Chương II Luật trưng cầu ý dân 2015: Đề nghị trưng cầu ý dân và quyết định việc trưng cầu ý dân
Số hiệu: | 96/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1261 đến số 1262 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật trưng cầu ý dân 2015 với các quy định về nguyên tắc trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền hạn trong trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục quyết định việc trưng cầu ý dân và tổ chức trưng cầu ý dân; kết quả và hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân;… vừa được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật trưng cầu ý dân năm 2015 gồm 8 Chương, 52 Điều theo trình tự các Chương sau:
- Những quy định chung
- Đề nghị trưng cầu ý dân và quyết định việc trưng cầu ý dân
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong trưng cầu ý dân
- Danh sách cử tri và khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân
- Thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
- Trình tự, thủ tục bỏ phiếu trưng cầu ý dân; quyền, nghĩa vụ của cử tri trong trưng cầu ý dân
- Kết quả trưng cầu ý dân
- Xử lý vi phạm phạm pháp luật về trưng cầu ý dân và điều khoản thi hành
Luật 96/2015/QH13 có các điểm đáng chú ý sau:
- Quy định người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật trưng cầu dân ý 2015.
- Điều 6 Luật trưng cầu ý dân năm 2015 quy định các vấn đề trưng cầu ý dân
Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây:
+ Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;
+ Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;
+ Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;
+ Vấn đề đặc biệt quan trọng khác.
- Đề nghị trưng cầu ý dân được Điều 14 Luật số 96 quy định như sau:
+ UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
+ Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về cùng một vấn đề thì UBTVQH tổng hợp, chuẩn bị hồ sơ theo Khoản 3 Điều 14 Luật trưng cầu ý dân 2015 trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Nguyên tắc lập danh sách cử tri theo Điều 24 Luật số 96/2015/QH13
+ Mọi công dân có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
+ Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
+ Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Cử tri là công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ thì đến xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại UBND cấp xã nơi mình đăng ký thường trú hoặc tạm trú để được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
- Điều 48 Luật về trưng cầu ý dân 2015 quy định việc xác định và công bố kết quả trưng cầu ý dân
+ Sau khi nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của UBND cấp tỉnh và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có), UBTVQH ra nghị quyết xác định kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước.
+ Nghị quyết của UBTVQH xác định kết quả trưng cầu ý dân phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân; trường hợp bỏ phiếu lại thì thời hạn công bố kết quả trưng cầu ý dân chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu lại.
Luật trưng cầu ý dân năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
2. Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về cùng một vấn đề thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Việc kiến nghị và tổng hợp kiến nghị của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật tổ chức Quốc hội.
3. Hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân gồm:
a) Tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân, trong đó nêu rõ sự cần thiết của việc tổ chức trưng cầu ý dân, nội dung cần trưng cầu ý dân, dự kiến thời điểm tổ chức trưng cầu ý dân, các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân;
b) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
1. Trước khi trình Quốc hội, đề nghị trưng cầu ý dân phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban có liên quan của Quốc hội thẩm tra.
2. Nội dung thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết của việc tổ chức trưng cầu ý dân;
b) Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân;
c) Nội dung cần trưng cầu ý dân;
d) Thời điểm trưng cầu ý dân;
đ) Các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.
3. Việc thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân phải được thực hiện tại phiên họp toàn thể của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban khác của Quốc hội, cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về những nội dung của đề nghị trưng cầu ý dân.
Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu cơ quan, người đã đề nghị trưng cầu ý dân báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung đề nghị trưng cầu ý dân. Cơ quan, người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu của cơ quan thẩm tra.
4. Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này; phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, ý kiến của cơ quan tham gia thẩm tra; việc đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề nghị trưng cầu ý dân quy định tại Điều 14 của Luật này. Khi xét thấy đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền đề nghị trưng cầu ý dân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa nội dung quyết định việc trưng cầu ý dân vào dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan có thẩm quyền đề nghị trưng cầu ý dân trình bày tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân; trường hợp đại biểu Quốc hội đề nghị trưng cầu ý dân thì đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về đề nghị trưng cầu ý dân. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đề nghị trưng cầu ý dân được thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
d) Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan đã đề nghị trưng cầu ý dân có thể giải trình về những vấn đề liên quan mà đại biểu Quốc hội nêu;
đ) Sau khi đề nghị trưng cầu ý dân được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân và báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về trưng cầu ý dân.
2. Nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
3. Nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân được công bố theo quy định của pháp luật.
REQUESTS FOR REFERENDUM AND DECISIONS ON REFERENDUM
Article 14. Request for referendum
1. The Standing committee of the National Assembly, the State president, the Government or at least a third of the total number of delegates of the National Assembly has the right to request the National Assembly to consider and make decisions on referendum.
2. In case at least a third of total number of delegates of the National Assembly have made the proposal for referendum on the same issue, the Standing committee of the National Assembly shall be responsible for compiling proposals from the delegates, prepare submissions as prescribed in Clause 3, this Article to the National Assembly for consideration and decisions.
Making proposals and compilation of proposals from delegates of the National Assembly are instructed in Article 33 of the Law on National Assembly.
3. Applications for referendum comprise:
a) A written request for referendum specifying the necessity of organizing the referendum, plans and measures to carry out result of the referendum;
b) Draft resolution of the National Assembly on referendum;
c) Other relevant documents (if any);
Article 15. Assessment of requests for referendum
1. The requests for referendum should be assessed by the Council of Ethic Affairs and relevant committees of the National Assembly before being submitted to the National Assembly.
2. Assessment of the requests for referendum shall focus on following issues:
a) Necessity of organizing referendum;
b) Subjects, scope of effect of the referendum;
c) Issues to be proposed for referendum;
d) Time of referendum;
dd) Plans and measures to carry out results of the referendum;
3. Assessment of requests for referendum shall be carried out in the general meeting session of the Council of Ethnic Affairs, the Committee of the National Assembly. The agency that presides over the assessment (hereinafter referred to as 'the presiding agency') shall be responsible for inviting standing representatives of the Council of Ethnic Affairs, other committees of the National Assembly and relevant agencies and organizations to attend the assessment and give opinions on issues of the requests for referendum.
The assessing body has the right to request agencies and persons who make requests for referendum to provide documents and information on issues in connection with the requests for referendum. The agencies and persons as requested shall be responsible for meeting requirements of the assessing body.
4. Assessment reports should show viewpoints of the assessing body over issues prescribed in Clause 2 of this Article; provide adequate reflection on opinions from members of the presiding agency.
Article 16. Considerations and comments on requests for referendum made by Standing committee of the National Assembly considers and
The Standing committee of the National Assembly shall make considerations and comments on the requests for referendum as prescribed in Article 14 hereof; Upon finding the requests for referendum meet requirements as prescribed hereof, the Standing committee of the National Assembly shall put the requests in the working agenda of the National Assembly in the next meeting session and make the submission to the National Assembly for consideration and decision.
Article 17. Considerations and decisions on referendum made by National Assembly
1. The National Assembly shall consider and make decisions on referendum in following sequence:
a) Representatives of competent agencies that make requests for referendum shall present the statement of requests for referendum; in case the requests for referendum are made by delegates of the National Assembly, representatives of the standing committee of the National Assembly shall present the statement of requests for referendum;
b) Representatives of the assessing body shall present the assessment report;
c) The National Assembly shall discuss the requests for referendum in the general meeting session. d) During the discussion, representatives of the agencies that make requests for referendum may explain related issues as raised by delegates of the National Assembly;
dd) After the requests for referendum are discussed and contributed by delegates of National Assembly, the standing committee of the National Assembly shall direct and organize research, explanation, acquisition and make adjustments to the draft resolution of the National Assembly on referendum and make the report to the National Assembly.
e) The National Assembly shall vote for ratification of the resolution on referendum.
2. The resolution of the National Assembly on referendum should be approved by more than half of the total number of delegates of the National Assembly.
3. The resolution of the National Assembly on referendum should be published as prescribed by laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực