offense of each pupil, a reformatory shall arrange a suitable lodging place for him/her in a communal room. Such a room must be airy in summer, tight in winter and environmentally sanitary. The minimum sleeping space for each pupil is 2.5 square meters (m2).
2. Pupils shall be provided with beds and mats and may use their personal items in daily life activities, except those banned in reformatories-Items necessary for daily life activities of pupils shall be lent or provided by reformatories.
Article 134. Healthcare for pupils
1. Pupils shall be given periodical health checks. Ill, diseased or injured pupils shall be treated in medical facilities of reformatories. For pupils whose illness, diseases or injuries are beyond the treatment capacity of their reformatories, their principals shall decide to send them to a state medical treatment establishment. Expenses for medical examination and treatment shall be paid by reformatories.
2. Expenses for medical examination and treatment specified in Clause 1 of this Article shall be paid under the Government's regulations. Expenses for detoxification or treatment of drug-addicted or HTV/AIDS-affected pupils in these reformatories shall be paid as stale allocations for drug addict detoxification centers within prescribed limits upon request of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security. For pupils allowed to leave reformatories for medical treatment in their families, their families shall pay medical examination and treatment expenses.
Article 135. Handling of cases in which pupils die
In case a pupil dies, the principal of his/her reformatory shall promptly notify such to the provincial-level investigative agency and procuracy of the place in which the pupil dies for identifying the causes of the death and concurrently notify such to his/her relatives.
After obtaining permission of the investigative agency and procuracy for burial, the reformatory shall organize the burial and report such to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security for notification to the court which has issued the decision to apply the measure of sending to a reformatory. Burial expenses shall be paid by the state budget. In case relatives of the deceased wish to organize the burial themselves and pay burial expenses, the corpse of the deceased shall be handed over to their relatives. The burial shall be conducted in a secure, order and environmentally hygiene manner.
Article 136. Visits, correspondence and receipt of money, items and personal possessions of pupils
1. Pupils may meet their relatives at places of reception in their reformatories and strictly comply with regulations on visits.
2. Pupils may send and receive letters and presents, except liquor, beer, cigarettes, other stimulants and banned articles and cultural matters. Reformatories shall check letters and presents before they are sent or received by pupils. Pupils shall deposit their money or valuable papers at their reformatories for management and use under regulations of the reformatories.
Article 137. Termination of the serving of the measure of sending to a reformatory
A pupil who has served half of the term of the of sending to a reformatory and actively learned and trained him/herself and properly observed internal rules of the reformatory may be considered, at the proposal of the reformatory's principal, by the district-level court of the place in which the reformatory is based for ahead-of-time termination of the serving of the measure. The court issuing the termination decision shall send it to the pupil. the reformatory, the court which has issued the decision to apply the measure of sending to a reformatory, the same-level procuracy, and the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security. Upon receiving the decision, the principal of the reformatory shall carry out procedures for discharging the pupil.
Article 138. Commendation, reward, and handling of violations
1. Pupils who have strictly observed the law and internal rules of reformatories, recorded good or better learning results or merits are entitled to the following forms of commendation or reward under decisions of reformatory principals:
a/ Receiving commendation, certificates of merit or presents;
b/ Going on sightseeing trips organized by the reformatory.
2. Pupils who have violated learning or labor discipline or committed other acts in violation of internal rules of reformatories shall, depending on the nature and severity of their violations, be subjected to the following measures under decisions of reformatory principals:
a/ Reprimand;
b/ Caution;
c/ Special education in a separate room.
Pupils subject to special education shall make written self-criticisms and criticize themselves before their group or class.
3. Decisions on commendation, reward or handling of violations shall be inserted in dossiers of pupils.
Article 139. Procedures for pupils to be discharged from reformatory
1. At least 1 month before the expiration of the term of the measure of sending to a reformatory for a pupil, the principal of the reformatory shall notify in writing the commune-level People's Committee of the locality in which such pupil will come to reside and his/her family of the date of discharge from the reformatory.
2. On the last day of the term of the measure of sending to a reformatory, the principal shall issue a certificate of complete serving of the measure for the discharged pupil and send it to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security, the court which has issued the decision to apply the measure and the commune-level People's Committee of the place in which such pupil will come to reside.
3. When discharged from a reformatory, a pupil shall return all items lent by the reformatory and may receive his/her money, articles and personal possessions previously deposited at the reformatory, certificates of general education and job training, travel fare and meal allowance for their return to their places of residence. For a pupil who has made no considerable improvement by the expiration of the term of the measure of sending to a reformatory, the reformatory principal shall make a separate assessment and propose subsequent educational measures to be applied by the commune-level People's Committee and the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which such person will come to reside.
4. For a pupil who has completely served the measure of sending to a reformatory but whose parents and place of residence arc unknown, the reformatory shall contact and request the commune-level People's Committee of the place in which it is based to provide housing and employment or learning supports.
5. For an under-16, ill or diseased pupil who has no relative coming to receive him/her on the date of discharge, the reformatory shall assign a person to bring him/her back to his/her family or hand him/her over to the commune-level People's Committee of the place in which he/ she will come to reside.
6. Within 10 days after the dale of discharge, a pupil who has completely served the measure of sending to a reformatory shall report him/herself to the commune-level People's Committee of the place in which he/she comes to reside.
Article 140. Expenses for execution of the measure of sending to a reformatory
1. Expenses for execution of the measure of sending to a reformatory shall be paid by the state budget. The criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security shall make annual budget estimates for execution of the measure of sending to a reformatory and incorporate them in its annual budget estimates for submission to the Ministry of Finance for consideration and submission to a competent authority for decision.
2. Reformatories may receive material supports of local People's Committees, domestic agencies, organizations and individuals, foreign individuals and organizations for organizing general education, vocational education, job training, and purchase of learning equipment and daily-life items for their pupils.