Chương I Luật trưng cầu ý dân 2015: Những quy định chung
Số hiệu: | 96/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1261 đến số 1262 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về việc trưng cầu ý dân; nguyên tắc trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục quyết định việc trưng cầu ý dân và tổ chức trưng cầu ý dân; kết quả và hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân.
Luật này áp dụng đối với công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật này.
2. Đề nghị trưng cầu ý dân là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đề xuất vấn đề cần trưng cầu ý dân để Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Phiếu trưng cầu ý dân là phiếu theo mẫu do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định, trong đó ghi rõ nội dung trưng cầu ý dân để sử dụng trong từng cuộc trưng cầu ý dân.
4. Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật này.
1. Bảo đảm để Nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.
2. Thực hiện nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín khi trưng cầu ý dân.
3. Việc trưng cầu ý dân phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định.
Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây:
1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;
2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;
3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;
4. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.
Trưng cầu ý dân được thực hiện trong phạm vi cả nước.
Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày chủ nhật, do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và được công bố chậm nhất là 60 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
1. Không tổ chức lại việc trưng cầu ý dân về nội dung đã được trưng cầu ý dân trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố.
2. Không tổ chức trưng cầu ý dân trong thời gian ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước.
1. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Nhân dân giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật.
1. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố.
2. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh kết quả trưng cầu ý dân.
Kinh phí tổ chức trưng cầu ý dân do ngân sách nhà nước bảo đảm.
1. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân.
2. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân trái với mong muốn của mình.
3. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân.
4. Lợi dụng việc trưng cầu ý dân để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
5. Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu trưng cầu ý dân, quy định khác của Luật này.
This Law regulates referendum; referendum principles; duties and authority of agencies and organization in referendum; sequence and procedures on decisions on organization of referendum; result of referendum and its effect.
This Law applies to citizens of the Socialist Republic of Vietnam and relevant agencies, organizations and units.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, some terms are construed as follows:
1. Referendum means an occasion held by the state for all the people in the country to vote on important issues according to this Law.
2. Requests for referendum means agencies, competent persons as prescribed hereof who propose issues for referendum to the National Assembly for consideration and decision.
3. Referendum vote means the vote as defined by the Standing committee of the National Assembly defining issues for referendum.
4. Voters mean persons who have the right to cast referendum votes according to this Law.
Article 4. Referendum principles
1. Guarantee people’s expression of their wills on making decisions on important issues of the country; strengthen national great solidarity and social consensus;
2. Exercise principles of popularity, equality, and secret ballots in referendum;
3. Referendum should be held according to sequence and procedures as prescribed in this Law.
Article 5. Persons eligible for casting referendum votes
Vietnamese citizens aged from 18 and over to the time of referendum unless otherwise as regulated in Clauses 1, 2, Article 25 hereof.
Article 6. Issues for referendum
The National Assembly shall consider and decide referendum for following issues:
1. Full text or some important issues of the Constitution;
2. Issues of particular importance on sovereignty, national territory, national defense and security, foreign affairs having effects on national interests;
3. Socio-economic issues of particular importance having great effect on the development of the country;
4. Other important issues of the country;
Article 7. Scope of referendum
Referendum is held across the country.
Sunday shall be the date for referendum as set by the Standing committee of the National Assembly and be published at least 60 days prior the referendum date.
Article 9. Cases when referendum is not held
1. Result of previous referendum shall not be held again within 24 months since it was published.
2. No referendum shall be held during a declaration of war or state of emergency across the country, or within six months since a state of war or state of emergency is annulled across the country.
Article 10. Referendum monitoring
1. The National Assembly, agencies of the National Assembly, delegations of the National Assembly, delegates of the National Assembly, Standing Committee of People’s Council, Committee of People’s Council, delegations and delegates of People’s Council within duties and authority shall be responsible for monitoring the referendum.
2. Vietnamese Fatherland Front, member organizations of the Front and the People shall monitor the organization of the referendum according to laws.
Article 11. Effect of referendum results
1. Referendum results shall be the decisive factor in the issues called for referendum and take effect since the date of publication.
2. Every regulatory agency, organization and individual should respect the referendum result.
3. Regulatory agencies, organizations and individuals within duties and authority shall be responsible for organizing and ensuring strict compliance with the referendum results.
Article 12. Expenditures for organization of referendum
The expenditures for organization of referendum shall be guaranteed by the state budget.
1. Spread and communicate information that is deviated from issues and meanings of the referendum;
2. Use deception, bribery, coercion to hinder voters from exercising their rights or to make them vote against their wishes;
3. Forge documents, make frauds or use other tricks to falsify results of the referendum;
4. Take advantage of referendum to invade national security, social order and safety, state interests, lawful rights and benefits of regulatory agencies, organizations and individuals;
5. Violate regulations on ballots, vote counting and other provisions prescribed hereof;