Chương VII Luật trưng cầu ý dân 2015: Kết quả trưng cầu ý dân
Số hiệu: | 96/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1261 đến số 1262 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật trưng cầu ý dân 2015 với các quy định về nguyên tắc trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền hạn trong trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục quyết định việc trưng cầu ý dân và tổ chức trưng cầu ý dân; kết quả và hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân;… vừa được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật trưng cầu ý dân năm 2015 gồm 8 Chương, 52 Điều theo trình tự các Chương sau:
- Những quy định chung
- Đề nghị trưng cầu ý dân và quyết định việc trưng cầu ý dân
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong trưng cầu ý dân
- Danh sách cử tri và khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân
- Thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
- Trình tự, thủ tục bỏ phiếu trưng cầu ý dân; quyền, nghĩa vụ của cử tri trong trưng cầu ý dân
- Kết quả trưng cầu ý dân
- Xử lý vi phạm phạm pháp luật về trưng cầu ý dân và điều khoản thi hành
Luật 96/2015/QH13 có các điểm đáng chú ý sau:
- Quy định người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật trưng cầu dân ý 2015.
- Điều 6 Luật trưng cầu ý dân năm 2015 quy định các vấn đề trưng cầu ý dân
Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây:
+ Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;
+ Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;
+ Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;
+ Vấn đề đặc biệt quan trọng khác.
- Đề nghị trưng cầu ý dân được Điều 14 Luật số 96 quy định như sau:
+ UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
+ Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về cùng một vấn đề thì UBTVQH tổng hợp, chuẩn bị hồ sơ theo Khoản 3 Điều 14 Luật trưng cầu ý dân 2015 trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Nguyên tắc lập danh sách cử tri theo Điều 24 Luật số 96/2015/QH13
+ Mọi công dân có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
+ Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
+ Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Cử tri là công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ thì đến xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại UBND cấp xã nơi mình đăng ký thường trú hoặc tạm trú để được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
- Điều 48 Luật về trưng cầu ý dân 2015 quy định việc xác định và công bố kết quả trưng cầu ý dân
+ Sau khi nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của UBND cấp tỉnh và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có), UBTVQH ra nghị quyết xác định kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước.
+ Nghị quyết của UBTVQH xác định kết quả trưng cầu ý dân phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân; trường hợp bỏ phiếu lại thì thời hạn công bố kết quả trưng cầu ý dân chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu lại.
Luật trưng cầu ý dân năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Trước khi mở hòm phiếu, Tổ trưng cầu ý dân phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu trưng cầu ý dân không sử dụng đến và phải mời hai cử tri chứng kiến việc kiểm phiếu.
1. Những phiếu trưng cầu ý dân sau đây là phiếu không hợp lệ:
a) Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ trưng cầu ý dân phát ra;
b) Phiếu không có dấu của Tổ trưng cầu ý dân;
c) Phiếu đánh dấu nhiều hơn một phương án được chọn theo quy định;
d) Phiếu bỏ trống tất cả các phương án;
đ) Phiếu có viết thêm nội dung khác.
2. Trường hợp có phiếu trưng cầu ý dân được cho là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ trưng cầu ý dân đưa ra để toàn Tổ xem xét, quyết định. Tổ trưng cầu ý dân không được gạch xóa hoặc sửa chữa trên phiếu trưng cầu ý dân.
Những khiếu nại, tố cáo tại chỗ về những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc kiểm phiếu do Tổ trưng cầu ý dân tiếp nhận, giải quyết. Việc giải quyết phải được lập thành biên bản.
Trong trường hợp Tổ trưng cầu ý dân không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ trưng cầu ý dân vào biên bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi kết thúc việc kiểm phiếu.
1. Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ trưng cầu ý dân phải lập biên bản kết quả kiểm phiếu. Biên bản kết quả kiểm phiếu phải có các nội dung sau đây:
a) Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
b) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
c) Số phiếu phát ra;
d) Số phiếu thu vào;
đ) Số phiếu hợp lệ;
e) Số phiếu không hợp lệ;
g) Số phiếu tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
h) Số phiếu không tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
i) Những khiếu nại, tố cáo nhận được; những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết quả giải quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Biên bản kết quả kiểm phiếu trưng cầu ý dân được lập thành hai bản, có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký Tổ trưng cầu ý dân và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu. Toàn bộ biên bản và phiếu trưng cầu ý dân được niêm phong và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất là 03 ngày sau ngày bỏ phiếu để tổng hợp và lưu trữ.
1. Cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được ít nhất ba phần tư tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu.
2. Nội dung trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành có giá trị thi hành; đối với trưng cầu ý dân về Hiến pháp quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này phải được ít nhất hai phần ba số phiếu hợp lệ tán thành.
1. Sau khi nhận được biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ trưng cầu ý dân, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra các biên bản đó và lập báo cáo kết quả trưng cầu ý dân ở địa phương mình. Báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp xã phải có các nội dung sau đây:
a) Tổng số cử tri trên địa bàn hành chính cấp xã;
b) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
c) Số phiếu phát ra;
d) Số phiếu thu vào;
đ) Số phiếu hợp lệ;
e) Số phiếu không hợp lệ;
g) Số phiếu tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
h) Số phiếu không tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
i) Những khiếu nại, tố cáo nhận được; những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết quả giải quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp trên.
2. Báo cáo kết quả trưng cầu ý dân được lập thành ba bản; một bản gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, một bản gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là 05 ngày sau ngày bỏ phiếu kèm theo biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ trưng cầu ý dân và một bản lưu trữ.
1. Sau khi nhận được báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các báo cáo đó và tổng hợp báo cáo kết quả trưng cầu ý dân ở địa phương mình. Báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có các nội dung sau đây:
a) Tổng số cử tri trên địa bàn hành chính cấp tỉnh;
b) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
c) Số phiếu phát ra;
d) Số phiếu thu vào;
đ) Số phiếu hợp lệ;
e) Số phiếu không hợp lệ;
g) Số phiếu tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
h) Số phiếu không tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân;
i) Những khiếu nại, tố cáo nhận được; những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết quả giải quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Báo cáo kết quả trưng cầu ý dân được lập thành hai bản; một bản gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 09 ngày sau ngày bỏ phiếu kèm theo biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ trưng cầu ý dân và một bản lưu trữ.
Ủy ban thường vụ Quốc hội hủy bỏ kết quả bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở khu vực bỏ phiếu có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và quyết định ngày bỏ phiếu lại ở khu vực bỏ phiếu đó.
Trong trường hợp bỏ phiếu trưng cầu ý dân lại thì ngày bỏ phiếu được tiến hành chậm nhất là 15 ngày sau ngày bỏ phiếu đầu tiên.
1. Sau khi nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có), Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết xác định kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước.
2. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội xác định kết quả trưng cầu ý dân có các nội dung sau đây:
a) Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
b) Tổng số cử tri trong cả nước;
c) Tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân, tỷ lệ so với tổng số cử tri cả nước;
d) Tổng số phiếu hợp lệ;
đ) Tổng số phiếu không hợp lệ;
e) Số phiếu tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân, tỷ lệ so với tổng số phiếu hợp lệ;
g) Số phiếu không tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân, tỷ lệ so với tổng số phiếu hợp lệ;
h) Kết quả trưng cầu ý dân.
3. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội xác định kết quả trưng cầu ý dân phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân; trường hợp bỏ phiếu lại thì thời hạn công bố kết quả trưng cầu ý dân chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu lại.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về kết quả trưng cầu ý dân tại kỳ họp gần nhất.
2. Căn cứ vào kết quả trưng cầu ý dân, Quốc hội quyết định các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.
Vote counting shall be carried out at the polling place immediately after the voting is done.
Before the ballot box is opened, the Team shall tally up the unused votes, affix the seals and make the written record with presence of two voters as witnesses.
1. Following votes shall be considered as ineligible:
a) Not in compliance with the form as stipulated by the Team;
b) Not affixed with the stamp by the Team;
c) Marked with more than one option as prescribed;
d) All options left vacant;
dd) Unasked information added;
2. If one vote is found as ineligible, leader of the Team shall present it to all of its members for consideration and decision. The Team should not cross out or make corrections on the vote.
Article 42. Complaints, denunciations about vote counting
Complaints, denunciations about signs of violations of laws on vote counting shall be received and handled by the Team. The handling of complaints, denunciations shall be made into a written record.
In case of being incapable of handling the case, the Team shall write its opinions on the written record and deliver it to People’s Committees of communes after the voting is done.
Article 43. Written record of vote counting made by the Team
1. After the vote counting is done, the Team shall make a written record of the vote counting. The written record shall include following information:
a) Total number of voters of the polling place;
b) Number of voters casting votes;
c) Number of votes delivered;
d) Number of votes collected;
dd) Number of eligible votes;
e) Number of ineligible votes;
g) Number of ‘yes’ votes for each option;
h) Number of ‘no’ votes for each option;
i) Complaints, denunciations received; complaints, denunciations settled and results of settlement; complaints, denunciations delivered to People’s Committees of communes;
2. The written record shall be made into two copies signed by the team leader, secretary and two voters invited as witnesses to the vote counting. The written record accompanied by all the votes shall be affixed with the seals and delivered to People’s Committees of communes three days at the latest after the date of voting for compilation and storage.
Section 2. RESULTS OF REFERENDUM
Section 44. Results of referendum
1. The referendum is considered as eligible if the number of voters casting votes reaches at least three-fourths of the total number of voters across the country.
2. Issues of referendum that are voted for by more than half of the number of eligible votes shall come into force; referendums on the Constitution as prescribed in Clause 1, Article 6 hereof shall be decided by at least two-thirds of the number of eligible votes.
Article 45. Reports on result of referendum by People’s Committees of communes
1. Upon receipt of the written record of the vote counting from teams of polling staff, People’s Committees of communes shall inspect such records and make the report on result of referendum in their localities. Reports on results of referendum by People’s Committees of communes should include following information:
a) Total number of voters in the administrative division of communes;
b) Total number of voters casting votes;
c) Number of votes delivered;
d) Number of votes collected;
dd) Number of eligible votes;
e) Number of ineligible votes;
g) Number of ‘yes’ votes for each option;
h) Number of ‘no’ votes for each option;
i) Complaints, denunciations received; complaints, denunciations settled and results of settlement; complaints, denunciations delivered to People’s Committees of higher levels;
2. The report shall be made into three copies, one delivered to People’s committees of districts, one to People’s committees of provinces five days at the latest after the date of voting accompanied by the written record of vote counting made by the Team, and one for storage as archives.
Article 46. Reports on result of referendum by People’s Committees of provinces
1. Upon receipt of reports from People’s Committees of communes, People’s Committees of provinces shall inspect such reports, compile and make the report on results of referendum in their localities. Reports on results of referendum by People’s Committees of provinces should include following information:
a) Total number of voters in the administrative division of provinces;
b) Total number of voters casting votes;
c) Number of votes delivered;
d) Number of votes collected;
dd) Number of eligible votes;
e) Number of ineligible votes;
g) Number of ‘yes’ votes for each option;
h) Number of ‘no’ votes for each option;
i) Complaints, denunciations received; complaints, denunciations settled and results of settlement; complaints, denunciations delivered to the Standing committee of the National Assembly;
2. The report shall be made into two copies, one delivered to the Standing committee of the National Assembly nine days at the latest after the date of voting accompanied by the written record of vote counting made by the Team, and one for storage as archives.
Article 47. Re-opening of voting
The Standing committee of the National Assembly shall terminate result of voting at the polling places found seriously contravening the law and decide the date for re-opening of voting in such places.
Re-opening of voting shall be held 15 days at the latest after the date of first voting.
Article 48. Determination and announcement of result of referendum
1. After receiving and inspecting reports on result of referendum from People’s committees of provinces and the settlement of complaints, denunciations (if any), the Standing committee of the National Assembly shall adopt a resolution determining the result of referendum across the country.
2. The resolution determining the result of referendum adopted by the Standing committee of the National Assembly shall include following information:
a) Date of voting;
b) Total number of voters nationwide;
c) Total number of voters casting votes in comparison with total number of voters nation-wide;
d) Total number of eligible votes;
dd) Total number of ineligible votes;
e) Number of ‘yes’ votes for each option in comparison with total number of eligible votes;
e) Number of ‘yes’ votes for each option in comparison with total number of eligible votes;
h) Result of referendum;
3. The resolution adopted by the Standing committee of the National Assembly shall be announced 15 days at the latest since the date of voting; in case of re-opening of voting, the announcement of the result shall be made at least 15 days since the date of re-opening of voting.
Article 49. Reports to National Assembly on result of referendum
1. The Standing committee of the National Assembly shall be responsible for making report to the National Assembly on the result of referendum in the next meeting session.
2. Based on the result of referendum, the National Assembly shall decide necessary measures to ensure the execution of the result.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực