Chương XIII Luật Thi hành án hình sự 2010: Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự
Số hiệu: | 53/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 29/09/2010 | Số công báo: | Từ số 570 đến số 571 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giam giữ riêng phạm nhân có mức án tù trên 15 năm
Ngày 17/06/2010, Quốc hội đã thông qua Luật Thi hành án hình sự số 53/2010/QH12. Luật gồm 15 chương, 182 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011.
Luật quy định trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau: Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm; Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm nhưng có kết quả chấp hành án tốt, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 15 năm.
Trong các khu giam giữ nêu trên, những phạm nhân là nữ, là người chưa thành niên, là người nước ngoài, là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, là người có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án, là người thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam được bố trí giam giữ riêng.
Đối với kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ chi phí vật tư, nguyên liệu, tiền công thuê lao động bên ngoài; chi phí điện, nước; tiền ăn thêm do lao động nặng nhọc, độc hại… được sử dụng để bổ sung mức ăn cho phạm nhân; lập quỹ hòa nhập cộng đồng; bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam; chi thưởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động; chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người chấp hành án hình sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành án hình sự nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày, kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi thi hành án hình sự mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
4. Thời hiệu khiếu nại đã hết.
5. Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Phó thủ trưởng, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này;
b) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có hiệu lực thi hành.
3. Trưởng Công an cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Trưởng Công an cấp huyện có hiệu lực thi hành.
4. Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành hình án hình sự Công an cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Trưởng công an cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Công an cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
6. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này.
7. Bộ trưởng Bộ Công an giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công an có hiệu lực thi hành.
8. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp quân khu, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới. Quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có hiệu lực thi hành.
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi pháp luật trong thi hành án hình sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ của đơn vị quân đội, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này.
2. Tư lệnh quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại sau đây:
a) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Tư lệnh quân khu và tương đương có hiệu lực thi hành.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết khiếu nại sau đây:
a) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này;
b) Quyết định, hành vi trái pháp luật của Tư lệnh quân khu và tương đương, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này;
c) Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Tư lệnh quân khu và tương đương, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành.
1. Người khiếu nại có quyền:
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
b) Khiếu nại trong bất kỳ thời gian nào của quá trình thi hành án hình sự;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ thời gian nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận văn bản trả lời về việc giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có nghĩa vụ:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
1. Người bị khiếu nại có quyền:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi thi hành án hình sự bị khiếu nại;
b) Được nhận văn bản giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi thi hành án hình sự của mình.
2. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ:
a) Giải trình về quyết định, hành vi thi hành án hình sự bị khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi bị khiếu nại;
2. Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại;
3. Thông báo bằng văn bản về việc thụ lý để giải quyết, gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại;
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình.
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
3. Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận đầy đủ mọi khiếu nại trong thi hành án hình sự. Đối với những khiếu nại của phạm nhân quy định tại khoản 8 Điều 152 của Luật này thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải chuyển ngay khiếu nại cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 152, Điều 153 của Luật này và khoản 1 Điều này phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Trường hợp không thụ lý đơn khiếu nại để giải quyết thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Hồ sơ giải quyết khiếu nại gồm có:
a) Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại;
b) Văn bản giải trình của người bị khiếu nại;
c) Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận;
d) Quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số bút lục và lưu giữ tại cơ quan giải quyết khiếu nại.
Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 152 và Điều 153 của Luật này tiến hành xác minh, yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; gặp cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực thi hành nếu trong thời hiệu do pháp luật quy định người khiếu nại không khiếu nại tiếp.
Quyết định giải quyết khiếu nại phải bao gồm những nội dung chính sau đây:
1. Ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3. Nội dung khiếu nại;
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
6. Kết luận khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
7. Giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, huỷ bỏ một phần quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại;
8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra;
9. Hướng dẫn quyền khiếu nại tiếp theo của đương sự.
1. Trường hợp tiếp tục khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 152, Điều 153 của Luật này có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại; triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại khi cần thiết; xác minh, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu cầu đó. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.
1. Ngày, tháng, năm ra quyết định.
2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại.
3. Nội dung khiếu nại.
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại.
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại.
6. Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
7. Giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại; việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra.
Người chấp hành án và mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong thi hành án hình sự gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Người tố cáo có quyền:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trả thù.
2. Người tố cáo có nghĩa vụ:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
b) Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
1. Người bị tố cáo có quyền:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được khôi phục danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2. Người bị tố cáo có nghĩa vụ:
a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền;
c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó giải quyết;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng Công an cấp xã;
c) Trưởng Công an cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh;
e) Tư lệnh Quân khu và tương đương giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
g) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự;
h) Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.
2. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.
3. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS IN CRIMINAL JUDGMENT EXECUTION
Section L COMPLAINTS IN CRIMINAL JUDGMENT EXECUTION AND SETTLEMENT THEREOF
Article 150. Right to lodge complaints in criminal judgment execution
1. Criminally sentenced persons and other related agencies, organizations and individuals may lodge complaints about decisions or acts of agencies and persons competent to execute criminal judgments if they have grounds to believe that these decisions or acts are unlawful and infringe upon their lawful rights and interests.
2. The statute of limitations for lodging first-lime complaints is 30 days after receiving or becoming aware of a decision or an act of criminal judgment execution which (he complainant considers unlawful.
In case a person is unable to lodge his/her complaint within the statute of limitations due to illness, natural disaster or enemy sabotage or working or learning far away or another objective impediment, the period during which such impediment exists shall be excluded from the statute of limitations for lodging complaints.
For subsequent complaints, the applicable statute of limitations is 15 days after receiving a complaint settlement decision of a competent person.
Article 151. Cases in which a complaint about criminal judgment execution is not accepted for settlement
1. The complained decision or act is not directly related to the lawful rights and interests of the complainant.
2. The complainant has neither full civil act capacity nor a lawful representative, unless otherwise provided by law.
3. The representative has not paper evidencing that his/her representation is lawful.
4. The statute of limitations for lodging a complaint has expired.
5. The complaint has been already settled under a legally effective decision.
Article 152. Competence to settle complaints in criminal judgment execution
1. Chairpersons of commune-level People's Committees shall settle complaints about unlawful decisions or acts of agencies, organizations and individuals assigned to supervise and educate persons serving criminal sentences in their communes, wards or townships.
2. Heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall settle complaints about:
a/ Unlawful decisions or acts of deputy heads, officers, non-commissioned officers and soldiers under their agencies' management, except the case specified in Clause 8 of this Article;
b/ Unlawful decisions or acts of chairpersons of commune-level People's Committees;
c/ Complaint settlement decisions of chairpersons of commune-level People's Committees. Their legally effective complaint settlement decisions.
3. District-level police chiefs shall settle complaints about:
a/ Unlawful decisions or acts of heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices;
b/ Complaint settlement decisions of heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices. Their legally effective complaint settlement decisions.
4. Heads of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments shall settle complaints about unlawful decisions or acts of officers, non-commissioned officers and soldiers under their agencies' management, except the case specified in Clause 8 of this Article.
5. Directors of provincial-level police departments shall settle complaints about:
a/ Unlawful decisions or acts of heads of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments;
b/ Complaint settlement decisions of heads of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments and district-level police chiefs. Their legally effective complaint settlement decisions.
6. The head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security shall settle complaints about unlawful decisions or acts of officers, noncommissioned officers and soldiers under his/ her agency's management, except the case specified in Clause 8 of this Article.
7. The Minister of Public Security shall settle complaints about:
a/ Unlawful decisions or acts of the head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security, except the case specified in Clause 8 of this Article;
b/ Complaint settlement decisions of directors of provincial-level police departments and the head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security, except the case specified in Clause 8 of this Article. His/her legally effective complaint settlement decisions.
8. Chairmen of provincial-level, military zone-level and district-level procuracies shall settle complaints about unlawful decisions or acts of persons assigned to manage and educate inmates in performing their assigned tasks. Chairmen of higher-level procuracies are competent to settle complaints about decisions of lower-level procuracies. Complaint settlement decisions of chairmen of higher-level procuracies are legally effective for execution.
Article 153. Competence to settle complaints about criminal judgment execution in the People's Army
1. Heads of criminal judgment execution agencies of military zones shall settle complaints about unlawful decisions or acts of officers, professional servicemen, noncommissioned officers and soldiers of army units and criminal judgment execution agencies of military zones in criminal judgment execution, except the case specified in Clause 8, Article 152 of this Law.
2. Military zone commanders and holders of equivalent ranks shall settle complaints about:
a/ Unlawful decisions or acts of heads of criminal judgment execution agencies of military zones, except the case specified in Clause 8, Article 152 of this Law;
b/ Complaint settlement decisions of heads of criminal judgment execution agencies of military zones, except the case specified in Clause 8. Article 152 of this Law. Their legally effective complaint settlement decisions.
3. The head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense shall settle complaints about unlawful decisions or acts of officers, noncommissioned officers, professional servicemen and soldiers under his/her agency's management, except the case specified in Clause 8. Article 152 of this Law.
4. The Minister of National Defense shall settle complaints about:
a/ Unlawful decisions or acts of the head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense, except the case specified in Clause 8, Article 152 of this Law;
b/ Unlawful decisions or acts of military zone commanders and holders of equivalent ranks, except the case specified in Clause 8, Article 152 of this Law;
c/ Complaint settlement decisions of the head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense, military-zone commanders and holders of equivalent ranks, except the case specified in Clause 8, Article 152 of this Law. His/her legally effective complaint settlement decisions.
Article 154. Rights and obligations of complainants in criminal judgment execution
1. A complainant has the following rights:
a/ To personally lodge his/her complaint or authorize his/her lawful representative to do so;
b/ To lodge complaints in any stage of the criminal judgment execution process;
c/ To withdraw his/her complaints in any stage of the complaint settlement process;
d/ To receive written replies on complaint settlement;
e/ To have his/her infringed lawful rights and interests restored and receive compensations for damage in accordance with law.
2. A complainant has the following obligations:
a/ To truthfully report on the case and provide information and documents to the complaint-settling person; to take responsibility before law for reported contents and provided information and documents;
b/ To abide by legally effective complaint settlement decisions.
Article 155. Rights and obligations of complained persons in criminal judgment execution
1. A complained person has the following rights:
a/ To furnish proof of the lawfulness of his/ her complained criminal judgment execution decision or act:
b/ To receive a document on the settlement of the complaint about his/her criminal judgment execution decision or act.
2. A complained person has the following obligations:
a/ To explain his/her complained criminal judgment execution decision or act. and provide relevant information and documents at the request of competent agencies, organizations and individuals;
b/ To abide by legally effective complaint settlement decisions.
Article 156. Tasks and powers of persons competent to settle complaints in criminal judgment execution
A person competent to settle complaints in criminal judgment execution has the following tasks and powers:
1. To receive and settle complaints about criminal judgment execution decisions or acts:
2. To request complainants and complained persons to give explanations and provide information and documents relevant to the complaints;
3. To notify in writing the acceptance of complaints for settlement and send settlement decisions to complainants:
4. To take responsibility before law for their settlement of complaints.
Article 157. Time limit for settlement of complaints in criminal judgment execution
1. The time limit for settlement of a first-time complaint is 15 days after this complaint is accepted for settlement.
2. The time limit for settlement of a second-lime complaint is 30 days after this complaint is accepted for settlement.
3. The time limit for settlement of a complaint may be prolonged when necessary in complicated cases for 30 days at most after the expiration of the prescribed time limit.
Article 158. Complaints about elaboration of a list of persons proposed to enjoy amnesty and settlement thereof
The lodging of complaints about elaboration of a list of persons proposed to enjoy amnesty and the competence and time limit for settlement of these complaints comply with Articles 32 and 33 of the Law on Amnesty.
Article 159. Receipt and acceptance for settlement of complaints in criminal judgment execution
1. Competent agencies and persons shall receive all complaints in criminal judgment execution. Within 24 hours after receiving complaints lodge by inmates as specified in Clause 8, Article 152 of this Law. wardens of prisons or detention camps and heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall promptly forward these complaints to competent procuracies.
2. Within 3 working days after receiving complaints, competent agencies and persons defined in Articles 152 and 153 of this Law and Clause 1 of this Article shall accept them for settlement and notify in writing complainants of the acceptance. In case of refusal to accept a complaint for settlement, they shall reply in writing clearly stating the reason.
Article 160. Dossiers for settlement of complaints in criminal judgment execution
1. A complaint settlement dossier comprises:
a/ Written complaint or written record of complaint details;
b/ Written explanations of the complained person;
c/ Written records of appraisal, verification and conclusion;
d/ Complaint settlement decision; e/ Other related documents.
2. Complaint settlement dossiers shall be numbered and preserved at complaint-settling agencies.
Article 161. Order of settlement of first-time complaints in criminal judgment execution
After accepting a complaint for settlement, a person competent to settle complaints defined in Articles 152 and 153 of this Law shall verify it by requesting the complainant and the complained person to give explanations and provide information and documents relevant to the complaint and meeting concerned agencies, organizations and individuals to clarify complaint details, and issue a first-time complaint settlement decision.
Should, within the statute of limitations prescribed by law. the complainant make no further complaint, the first-time complaint settlement decision will become legally effective for execution.
Article 162. Contents of first-time complaint settlement decisions in criminal judgment execution
A first-time complaint settlement decision must contain the following principal details:
1. Date of issuance;
2. Full names and addresses of the complainant and complained person;
3. Complaint details;
4. Results of verification of complaint details;
5. Legal grounds for the settlement of the complaint;
6. Conclusion that the complaint is totally right, partially right or totally wrong;
7. Upholding, modification, cancellation or request for partial modification or cancellation of the complained decision or forced termination of the execution of the complained decision or complained act;
8. Compensation for damage and remedy of consequences caused by the unlawful decision or act;
9. Guidance on the right of the complainant to lodge further complaints.
Article 163. Procedures for settlement of second-time complaints in criminal judgment execution
1. In case of further lodging a complaint, a complainant shall send a written complaint enclosed with a copy of the first-time complaint settlement decision and relevant documents to a person competent to settle second-time complaints.
2. In the course of second-time complaint settlement, a person competent to settle complaints defined in Articles 152 and 153 of this Law may request the person who has settled the first-time complaint and concerned agencies, organizations and individuals to provide information and documents related to complaint details; summon the complained person and the complainant when necessary; and shall conduct verification and take other measures specified by law to settle the complaint. Upon receiving a request, agencies, organizations and individuals shall comply with such request. Second-time complaint settlement decisions are legally effective for execution.
Article 164. Contents of a second-time complaint settlement decision in criminal judgment decisions
1. Date of issuance.
2. Full names and addresses of the complainant and complained person.
3. Complaint details.
4. Results of verification of complaint details.
5. Legal grounds for the settlement of the complaint.
6. Conclusion on complaint details and the settlement by the person competent to settle the first-time complaint.
7. Upholding, modification, cancellation or request for partial modification or cancellation of the complained decision or forced termination of the execution of the complained decision or complained act; compensation for damage and remedy of consequences caused by the unlawful decision or act.
Section 2. DENUNCIATIONS IN CRIMINAL JUDGMENT EXECUTION AND SETTLEMENT THEREOF
Article 165. Persons with the right to lodge denunciations in criminal judgment execution
Sentenced persons and all citizens may lodge with competent agencies and persons denunciations about illegal acts of any competent persons in criminal judgment execution which cause or threaten to cause damage to the interests of the State and the lawful rights and interests of agencies, organizations or individuals.
Article 166. Rights and obligations of denouncers in criminal judgment execution
1. A denouncer has the following rights:
a/ To lodge written denunciations with or make verbal denunciations to competent agencies or persons;
b/ To request confidentiality of his/her full name, address and writings;
c/ To request notification of denunciation settlement results;
d/ To request protection by a competent agency against intimidation or revenge.
2. A denouncer has the following obligations:
a/ To truthfully present denunciation details;
b/ To clearly indicate his/her full name and address;
c/ To take responsibility before law for untruthful denunciation.
Article 167. Rights and obligations of denounced persons in criminal judgment execution
1. A denounced person has the following rights:
a/ To be notified of denunciation details;
b/ To furnish proof of the untruthfulness of denunciation details:
c/ To have his/her infringed lawful rights and interests and honor restored, to receive compensation for damage caused by an untruthful denunciation;
d/ To request a competent agency, organization or person to handle the person making an untruthful denunciation.
2. A denounced person has the following obligations:
a/ To explain his/her denounced act, and provide relevant information and documents at the request of competent agencies or persons;
b/ To abide by denunciation settlement decisions of competent agencies or persons;
c/ To pay compensation for damage and remedy consequences caused by his/her illegal act.
Article 168. Competence, time limit and procedures for denunciation settlement
1. The competence to settle denunciations is as follows:
a/ Denunciations about illegal acts in criminal judgment execution shall be settled by heads of agencies or organizations which manage denounced persons;
b/ Chairpersons of commune-level People's Committees shall settle denunciations about illegal acts of commune-level police chiefs;
c/ District-level police chiefs shall settle denunciations about illegal acts of heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices;
d/ Chairpersons of district-level People's Committees shall settle denunciations about illegal acts of chairpersons of commune-level People's Committees;
e/ Directors of provincial-level police departments shall settle denunciations about illegal acts of heads of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments;
f/ Military zone commanders and holders of equivalent ranks shall settle denunciations about illegal acts of heads of criminal judgment execution agencies of military zones;
g/ The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall settle denunciations about illegal acts of heads of criminal judgment execution management agencies:
h/ Directors of competent procuracies shall settle denunciations about illegal acts of persons assigned to manage and educate inmates.
2. The time limit for settlement of a denunciation is 60 days after the date of its acceptance. This time limit may be prolonged for settlement of denunciations in complicated cases but must not exceed 90 days.
3. Denunciations about illegal acts showing signs of crime shall be settled under the Criminal Procedure Code.
Article 169. Responsibilities of persons competent to settle denunciations
1. Competent agencies and persons shall, within the ambit of their tasks and powers, receive and settle denunciations in a prompt and lawful manner; strictly handle violators; take necessary measures to prevent damage; and assure that their settlement decisions are strictly executed and take responsibility before law for their decisions.
2. Persons competent to settle denunciations who fail to settle denunciations or lack responsibility in settling denunciations or unlawfully settle denunciations shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations under law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực