Chương III Luật trưng cầu ý dân 2015: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong tổ chức trưng cầu ý dân
Số hiệu: | 96/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1261 đến số 1262 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật trưng cầu ý dân 2015 với các quy định về nguyên tắc trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền hạn trong trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục quyết định việc trưng cầu ý dân và tổ chức trưng cầu ý dân; kết quả và hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân;… vừa được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật trưng cầu ý dân năm 2015 gồm 8 Chương, 52 Điều theo trình tự các Chương sau:
- Những quy định chung
- Đề nghị trưng cầu ý dân và quyết định việc trưng cầu ý dân
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong trưng cầu ý dân
- Danh sách cử tri và khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân
- Thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
- Trình tự, thủ tục bỏ phiếu trưng cầu ý dân; quyền, nghĩa vụ của cử tri trong trưng cầu ý dân
- Kết quả trưng cầu ý dân
- Xử lý vi phạm phạm pháp luật về trưng cầu ý dân và điều khoản thi hành
Luật 96/2015/QH13 có các điểm đáng chú ý sau:
- Quy định người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật trưng cầu dân ý 2015.
- Điều 6 Luật trưng cầu ý dân năm 2015 quy định các vấn đề trưng cầu ý dân
Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây:
+ Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;
+ Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;
+ Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;
+ Vấn đề đặc biệt quan trọng khác.
- Đề nghị trưng cầu ý dân được Điều 14 Luật số 96 quy định như sau:
+ UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
+ Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về cùng một vấn đề thì UBTVQH tổng hợp, chuẩn bị hồ sơ theo Khoản 3 Điều 14 Luật trưng cầu ý dân 2015 trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Nguyên tắc lập danh sách cử tri theo Điều 24 Luật số 96/2015/QH13
+ Mọi công dân có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
+ Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
+ Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Cử tri là công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ thì đến xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại UBND cấp xã nơi mình đăng ký thường trú hoặc tạm trú để được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
- Điều 48 Luật về trưng cầu ý dân 2015 quy định việc xác định và công bố kết quả trưng cầu ý dân
+ Sau khi nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của UBND cấp tỉnh và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có), UBTVQH ra nghị quyết xác định kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước.
+ Nghị quyết của UBTVQH xác định kết quả trưng cầu ý dân phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân; trường hợp bỏ phiếu lại thì thời hạn công bố kết quả trưng cầu ý dân chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu lại.
Luật trưng cầu ý dân năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyết định ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, bỏ phiếu sớm, hoãn ngày bỏ phiếu, bỏ phiếu lại.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước.
3. Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân.
4. Quy định về phiếu trưng cầu ý dân, mẫu thẻ cử tri trong trưng cầu ý dân, nội quy phòng bỏ phiếu và các mẫu văn bản khác sử dụng trong việc tổ chức trưng cầu ý dân.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân.
6. Nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến.
7. Lập báo cáo tổng hợp kết quả trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước.
8. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả trưng cầu ý dân. Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội là quyết định cuối cùng.
10. Xác định, công bố kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước và báo cáo Quốc hội về kết quả tổ chức trưng cầu ý dân tại kỳ họp gần nhất.
1. Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các công việc trong tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân.
3. Bảo đảm về kinh phí và các điều kiện cần thiết khác phục vụ việc tổ chức trưng cầu ý dân; hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí trong tổ chức trưng cầu ý dân.
4. Phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân.
5. Phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kiểm tra, giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức trưng cầu ý dân trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở địa phương;
c) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương;
d) Tổ chức in ấn thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân, biểu mẫu và các tài liệu khác phục vụ việc tổ chức trưng cầu ý dân trên địa bàn; phân bổ kinh phí và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác phục vụ việc tổ chức trưng cầu ý dân trên địa bàn cấp tỉnh;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong tổ chức trưng cầu ý dân theo thẩm quyền;
e) Báo cáo tình hình tổ chức việc trưng cầu ý dân với Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ;
g) Nhận, kiểm tra báo cáo kết quả kiểm phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến; lập báo cáo kết quả trưng cầu ý dân tại địa phương mình gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức trưng cầu ý dân trên địa bàn cấp huyện theo quy định của pháp luật;
b) Phê chuẩn việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân và công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện trưng cầu ý dân tại địa phương theo thẩm quyền;
đ) Báo cáo tình hình tổ chức việc trưng cầu ý dân với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Ở huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện thực hiện cả các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân; thành lập Tổ trưng cầu ý dân ở từng khu vực bỏ phiếu;
b) Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân và công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương;
c) Tổ chức việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở địa phương;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải đáp thắc mắc của cử tri và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện trưng cầu ý dân tại địa phương theo thẩm quyền;
đ) Báo cáo tình hình tổ chức việc trưng cầu ý dân với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
e) Nhận, kiểm tra báo cáo kết quả kiểm phiếu trưng cầu ý dân do Tổ trưng cầu ý dân gửi đến; lập báo cáo kết quả trưng cầu ý dân tại địa phương mình gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
1. Tổ trưng cầu ý dân được thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu chậm nhất là 40 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ trưng cầu ý dân có từ bảy đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
2. Tổ trưng cầu ý dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phụ trách công tác trưng cầu ý dân tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
b) Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;
c) Nhận tài liệu và phiếu trưng cầu ý dân từ Ủy ban nhân dân cấp xã; phát thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân có đóng dấu của Tổ trưng cầu ý dân cho cử tri;
d) Thông báo cho cử tri biết thời gian, địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
đ) Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân và nội quy phòng bỏ phiếu;
e) Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về các khiếu nại, tố cáo của cử tri không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
h) Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu trưng cầu ý dân đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
i) Báo cáo tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã;
k) Tổ chức việc bỏ phiếu lại tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân (nếu có).
3. Tổ trưng cầu ý dân kết thúc hoạt động sau 30 ngày kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân các cấp có quyền thành lập hoặc phân công cơ quan chuyên môn trực thuộc để giúp việc trong tổ chức trưng cầu ý dân; trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức trưng cầu ý dân.
Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức phụ trách trưng cầu ý dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
DUTIES AND AUTHORITY OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS IN ORGANIZATION OF REFERENDUM
Article 18. Duties and authority of the Standing committee of the National Assembly
1. Make decisions on referendum date, early voting, delay of voting, reopening of voting;
2. Direct and instruct organization of referendum across the country;
3. Direct communication and propaganda on referendum;
4. Regulate referendum vote, specimen polling cards, polling place rules, and other forms used in the organization of referendum;
5. Request competent agencies to handle violations of the law during the organization of referendum;
6. Receive and examine reports on referendum delivered by People’s committees of provinces;
7. Establish general report on results of referendum at national level;
8. Inspect and monitor the organization of referendum;
9. Handle complaints, denunciations about results of referendum; Decisions on the handling of complaints, denunciations made by the Standing committee of the National Assembly shall be final.
10. Determine and announce result of referendum across the country and report to the National Assembly result of referendum in the next session;
Article 19. Duties and authority of the Government
1. Direct public officials, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees at all levels to perform tasks in the referendum as prescribed by laws;
2. Direct security, social order and safety during the organization of referendum;
3. Guarantee expenditures and other necessary conditions for the organization of referendum; provide guidance on management and use of expenditures for the organization of referendum;
4. Cooperate with the Standing committee of the National Assembly in directing communication and propaganda on referendum;
5. Cooperate with the Standing committee of the National Assembly, the Presidium of the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front in inspecting and monitoring the organization of referendum;
Article 20. Duties and authority of People’s committees at all levels
1. People’s committees of provinces have following duties and authorities:
a) Direct, inspect and speed up the organization of referendum in the administrative division of provinces in accordance with laws;
b) Direct communication and propaganda on referendum in localities;
c) Direct security, social order and safety during the organization of referendum in localities;
d) Organize printing polling cards, referendum votes, forms and other documents serving the organization of referendum in the administrative divisions; allocate expenditures and guarantee other necessary conditions for the organization of referendum in the administrative divisions of provinces;
dd) Handle complaints, denunciations and violations of the law on referendum within competence;
e) Make reports on organization of referendum to the Standing committee of the National Assembly and the Government;
g) Receive and examine reports on result of referendum delivered by People’s Committees of communes; make reports on result of referendum held in its locality to the Standing committee of the National Assembly;
2. People’s committees of districts have following duties and authorities:
a) Direct, inspect and speed up the organization of referendum in the administrative division of districts in accordance with laws;
b) Ratify polling places determined by People’s Committees of communes;
c) Direct communication and propaganda on referendum, security, social order and safety during the organization of referendum in localities;
d) Handle complaints, denunciations and violations of the law during the implementation of referendum in localities within competence;
dd) Make reports on the organization of referendum to People’s committees of provinces;
e) People’s committees of districts shall exercise duties and authorities as prescribed in Clause 3 of this Article if there does not exist administrative units of communes, commune-level towns in communes;
3. People’s Committees of communes have following duties and authorities:
a) Determine polling places; establish a team of polling staff (hereinafter referred to as ‘the Team’) in every polling place;
b) Carry out communication and propaganda on referendum, security, social order and safety during the organization of referendum in localities;
c) Organize ballots in localities;
d) Handle complaints, denunciations and violations of the law during the implementation of referendum in localities within competence;
dd) Make reports on the organization of referendum to People’s committees of districts;
e) Receive and examine reports on result of vote counting delivered by the Team; make reports on result of referendum held in its locality to People’s committees of provinces, districts;
Article 21. Establishment of Team of polling staff – duties and authorities of Team of polling staff
1. The Team is established at every polling place 40 days at the latest before the date of voting. The Team comprises from nine to 11 members including a team leader, a secretary and members as representatives from regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations and representatives of local voters;
The People’s armed unit is determined as a private polling place with a team of polling staff from seven to nine members including a team leader, a secretary and members as representatives from the unit commander and soldiers of such unit.
In case the people’s armed unit shares a polling place with a local administrative unit, People’s Committees of communes shall agree with the commander of the people’s armed unit about the establishment of the Team from nine to 11 members including a Team leader, a secretary and members as representatives from regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, representatives of local voters, commander of the armed unit and soldiers of such unit.
2. The Team shall have following duties and authorities :
a) Take charge of referendum tasks in polling places;
b) Arrange polling booths and prepare ballot boxes;
c) Receive documents and referendum votes from People’s Committees of communes; deliver polling cards, referendum votes affixed with stamps of the Team to voters;
d) Make notices to voters about time and venue for voting;
dd) Ensure full compliance with regulations of the law on referendum and polling place rules;
e) Count votes and make a written record of vote counting; deliver the written record to People’s Committees of communes;
g) Handle complaints, denunciations lodged by voters; report complaints, denunciations beyond competence to People’s Committees of communes;
h) Transfer the written record of vote counting and all referendum votes to People’s Committees of communes;
i) Report the organization of referendum as instructed by People’s Committees of communes;
k) Re-organize voting in the polling place (if any);
3. The Team shall stop working after 30 days since the result of referendum is published.
Article 22. Assistant agency and requisition of cadres, officials and civil servants in referendum
The Standing committee of the National Assembly, People’s committees at all levels have the right to establish or assign affiliated professional bodies to act as an assistant agency in the organization of referendum ; convene cadres, officials and civil servants from regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, public service providers to help carry out the tasks in connection with the organization of referendum ;
Article 23. Responsibility of regulatory agencies, the people’s armed organizations and units and citizens in the organization of referendum
Regulatory agencies, the people’s armed organizations and units and citizens shall be responsible for complying strictly with regulations of the law on referendum, creating favorable conditions for agencies and organizations in charge of referendum to exercise their duties and authority as prescribed by laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực