Chương XIV Luật Thi hành án hình sự 2010: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong quản lý công tác thi hành án hình sự
Số hiệu: | 53/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 29/09/2010 | Số công báo: | Từ số 570 đến số 571 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án hình sự trong phạm vi cả nước.
2. Chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án hình sự.
3. Phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thi hành án hình sự.
4. Định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án hình sự.
1. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án hình sự có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch về thi hành án hình sự; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự;
c) Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về thi hành án hình sự trái với quy định của Luật này;
d) Ban hành các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về thi hành án hình sự;
đ) Phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự;
e) Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân; quyết định thành lập cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân theo quy định của Luật này; đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức Công an nhân dân trong thi hành án hình sự; bồi dưỡng, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự;
g) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp thực hiện phối hợp truy bắt người chấp hành án bỏ trốn; áp giải người có quyết định thi hành án hình sự để thi hành án; giải tán, tạm giữ người có hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án; phối hợp đơn vị vũ trang nhân dân khác và chính quyền địa phương để chủ động triển khai lực lượng hỗ trợ thi hành án hình sự trong trường hợp cần thiết; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này;
h) Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm trong công tác thi hành án hình sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này;
i) Quyết định kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm điều kiện cho hoạt động của cơ quan thi hành án hình sự;
k) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành án hình sự;
l) Tổng kết công tác thi hành án hình sự;
m) Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về thi hành án hình sự;
n) Báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án hình sự.
2. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ yêu cầu quản lý người bị tạm giam, tạm giữ để quyết định đưa người chấp hành án phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở xuống không phải là người chưa thành niên, người nước ngoài, người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc nghiện ma tuý để phục vụ việc tạm giam, tạm giữ. Số lượng người chấp hành án phạt tù phục vụ việc tạm giam, tạm giữ được tính theo tỷ lệ trên tổng số người bị tạm giam, tạm giữ nhưng tối đa không vượt quá 15%.
1. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý công tác thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân;
b) Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân; quyết định thành lập các cơ quan thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này;
c) Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tư pháp trong việc xây dựng chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục công dân; phối hợp với Bộ Công an trong việc tổng kết, thống kê, báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án hình sự;
d) Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án hình sự cho cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân;
đ) Khen thưởng, kỷ luật đối với quân nhân làm công tác thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân;
e) Chỉ đạo lực lượng Cảnh vệ tư pháp thực hiện phối hợp truy bắt người chấp hành án bỏ trốn; áp giải người có quyết định thi hành án hình sự để thi hành án; giải tán, tạm giữ người có hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án; phối hợp đơn vị vũ trang nhân dân khác và chính quyền địa phương để chủ động triển khai lực lượng hỗ trợ thi hành án hình sự trong trường hợp cần thiết; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này;
g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này;
h) Quản lý, lập kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ yêu cầu quản lý người bị tạm giam, tạm giữ để quyết định đưa người chấp hành án phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở xuống không phải là người chưa thành niên, người nước ngoài, người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc nghiện ma tuý để phục vụ việc tạm giam, tạm giữ. Số lượng người chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam được tính theo tỷ lệ trên tổng số người bị tạm giam, tạm giữ nhưng tối đa không vượt quá 15%.
1. Phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan khác trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự.
2. Hướng dẫn Toà án các cấp trong việc ra quyết định thi hành án hình sự; phối hợp với cơ quan, tổ chức quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 của Luật này trong công tác thi hành án hình sự.
3. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc tổng kết công tác thi hành án hình sự.
4. Phối hợp với Bộ Công an trong việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về công tác thi hành án hình sự.
1. Phối hợp với Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan khác trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự.
2. Kiểm sát và chỉ đạo Viện kiểm sát các cấp thực hiện việc kiểm sát thi hành án hình sự theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc tổng kết công tác thi hành án hình sự.
1. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc xây dựng chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục công dân; phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự.
2. Chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc cung cấp thông tin, chuyển giao giấy tờ, tiền, tài sản có liên quan đến phạm nhân là người phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sự khác hoặc được thi hành án dân sự.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn việc phòng, chống dịch bệnh, khám và chữa bệnh cho phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng; tổ chức các cơ sở chuyên khoa y tế để thực hiện biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức lao động, dạy nghề và thực hiện chế độ, chính sách cho phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng.
Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con phạm nhân không có người thân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong chỉ đạo, hướng dẫn trong việc xây dựng chương trình, tài liệu, đào tạo giáo viên, tham gia dạy văn hoá cho phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp dưới trong thi hành các án phạt cải tạo không giam giữ, các hình phạt bổ sung, án treo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp dưới và có chính sách phù hợp để khuyến khích sự đóng góp hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện để người chấp hành xong án phạt tù tìm việc làm, ổn định cuộc sống, học nghề, hòa nhập cộng đồng.
3. Yêu cầu Công an cấp tỉnh báo cáo công tác thi hành án hình sự ở địa phương.
1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp dưới trong thi hành các án phạt cải tạo không giam giữ, các hình phạt bổ sung, án treo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã và có chính sách phù hợp để khuyến khích sự đóng góp hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn trong việc tạo điều kiện để người chấp hành xong án phạt tù tìm việc làm, ổn định cuộc sống, học nghề, hòa nhập cộng đồng.
3. Yêu cầu Công an cấp huyện báo cáo công tác thi hành án hình sự ở địa phương.
TASKS AND POWERS OF STATE AGENCTES IN THE MANAGEMENT OF CRIMINAL JUDGMENT EXECUTION
Article 170. Tasks and powers of the Government in the state management of criminal judgment execution
1. To perform unified state management of criminal judgment execution nationwide.
2. To direct its attached agencies and provincial-level People's Committees in executing criminal judgments.
3. To coordinate with the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy in executing criminal judgments.
4. To annually report on criminal judgment execution to the National Assembly .
Article 171. Tasks and powers of the Ministry of Public Security in the management of criminal judgment execution
1. The Ministry of Public Security is answerable to the Government for performing the unified state management of criminal judgment execution and has the following tasks and powers:
a/ To promulgate or submit to competent agencies for promulgation legal documents on execution of criminal judgments;
b/ To formulate, and organize the implementation of. policies and plans on criminal judgment execution; to direct and organize the implementation of legal documents on execution of criminal judgments;
c/ To suspend or annul according to its competence or propose competent authorities to annul regulations on execution of criminal judgments which are contract to this Law;
d/ To promulgate forms, papers and books on criminal judgment execution;
e/ To disseminate and educate about the law on execution of criminal judgments;
f/ To manage the organizational system. payrolls and operation of criminal judgment execution agencies in the People's Public Security Force under this Law; to decide on the establishment of criminal judgment execution agencies in the People's Public Security Force under this Law; to train and retrain officers, noncommissioned officers, soldiers, workers and public employees of the People's Public Security Force in criminal judgment execution; to train, retrain, direct and professionally guide cadres, civil servants and staff members of agencies and organizations assigned to perform some tasks of criminal judgment execution;
g/ To direct the Judicial Assistance Police in coordinated pursuit of run-away sentenced persons; to escort persons against whom decisions to execute criminal judgments have been issued for judgment execution: to dismiss or hold in custody persons who commit acts of obstructing or opposing judgment execution; to coordinate with other People's Armed Forces units and local administrations in proactively deploying forces to support the execution of criminal judgments when necessary; to perform other tasks and exercise other powers under this Law;
h/ To examine, inspect, commend, reward, and handle violations in the criminal judgment execution; to settle complaints and denunciations about criminal judgment execution under this Law;
i/ To decide on plans on allocation of funds and guarantee of conditions for operations of criminal judgment execution agencies;
j/ To conduct international cooperation on criminal judgment execution;
k/ To review the work of criminal judgment execution;
l/ To promulgate and implement regulations on making of statistics on criminal judgment execution:
m/ To report on criminal judgment execution to the Government.
2. The Minister of Public Security shall base him/herself on requirements of the management of persons held in detention or custody to decide to employ persons serving prison sentences of 5 years or less who are not minors, foreigners or drug addicts and suffer no dangerously infectious disease in detention or custody work. The number of persons serving prison sentences who are employed in detention or custody work shall be calculated at a certain percentage of the total number of persons held in detention or custody but must not exceed 15%.
Article 172. Tasks and powers of the Ministry of National Defense in the management of criminal judgment execution
1. The Ministry of National Defense is responsible for managing the criminal judgment execution in the People's Army and has the following tasks and powers:
a/ To promulgate or submit to competent agencies for promulgation legal documents on execution of criminal judgments in the People's Army;
b/ To manage the organizational system, payrolls and operation of criminal judgment execution agencies in the People's Army: to decide on the establishment of criminal judgment execution agencies in the People's Army under this Law;
c/ To coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Justice in elaborating programs on law education and civil education: to coordinate with the Ministry of Public Security in reviewing, making statistics and reporting on criminal judgment execution to the Government;
d/ To provide professional guidance and directions on execution of criminal judgments to military zone-level criminal judgment execution agencies; to disseminate and educate about the law on execution of criminal judgments in the People's Army;
e/ To commend, reward or discipline army-men engaged in the execution of criminal judgments in the People's Army;
f/ To direct the judicial guard force in coordinated pursuit of run-away sentenced persons; to escort persons against whom decisions to execute criminal judgments have been issued for judgment execution: to dismiss or hold in custody persons who commit acts of obstructing or opposing judgment execution; to coordinate with other people's armed forces units and local administrations in proactively deploying forces to support the execution of criminal judgments when necessary; to perform other tasks and exercise other powers under this Law:
g/To examine, inspect, and settle complaints and denunciations and handle violations about execution of criminal judgments in the People's Army under this Law;
h/ To manage and workout plans on allocation of funds and guarantee of physical foundations and means for criminal judgment execution activities in the People's Army.
2. The Minister of National Defense shall base him/herself on requirements of the management of persons held in detention or custody to decide to employ persons serving prison sentences of 5 years or less who are not minors, foreigners or drug addicts and suffer no dangerously infectious diseases in detention or custody work. The number of persons serving prison sentences who are employed in detention or custody work shall be calculated at a certain percentage of the total number of persons held in detention or custody but must not exceed 15%.
Article 173. Tasks and powers of the Supreme People's Court in criminal judgment execution
1. To coordinate with (he Ministry of Public Security, the Supreme People's Procuracy and other concerned agencies in promulgating legal documents on execution of criminal judgments.
2. To guide courts at all levels in issuing criminal judgment execution decisions; to coordinate with agencies and organizations defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 10 of this Law in the execution of criminal judgments.
3. To coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in reviewing the execution of criminal judgments.
4. To coordinate with the Ministry of Public Security in implementing regulations on statistics and reporting on criminal judgment execution.
Article 174. Tasks and powers of the Supreme People's Procuracy in criminal judgment execution
1. To coordinate with the Ministry of Public Security, the Supreme People's Court and other concerned agencies in promulgating legal documents on execution of criminal judgments.
2. To inspect and direct procuracies at all levels in inspecting the execution of criminal judgments under this Law and other relevant laws.
3. To coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in reviewing the execution of criminal judgments.
Article 175. Tasks and powers of the Ministry of Justice in criminal judgment execution
1. To coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in elaborating programs on law education and civic education and to disseminate and educate about the law on execution of criminal judgments.
2. To direct civil judgment execution agencies in coordinating with prisons, detention camps and criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments, district-level police offices and military zones in providing information and handing over papers, money and assets related to inmates who are subject to the fine or asset confiscation penalty or other civil obligations or in favor of whom civil judgments arc enforced.
Article 176. Tasks and powers of the Ministry of Health in criminal judgment execution
The Ministry of Health shall coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in directing and guiding the disease and epidemic prevention and combat, providing medical examination and treatment for inmates and reformatory pupils: and organize specialized medical establishments to execute the judicial measure of compulsory medical treatment under this Law.
Article 177. Tasks and powers of the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs in criminal judgment execution
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the Ministry of Public Security in directing and guiding the organization of work, job training and implementation of regimes and policies for inmates and reformatory pupils.
It shall direct provincial-level Departments of Labor. War Invalids and Social Affairs and social relief centers in receiving, caring for and nurturing children of inmates who have no relatives wanting to care for and nurture them under this Law and other relevant laws.
Article 178. Tasks and powers of the Ministry of Education and Training in criminal judgment execution
The Ministry of Education and Training shall coordinate with the Ministry of Public Security in directing and guiding the elaboration of programs and materials, training teachers and participating in providing general education for inmates and reformatory pupils under this Law and other relevant laws.
Article 179. Tasks and powers of provincial-level People's Committees in criminal judgment execution
1. To direct coordination among concerned agencies and lower-level People's Committees in executing the non-custodial reform sentence, additional penalties and suspended sentences under this Law and other relevant laws.
2. To direct specialized agencies and lower-level People's Committees in adopting and adopt appropriate policies to mobilize contributions and supports of agencies, organizations and enterprises to create favorable conditions for persons who have completely served their prison sentences to find jobs, stabilize their life, learn jobs and integrate themselves into the community.
3. To request provincial-level police departments to report on the execution of criminal judgments in their localities.
Article 180. Tasks and powers of district-level People's Committees in criminal judgment execution
1. To direct coordination among concerned agencies and lower level People's Committees in executing the non-custodial reform sentence, additional penalties and suspended sentences under this Law and other relevant laws.
2. To direct specialized agencies and commune-level People's Committees in adopting and adopt appropriate policies to mobilize contributions and supports of agencies. organizations and enterprises in their localities to create favorable conditions for persons who have completely served their prison sentences to find jobs, stabilize their life, learn jobs and integrate themselves into the community.
3. To request district-level police offices to report on the execution of criminal judgments in their localities.