Luật trưng cầu ý dân 2015 số 96/2015/QH13
Số hiệu: | 96/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1261 đến số 1262 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về việc trưng cầu ý dân; nguyên tắc trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục quyết định việc trưng cầu ý dân và tổ chức trưng cầu ý dân; kết quả và hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân.
Luật này áp dụng đối với công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật này.
2. Đề nghị trưng cầu ý dân là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đề xuất vấn đề cần trưng cầu ý dân để Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Phiếu trưng cầu ý dân là phiếu theo mẫu do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định, trong đó ghi rõ nội dung trưng cầu ý dân để sử dụng trong từng cuộc trưng cầu ý dân.
4. Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật này.
1. Bảo đảm để Nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.
2. Thực hiện nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín khi trưng cầu ý dân.
3. Việc trưng cầu ý dân phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định.
Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây:
1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;
2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;
3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;
4. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.
Trưng cầu ý dân được thực hiện trong phạm vi cả nước.
Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày chủ nhật, do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và được công bố chậm nhất là 60 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
1. Không tổ chức lại việc trưng cầu ý dân về nội dung đã được trưng cầu ý dân trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố.
2. Không tổ chức trưng cầu ý dân trong thời gian ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước.
1. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Nhân dân giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật.
1. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố.
2. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh kết quả trưng cầu ý dân.
Kinh phí tổ chức trưng cầu ý dân do ngân sách nhà nước bảo đảm.
1. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân.
2. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân trái với mong muốn của mình.
3. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân.
4. Lợi dụng việc trưng cầu ý dân để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
5. Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu trưng cầu ý dân, quy định khác của Luật này.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
2. Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về cùng một vấn đề thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Việc kiến nghị và tổng hợp kiến nghị của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật tổ chức Quốc hội.
3. Hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân gồm:
a) Tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân, trong đó nêu rõ sự cần thiết của việc tổ chức trưng cầu ý dân, nội dung cần trưng cầu ý dân, dự kiến thời điểm tổ chức trưng cầu ý dân, các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân;
b) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
1. Trước khi trình Quốc hội, đề nghị trưng cầu ý dân phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban có liên quan của Quốc hội thẩm tra.
2. Nội dung thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết của việc tổ chức trưng cầu ý dân;
b) Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân;
c) Nội dung cần trưng cầu ý dân;
d) Thời điểm trưng cầu ý dân;
đ) Các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.
3. Việc thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân phải được thực hiện tại phiên họp toàn thể của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban khác của Quốc hội, cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về những nội dung của đề nghị trưng cầu ý dân.
Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu cơ quan, người đã đề nghị trưng cầu ý dân báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung đề nghị trưng cầu ý dân. Cơ quan, người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu của cơ quan thẩm tra.
4. Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này; phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, ý kiến của cơ quan tham gia thẩm tra; việc đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề nghị trưng cầu ý dân quy định tại Điều 14 của Luật này. Khi xét thấy đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền đề nghị trưng cầu ý dân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa nội dung quyết định việc trưng cầu ý dân vào dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan có thẩm quyền đề nghị trưng cầu ý dân trình bày tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân; trường hợp đại biểu Quốc hội đề nghị trưng cầu ý dân thì đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về đề nghị trưng cầu ý dân. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đề nghị trưng cầu ý dân được thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
d) Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan đã đề nghị trưng cầu ý dân có thể giải trình về những vấn đề liên quan mà đại biểu Quốc hội nêu;
đ) Sau khi đề nghị trưng cầu ý dân được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân và báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về trưng cầu ý dân.
2. Nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
3. Nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân được công bố theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, bỏ phiếu sớm, hoãn ngày bỏ phiếu, bỏ phiếu lại.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước.
3. Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân.
4. Quy định về phiếu trưng cầu ý dân, mẫu thẻ cử tri trong trưng cầu ý dân, nội quy phòng bỏ phiếu và các mẫu văn bản khác sử dụng trong việc tổ chức trưng cầu ý dân.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân.
6. Nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến.
7. Lập báo cáo tổng hợp kết quả trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước.
8. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả trưng cầu ý dân. Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội là quyết định cuối cùng.
10. Xác định, công bố kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước và báo cáo Quốc hội về kết quả tổ chức trưng cầu ý dân tại kỳ họp gần nhất.
1. Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các công việc trong tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân.
3. Bảo đảm về kinh phí và các điều kiện cần thiết khác phục vụ việc tổ chức trưng cầu ý dân; hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí trong tổ chức trưng cầu ý dân.
4. Phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân.
5. Phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kiểm tra, giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức trưng cầu ý dân trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở địa phương;
c) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương;
d) Tổ chức in ấn thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân, biểu mẫu và các tài liệu khác phục vụ việc tổ chức trưng cầu ý dân trên địa bàn; phân bổ kinh phí và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác phục vụ việc tổ chức trưng cầu ý dân trên địa bàn cấp tỉnh;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong tổ chức trưng cầu ý dân theo thẩm quyền;
e) Báo cáo tình hình tổ chức việc trưng cầu ý dân với Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ;
g) Nhận, kiểm tra báo cáo kết quả kiểm phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến; lập báo cáo kết quả trưng cầu ý dân tại địa phương mình gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức trưng cầu ý dân trên địa bàn cấp huyện theo quy định của pháp luật;
b) Phê chuẩn việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân và công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện trưng cầu ý dân tại địa phương theo thẩm quyền;
đ) Báo cáo tình hình tổ chức việc trưng cầu ý dân với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Ở huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện thực hiện cả các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân; thành lập Tổ trưng cầu ý dân ở từng khu vực bỏ phiếu;
b) Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân và công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương;
c) Tổ chức việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở địa phương;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải đáp thắc mắc của cử tri và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện trưng cầu ý dân tại địa phương theo thẩm quyền;
đ) Báo cáo tình hình tổ chức việc trưng cầu ý dân với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
e) Nhận, kiểm tra báo cáo kết quả kiểm phiếu trưng cầu ý dân do Tổ trưng cầu ý dân gửi đến; lập báo cáo kết quả trưng cầu ý dân tại địa phương mình gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
1. Tổ trưng cầu ý dân được thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu chậm nhất là 40 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ trưng cầu ý dân có từ bảy đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
2. Tổ trưng cầu ý dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phụ trách công tác trưng cầu ý dân tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
b) Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;
c) Nhận tài liệu và phiếu trưng cầu ý dân từ Ủy ban nhân dân cấp xã; phát thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân có đóng dấu của Tổ trưng cầu ý dân cho cử tri;
d) Thông báo cho cử tri biết thời gian, địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
đ) Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân và nội quy phòng bỏ phiếu;
e) Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về các khiếu nại, tố cáo của cử tri không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
h) Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu trưng cầu ý dân đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
i) Báo cáo tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã;
k) Tổ chức việc bỏ phiếu lại tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân (nếu có).
3. Tổ trưng cầu ý dân kết thúc hoạt động sau 30 ngày kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân các cấp có quyền thành lập hoặc phân công cơ quan chuyên môn trực thuộc để giúp việc trong tổ chức trưng cầu ý dân; trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức trưng cầu ý dân.
Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức phụ trách trưng cầu ý dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
1. Mọi công dân có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
2. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
3. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Cử tri là công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ thì đến xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đăng ký thường trú hoặc tạm trú để được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
1. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
2. Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
3. Người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc được Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
4. Cử tri quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri tại nơi có trại tạm giam, nhà tạm giữ, nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và được bổ sung tên vào danh sách cử tri tại nơi người đó đăng ký thường trú hoặc tạm trú, nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
1. Danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu.
2. Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị lập theo đơn vị vũ trang nhân dân để đưa vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng quân. Quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể được chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở nơi thường trú. Khi cấp giấy chứng nhận, chỉ huy đơn vị phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại đơn vị vũ trang nhân dân bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi cư trú”.
Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để Nhân dân kiểm tra.
Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri cấp giấy chứng nhận để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân thuộc địa phương mình bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”.
1. Việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
2. Mỗi khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
3. Các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân riêng gồm:
a) Đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hộ sinh, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;
c) Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.
1. Việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn về vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để cử tri hiểu rõ ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân, nội dung trưng cầu ý dân; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân; động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực vào việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
2. Việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, khoa học, đúng pháp luật, thuận lợi cho cử tri và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
1. Sự cần thiết của việc trưng cầu ý dân; mục đích, quan điểm trưng cầu ý dân.
2. Nội dung trưng cầu ý dân; các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.
3. Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân.
4. Thời gian tổ chức trưng cầu ý dân.
5. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân.
1. Phát hành các ấn phẩm, tài liệu chính thức của Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề được trưng cầu ý dân.
2. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
3. Thông qua hội nghị cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức.
4. Các hình thức khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở địa phương.
2. Các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tuyên truyền về trưng cầu ý dân, thông tin về tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện cho công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương mình.
1. Phiếu trưng cầu ý dân được sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
2. Nội dung phiếu trưng cầu ý dân phải đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, khách quan, chính xác và rõ nghĩa.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về nội dung, hình thức phiếu trưng cầu ý dân; việc in ấn, phát hành và quản lý phiếu trưng cầu ý dân.
Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, Tổ trưng cầu ý dân phải thường xuyên thông báo cho cử tri ở địa phương biết về ngày bỏ phiếu, địa điểm bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trưng cầu ý dân bằng hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác của địa phương.
1. Việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ trưng cầu ý dân có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.
Trường hợp ở khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân đã có một trăm phần trăm cử tri trong danh sách thực hiện việc bỏ phiếu thì việc bỏ phiếu ở khu vực bỏ phiếu đó có thể kết thúc sớm nhưng không được trước ba giờ chiều cùng ngày.
2. Trước khi bỏ phiếu, Tổ trưng cầu ý dân phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.
3. Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ trưng cầu ý dân phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến trưng cầu ý dân, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
Trường hợp đặc biệt cần bỏ phiếu trưng cầu ý dân sớm hơn ngày quy định hoặc hoãn ngày bỏ phiếu tại một hoặc một số khu vực bỏ phiếu, một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thì Ủy ban nhân dân tại nơi cần bỏ phiếu sớm hoặc hoãn ngày bỏ phiếu phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Bỏ phiếu trưng cầu ý dân là quyền và nghĩa vụ của cử tri; mọi cử tri có trách nhiệm tham gia đầy đủ.
2. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu trưng cầu ý dân.
3. Cử tri phải tự mình bỏ phiếu trưng cầu ý dân, không được nhờ người khác bỏ phiếu thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này. Khi bỏ phiếu trưng cầu ý dân, cử tri phải xuất trình thẻ cử tri.
4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu trưng cầu ý dân được thì Tổ trưng cầu ý dân mang hòm phiếu phụ và phiếu trưng cầu ý dân đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu trưng cầu ý dân và thực hiện việc bỏ phiếu. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không thành lập khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ trưng cầu ý dân mang hòm phiếu phụ và phiếu trưng cầu ý dân đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu và thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
5. Khi cử tri viết phiếu trưng cầu ý dân, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ trưng cầu ý dân.
6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu trưng cầu ý dân khác.
7. Cử tri không thể tự viết được phiếu trưng cầu ý dân thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu trưng cầu ý dân của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật mà không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
8. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ trưng cầu ý dân có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
9. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Trước khi mở hòm phiếu, Tổ trưng cầu ý dân phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu trưng cầu ý dân không sử dụng đến và phải mời hai cử tri chứng kiến việc kiểm phiếu.
1. Những phiếu trưng cầu ý dân sau đây là phiếu không hợp lệ:
a) Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ trưng cầu ý dân phát ra;
b) Phiếu không có dấu của Tổ trưng cầu ý dân;
c) Phiếu đánh dấu nhiều hơn một phương án được chọn theo quy định;
d) Phiếu bỏ trống tất cả các phương án;
đ) Phiếu có viết thêm nội dung khác.
2. Trường hợp có phiếu trưng cầu ý dân được cho là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ trưng cầu ý dân đưa ra để toàn Tổ xem xét, quyết định. Tổ trưng cầu ý dân không được gạch xóa hoặc sửa chữa trên phiếu trưng cầu ý dân.
Những khiếu nại, tố cáo tại chỗ về những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc kiểm phiếu do Tổ trưng cầu ý dân tiếp nhận, giải quyết. Việc giải quyết phải được lập thành biên bản.
Trong trường hợp Tổ trưng cầu ý dân không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ trưng cầu ý dân vào biên bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi kết thúc việc kiểm phiếu.
1. Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ trưng cầu ý dân phải lập biên bản kết quả kiểm phiếu. Biên bản kết quả kiểm phiếu phải có các nội dung sau đây:
a) Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
b) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
c) Số phiếu phát ra;
d) Số phiếu thu vào;
đ) Số phiếu hợp lệ;
e) Số phiếu không hợp lệ;
g) Số phiếu tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
h) Số phiếu không tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
i) Những khiếu nại, tố cáo nhận được; những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết quả giải quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Biên bản kết quả kiểm phiếu trưng cầu ý dân được lập thành hai bản, có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký Tổ trưng cầu ý dân và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu. Toàn bộ biên bản và phiếu trưng cầu ý dân được niêm phong và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất là 03 ngày sau ngày bỏ phiếu để tổng hợp và lưu trữ.
1. Cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được ít nhất ba phần tư tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu.
2. Nội dung trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành có giá trị thi hành; đối với trưng cầu ý dân về Hiến pháp quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này phải được ít nhất hai phần ba số phiếu hợp lệ tán thành.
1. Sau khi nhận được biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ trưng cầu ý dân, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra các biên bản đó và lập báo cáo kết quả trưng cầu ý dân ở địa phương mình. Báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp xã phải có các nội dung sau đây:
a) Tổng số cử tri trên địa bàn hành chính cấp xã;
b) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
c) Số phiếu phát ra;
d) Số phiếu thu vào;
đ) Số phiếu hợp lệ;
e) Số phiếu không hợp lệ;
g) Số phiếu tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
h) Số phiếu không tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
i) Những khiếu nại, tố cáo nhận được; những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết quả giải quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp trên.
2. Báo cáo kết quả trưng cầu ý dân được lập thành ba bản; một bản gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, một bản gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là 05 ngày sau ngày bỏ phiếu kèm theo biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ trưng cầu ý dân và một bản lưu trữ.
1. Sau khi nhận được báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các báo cáo đó và tổng hợp báo cáo kết quả trưng cầu ý dân ở địa phương mình. Báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có các nội dung sau đây:
a) Tổng số cử tri trên địa bàn hành chính cấp tỉnh;
b) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
c) Số phiếu phát ra;
d) Số phiếu thu vào;
đ) Số phiếu hợp lệ;
e) Số phiếu không hợp lệ;
g) Số phiếu tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
h) Số phiếu không tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
i) Những khiếu nại, tố cáo nhận được; những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết quả giải quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Báo cáo kết quả trưng cầu ý dân được lập thành hai bản; một bản gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 09 ngày sau ngày bỏ phiếu kèm theo biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ trưng cầu ý dân và một bản lưu trữ.
Ủy ban thường vụ Quốc hội hủy bỏ kết quả bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở khu vực bỏ phiếu có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và quyết định ngày bỏ phiếu lại ở khu vực bỏ phiếu đó.
Trong trường hợp bỏ phiếu trưng cầu ý dân lại thì ngày bỏ phiếu được tiến hành chậm nhất là 15 ngày sau ngày bỏ phiếu đầu tiên.
1. Sau khi nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có), Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết xác định kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước.
2. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội xác định kết quả trưng cầu ý dân có các nội dung sau đây:
a) Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
b) Tổng số cử tri trong cả nước;
c) Tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân, tỷ lệ so với tổng số cử tri cả nước;
d) Tổng số phiếu hợp lệ;
đ) Tổng số phiếu không hợp lệ;
e) Số phiếu tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân, tỷ lệ so với tổng số phiếu hợp lệ;
g) Số phiếu không tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân, tỷ lệ so với tổng số phiếu hợp lệ;
h) Kết quả trưng cầu ý dân.
3. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội xác định kết quả trưng cầu ý dân phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân; trường hợp bỏ phiếu lại thì thời hạn công bố kết quả trưng cầu ý dân chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu lại.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về kết quả trưng cầu ý dân tại kỳ họp gần nhất.
2. Căn cứ vào kết quả trưng cầu ý dân, Quốc hội quyết định các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người nào cản trở hoặc trả thù người khiếu nại, tố cáo về trưng cầu ý dân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật và hướng dẫn việc thi hành Luật này.
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 96/2015/QH13 |
Hanoi, November 25, 2015 |
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on Referendum.
This Law regulates referendum; referendum principles; duties and authority of agencies and organization in referendum; sequence and procedures on decisions on organization of referendum; result of referendum and its effect.
This Law applies to citizens of the Socialist Republic of Vietnam and relevant agencies, organizations and units.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, some terms are construed as follows:
1. Referendum means an occasion held by the state for all the people in the country to vote on important issues according to this Law.
2. Requests for referendum means agencies, competent persons as prescribed hereof who propose issues for referendum to the National Assembly for consideration and decision.
3. Referendum vote means the vote as defined by the Standing committee of the National Assembly defining issues for referendum.
4. Voters mean persons who have the right to cast referendum votes according to this Law.
Article 4. Referendum principles
1. Guarantee people’s expression of their wills on making decisions on important issues of the country; strengthen national great solidarity and social consensus;
2. Exercise principles of popularity, equality, and secret ballots in referendum;
3. Referendum should be held according to sequence and procedures as prescribed in this Law.
Article 5. Persons eligible for casting referendum votes
Vietnamese citizens aged from 18 and over to the time of referendum unless otherwise as regulated in Clauses 1, 2, Article 25 hereof.
Article 6. Issues for referendum
The National Assembly shall consider and decide referendum for following issues:
1. Full text or some important issues of the Constitution;
2. Issues of particular importance on sovereignty, national territory, national defense and security, foreign affairs having effects on national interests;
3. Socio-economic issues of particular importance having great effect on the development of the country;
4. Other important issues of the country;
Article 7. Scope of referendum
Referendum is held across the country.
Sunday shall be the date for referendum as set by the Standing committee of the National Assembly and be published at least 60 days prior the referendum date.
Article 9. Cases when referendum is not held
1. Result of previous referendum shall not be held again within 24 months since it was published.
2. No referendum shall be held during a declaration of war or state of emergency across the country, or within six months since a state of war or state of emergency is annulled across the country.
Article 10. Referendum monitoring
1. The National Assembly, agencies of the National Assembly, delegations of the National Assembly, delegates of the National Assembly, Standing Committee of People’s Council, Committee of People’s Council, delegations and delegates of People’s Council within duties and authority shall be responsible for monitoring the referendum.
2. Vietnamese Fatherland Front, member organizations of the Front and the People shall monitor the organization of the referendum according to laws.
Article 11. Effect of referendum results
1. Referendum results shall be the decisive factor in the issues called for referendum and take effect since the date of publication.
2. Every regulatory agency, organization and individual should respect the referendum result.
3. Regulatory agencies, organizations and individuals within duties and authority shall be responsible for organizing and ensuring strict compliance with the referendum results.
Article 12. Expenditures for organization of referendum
The expenditures for organization of referendum shall be guaranteed by the state budget.
1. Spread and communicate information that is deviated from issues and meanings of the referendum;
2. Use deception, bribery, coercion to hinder voters from exercising their rights or to make them vote against their wishes;
3. Forge documents, make frauds or use other tricks to falsify results of the referendum;
4. Take advantage of referendum to invade national security, social order and safety, state interests, lawful rights and benefits of regulatory agencies, organizations and individuals;
5. Violate regulations on ballots, vote counting and other provisions prescribed hereof;
REQUESTS FOR REFERENDUM AND DECISIONS ON REFERENDUM
Article 14. Request for referendum
1. The Standing committee of the National Assembly, the State president, the Government or at least a third of the total number of delegates of the National Assembly has the right to request the National Assembly to consider and make decisions on referendum.
2. In case at least a third of total number of delegates of the National Assembly have made the proposal for referendum on the same issue, the Standing committee of the National Assembly shall be responsible for compiling proposals from the delegates, prepare submissions as prescribed in Clause 3, this Article to the National Assembly for consideration and decisions.
Making proposals and compilation of proposals from delegates of the National Assembly are instructed in Article 33 of the Law on National Assembly.
3. Applications for referendum comprise:
a) A written request for referendum specifying the necessity of organizing the referendum, plans and measures to carry out result of the referendum;
b) Draft resolution of the National Assembly on referendum;
c) Other relevant documents (if any);
Article 15. Assessment of requests for referendum
1. The requests for referendum should be assessed by the Council of Ethic Affairs and relevant committees of the National Assembly before being submitted to the National Assembly.
2. Assessment of the requests for referendum shall focus on following issues:
a) Necessity of organizing referendum;
b) Subjects, scope of effect of the referendum;
c) Issues to be proposed for referendum;
d) Time of referendum;
dd) Plans and measures to carry out results of the referendum;
3. Assessment of requests for referendum shall be carried out in the general meeting session of the Council of Ethnic Affairs, the Committee of the National Assembly. The agency that presides over the assessment (hereinafter referred to as 'the presiding agency') shall be responsible for inviting standing representatives of the Council of Ethnic Affairs, other committees of the National Assembly and relevant agencies and organizations to attend the assessment and give opinions on issues of the requests for referendum.
The assessing body has the right to request agencies and persons who make requests for referendum to provide documents and information on issues in connection with the requests for referendum. The agencies and persons as requested shall be responsible for meeting requirements of the assessing body.
4. Assessment reports should show viewpoints of the assessing body over issues prescribed in Clause 2 of this Article; provide adequate reflection on opinions from members of the presiding agency.
Article 16. Considerations and comments on requests for referendum made by Standing committee of the National Assembly considers and
The Standing committee of the National Assembly shall make considerations and comments on the requests for referendum as prescribed in Article 14 hereof; Upon finding the requests for referendum meet requirements as prescribed hereof, the Standing committee of the National Assembly shall put the requests in the working agenda of the National Assembly in the next meeting session and make the submission to the National Assembly for consideration and decision.
Article 17. Considerations and decisions on referendum made by National Assembly
1. The National Assembly shall consider and make decisions on referendum in following sequence:
a) Representatives of competent agencies that make requests for referendum shall present the statement of requests for referendum; in case the requests for referendum are made by delegates of the National Assembly, representatives of the standing committee of the National Assembly shall present the statement of requests for referendum;
b) Representatives of the assessing body shall present the assessment report;
c) The National Assembly shall discuss the requests for referendum in the general meeting session. d) During the discussion, representatives of the agencies that make requests for referendum may explain related issues as raised by delegates of the National Assembly;
dd) After the requests for referendum are discussed and contributed by delegates of National Assembly, the standing committee of the National Assembly shall direct and organize research, explanation, acquisition and make adjustments to the draft resolution of the National Assembly on referendum and make the report to the National Assembly.
e) The National Assembly shall vote for ratification of the resolution on referendum.
2. The resolution of the National Assembly on referendum should be approved by more than half of the total number of delegates of the National Assembly.
3. The resolution of the National Assembly on referendum should be published as prescribed by laws.
DUTIES AND AUTHORITY OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS IN ORGANIZATION OF REFERENDUM
Article 18. Duties and authority of the Standing committee of the National Assembly
1. Make decisions on referendum date, early voting, delay of voting, reopening of voting;
2. Direct and instruct organization of referendum across the country;
3. Direct communication and propaganda on referendum;
4. Regulate referendum vote, specimen polling cards, polling place rules, and other forms used in the organization of referendum;
5. Request competent agencies to handle violations of the law during the organization of referendum;
6. Receive and examine reports on referendum delivered by People’s committees of provinces;
7. Establish general report on results of referendum at national level;
8. Inspect and monitor the organization of referendum;
9. Handle complaints, denunciations about results of referendum; Decisions on the handling of complaints, denunciations made by the Standing committee of the National Assembly shall be final.
10. Determine and announce result of referendum across the country and report to the National Assembly result of referendum in the next session;
Article 19. Duties and authority of the Government
1. Direct public officials, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees at all levels to perform tasks in the referendum as prescribed by laws;
2. Direct security, social order and safety during the organization of referendum;
3. Guarantee expenditures and other necessary conditions for the organization of referendum; provide guidance on management and use of expenditures for the organization of referendum;
4. Cooperate with the Standing committee of the National Assembly in directing communication and propaganda on referendum;
5. Cooperate with the Standing committee of the National Assembly, the Presidium of the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front in inspecting and monitoring the organization of referendum;
Article 20. Duties and authority of People’s committees at all levels
1. People’s committees of provinces have following duties and authorities:
a) Direct, inspect and speed up the organization of referendum in the administrative division of provinces in accordance with laws;
b) Direct communication and propaganda on referendum in localities;
c) Direct security, social order and safety during the organization of referendum in localities;
d) Organize printing polling cards, referendum votes, forms and other documents serving the organization of referendum in the administrative divisions; allocate expenditures and guarantee other necessary conditions for the organization of referendum in the administrative divisions of provinces;
dd) Handle complaints, denunciations and violations of the law on referendum within competence;
e) Make reports on organization of referendum to the Standing committee of the National Assembly and the Government;
g) Receive and examine reports on result of referendum delivered by People’s Committees of communes; make reports on result of referendum held in its locality to the Standing committee of the National Assembly;
2. People’s committees of districts have following duties and authorities:
a) Direct, inspect and speed up the organization of referendum in the administrative division of districts in accordance with laws;
b) Ratify polling places determined by People’s Committees of communes;
c) Direct communication and propaganda on referendum, security, social order and safety during the organization of referendum in localities;
d) Handle complaints, denunciations and violations of the law during the implementation of referendum in localities within competence;
dd) Make reports on the organization of referendum to People’s committees of provinces;
e) People’s committees of districts shall exercise duties and authorities as prescribed in Clause 3 of this Article if there does not exist administrative units of communes, commune-level towns in communes;
3. People’s Committees of communes have following duties and authorities:
a) Determine polling places; establish a team of polling staff (hereinafter referred to as ‘the Team’) in every polling place;
b) Carry out communication and propaganda on referendum, security, social order and safety during the organization of referendum in localities;
c) Organize ballots in localities;
d) Handle complaints, denunciations and violations of the law during the implementation of referendum in localities within competence;
dd) Make reports on the organization of referendum to People’s committees of districts;
e) Receive and examine reports on result of vote counting delivered by the Team; make reports on result of referendum held in its locality to People’s committees of provinces, districts;
Article 21. Establishment of Team of polling staff – duties and authorities of Team of polling staff
1. The Team is established at every polling place 40 days at the latest before the date of voting. The Team comprises from nine to 11 members including a team leader, a secretary and members as representatives from regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations and representatives of local voters;
The People’s armed unit is determined as a private polling place with a team of polling staff from seven to nine members including a team leader, a secretary and members as representatives from the unit commander and soldiers of such unit.
In case the people’s armed unit shares a polling place with a local administrative unit, People’s Committees of communes shall agree with the commander of the people’s armed unit about the establishment of the Team from nine to 11 members including a Team leader, a secretary and members as representatives from regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, representatives of local voters, commander of the armed unit and soldiers of such unit.
2. The Team shall have following duties and authorities :
a) Take charge of referendum tasks in polling places;
b) Arrange polling booths and prepare ballot boxes;
c) Receive documents and referendum votes from People’s Committees of communes; deliver polling cards, referendum votes affixed with stamps of the Team to voters;
d) Make notices to voters about time and venue for voting;
dd) Ensure full compliance with regulations of the law on referendum and polling place rules;
e) Count votes and make a written record of vote counting; deliver the written record to People’s Committees of communes;
g) Handle complaints, denunciations lodged by voters; report complaints, denunciations beyond competence to People’s Committees of communes;
h) Transfer the written record of vote counting and all referendum votes to People’s Committees of communes;
i) Report the organization of referendum as instructed by People’s Committees of communes;
k) Re-organize voting in the polling place (if any);
3. The Team shall stop working after 30 days since the result of referendum is published.
Article 22. Assistant agency and requisition of cadres, officials and civil servants in referendum
The Standing committee of the National Assembly, People’s committees at all levels have the right to establish or assign affiliated professional bodies to act as an assistant agency in the organization of referendum ; convene cadres, officials and civil servants from regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, public service providers to help carry out the tasks in connection with the organization of referendum ;
Article 23. Responsibility of regulatory agencies, the people’s armed organizations and units and citizens in the organization of referendum
Regulatory agencies, the people’s armed organizations and units and citizens shall be responsible for complying strictly with regulations of the law on referendum, creating favorable conditions for agencies and organizations in charge of referendum to exercise their duties and authority as prescribed by laws.
LISTS OF VOTERS AND POLLING PLACES
Article 24. Principles of establishment of the list of voters
1. Every citizen eligible for voting shall have name recorded in the list of eligible voters.
2. Each citizen shall be eligible for voting at only one polling place where she/he temporarily or permanently resides.
3. Voters as persons being detained, taken into police custody or persons being sent to reform schools, rehabilitation centers shall have their names recorded in the lists of voters of the polling place in the immediate vicinity.
4. Voters as Vietnamese citizens who reside abroad and return to Vietnam within the period from the time the list of voters is put up to 24 hours before the time of voting should present passports with Vietnamese nationality at People’s Committees of communes where they temporarily or permanently reside to have names recorded in the list of voters ;
Article 25. Cases subject to rejection or removal of names, eligible for addition of names to the list of voters
1. Persons as prisoners under death penalty, persons who serve prison sentences without probation, or persons who are proclaimed by the Court as being incapable of civil acts shall not have their names recorded in the list of voters.
2. Persons who had their names recorded in the list of voters but are sentenced to death, imprisonment without probation or proclaimed by the Court as being incapable of civil acts to the time of voting shall have their names removed from the list of voters.
3. Persons as defined in Clause 1 of this Article shall be eligible for addition of their names to the list of voters if they are let go free or have the proclamation as ‘incapable of civil acts’ withdrawn by the Court before 24 hours to the time of voting.
4. Voters as prescribed in Clause 3, Article 24 shall have their names removed from the list of voters of the polling place in the vicinity of detention camps, prisons, reform schools, or detoxification centers and transferred to the list of voters of the polling place where they temporarily or permanently reside if they are let go free or complete their compulsory education, detoxification period before 24 hours to the time of voting.
Article 26. Authority to make a list of voters
1. List of voters by polling place shall be made by People’s Committees of communes.
If there does not exist administrative units of communes or commune-level towns, People’s committees of districts shall be responsible for making a list of voters by polling place.
2. List of voters in the people’s armed units shall be made by unit commander by unit and transferred to the list of voters of the polling place where the unit is stationed. Any soldier who has permanent residence in the vicinity of his/her garrison may be certified by the unit commander to register voting in the local administrative division where he/she permanently resides. Upon issuance of the certificate, the unit commander should immediately record in the list of voters registered at the people’s armed unit the phrase ‘voting at permanent residence’ next to his/her name.
Article 27. Putting up a list of voters
Within thirty days at the latest before the date of voting, the agency that makes a list of voters (hereinafter referred to as ‘the listing agency’) should put it up at head offices of People’s Committees of communes and other public places in the vicinity of the polling place, and make public announcement of the list of voters and the posting among the People for inspection.
Article 28. Complaints and handling of complaints about list of voters
Upon finding any mistake in the list, within 10 days since the list is put up, citizens are entitled to lodge complaints to the listing agency ; The listing agency should record such complaints in a handbook. Within three days since receipt of the complaint, the listing agency should handle the mistake and make notifications to the person who makes the complaint.
Article 29. Voting in other places
From the time the list is put up to the date of voting, any voter who moves to other places is entitled to request People’s Committees of communes where he/she has name recorded in the list of voters to issue a certificate for voting in other places. Upon issuance of the certificate, People’s Committees of communes should immediately record in the list of voters of the polling place of their own localities the phrase “Voting in other places” next to his/her name.
1. Determination of polling places shall be decided by People’s Committees of communes and approved by People’s committees of districts. If there does not exist administrative units of communes, commune-level towns in communes, polling places shall be decided by People’s committees of districts.
2. Each polling place shall have from 300 - 4,000 voters except for mountainous, highland, island and sparsely populated areas where the polling place may have less than 300 voters.
3. A private polling place may be established in following cases :
a) The people’s armed units;
b) Hospitals, convalescent homes, maternity wards, disability care centers, nursing homes (requiring only from 50 voters and over);
c) Reform schools, rehabilitation centers, detention camps;
COMMUNICATION AND PROPAGANDA ON REFERENDUM
Article 31. Purposes and principles of communication and propaganda on referendum
1. The purposes of communication and propaganda on referendum are to provide information about the issues proposed for referendum in an adequate manner to the people for understanding the meaning and subject matters of the referendum ; rights and obligations of voters for participation in referendum ; encourage voters to actively participate in voting.
2. Communication and propaganda on referendum shall be carried out in a way that is public, democratic, objective, scientific, lawful and convenient to voters and ensures social order and safety.
Article 32. Content of communication and propaganda on referendum
1. The necessity for referendum; purposes and viewpoints of referendum.
2. Content of referendum; plans, measures for execution of result of referendum;
3. Subjects, scope of effect of the issues proposed for referendum;
4. Time for organizing referendum;
5. Rights, obligations and responsibility of voters for participating in referendum;
Article 33. Manner of communication and propaganda on referendum
1. Release publications and official documents from the Standing committee of the National Assembly on the issues proposed for referendum ;
2. Organize communication and propaganda on referendum on mass media as prescribed by laws ;
3. Go through the voter conference organized by People’s Committees of communes ;
4. Other manners as stipulated by the Standing committee of the National Assembly;
Article 34. Responsibility of agencies, organizations for communication and propaganda on referendum
1. The Standing committee of the National Assembly shall preside over and cooperate with the Government in directing the communication and propaganda on referendum across the country ; People’s committees at all levels shall be responsible for directing the communication and propaganda in localities.
2. Central and local media agencies shall be responsible for carrying out communication and propaganda on referendum and organization of referendum according to regulations of the laws, instructions of the Standing committee of the National Assembly, the Government and People’s committees at all levels.
3. Regulatory agencies, socio-political organizations, social organizations, the people’s armed units and local authorities within duties and authority shall be responsible for participating and facilitating the tasks of communication and propaganda on referendum in the agencies, organizations, units and localities of their own.
SEQUENCE AND PROCEDURES ON VOTING ; RIGHTS AND OBLIGATIONS OF VOTERS FOR REFERENDUM
1. Referendum votes shall be used with uniformity across the country.
2. Information of the referendum vote should be complete, clear, objective, accurate and explicit.
3. The Standing committee of the National Assembly shall provide specific regulations on content and manner of referendum votes;
Article 36. Public announcement of time and venue of voting
Within 10 days since the date of voting, the Team should make regular notices to local voters about the time and venue of voting by means of posting, broadcasting and other local media.
1. Voting starts at 7:00am and ends at 7:00pm on the same day. Depending on each locality, the Team may choose start time or end time at their will but not earlier than 5:00 a.m and not later than 9:00pm respectively on the same day.
In some case, the voting may end earlier but should not be earlier than 3:00 p.m.
2. Before the voting, the Team should check ballot boxes in front of voters.
3. Voting process should be uninterrupted. If some unexpected event causes the voting process to stop, the Team shall immediately seal all ballot boxes and related documents, make reports to People’s Committees of communes and at the same time come up with necessary measures to ensure resumption of the voting.
Article 38. Early voting and delay in voting
In special cases, early voting or delay in voting is necessary for a number of polling places, one or more administrative units of communes, districts, the People’s committees of relevant districts, communes shall make immediate report to People’s committees of provinces for submission to the Standing committee of the National Assembly for consideration and decision.
Article 39. Rights and obligations of voters and principles of voting
1. Voting is rights and obligations of voters ; every voter shall be responsible for participating.
2. Each voter is entitled to cast one vote.
3. Every voter has to cast the vote of his/her own without having others cast the vote instead unless otherwise as regulated in Clause 7 of this Article. Voters should present polling cards when voting.
4. For any voter who is unable to be present at the polling place because of sickness, being old and weak, disability, the Team shall bring the ballot box and referendum vote to his/her residence or treatment place for casting the vote. For voters as persons being detained in detention camps or sent to reform schools, rehabilitation centers where private polling places are not available, the Team shall bring ballot boxes and referendum votes to detention camps, reform schools and rehabilitation centers for the voters to cast their votes.
5. Votes shall be cast in secret.
6. If a vote is damaged, the voter may change for another.
7. The voter may have others write in pen on a vote instead but the vote must be cast by the voter himself/herself ; the person who does the favor should keep the information secret. If the voter is unable to cast the vote himself/herself because of disability, he/she may ask others to do it instead.
8. When the voter is done with the casting, the Team shall stamp ‘Voted’ mark on the polling card.
9. Everyone should comply with polling place rules.
Vote counting shall be carried out at the polling place immediately after the voting is done.
Before the ballot box is opened, the Team shall tally up the unused votes, affix the seals and make the written record with presence of two voters as witnesses.
1. Following votes shall be considered as ineligible:
a) Not in compliance with the form as stipulated by the Team;
b) Not affixed with the stamp by the Team;
c) Marked with more than one option as prescribed;
d) All options left vacant;
dd) Unasked information added;
2. If one vote is found as ineligible, leader of the Team shall present it to all of its members for consideration and decision. The Team should not cross out or make corrections on the vote.
Article 42. Complaints, denunciations about vote counting
Complaints, denunciations about signs of violations of laws on vote counting shall be received and handled by the Team. The handling of complaints, denunciations shall be made into a written record.
In case of being incapable of handling the case, the Team shall write its opinions on the written record and deliver it to People’s Committees of communes after the voting is done.
Article 43. Written record of vote counting made by the Team
1. After the vote counting is done, the Team shall make a written record of the vote counting. The written record shall include following information:
a) Total number of voters of the polling place;
b) Number of voters casting votes;
c) Number of votes delivered;
d) Number of votes collected;
dd) Number of eligible votes;
e) Number of ineligible votes;
g) Number of ‘yes’ votes for each option;
h) Number of ‘no’ votes for each option;
i) Complaints, denunciations received; complaints, denunciations settled and results of settlement; complaints, denunciations delivered to People’s Committees of communes;
2. The written record shall be made into two copies signed by the team leader, secretary and two voters invited as witnesses to the vote counting. The written record accompanied by all the votes shall be affixed with the seals and delivered to People’s Committees of communes three days at the latest after the date of voting for compilation and storage.
Section 2. RESULTS OF REFERENDUM
Section 44. Results of referendum
1. The referendum is considered as eligible if the number of voters casting votes reaches at least three-fourths of the total number of voters across the country.
2. Issues of referendum that are voted for by more than half of the number of eligible votes shall come into force; referendums on the Constitution as prescribed in Clause 1, Article 6 hereof shall be decided by at least two-thirds of the number of eligible votes.
Article 45. Reports on result of referendum by People’s Committees of communes
1. Upon receipt of the written record of the vote counting from teams of polling staff, People’s Committees of communes shall inspect such records and make the report on result of referendum in their localities. Reports on results of referendum by People’s Committees of communes should include following information:
a) Total number of voters in the administrative division of communes;
b) Total number of voters casting votes;
c) Number of votes delivered;
d) Number of votes collected;
dd) Number of eligible votes;
e) Number of ineligible votes;
g) Number of ‘yes’ votes for each option;
h) Number of ‘no’ votes for each option;
i) Complaints, denunciations received; complaints, denunciations settled and results of settlement; complaints, denunciations delivered to People’s Committees of higher levels;
2. The report shall be made into three copies, one delivered to People’s committees of districts, one to People’s committees of provinces five days at the latest after the date of voting accompanied by the written record of vote counting made by the Team, and one for storage as archives.
Article 46. Reports on result of referendum by People’s Committees of provinces
1. Upon receipt of reports from People’s Committees of communes, People’s Committees of provinces shall inspect such reports, compile and make the report on results of referendum in their localities. Reports on results of referendum by People’s Committees of provinces should include following information:
a) Total number of voters in the administrative division of provinces;
b) Total number of voters casting votes;
c) Number of votes delivered;
d) Number of votes collected;
dd) Number of eligible votes;
e) Number of ineligible votes;
g) Number of ‘yes’ votes for each option;
h) Number of ‘no’ votes for each option;
i) Complaints, denunciations received; complaints, denunciations settled and results of settlement; complaints, denunciations delivered to the Standing committee of the National Assembly;
2. The report shall be made into two copies, one delivered to the Standing committee of the National Assembly nine days at the latest after the date of voting accompanied by the written record of vote counting made by the Team, and one for storage as archives.
Article 47. Re-opening of voting
The Standing committee of the National Assembly shall terminate result of voting at the polling places found seriously contravening the law and decide the date for re-opening of voting in such places.
Re-opening of voting shall be held 15 days at the latest after the date of first voting.
Article 48. Determination and announcement of result of referendum
1. After receiving and inspecting reports on result of referendum from People’s committees of provinces and the settlement of complaints, denunciations (if any), the Standing committee of the National Assembly shall adopt a resolution determining the result of referendum across the country.
2. The resolution determining the result of referendum adopted by the Standing committee of the National Assembly shall include following information:
a) Date of voting;
b) Total number of voters nationwide;
c) Total number of voters casting votes in comparison with total number of voters nation-wide;
d) Total number of eligible votes;
dd) Total number of ineligible votes;
e) Number of ‘yes’ votes for each option in comparison with total number of eligible votes;
e) Number of ‘yes’ votes for each option in comparison with total number of eligible votes;
h) Result of referendum;
3. The resolution adopted by the Standing committee of the National Assembly shall be announced 15 days at the latest since the date of voting; in case of re-opening of voting, the announcement of the result shall be made at least 15 days since the date of re-opening of voting.
Article 49. Reports to National Assembly on result of referendum
1. The Standing committee of the National Assembly shall be responsible for making report to the National Assembly on the result of referendum in the next meeting session.
2. Based on the result of referendum, the National Assembly shall decide necessary measures to ensure the execution of the result.
HANDLING OF VIOLATIONS AND IMPLEMENTARY PROVISIONS
Article 50. Handling of violations in referendum
1. Any person who commits violations as prescribed hereof, depending on nature and severity of the violations, shall be disciplined, penalized for administrative violations or liable to criminal prosecution.
2. Any person who obstructs or commits acts of revenge for complaints, denunciations, depending on nature and severity of the violations, shall be disciplined, penalized for administrative violations or liable to criminal prosecution.
This Law takes effect since July 01, 2016.
Article 52. Detailed regulations and instructions on implementation
The Standing committee of the National Assembly, the Government shall provide detailed regulations on articles and provisions as prescribed hereof and instructions on the implementation of this Law.
This Law has been adopted in November 25, 2015 by the 13th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the 10th meeting session.
|
CHAIRMAN OF NATIONAL ASSEMBLY |